1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Sự học, nghiên cứu về Luật xưa và nay] KINH NGHIỆM TỪ CUỘC ĐỜI CÁC THÀNH VIÊN

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 18/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    [Sự học, nghiên cứu về Luật xưa và nay] KINH NGHIỆM TỪ CUỘC ĐỜI CÁC THÀNH VIÊN

    Học, nghiên cứu Luật xưa và nay .

    =============
    Khi ngồi quyết định gõ bài này, tôi suy nghĩ nhiều lắm, tư lự cả trong bữa ăn đến mức vợ tưởng rằng đang nhớ người tình VN

    Tất nhiên khi so sánh, phải có những vấn đề liên quan tới xã hội và 1 thoáng ảnh hưởng chính trị sẽ được nêu ra . Nếu có, xin được thanh minh là ngoài ý muốn .

    Xét vì tình hình ngày hôm nay đã cho phép chúng ta thảo luận cởi mở hơn, tôi xin đưa ra vấn đề này và để khỏi bàn lan man, xin sẽ chỉ tập trung vào việc đào tạo SV Luật . Xin đón nhận tất cả ý kiến phản bác để rộng đường và cũng mong các bạn kể lại những khó khăn, thuận lợi tại Đại học Luật ngày nay .

    Có thể là tôi may mắn vì đã được nhìn thấy nhiều diễn biến của xã hội miền Bắc , miền Nam, trước, sau cuộc chiến , cũng có thể là tôi bất hạnh vì trong mọi hoàn cảnh xã hội, từ khi trưởng thành, tôi mãi trăn trở cho 1 VN thịnh vượng , không chấp nhận được những " oan trái " ngoài xã hội mà đành mang vạ vào thân ...cuộc sống vài chục năm thoáng qua như 1 cơn ác mộng và khi thức dậy thì thấy rằng thất bại và mất mát quá nhiều !

    Tâm trạng mất mát này đã được tôi nêu ra trước mặt nhiều anh em ở đây sau lần trở về VN đầu tiên năm 1993 : Chúng ta có sai lầm khi bỏ nước ra đi ?

    Nhưng mà thôi, để tránh lan man, xin vào đề ngay bằng việc học luật tại miền Nam ngày xưa .

    1 sự thật ( Mà có khi tôi cũng đã đề cập đến ) là trường Luật ngày xưa được ví là " thùng rác " của Đại học , kể ca? Đại học Huế và Đại học SG .

    Thi tú tài 2 thời đó khó khăn ( hình như bây giờ là tốt nghiệp phổ thông ) vì nhiều lý do ngoài lý do : Giữ cho gía trị của văn bằng , đó là : Để tránh khỏi sự ùn tắc , vượt quá sức chưá của các trường Đại Học, thêm vào đó cũng còn 1 ly do chẳng đặng đừng là để chiến trường còn có quan, có linh chứ ai cũng tốt nghiệp cả thì thành quan hết, lấy ai làm lính !

    Nhưng mà rồi các trường Đại học cũng phải giới hạn vì SV mỗi ngày mỗi đông, trong những năm 70 trở đi, ngay việc được chọn vào Đại học khoa học cũng còn đòi hỏi thêm nhiều điều kiện ngoài cái bằng tú tài . Các phân khoa khác như Y, dược, Nha , Kỹ thuật Phú thọ thì khỏi nói, vào được đó thì trai ắt phải đắt vợ, gái thì chưa biết vì con gái học giỏi quá có khi lại thành khô khan ...điều này đúng hay sai xin đê? Constancy, Bluewish ...tham gia tranh luận . Thời tôi học, nói thật nha, lớp có 5 chị mà chả anh nào dám tơ lơ mơ , cứ xa xa 1 tẹo thì còn được cảm giác an toàn ,

    Thành ra tất cả những người thiếu may mắn , không vào được các trường trên thì chỉ còn 2 trương : Luật , văn khoa là nơi trú thân . Nếu 1 học sinh nào được vào các trường khác lại từ chối mà tình nguyện chọn Văn Khoa, Luật khoa thì coi như người đó bị ấm đầu ! đây là sự thực vì các bạn tôi thời đó khá đông đều cùng tâm trạng .

    Vì đã là thùng rác thì kinh khiếp lắm, Văn khoa còn đỡ vì Văn Khoa lại chia ra rất nhiê`u ban, Luật khoa thì không, chỉ tới năm thứ ba mới chia ra 2 ban : Kinh tế, tư pháp .

    Nhưng cũng kể từ 1970, SV vào Luật quá đông, trường đành phải chia ra 2 nhóm : A, B tuy cùng năm cùng môn nhưng có thể khác giáo sư và vì khác giáo sư nên giáo trình ???cũng hơi khác nhau là vì tuy lương GS có cao nhưng bán sách lại đem lợi nhuận cao hơn, vì thế GS nổi tiếng thì thường là thích dạy năm đầu là năm đông SV nhất, loại GS thượng thặng như Thày Vũ V Mẫu thì nắm luôn cả 2 nhóm, lại dạy luôn cả 2 môn ...Sách lại mỗi năm mỗi sửa chữa, thay đổi ...thành ra chỉ làm 1 con toán sẽ thấy như sau :
    1 cuốn sách rẻ nhất là 1000 $ ( Sách của thày Mẫu có khi tới 1 700 $ ) nếu chỉ dạy cho 1 nhóm khoảng 10 ngàn SV và giả sử có tới 50% SV mua lại sách cũ thì sơ sơ cũng 5 triệu , để có ước lượng về giá trị đồng tiền thì : 1 tạ gạo ngon : 18 000 $, 1 lít xăng 40 $, 1 điã bánh cuốn 50$, 1 phần cơm cho SV ăn trưa : 70 $ và lương của GS tính luôn tất cả phụ cấp thì vào khoảng 60 000/tháng , 1 xe Honda mới tinh : 160 .000 ( Giá sát với ngày 30/4 /75 ) .

    Và cũng vì trường không thể nào có phòng ốc lớn đủ chứa số lượng SV đông đến thế, nhiều SV chưa bao giờ thấy mặt thày , họ chỉ cần có mặt vào ngày thi và nếu thi đậu 2 môn chọn lựa của trường thì coi như đậu 1 năm để qua năm thứ hai . SV cũng không cần phải ơ? SG, họ có thể là 1 quân nhân đóng đồn nơi đèo heo hút gió, có thể là 1 SV ở mãi tận Cà Mau, miễn sao ngay thi có mặt và thi đậu là được .

    Thế nhưng thi cử không phải dễ, năm thứ nhất 20 000 SV nhưng qua đến năm thứ ba chỉ còn vài trăm, và với số lượng vài trăm, trường Luật cũng vẫn quá nhỏ nên thường hay mượn đại giảng đường của trường Quốc Gia Hành chánh ( Nay nằm trên đường 3/2 ) thì mới có thể giảng dạy .

    Có khá nhiều người giỏi, họ không đến trường bao giờ nhưng vẫn tốt nghiệp Cử nhân Luật dễ dàng . Có nhiều trường hợp khác thì 1 người chịu khó đi học rồi về kể lại cho bạn bè, thậm chí còn giảng dạy lại cho xếp của mình vì nhân viên vắng mặt thì dễ, xếp vắng mặt thì khó, lại đeo lon lá cao cấp mà đến trường ngồi chung với trẻ con thì cũng ngại !

    Về giáo trình, GS toàn quyền soạn và hướng dẫn cho SV chứ không cần phải qua Bộ duyệt ; Đại học được hưởng quy chế tự trị; vì thế mà nếu bạn nào còn được cuốn Cổ luật của GS Mẫu năm 70 thì sẽ khóc thét lên vì GS Mẫu dùng 1/3 cuốn sách chỉ để đả kích GS Nguyễn Toại, GS Toại là Khoa trưởng khoa Luật Đại học Huế chứ không phải dốt nát gì !

    Nhưng yêu cầu của học Luật thời đó là tự tìm hiểu và nghiên cứu chứ không phải là khi thi, SV chép lại những gì có trong sách mà được điểm cao, Óc sáng tạo đòi hỏi rất nhiều ...Cũng GS Mẫu, SV làm bài thi mà giống thày nhiều quá có thể bị rớt ( đã xảy ra ) trong khi nếu làm trái với quan điểm của Thày nhưng lý giải rành mạch lại được diểm cao .

    Ngoài hai trường Luật kể trên, còn 1 trường không giống ai, cũng chẳng thuộc bô. Giáo dục mà trực thuộc ngay Phủ Tổng Thống .

    Đó là Trường Quốc Gia Hành Chánh .

    Đây là 1 trường thuộc loại Quốc tư? Giám, mục đích chính của trường là đào tạo cấp lãnh đạo trung gian tại các Nha sở trung ương, địa phương .
    Trường tuyển vào mỗi năm : 60 SV thuần túy trong đó, ưu tiên là 5 nữ SV ( đi thẳng từ trung học ) 10 người Sắc tộc ( Nghĩa là có bao nhiêu thí sinh thuộc diện này cũng chỉ lấy tối đa 10 người ) 5 chỗ cho các thương phế binh của Trường Võ bi. Đà lạt ( những người này có kiến thức rất rộng và ngay khi tốt nghiệp VBDL thì đã coi như tương đương cử nhân ) và 30 SV thuộc diện quân nhân , công chức đang làm việc ; những quân nhân, công chức nếu trúng tuyển sẽ nhận lệnh về trường bằng 1 quyết định của Tổng Thống, không ai được cản trở, xin giữ lại được . Tổng cộng mỗi năm trường nhận vào là 105 SV, với 4 năm học, khóa cuối trước ngày 30/4 /75 là khoá 22 và khóa vừa ra trương xong là khóa 19, có nghĩa là trên cả miền Nam lúc đó và suốt từ 1954-1975 chỉ có tối đa khoảng 1900 SV tốt nghiệp vì những khóa đầu chỉ nhận vài chục chứ không nhận 100 .
    Thi đã khó như vậy về giới hạn số người , Sau khi có kết quả 200 SV điểm cao nhất, tất cả sẽ bị xóa đi làm lại bằng cuộc thi : Tác phong, vấn đáp và kể cả chạy, leo giây để chứng tỏ không bị mang dị tật ; GS viện trưởng cho rằng làm xếp mà nói ngọng, nói lắp, lúng túng, có tật ...sẽ khó đứng trước đám đông vì dễ mang mặc cảm ???

    SV đã trúng tuyển vào đây coi như miễn đi lính mà nếu đã, đang đi lính thì cũng được lệnh về trường để học, vì thế, số lượng thí sinh dự tuyển đông vô số kể, lệ phí thi vào là 1500 $ để hạn chế bớt các SV thi theo lối cầu may !

    Trong suốt 4 năm học, SV được học bổng tương đương với 1 Công chức bậc A ( cao cấp ) là 1 loại học bổng duy nhất mà chỉ có trường này áp dụng . $ 24 000 / tháng .

    Ngoài ra, trường cũng có những lớp Cao học , rất ít , 10 người 1 ban và có 7 ban thì phải , các lớp này mơ được đến khóa 10 và đa số dành cho các cựu SV đã tốt nghiệp và đã đi làm được 2 năm ...vài lớp cao đẳng ( Tham sự ) loại 1năm khi có nhu cầu gọi là tham sự đặc biệt ; mục đích chính vẫn là đào tạo bậc cử nhân ( Đốc sự hành chánh ) .

    Những người tốt nghiệp thì thấp nhất cũng đảm nhiệm chức vụ phó quận trưởng hành chánh ( phó chủ tịch ủy ban ND quận ngày nay ) ngon hơn thì là trưởng ty các ty hành chánh, ngân khố, tài chánh, hải quan ....có anh lại chọn cảnh sát thì đeo luôn lon thiếu tá . Tỉnh nhỏ thì có anh ra làm luôn phó tỉnh như anh Ngọc, Phó tỉnh Bình Long .

    Chương trình thì khá nặng và rất thực tế vì trong 4 năm có 7 học kỳ,trong 7 học kỳ lại co 2 học kỳ phải đi thực tập tại địa phương hoặc ban ngành Trung ương, khi về phải có bài luận văn báo cáo và nghiên cứu 5 học kỳ còn lại mỗi học kỳ ho.c 10 môn . Đặc biệt, vì khi nắm chức phó quận thì kiêm nhiệm luôn chức vụ thẩm phán xử án tại địa phương, vì thế SV học luật chẳng khác gì chương trình của SV luật kể cả luật hiến pháp, tư tưởng chính trị ....khi ra trường thì trường Luật Huế, SG cũng công nhận luôn văn bằng này như cử nhân luật . Mà thật sự cũng không cần công nhận vì rất nhiều SV trường này qua học chơi bên trường Luật cũng lấy được bằng, trong lớp Đốc sự lại còn có những ông đã có cả 2 chứng chỉ cử nhân Văn, luật khoa .

    Có 1 chuyện khó tin nhưng có thật là khóa 21 của trường, đã có 1 anh vừa sát 45 tuổi, nghĩa là nếu năm đó không đậu thì muôn đời không được thi nữa ....anh có 1 sự kiên nhẫn ít ai bì : Anh thi từ Đốc sự khóa 8, lúc đó chưa vợ, 13 năm thi liên tục, lúc đậu được thì anh có 9 con, trong lớp anh em gọi anh là Bố già anh này lãnh học bổng cao bằng lương Giáo sư vì trợ cấp vợ, 9 con của anh ta khiếp lắm .

    Thành phần GS thì hơi nặng ký vì chỉ có 400 SV Đốc sự của 4 lớp, vài chục SV Cao học, trường có tới hơn 50 GS chính thức và trên 100 GS thỉnh giảng đến từ khắp nơi trên thế giới , có những vị nổi tiếng hoặc giữ chức vụ then chốt trong chính quyền cấp bộ trưởng như GS Nguyễn V Hảo GS chính thức của trường dù rằng ông vẫn giữ chức phó thủ tướng VNCH ngày xưa và sau này làm cố vấn cho thủ tướng VVKiệt ) người đã hỗ trợ và đã đưa ra rất nhiều ý kiến đê? VN mở cửa phát triển như ngày hôm nay hoặc là lãnh tụ đảng đối lập như GS Nguyễn V Bông, Nguyễn Ngọc Huy ; họ đều là GS chính thức của trường .

    Để hình dung ra mức độ quan trọng của việc đào tạo, các bạn cứ đi ngang đường 3/2, trường ngày nay đã sửa sang lại như xưa nhưng " Dấu xưa xe ngựa ... " đã không còn nữa ; trường này đến nay vẫn chiếm 1 diện tích to hơn rất nhiều trường dù rằng đã bị xâm chiếm mặt bằng rất nhiều . Nhiều khi đi ngang, hồi tưởng lại 1 thời xa xưa bỗng lòng xe lại và thấm thía thơ của Bà Huyện Thanh Quan .

    Những trường đại loại như thế này tôi thấy VN cho đến nay chưa tổ chức nổi ; không biết các bạn có thấy nhận định này sai hay đúng ?

    Còn các bạn đang học Luật bây giờ thì học hành ra sao nhỉ ? Xin kể ra nỗi gian truân của đời SV Luật xem .


    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 11:55 ngày 18/03/2004
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    [Bài viết đêm qua đã làm cho tôi phải hồi tưởng lại cả 1 thời học sinh .
    Phần viết trên là nói về tổ chức của các trường luật ngày xưa . Còn anh em SV chúng tôi học hành ra sao nhi?
    Bàn về trường thì dễ khách quan nhưng kể về chuyện học hành thì chẳng tránh được nhận định chủ quan và cái tôi đáng ghét . Vậy thì xin lỗi trước nếu có điều gì không được thuận nhĩ anh em .
    Chuyện học hành của chị em phụ nữ thời đó không có những nét đặc sắc như chị em ngày nay; thường thì con gái học xong cái tú tài 1 cũng cảm thấy đủ, họa hoằn lắm mới có người học hết đại học thường thì đa số chọn Y , nha khoa và nếu chị nào học tới Tiến sĩ thì đám mày râu khiếp nể lắm lắm ...nhưng dù sao thì ngành Luật cũng có những phụ nữ nổi tiếng đáng kể như Bà Ngô Bá Thành hoặc bà Nguyễn Phước Đại ...GS Nguyễn thi. Huệ và bà ...mẹ vợ của tôi ! Về nhận định của đám mày râu về những người học cao này hình như có vẻ ghen tị nên anh nào cũng nhận định rằng phần nhan sắc của những người đẹp này không được ...bình thường . ( Tất nhiên là trừ bà mẹ vợ tôi ra ạ , vì bà mẹ vợ tôi sao vừa oai, vưà đẹp , thề không gian dối ) . Thôi không dám bàn tiếp, đơn giản chỉ là : Phận con trai thì biết phận trai .
    Đám thanh niên chúng tôi thời đó rất ít người được trang bị cho 1 lý tưởng ! Cha mẹ khuyến khích con đi học trước nhất là tròn bổn phận cha mẹ, sau đó là để khoe thằng con trai yêu quí với các bà bạn là thằng con mình mới number one ...thanh niên nhìn thấy tương lai đen ngòm vì cửa các trung tâm nhập ngũ lúc nào cũng đe dọa , chậm 1 năm là chuẩn bị chân bước một hai ; Vì nhu cầu chiến trường càng lúc càng nặng nên việc gạn lọc để học và lên lớp cũng khó khăn vô cùng ...Những hỗn loạn chính trị vào thời đó lại đưa thanh niên như bị nhốt vào 1 trận cháy nhà mà phải chạy cuống cuồng để tìm lối thoát .
    Chúng tôi đương nhiên là không thoát khỏi ma trận đó !
    Sau lưng là gia đình hối thúc và đưa ra những giải thưởng để khuyến khích học ; thi đậu và cảm giác đi học thuê cho cha mẹ cũng đôi khi phảng phất .
    Ngoài xã hội thì lại khác .
    Ngày 21/8/1963; Tất cả các học sinh trung học tại các trường nổi tiếng bị chính quyền gom trọn và đưa vào quân lao Gò Vấp vài ngày vì tội bãi khóa .
    Thang'' 3/65 ...Tranh giành quyền lực của 3 ông đầu xỏ đưa đến 1 cuộc chiến tôn giáo khá đẫm máu .
    Cuối năm 1965, SV HS là những lực lượng chủ yếu bị lợi dụng để lật đổ vài chính phủ ...
    Thời đó, SV HS hít lựu đạn cay là chuyện bình thường vàchỉ có những người ích kỷ lắm thì mới may ra học tập tiếp tục được ...
    Các bạn có thể tìm lại được các hình ảnh hoặc thông tin này qua đài THVN không khó !
    1 Thiệu thi. Tân , 15 tuổi đánh bom vào tổng nha cảnh sát để trở thành người tù trẻ nhất Côn đảo , Rồi Võ thi. Thắng ; Thiệu thi. Tạo ...Chi. Thắng thì được nhắc nhở nhiều, riêng chi. Tạo và Tân thì ít được nhắc, do đó, tôi sẽ attach 1 vài hình ảnh hai người này cùng vài tin tức cho anh em biết thêm về cái giao động tinh thần của SV HS thời đó .
    Như thế thì cũng chẳng lấy làm lạ khi tối đến, các quán cafe đông nghẹt SVHS , mù khói thuốc lá và với những bài hát Trịnh Công Sơn :
    Hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi, hãy thở giùm tôi .
    Thịt da này dành cho thù hận, cho bạo tàn, cho tham vọng của 1 lũ điên .
    Để rồi khi phải nhập ngũ, chúng tôi mới lại thấy thèm được học, vì thế, xếp học, nhân viên học ...lớn bé già trẻ gì cũng muốn học thêm, tất nhiên, thùng rác Luật Khoa là địa điểm duy nhất để được ghi danh ; không còn chọn lựa nào khác .
    Ở xa, không tới được lớp, chúng tôi cứ đọc sách, để nhớ, chúng tôi đặt vấn đề và thảo luận . Các đề thi thường là kiểm soát khả năng hiểu biết và lý luận chứ không nhất thiết phải nhớ bài , đàng nào cũng đã bị đi lính thì không còn bị sức ép nào nặng hơn nữa, do đó, chúng tôi lại tập trung được trí óc để tu luyện . Đọc chồng sách của các Thày cao lên đến 2 gang tay chỉ là chuyện nhỏ, chúng tôi còn có thời gian mổ xẻ từng câu và bày trò để tranh luận , vui nhất có lẽ là môn Luật Hiến Pháp và Luật đối chiếu, cổ luật .
    Những đề tài thời sự lúc đó mà SV được tự do bàn thảo cũng là những điều mà tôi cho rằng Tư Pháp có 1 vị trí độc lập đối với hành pháp mặc dù phán quyết của Tối cao pháp viện đưa ra thì bên hành Pháp cũng hay kiếm cớ lờ đi, điển hình là vụ giam giữ Sinh Viên Huỳnh Tấn Mẫm, Tối cao Pháp Viện đã tuyên bố là SV Mẫm vô tội, đòi hỏi bên hành pháp phải thả .
    Cũng có 1 đạo luật thời đó bị coi là vi hiến : Điều 10 khoản 7 của luật bầu cư? Tổng thống để manh nha " độc diễn " và " độc tài " ; cái này thì SV cũng khổ tâm lắm vì người ủng hộ đạo luật là Thượng nghị sĩ Hoàng Xuân Hào là GS luật ; trong khi các SV lại nhất định cho là vi hiến, may là Thày Hào chấp nhận được khác biệt quan điểm mà chỉ dựa vào lý luận của SV để mà chấm nên cũng không thành nỗi khổ .
    Bên " Quốc tử giám " QGHC thì SV học sung sướng hơn nhiều vì thuộc diện " chính sách " và " bao cấp " , anh em học kiểu Mỹ ngon ơ, có vài trăm mạng mà cả 1 thư viện đầy đủ tài liệu kể cả biên bản thảo luận ngay tại Quốc Hội ( tiếng vỗ tay cũng được ghi chú ) ; muốn tham khảo sách luật thì ca? Mỹ lẫn Pháp đem tới nịnh, Chưa ra trường mà lấy vợ thì chia vui, tin mừng toàn ghi là Phó quận tương lai ; mặc cái đồng phục vào thì cửa nào cũng lọt chỉ kẹt là mặc như thế thì không được ăn nghêu, ăn ốc đầu đường xó chợ , nhưng mà thấy các em đại học Minh Đức xinh xinh đối diện hay chạy lại Gia Long, Trưng vương với " Ngày xưa Hoàng thị " thì anh nào cũng cảm thấy cái vai trái, nơi có đính chữ QGHC đẹp chẳng thua các em .
    Cái này hình như cũng trong quy luật mười thương ơ? Hà Nội thì phải .
    Attachment này scan từ báo Phụ nữ thứ tư, số 32 ngày 30/4/2003 tại VN . Chỉ với mục đích nói lên những khó khăn của 1 thời học sinh, vì ngoài chủ đề, xin không đi sâu vào chi tiết .
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Luật và ảnh hưởng chính trị .
    ==================
    Trước khi học và hiểu luật, Tôi có vài cơ hội bằng vàng là được hân hạnh được đặt chân đến Pháp đình, oai vệ hơn nữa là ngồi trên xe có còi hụ và được Cảnh sát hộ tống vào đến tận phòng xử, thằng bé 17 tuổi tay quá nhỏ, rút ra, đút vào cái còng số 8 đuà đùa, cảnh sát cũng chẳng buồn la mắng; thằng bé gày gò cao 1m75 mà chỉ còn 37 kg sau nửa tháng nằm biệt giam trong khám Chí Hòa và dãy D là dãy được coi là thành phần nguy hiểm nhất , được xây tường che kín khác hẳn với 7 dãy khác trong cái khám được xây theo hình bát quái . Và thằng bé ngơ ngác trước các danh từ luật pháp : Mở đầu là Biện lý cuộc với ông chánh biện lý : Lý Bình Huê .
    Ông đọc hồ sơ do cảnh sát ( chẳng biết viết tắt cảnh sát làm sao bây giờ ! ) đưa rồi nhìn tôi hỏi, tôi trả lời tự nhiên, thoải mái ; ung dung vì khổ thì cũng khổ quá rồi, ra đây trời thì sáng, người người qua lại vui như tết ! 12 thằng tù vừa đi, vừa cười toe toét làm nhiều người cũng ngạc nhiên .
    Tội của tôi hồ sơ ghi : Hành động phá rối trị an .
    Mấy ông thẩm sát viên thì tường thuật là tôi xách động biểu tình chống chính phu?
    Còn tôi thì khai đánh cảnh sát vì thấy cảnh sát đánh dân nên can thiệp .
    Mà tình hình lúc đó rất buồn cười là vì người mà SV HS chống đối là chính phu? Trần V Hương đã xụp đổ và TT Hương cũng bị bắt đem đi quản thúc ơ? Vũng Tàu ! Như thế thì lẽ ra chúng tôi phải được tuyên dương như những người hùng chứ sao lại kết tội như tội phạm được !
    Và ông biện lý quyết định thả, nhưng trước khi thả, ông lại gọi mấy vị phó biện lý đến hội thẩm cho chắc .
    Đau cho chúng tôi là có 1 ông phó biện lý giỏi luật, ông cho rằng chúng tôi liên quan đến trị an, nghĩa là bị chi phối bởi tình trạng thiết quân luật và phải giao Toà án quân sự xử ! thế là họ tuyên bố vô thẩm quyền ; giao qua toà Quân sự mặt trận , chúng tôi được mang danh xưng mới : Quân phạm mặt trận ; 12 " người hùng " của chế độ vừa được thành lập phải tuân theo thủ tục của pháp lý mà trở về lại với Khám Chí Hoà, ăn cơm với những con cá có chân ??? mà chỉ có cơm là chín, rau, cá còn sống, muốn ăn thì phải mài nến ( đèn cầy ) lên 1 cái bếp tự chế cho chín và tai thì khốn khổ với 1 anh đánh giày - chẳng hiểu lang thang làm sao mà đến nỗi cùng chung số phận quân phạm - suốt ngày nghêu ngao bài cải lương Võ Đông Sơ, Bạch Thu Hà mà dù là không ưa cải lương nhưng nay vẫn nhớ . Cái sướng nhất mà tôi nhận ra trong những ngày tù là buổi sáng được húp bát cháo với cục đường đen mà khi được tự do, tôi đòi mãi mà mẹ tôi không sao kiếm ra được cục đường ngon như thế !
    Chiều 30 tết âm lịch ( đầu năm 1966 ) , Trong lúc chúng tôi tuyệt vọng, quyết định đập quả dưa hấu ăn tết trong tù thì cánh cửa biệt giam D20 xịch mở, 1 ông thật to trong chính quyền đã đến để đưa các người hùng về tận nhà với lệnh phóng thích tại chỗ của Toà án quân sự mặt trận vùng 3 chiến thuật . Bà mẹ đang buồn vì nhớ thằng con vội vã chạy ra chợ chiều 30 gặp gì mua nấy cho kịp ăn tết .
    ---------
    Phần trên muốn nói đến cái cứng nhắc của luật pháp và thoát khỏi mọi ảnh hưởng chính trị ( Rất cần thiết ) hơn là khoe thành tích ở tù . Chẳng biết mod. và các thành viên có cho là ngoài phạm vi của box không ?
    ==============
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 02:15 ngày 20/03/2004
  4. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Bác Minh Trinh viết hay quá!chẳng mấy khi đọc được những bài viết về thời sinh viên hay và sâu sát như thế!
    Ôn lại việc học tập, nghiên cứu của cha anh thời xưa là điều nên làm, để các quý vị trẻ tuổi hôm nay có lý do mà suy nghĩ về chính bản thân mình!
    AU mong muốn sẽ có nhiều bài viết của quý vị về chủ đề này, tiếc là box chúng ta còn ít thành viên, lai có vẻ quen biết nhau hết cả rồi, nếu không có được những bài của những quý vị từng học Luật ở Pháp, ở Nga hay Đông Đức... thì càng thêm phong phú .
    Em thì vừa học xong ĐH thôi, nên không biết viết về thời sinh viên của mình có được xem là "học luật xưa" kia không?
    Nhưng mà đằng nào thì em cũng sẽ post một vài bài, chỉ tội là em có cách viết hơn lan man, nên sẽ làm phiền quý vị!
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 08:42 ngày 02/04/2005
  5. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Chia sẻ với anh em về cuộc đời của tôi... tôi coi các bạn là người nhà...
    Phần I: TÙ TỘI
    Thời học phổ thông trung học, tôi là một thằng học sinh cá biệt nhất trong các học sinh cá biệt. Trốn học, quay cóp, nghịch ngợm, hút thuốc lá trong giờ học, uống rượu, đánh nhau, buôn bán, lăn lộn vì tiền bạc... tất cả đều không thiếu...
    Hết thảy các thày cô giáo trong trường luôn nhìn tôi bằng ánh mắt e dè... Thời đó, chẳng ai nghĩ tôi sẽ học đại học, may ra thì có cái bằng tú tài là may mắn lắm rồi...
    Lớp 12, đến tháng 7 đã thi đại học, nhưng tháng 3 tôi vẫn lông bông và chưa xác định là thi trường nào (thời tôi, thi ĐH được đăng ký bao nhiêu trường cũng okie, miễn là có đủ sức mà thi...)
    Đến những đợt kết nạp Đoàn viên vét, tất cả các học sinh cá biệt đều được lùa vào Đoàn cho bằng anh bằng em...riêng tôi, giáo viên chủ nhiệm và bí thư đoàn trường đề nghị gạt ra khỏi danh sách vét bởi lý do... không thể cho vào...
    Tháng 5 năm lớp 12, tính yêng hùng nổi lên, tôi đâm một con nghiện bị trọng thương chỉ vì nó dám ăn hiếp người yếu thế, theo biên bản khám nghiệm pháp y thời đó (thương tích vĩnh viễn là 41%). Biết không thể thoát, tôi ra đầu thú ngay sau khi dự đợt thi thử tốt nghiệp lần thứ 2.
    Lập tức, tôi bị khởi tố và chuyển tới tạm giam tại phòng trọng án của quận. Phòng này có diện tích chỉ khoảng 8 m2. Chen chúc 8 thằng... trong đó có tôi. Gọi là phòng cho nó oai, chứ thực ra, nó chỉ một cái cũi bằng bê tông hôi hám và tối tăm. Tổng diện tích là 8m2 thì có khoảng 2 m2 cuối phòng là toilet và bể nước Trong 6m2 còn lại, 8 thằng trong đó có tôi phải chia nhau khoảng ko gian chật hẹp. Thằng nào mạnh, thằng đó được hít thở dễ hơn các thằng yếu hèn. Chia nửa phòng là một kệ bê tông đen sì lem luốc, cáu bẩn những ghét và mồ hôi dùng để nằm.
    ==============================================
    8 thằng, trong đó 3 thằng đầu tiên bị bắt tội hiếp dâm (một hiếp một em nhỏ 10 tuổi, một thằng hiếp một công nhân 28 tuổi làm công ty may, và một thằng can tội hiếp dâm và giết bà cụ 68 tuổi ở phố Nguyễn Công Trứ)
    2 thằng tiếp theo phạm tội cướp tài sản (một thằng nghe kể nó thực hiệp cướp giật bằng xe máy tới vụ thứ hai trăm bao nhiêu thì xoè..., một thằng còn lại thì tham gia vào một vụ cướp xe ôm ở phố Lò Lợn gây chết người)
    Còn 1 thằng nữa nghiện nặng bị bắt do tổ chức sử dụng chất ma tuý, người xăm trổ rồng phượng đầy mình, mùa hè nóng, chỉ mặc độc cái quần đùi, nhìn những con rồng, phượng nhẽo nhoẹt, chẩy nhớt và uốn éo theo từng nếp xương lộ ra khiến tôi phát kinh tởm.
    Còn lại một thằng thứ 7 can tội giết người, nghe nói xây nhà, sau khi mâu thuẫn với nhà hàng xóm nó vác dao sang đâm chết chủ nhà và làm bị thương 2 người xây dựng.
    Thằng thứ 8, là tôi, can tội cố ý gây thương tích, gây hậu quả nghiêm trọng.
    =================================================
    Bước chân vào đó, cái chốn tù tội ấy, ai mạnh, kẻ ấy được ăn nhiều hơn, được ngủ nhiều hơn, được hít thở không khí thoáng hơn, được quyền bắt kẻ khác quạt, đấm lưng, xoa bóp, múc nước cho tắm rửa...và quan trọng nhất, được nằm trên kệ bê tông.
    Kẻ khổ sở nhất là tôi, so với những thằng cộm cán trong này, tôi chỉ là con tép. Và đương nhiên, tất cả những gì khổ nhục nhất từ đấm lưng cho thằng nghiện khi nó lên cơn, từ quạt cho mấy thằng hiếp dâm ngủ, từ múc nước cho mấy thằng cướp tắm, từ dội nước cho chúng nó khi chúng nó đi vệ sinh xong tôi đều đã nếm qua và đòn tù là điều tất yếu không thể không kể ra.
    Và tất nhiên, hầu như không được ngủ, ngoài việc phục vụ cho bọn này, tôi còn phải chịu áp lực bởi những đợt đi cung vào ban đêm, dưới ánh đèn vàng vọt, tôi phải khai hàng trăm lần về những gì mình đã làm...thật kinh khủng
    Còn nhớ thời đó, đêm đêm đi cung về, ngồi quạt cho bọn đầu gấu ngủ, văng vẳng từ các phòng xung quanh là tiếng rên rỉ của bọn nghiện lên cơn vật vã, tiếng muỗi vo ve át cả tiếng dày cộp cộp của cán bộ trại giam cùng với cái nóng hầm hập đầu hạ, tôi như bị hấp trong một cái lò nướng. Cảm giác thật khủng khiếp và không thể nào quên được...
    Sống trong một không gian ẩm mốc và sực nồng lên mùi mồ hôi tanh ngòm đến lợm giọng - đối diện phòng tôi là dãy giam phạm nhân nữ, nghiện ngập có, đĩ điếm có... mấy con phạm nhân khi thường cởi trần như đàn ông, phần vì nóng quá, phần vì chẳng còn gì để mất. hàng tối, những thằng giống đực bên phòng tôi lại ngóc đầu ngó sang bên đó và tru lên những tràng âm thanh gợi tình thật thô tục và tởm lợm.
    Đến tận bây giờ, tôi cũng không bao giờ quên được cái cảm giác khi phải chung sống với một bọn mặt người nhưng lòng dạ không phải là người. Vào đây, tôi mới hiểu thế nào là cặn bã xã hội, mới hiểu thế nào là sự nhơ nhớp của con người khi rơi vào vòng lao lý.
    Mỗi buổi chiều khi nghe tiếng ve đầu mùa hạ kêu não lòng, nghe những âm thanh sôi động của phố phường giờ tan tầm, khi mà ai cũng lao nhanh về tổ ấm của mình, ... đó cũng chính là lúc cái ý nghĩa của cuộc sống hành hạ và dày vò tôi nhất... tôi khát khao được ra ngoài đó, khát khao thoát khỏi cái kiếp nhục nhã ở đây, khát khao quay ngược lại thời gian để thoát khỏi chốn địa ngục đó...
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 02:07 ngày 22/03/2004
  6. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Đó là Trường Quốc Gia Hành Chánh .
    SV đã trúng tuyển vào đây coi như miễn đi lính mà nếu đã, đang đi lính thì cũng được lệnh về trường để học, vì thế, số lượng thí sinh dự tuyển đông vô số kể, lệ phí thi vào là 1500 $ để hạn chế bớt các SV thi theo lối cầu may !
    Trong suốt 4 năm học, SV được học bổng tương đương với 1 Công chức bậc A ( cao cấp ) là 1 loại học bổng duy nhất mà chỉ có trường này áp dụng . $ 24 000 / tháng .
    Bên " Quốc tử giám " QGHC thì SV học sung sướng hơn nhiều vì thuộc diện " chính sách " và " bao cấp " , anh em học kiểu Mỹ ngon ơ, có vài trăm mạng mà cả 1 thư viện đầy đủ tài liệu kể cả biên bản thảo luận ngay tại Quốc Hội ( tiếng vỗ tay cũng được ghi chú ) ; muốn tham khảo sách luật thì ca? Mỹ lẫn Pháp đem tới nịnh, Chưa ra trường mà lấy vợ thì chia vui, tin mừng toàn ghi là Phó quận tương lai ; mặc cái đồng phục vào thì cửa nào cũng lọt chỉ kẹt là mặc như thế thì không được ăn nghêu, ăn ốc đầu đường xó chợ , nhưng mà thấy các em đại học Minh Đức xinh xinh đối diện hay chạy lại Gia Long, Trưng vương với " Ngày xưa Hoàng thị " thì anh nào cũng cảm thấy cái vai trái, nơi có đính chữ QGHC đẹp chẳng thua các em .
    Những trường đại loại như thế này tôi thấy VN cho đến nay chưa tổ chức nổi ; không biết các bạn có thấy nhận định này sai hay đúng ?
    ---------------------------------------------
    theo hkt thấy thì cái ngày xưa của bác MT đúng là xưa thiệt xưa, vào cái thời mà bố mẹ hkt vẫn còn chưa yêu nhau nữa. ^_^
    mà lúc đó thì Trường QGHC đó là toạ lạc ở miền Nam, nơi mà tiền của dồi dào do ai đó tài trợ nhằm đào tạo mục đích chính là đào tạo 1 lớp người quản lí tốt. xin lỗi bác MT nha. làm sao có thể so sánh như thế được. nước mình bi giờ còn đang phát triển, xém tí nữa bị xếp vào danh mục các nước lạc hậu nếu kg có được thành quả là tình hình an ninh tốt và lương thực thực phẩm đảm bảo nuôi sống được 80 triệu dân. nhưng hkt nghĩ tương lai sẽ có những ngôi trường tốt hơn vậy cơ. dĩ nhiên cũng phải tuỳ thuộc vào thế hệ trẻ chúng ta.
    vậy đó.
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Chậc chậc !
    Suya là phải xưa xửa xừa xưa rồi, Lão Ngoan Đồng ta đây vì bị bà Anh Cô dí quá nên phải chạy qua đây hít tuyết mất mấy chục niên thì chẳng lẽ lại không xưa hay sao ! Cực chẳng đã mới phải hạ sơn để dạy mấy tên Quách Tỉnh khờ khạo vài tuyệt chiêu tán nữ SV luật í mà ...đứa nào là Quách Tỉnh đâu, ra đây cho ta ngó mặt cái coi .
    Trường được thành lập trước cả khi Mỹ qua ( Thời vua Bảo Đại cơ ) nên chỉ có chuyện Mỹ tài trợ chứ không do Mỹ thành lập ...
    Trường nào cũng chủ trương đào tạo các cán bộ tốt cả kể cả bây giờ, các khác là :
    Lối huấn luyện
    - Rất công bằng trong thi tuyển : Con bộ trưởng Quốc Phòng mà còn bị loại, con phó viện trưởng thiếu có nửa điểm mà cũng không được vớt .
    - Rất thoải mái về tư tưởng , tuy là hưởng lương công chức nhưng lúc đang là SV thì cứ quậy thoải mái thí dụ như Đàn anh Lê Hữu Bôi ( Khóa 10 ) là vua xuống đường trên cả Nguyễn Trọng Nho .
    Còn khi ra trường thì tùy hoàn cảnh mà thành người tốt hay xấu .
    Thành phần xấu cũng không ít, ở đây có vài chục mạng mà khi họp mặt, điểm ra cũng có trên 50% đã lãnh án vì tham nhũng hoặc liên quan đến tham nhũng ...
    Ngoan chăng chỉ có Lão Ngoan Đồng ta vì chưa kịp kiếm chác và ông bố vợ nhát như cáy ...
  8. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Còn khi ra trường thì tùy hoàn cảnh mà thành người tốt hay xấu .
    ......................
    uhm, cũng tuỳ người. biết đâu sau này nổi tiếng 1 godmother là hkt này thì sao. ^_^
    cũng ước chi điều kiện học tập được tốt như ngày bác MT được học hen. nhưng như thế thì có lẽ mình sẽ thi rớt lần nữa... hic...
    vậy đó.
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay nhân lúc đọc bài này, thấy anh M và NF post bài thấy đọc cũng sướng lắm, thật ra trong đời ai cũng có những nỗi thăng trầm, giống như câu nói của ai nói : " Có những lúc cuộc sống cứ căng thẳng như sợi dây đàn, thì khi ấy âm thanh mới đúng nghĩa nhất..." Mỗi thời mỗi khác tuỳ sự thăng trầm khác nhau, có khi cơ cực quá lại sinh ra anh hùng, cũng có khi ngược lại, ....
    Hắn ta sinh ra và lớn lên trong mảnh đất đầy tình thương, năm lên 6 hắn ta được bố cho đến trường, vì quan hệ khá thân với thầy hiệu trưởng, chính vì thế hắn được đi học sớm trước tuổi, và lẽ dĩ nhiên, hắn ta nhỏ con nhất lớp. Trường của hắn là trường dạy theo Nho giáo, nên từ nhỏ hắn đã sớm phải thấm nhuần tư tưởng Khổng tử, hắn thuộc lòng Tam Thiên Tự - Tam Tự Kinh - Tứ Thư Ngũ Kinh.... nhưng chẳng hiểu gì vì lúc đó hắn học vẹt theo ý thầy cô,...ngày qua ngày hắn lên cấp 2, khả năng tiếp nhận của hắn khá nhanh, nên hắn học đứng đầu lớp,
    Xóm của hắn nằm cạnh xóm Long tân, hàng ngày hắn phải đi học ngang qua khu này(một khu chơi bia tầm lớn), dần dần rồi hắn biết chơi Bida, lúc đầu hắn tới bàn đứng xem, tuy ko ham nhưng hắn vẫn tập đánh, dần dần hắn chơi lên tay nhanh kinh khủng. Và cái gì đến cũng phải đến, hắn bắt đầu lao vào những cuộc chơi bất kể giờ học, hắn trốn học, thay vì cầm bút là cầm cơ, sức học cứ thế sút dần, thầy cô, bạn bè ai cũng buồn và lo cho hắn. Nhưng, ai đã từng đam mê môn bi da đều hiểu cho hắn, theo đà rơi hắn không màng tới lời khuyên can của họ. Hắn nhớ như in cái hôm mà hắn bị bố bắt gặp đang chơi bi da, bố hắn cho hắn một trận no đòn. Tuổi trẻ bồng bột, hắn quyết định bỏ nhà đi hoang. Hắn đón xe buýt đi mà chẳng cần biết bến cuối là đâu, hắn chẳng cần quen ai, hắn cứ đi mãi, đi mãi... cho tới khi đói lả người, bước chân chùng xuống ko nhấc lên nổi, hắn lê tha trên đường phố. Hắn nhớ nhà kinh khủng, nhưng hắn còn rất giận bố, giận cả bản thân mình. Khi không thể lết được nữa, hắn được người ta cho ăn, vì thấy vẻ mặt thư sinh tội nghiệp của hắn. Hắn không biết đi đâu, hắn lê tha hết nơi này đến nơi khác, cứ tưởng cuộc đời của hắn sẽ rẽ sang một trang khác thê lương hơn, hắn không dám nghĩ đến ngày mai sẽ ra sau, hắn bắt đầu thấy nhớ thầy cô, bạn bè, nhớ gia đình hắn lắm, nhưng hắn không thể quay lại nữa? Tuy còn nhỏ nhưng lòng tự ái cá nhân đã hừng hực lửa trong hắn đã níu hắn lại, hắn quyết chí không về, gia đình hắn đổ xô tìm nhưng hắn giờ đây là "cá biển chim trời" biết đâu mà tìm. Rồi tới một ngày, hắn lang thang đến một khi trung tâm Bida, ngồi từ sàng đến tối, hắn muốn chơi lắm nhưng khổ nỗi ko có một xu dính túi. Nhưng cuối cùng, cũng có một tay trông có vẻ bặm trợn ko có ai chơi cùng, thấy hắn đứng si mê nhìn những đường cơ lả lướt, gọi hắn lại thử chơi. Hắn như hổ được thả về rừng chơi hay như chưa bao giờ được chơi trước cặp mắt thán phục của cả quán bi da... sau bữa đó, hắn gia nhập đội quân cầm cơ, là lính trong đội chơi bi da độ của một người mà ai ở CLB bida đó cũng gọi là đại ca. Hắn cầm cơ chinh chiến khắp nơi, đại ca chỉ đâu, hắn đánh đó và đa phần đều thắng cuộc. Hắn trở thành tay cơ vàng, thành con gà đẻ trứng vàng của đại ca. Hắn mang lại không biết bao nhiêu tiền thắng độ cho đại ca của mình, nhưng thù lao, chỉ là 500 đồng một trận cho dù giá trị của trận đấu lên tới gấp mấy trăm lần. Tuy nhiên với hắn, lúc đó 500 đồng là một món tiền không nhỏ... hắn ko còn đói nữa, hắn có thể tự kiếm sống cho mình - hắn tự hào vì đã tìm ra cách vẫn có thể hàng ngày cầm cây cơ yêu quý đồng thời kiếm đủ ăn. Tay đại ca vì ko muốn mất hắn, một con gà chiến bách thắng, đã đề nghị cho hắn ở nhà chung với 1 số anh em giang hồ khác... dần dần hắn trở thành thành viên không thể thiếu trong nhóm này... hắn càng trượt sâu hơn vào con đường phiêu bạt giang hồ. Vì hắn nhỏ con và hiền lành ít nói nhất, các đàn anh mặc sức sai bảo, khi thì đi mua gói thuốc, khi thì đồ ăn .v.v và hắn được anh em coi như là em út trong nhóm. Cuộc sống ở đây, cách kiếm sống và giải trí duy nhất được tích hợp trong hai chữ Cờ bạc... với bản chất nhanh lẹ, hắn bắt đầu học những chiêu cờ gian bạc bịp từ các sòng bài ở đây, hắn ta nhanh chóng tiếp thu được những tinh hoa của đàn anh, từ xóc bài tới chẻ bài, tráo bài, hắn học và thực hành cực nhanh và ko kém phần điêu luyện so với các ông thầy của mình, .v.v. và từ bida --> giang hồ --> hắn lại bắt đầu dấn thân mình vào con đường đánh bài thuê, hắn chia bày rất tài, muốn gì là có nấy, vẻ mặt non chẹt của hắn không làm cho các tay trùm đại ca tin tưởng cho lắm về tay nghề, nhưng sau vài lần tham gia chiếu bạc, thấy hắn ta làm rất khéo , ai cũng cho là nó có năng khiếu, cuộc sống của hắn bắt đầu sung sướng hơn, no đủ hơn. Hắn chơi bài ngày càng chuyên nghiệp hơn và giúp các đại ca của mình lột được nhiều con bạc khát nước hơn. Tuy nhiên, cái gì đến cũng phải đến, một ngày, khi đang mải mê trổ những ngón nghề bạc bịp của mình..sới bạc bị công an vây bắt. Chỉ vì ở lại cố giúp đại ca của mình thu những đồng tiền bẩn thỉu đang bay toán loạn sau cơn loạn bạc...hắn bị bắt. Nhưng, bị công an bắt là may hay không may? Đến bây giờ hắn cũng không thể nào trả lời được câu hỏi này...Lúc đó, vì hắn còn quá nhỏ, nên chỉ bị xử lý hành chính và được tha về. Công an liên lạc với gia đình đề đưa hắn về nhà. Hắn oà khóc khi gặp bố lặn lội đến để đưa về, nhìn thấy hắn gầy rộc đi sau những ngày lang thang và sống kiếp giang hồ, ai cũng thương cho hắn và càng thể tưởng tượng hắn đã phải trải qua những gì trong suốt thời gian đi bụi vừa qua, thầy cô, bạn bè thì có vẻ quên hẳn hắn, nhưng trong lòng hắn, một niềm khát khao được đi học bùng cháy dữ dội hơn bao giờ hết... và đương nhiên, bố hắn ko thể nào lại dập tắt nốt ngọn lửa vừa bùng lên trong hắn, ông lại liện lạc với nhà trường cho hắn đi học lại. Ngày đi học, hắn bị chuyển vào lớp toàn học sinh cá biệt của trường. Tuy nhiên sau một thời gian lăn lộn bụi đời, hắn đi học trông hắn chững chạc hơn hẳn và được bạn bè trong lớp nể phục ở cái vẻ sòng phẳng và quân tử của hắn. Thỉnh thoảng hắn cũng giở mánh đánh bài, kiếm ít tiền nhỏ chiêu đãi anh em cùng lớp. Hắn tuy nhỏ con nhất lớp, nhưng với tài ăn nói của mình, bất cứ chuyện mâu thuẫn nào cũng đều được hắn giàn hoà ổn thoả. Anh em vì thế càng nể trọng hắn hơn...
    Tuy nhiên, cuộc đời này, cám dỗ ít khi chỉ đến với ai một lần, một ngày kia, lại có kẻ đến nhờ hắn tới một sới bạc xa cách đó 1 ngày đường để đánh bài thuê. Lời đề nghị như thổi tung lên trong hắn một nắm tro tưởng đã lụi tàn. Hắn do dự vì bao nhiêu cố gắng của bố mẹ và gia đình, hắn do dự vì bạn bè đồng lứa và quan trọng nhất, hắn không muốn nghỉ học và bỏ nhà đi nữa. Nhưng, còn vài đứa đàn em ruột của hắn trong lớp đang không có tiền đóng học phí cho trường... và còn lý do gì nữa...đến giờ hắn cũng không hiểu nổi... hắn gật đầu đồng ý với lời đề nghị đi đánh bài thuê lần nữa, hắn gật đầu với chính quá khứ của mình...
    ( còn tiếp)
    Được no-fear sửa chữa / chuyển vào 00:45 ngày 27/03/2004
  10. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    The mummy return :)
    Hề hề, lâu quá, mấy tháng mới có dịp gặp lại mọi người. Mấy tháng quá bận rộn bởi đủ mọi chuyện, chuyện ra gì, chuyện chẳng ra gì!
    Đọc topic này thấy hoài cổ ghê gớm. Cũng muốn học các bác viết hồi ký nhưng ngặt nỗi kinh nghiệm sống ít, hiện tại nên lắng nghe học hỏi là hơn.
    Chưa có thời gian đọc bài của bác Minh Trinh, scan qua thì có thấy mấy câu hát của Trịnh Công Sơn trong Yellow-skinned songs. Bài hát hay quá. Thân phận nhược tiểu và quen dựa dẫm. "Người con gái Việt Nam da vàng, yêu quê hương nên yêu người yêu kém..." Bao giờ thì mới "ta đã thấy gì trong đêm nay, cờ bay trăm ngọn cờ bay..."
    Đọc các bài của "Không biết rùng mình" và Kevin "Năm Sài Gòn" mới biết đây là các tay giang hồ hoàn lương. "Đồ tể buông dao rồi..." Hỏi thêm Năm Sài gòn về các mánh bạc bịp. Rất thích biết các tricks này (để còn đi "dỡ nhà thằng khác về làm toiltet nhà mình :) Năm Sài Gòn trong quãng đời lưu lạc có gặp "Bỉ vỏ" nào không? Cả "Không biết rùng mình nữa"?
    Thân mến!

Chia sẻ trang này