1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự Hợp Nhất Giữa Đại Ấn và Đại Toàn Thiện

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Prahevajra, 05/09/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    mình khá tâm đắc cuốn sách này, phần thiền định:
    http://trisieu.free.fr/Sach/DaiThuAn/00_DaiThuAn.htm
    Nó mở ra một hướng mới mà ngay cả Nam Tông Nguyên Thủy cũng có khi bí lối, trong ấy có một số chìa khóa rất quan trọng để nhập Định.
    halosun, lanpurgePrahevajra thích bài này.
  2. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Quán tưởng vị thầy của bạn, hiện thân của Tam Bảo, trên đỉnh đầu

    Sám hối với thầy được gọi là “quyền năng của đối tượng”

    Có nhiều cách để sám hối, nhưng trì niệm Lục tự đại minh (Om Mani Padme Hum) có tác dụng sâu xa nhất

    Nỗ lực gây dựng công đức càng nhiều càng tốt

    Cúng dường mandala, vì pháp này dễ thực hiện và mang lại công đức to lớn nhất.

    ***

    Chúng ta không có phúc báu để gặp vô lượng thập phương chư Phật

    Các vị Bồ tát hoặc các Đại thành tựu giả

    Do vậy, người thầy ban quán đỉnh, giải thích các mật điển và chỉ dẫn bạn bằng lời

    Là người có ân đức hơn tất cả các bậc giác ngộ.

    ***

    Cho dù thầy bạn có thể là một người bình thường

    Nếu bạn cầu nguyện tới thầy với lòng sùng kính, coi ông như đức Phật Kim Cang Trì

    Những phẩm tính tốt lành của kinh nghiệm và sự chứng ngộ sẽ nảy nở và tăng trưởng

    Đó chính là ân điển từ bi của toàn thể chư Phật

    Vì vậy, hãy quán tưởng và cầu nguyện tới thầy.

    ***

    Sau khi vào cửa Pháp, được nhận quán đỉnh, truyền pháp và hướng dẫn thực hành

    Nếu bạn không tuân thủ các lời thề và giới nguyện samaya

    Chúng sẽ hủy hoại bạn giống như thuốc bổ biến thành thuốc độc.

    ***

    Nếu bạn không biết cụ thể làm thế nào để tuân thủ các giới luật và thấy khó giữ giới

    Sẽ là đủ khi cô đọng các giới luật vào bản chất của chúng và làm theo cách sau:

    Đặt trọn vẹn niềm tin của bạn vào Tam Bảo

    Là đủ để giữ mọi giới về quy y

    Không bao giờ làm hại chúng sinh khác

    Là đủ để giữ gìn kỷ luật và giới luật cho Giải thoát Cá nhân.

    ***

    Dâng hiến tất cả hành vi tốt lành của bạn cho lợi ích chung của toàn thể chúng sinh

    Cố gắng giúp đỡ những người khác nhiều nhất theo khả năng có thể

    Là đủ để giữ Bồ tát giới.

    ***

    Hãy coi thượng sư gốc của mình như không tách biệt với hóa thần

    Ngăn ngừa bất cứ quan điểm sai trái nào về bậc thượng sư

    Là đủ để giữ mọi samaya về Mật Chú.

    ***

    Các vị thầy sẽ ban phúc và các hóa thần sẽ ban thành tựu lực

    Người nào giữ gìn nghiêm cẩn giới luật và các samaya theo cách này

    Chắc chắn các Không Hành Nữ và các Hộ Pháp sẽ giúp họ diệt trừ chướng ngại.
  3. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Sau khi hiểu rõ những điều trên, giờ đây hãy chú tâm theo dõi phép thiền mà bạn cần rèn luyện

    Quán tưởng trên đỉnh đầu bạn, một hoa sen và đĩa mặt trăng

    Đức Phật A Di Đà, đấng hiện thân của Tam Bảo

    Cũng như là gốc rễ của các vị thầy trong dòng truyền mà bạn có liên hệ

    ***

    Sau đó thực hiện các nghi quỹ dài hoặc ngắn về quy y và phát nguyện bồ đề tâm mà bạn biết

    Thực hiện cúng dường mandala

    Hình dung bạn cúng dường bốn đại bộ châu, núi Tu Di với nhiều vật phẩm quý báu

    Cùng với thân thể của bạn, tài sản và cội rễ của đức hạnh.

    ***

    Bằng cảm giác hối hận về các hành vi sai trái trong quá khứ, hãy đọc các nghi thức sám hối và trì niệm Lục tự Đại minh (Om Mani Padme Hum)

    Sau đó cam lồ như sữa trắng chảy xuống từ kim thân của đức Phật A Di Đà

    Chảy vào từ đỉnh đầu bạn và tràn ngập toàn thân bạn

    Tất cả các ác hạnh và các che chướng dưới hình dạng chất lỏng đen như nhọ nồi

    Đều bị tống khứ ra khỏi thân thể bạn qua các cửa dưới cũng như hai lòng bàn chân

    Và xuyên thẳng xuống lòng đất, nới chúa tể Cái Chết Yama sẽ hấp thụ chúng

    Với sự mãn nguyện của tử thần, “món nợ cuộc đời” của bạn đã được trả và cuộc sống của bạn đã được cứu chuộc

    Toàn thân bạn sau đó trở nên sáng trong không tỳ vết như một khối cầu pha lê.

    ***

    Hướng lòng sùng kính của bạn về đức Phật, bậc thượng sư của bạn, đang ngồi trên đỉnh đầu

    Cầu nguyện tới ngài theo bất cứ nghi thức nào bạn biết

    Hoặc trì tụng tinh hoa của tất cả những lời cầu nguyện, chính là Vajra Guru Mantra (Om Ah Hum Vajra Guru Padma Siddhi Hum).

    ***

    Đức Phật A Di Đà, hiện thân của Tam Bảo và toàn thể các bậc thầy

    Hòa tan vào ánh sáng và hợp nhất bất khả phân với bạn

    Thân, Khẩu, Ý giác ngộ của ngài và thân, khẩu, ý của bạn

    Hội nhập, không thể chia tách, như sữa hòa trộn vào nước

    Hình dung rằng bạn thọ nhận tất cả các cấp quán đỉnh và ban phúc.
  4. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    BÀI CA DÀNH CHO NGƯỜI MỚI HỌC RÈN LUYỆN TRỰC TIẾP VÀO GIAI ĐOẠN PHÁT SINH VÀ GIAI ĐOẠN THÀNH TỰU


    Điểm trọng yếu, con đường hợp nhất của giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu

    Có vài điều cần hiểu rõ và vài điều để thực hành

    ***

    Bản chất tâm trí của tất cả chúng sinh

    Từ vô thủy chính là bản chất của các bậc giác ngộ

    Điều đó có nghĩa, bản chất tánh không là Pháp Thân bất sinh

    Tính sáng tỏ thuần khiết là Báo Thân

    Năng lực biểu hiện đa dạng và không chướng ngại là Hóa Thân

    Sự hợp nhất không chia lìa của ba thân là Thể Tính Thân

    Và tính tuyệt đối bất biến của các thân là Đại Lạc Thân.

    ***

    Các thân, từ vô thủy, là sở hữu tự nhiên của bạn

    Chúng không đến từ lòng từ bi của chư Phật, hay từ sự ban phúc của thầy bạn

    Hoặc thông qua một điểm then chốt trong việc thực hành giáo Pháp của bạn

    Mà bởi vì bạn đã sở hữu chúng từ vô thủy

    Nếu tất cả các kinh điển và mật điển đều công nhận điều này

    Thì tại sao người ta phải trôi lăn trong luân hồi?

    Câu trả lời cho nguyên nhân lang thang trong luân hồi là vì chúng sinh vô minh không nhận biết bản tính tự nhiên của mình.

    Ví dụ, một người sở hữu một hòn đá có chứa vàng trong lò sưởi

    Anh ta, vì không nhận ra nó có thể trở thành vàng, vẫn phải chịu khổ vì thiếu đói

    Khi thầy bạn chỉ ra bản tính tự nhiên của bạn, đó là biểu hiện của lòng tốt vô bờ.

    ***

    Sẽ không có ích cho người đói ăn chỉ bằng cách nói cho biết anh ta có vàng

    Trừ phi anh ta bán nó, đổi lấy ngũ cốc, sau đó rang và xay

    Rồi nấu nướng và chuẩn bị bữa ăn, thì anh ta mới thỏa mãn cơn đói của mình.

    Tương tự, bạn cần quét sạch vô minh và đạt đến giải thoát

    Thông qua thực hành được chỉ dẫn bởi vị thầy của bạn.

    ***

    Tất cả kinh điển Đại thừa và mật điển của Mật thừa

    Đều công nhận tâm trí của bạn là “người giác ngộ”

    Nhưng, các kinh điển đại thừa không chỉ ra thân thể một người chính là một vị Phật

    Vì vậy, đó là một con đường dài hơn

    Khi được dạy rằng Phật quả được đạt tới sau ba vô lượng a tăng tỳ kiếp.


    Một điều hoàn toàn thực tế là giác ngộ có thể đạt được chỉ trong một đời thông qua giáo lý Vô Thượng

    Bằng cách chỉ ra thân người là linh thánh

    Điều này vì vậy được dạy trong tất cả các mật điển Vô Thượng

    Như Thắng Lạc Luân (Chakrasamvara), Guhyasamaja (Bí mật tập hội), các nghi quỹ của tám bản tôn phẫn nộ (tám Heruka), và các pháp tối thượng mật tông khác

    Rằng thân người là mandala của các hóa thần.


    Tóm lại, các trường phái cựu và tân dịch đều đồng ý rằng ngũ uẩn là ngũ phương Phật

    Năm nguyên tố là năm vị Phật mẫu

    Tám căn là tám vị Bồ tát

    Tám trần là tám nữ Bồ tát.

    ***

    Cụ thể, trong trung tâm luân xa tim của bạn là bốn mươi hai hóa thần hiền hòa

    Trung tâm luân xa cổ họng là các vị Trì Minh Vương thanh tịnh

    Trong luân xa não là năm mươi tám vị bản tôn phẫn nộ

    Họ thực sự hiện diện trong hình dạng của các khí, mạch và giọt.
  5. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Như một dấu hiệu, thông qua sự kết nối từ kinh mạch luân xa tim tới mắt

    Ánh sáng cầu vồng và những vòng tròn sẽ hóa hiện trên bầu trời Đại Toàn Thiện

    Vào lúc chết, các vị hóa thần vốn có sẽ hòa tan trong thân thể bạn

    Và hiện ra trong thân tướng con người tràn ngập khắp không gian bao la.

    ***

    Vì không nhận ra được họ là các hóa thần, bạn tưởng rằng họ là Thần Chết

    Hốt hoảng, lo lắng và kinh hãi, bạn u mê và rơi vào các cõi thấp

    Ví như, trên một con đường có những nguy hiểm rình rập

    Bạn sẽ bỏ chạy từ một bữa tiệc chào đón mình chỉ vì nghĩ rằng họ là kẻ thù

    Khi bỏ chạy, như thể bạn đang bị săn đuổi, và bạn kinh hoàng tột độ

    Nhưng, khi bạn nhận ra chúng, bạn sẽ cảm thấy không sợ hãi và vui sướng

    Bạn có thể vãng sinh các cõi Tịnh độ khi bạn nhận ra họ là các hóa thần

    Để tăng cường sự nhận biết quen thuộc với họ ngay bây giờ

    Bạn cần thực hành nhìn các vòng tròn lớn và nhỏ của pháp Togal.

    ***

    Ví dụ, mặc dù đá nam châm có thể chứa bạc

    Nó không thể được sử dụng khi chưa nấu chảy và sàng lọc

    Tương tự, sẽ là không đủ nếu chỉ nhận biết thân thể bạn là mandala của các hóa thần

    Bạn cần thực sự thực chứng điều đó thông qua thực hành.

    ***

    Mặc dù có rất nhiều bản tôn

    Bồ tát Quan Âm cao cả, hiện thân của tất cả các hóa thần, là vị hóa thần đặc biệt ở Tây Tạng

    Mặc dù có rất nhiều phương pháp dài và ngắn để thực hành quán tưởng

    Phương pháp “thành tựu chỉ bằng hồi tưởng”

    Là rất thuận lợi để thực hành và dễ hiểu.

    ***

    Vì vậy, quán tưởng thân thể bạn trong hình tướng của đấng Đại Từ Bi

    Người màu trắng, có một mặt và bốn tay, theo đúng nghi quỹ

    Trong luân xa tim của ngài là một hoa sen trắng có sáu cánh

    Trung tâm hoa sen là chủng tự HRIH, trên sáu cánh hoa là sáu âm thanh (Om Mani Padme Hum)

    Quán tưởng tất cả đều hướng lên trên, sáng ngời, lấp lánh và hiện diện sống động.

    ***

    Chủng tự HRIH đứng yên và sáu chữ quay theo chiều kim đồng hồ

    Từ đó, vô vàn ánh sáng tỏa ra mười hướng và cúng dường tới toàn thể chư Phật và Bồ tát

    Họ đều hóa thành hình tướng của đấng Đại Từ Bi

    Và tan biến vào hành giả như những hạt mưa rơi nhẹ

    Một lần nữa, hào quang tỏa rạng từ sáu chữ

    Thanh lọc ác hạnh và chướng ngại của tất cả chúng sinh lục đạo luân hồi

    Toàn thể chúng sinh hóa thành hình tướng của đấng Đại Từ Bi

    Và mỗi cá nhân đều ngâm tụng Lục tự minh chú

    Toàn thể vũ trụ trở thành cõi Đại Lạc.

    ***

    Thỉnh thoảng, giữ sự chú ý của bạn nhất điểm tập trung vào chữ HRIH

    Và khi tâm trí bạn duy trì vững chắc một thời gian dài mà không đi lang thang đây đó

    Thì hãy thực hành thiền chỉ samatha với một đối tượng, sự hợp nhất của giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu

    Khi bạn nhìn thẳng vào tâm trí, quan sát chính cái đang thực hiện quán tưởng chủng tự

    Tất cả những gì được quán tưởng đều tan biến vào tánh không.

    ***

    Tâm trí không có hình thể, màu sắc hoặc chất liệu vật chất

    Nó không thể được tìm thấy bất cứ nơi đâu bên ngoài hoặc bên trong thân, hoặc ở giữa

    Nó không được thấy là một dạng chất liệu

    Cho dù bạn tìm kiếm khắp mười phương

    Nó không xuất hiện bất cứ nơi đâu, hoặc duy trì và biến mất ở bất cứ chỗ nào.


    Tuy nhiên, nó chẳng phải là không tồn tại, khi tâm trí bạn vẫn nhận biết rõ ràng.

    Nó không phải là đơn nhất, vì nó biểu hiện theo nhiều cách đa dạng

    Nó cũng chẳng phải là nhiều, bởi vì tất cả biểu hiện đều có chung bản chất

    Không ai có thể mô tả bản tính của nó

    Tuy nhiên có vô số điều để nói khi trình bày những khía cạnh giống nhau của nó

    Có thể được gọi là “bản tính của tâm”, “Cái tôi” hoặc “nền tảng chung”

    Nó chính là cơ sở của cả luân hồi và niết bàn.
  6. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Đạt đến Phật quả hoặc rơi vào các cõi thấp

    Lang thang trong trạng thái trung ấm và có được tái sinh tốt hay xấu

    Cảm thấy chán ghét, giận dữ, ham muốn và dính mắc

    Có niềm tin, nhận thức sáng suốt, yêu thương và từ bi

    Đạt được công hạnh thực chứng và giác ngộ, trên con đường và các giai đoạn

    Tất cả đều được thực hiện chính xác bởi chính tâm trí này.

    ***

    Tâm trí là gốc rễ của mọi thứ rối bời và suy bại

    Bất cứ ai nhận ra ý nghĩa này và đưa chúng vào thực hành

    Sẽ nhận ra chẳng có giáo lý nào không được bao hàm trong điều này, tìm ra gốc rễ của tâm trí

    Cũng như mọi tri giác sẽ ngừng hoạt động khi huyết mạch sự sống bị cắt đứt.

    ***

    Tâm trí chẳng có thực thể nào dù nhỏ như đầu sợi tóc để thiền về nó

    Vì vậy sẽ là đủ khi chỉ Nhìn, không sao lãng, vào bản chất của nó

    Từ bỏ mong đợi vào những thứ dễ chịu và sợ hãi những thứ khó chịu

    Không đưa ra bất cứ suy xét nào như “liệu điều này có tốt không”

    Bất kể nó duy trì hay suy nghĩ, sáng tỏ hay u tối

    Hãy tỉnh táo nhìn vào bản chất của mọi thứ xuất hiện.

    ***

    Vào thời điểm thực hành pháp chủ đạo theo cách này

    “Vắng lặng” là để kéo dài hoàn hảo trạng thái tự do khỏi mọi suy nghĩ

    Và “tạp niệm” là khi tâm trí đi lang thang mười phương mà không chịu yên vị

    “Tỉnh giác” ở đây là chú ý bất cứ thứ gì đang diễn ra, dù là vắng lặng hay tạp niệm

    Cho dù chúng phô diễn bản thân theo nhiều cách, chúng đều có chung một bản chất.

    ***

    Vắng lặng là Pháp thân và tạp niệm là Hóa thân

    Tỉnh giác là Báo thân và tính bất phân của chúng là Thể tính thân

    Có các nguyên nhân hoặc những hạt giống để sở đắc được ba thân

    Theo cách này, không có gì khác biệt trong đặc tính của vắng lặng và tạp niệm

    Vì vậy đừng phân biệt thích hoặc không thích, chỉ đơn giản duy trì thực hành cái nhìn vào mọi thứ đang diễn ra

    Lúc khởi đầu, hãy nhìn lặp đi lặp lại trong các thời thiền ngắn, chia làm nhiều lần

    Tiếp theo, hãy dần dần kéo dài cái nhìn trong những khoảng thời gian dài hơn.
    Lần cập nhật cuối: 04/12/2015
  7. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    BÀI CA TIÊU TRỪ CHƯỚNG NGẠI LÀM HIỂN LỘ CÁC KINH NGHIỆM

    Emaho!

    Thời nay, khi có nhiều người dạy các giáo lý truyền khẩu

    Có rất nhiều người mang theo kiến thức nửa vời

    Nhưng diện mạo của cuộc sống thường lôi cuốn và nhiều cám dỗ

    Và bởi vì không đưa suy niệm về vô thường và cái chết vào trong tâm khảm

    Có rất nhiều người kiến thức của họ chỉ là lý thuyết suông.

    Mặc dù thọ nhận nhiều giáo lý, nhưng họ ngang bướng và trơ ỳ

    Không biết xấu hổ về các hành vi sai trái, hoạt động của họ chẳng khác nào những người bình thường.

    ***

    Những người học các giáo lý chỉ để phê phán sai lầm của người khác

    Bởi vì họ không có nỗi sợ luân hồi và từ bỏ ác hạnh, vốn là chân đế của thiền định

    Nếu bạn biết con đường nhưng không đi xuyên qua nó

    Cũng như biết đường mà chẳng thể đến được tu viện Jowo.

    ***

    Theo thứ tự, con người có ba hạng căn cơ: thượng, trung và hạ

    Bậc thượng căn không cần từ bỏ các hoạt động thế gian

    Mà vẫn có thể thực hành trong khi phối hợp các hoạt động thế gian vào việc hành trì

    Sự tham dự của các khoái lạc giác quan là con đường không cần từ bỏ

    Ví dụ thực tế là vua Indrabodhi.

    ***

    Bậc trung căn từ bỏ hầu hết các hoạt động thế gian

    Người đó thực hành trong khi duy trì sinh hoạt như một nhà sư

    Chỉ cần đủ đồ ăn, nước uống, y phục

    Là cách sống của hầu hết học trò và thành tựu giả của Ấn Độ và Tây Tạng.

    ***

    Bậc hạ căn không thể đáp ứng các mục đích của mình khi duy trì hai trạng thái tâm trí

    Người đó không thể theo đuổi cùng lúc cả giáo Pháp và hoạt động thế gian

    Và để thực hành, người đó phải vứt bỏ mọi mối quan tâm như là thực phẩm, y áo … của cuộc sống

    Đây là lối sống của những bậc thầy như Milarepa và Gotsangpa.

    ***

    Cho dù bạn theo con đường nào, hãy tiếp tục

    Nếu bạn hành trì không gián đoạn, kinh nghiệm và sự giác ngộ sẽ ló rạng

    ***

    Tùy theo tố chất và năng lực mỗi người, những gì xuất hiện ở người này sẽ không xuất hiện ở người khác

    Một số người trong sáng sẽ có kinh nghiệm và chứng ngộ bậc cao

    Trong khi những người khác, sau mỗi kinh nghiệm, sẽ thấy thất vọng

    Với một số người, kinh nghiệm từ từ cải thiện, ngày càng tiến bộ

    Tôi sẽ giải thích từng bước

    Cách thức mà các kinh nghiệm diễn ra.

    ***

    Khởi đầu, tâm trí không muốn ở yên một chỗ cố định, dù chỉ trong khoảnh khắc

    Nó theo đuổi mọi thứ, nhảy từ ý nghĩ này qua ý nghĩ khác

    Lúc đó, hãy giữ vững tư thế ngồi và thả lỏng thư giãn

    Hãy để tâm trí nhảy nhót tới bất cứ nơi đâu nó muốn, trong khi vẫn duy trì quan sát cẩn mật

    Theo cách này, nó sẽ trở về nhà và ổn định một lúc.

    Nghịch lý là ở chỗ, nếu để tâm trí tự do nghĩ về bất cứ điều gì nó muốn, nó sẽ tự ngừng hoạt động. Tuy nhiên nếu chúng ta cố gắng kiểm soát nó, ra lệnh: “Hãy tập trung. Không nghĩ về bất cứ thứ gì!”, thì nó sẽ nghĩ về tất cả mọi thứ. Giống như một con khỉ hay một đứa trẻ, nếu bạn nói: “Trật tự!” nó sẽ nhảy nhót lung tung và gây rối, nhưng nếu bạn nói: “Cứ nhảy nhót đi và làm mọi thứ nếu muốn”, nó sẽ nhanh chóng mệt mỏi và yên vị. Tâm trí cũng giống như vậy. Do đó, hãy để mặc tâm trí với chính nó và để nó nghỉ ngơi thả lỏng.

    ***

    Cả vắng lặng và tạp niệm đều thuộc về shamatha, thiền chỉ

    Sự thấu suốt bản chất của chúng là tính không thuộc về vipashyana, thiền quán

    Sự hợp nhất là để nhận ra, như là tính duy nhất bất khả phân

    Tính không của cả vắng lặng và tạp niệm.

    Có hai phương diện: vắng lặng, khi các hoạt động tinh thần lắng dịu và tâm trí trở nên yên lặng; tạp niệm khi hoạt động tư tưởng diễn ra mạnh mẽ. Cả hai đều thuộc về samatha. Vắng lặng và tạp niệm chỉ là hoạt động tư tưởng, nhưng nếu nhìn vào: “Cái gì vắng lặng? Cái gì diễn ra êm ả? Cái gì đang suy nghĩ?” thì người ta sẽ khám phá ra bản tính trống rỗng, hoàn toàn thoát khỏi mọi thái cực hoặc các tạo tác tinh thần. Đây là sự hợp nhất không lẫn lộn giữa tính không và tính biết, gọi là vipashyana hoặc nội quán. Vipashyana nghĩa là quan sát rõ ràng, nhưng “quan sát”không ngụ ý là “có cái gì đó để quan sát”. Ở đây, chúng ta hoàn toàn thoát khỏi trạng thái của “người nhìn”, một “đối tượng được nhìn”, và “hành động nhìn”. Điều này hoàn toàn nằm ngoài mọi tạo tác tinh thần.
  8. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Mặc dù bạn đã hiểu điều này là như vậy

    Đôi lúc, khi tâm trí đang lắng đọng trong thực hành, bạn trở nên chứa chan hạnh phúc

    Tâm trí của bạn sẽ bị mê đắm, và nghĩ “Đây chính là đích đến!”

    Vào khoảnh khắc trạng thái vắng lặng hoặc tạp niệm xuất hiện, ta nên nhận ra tính không của chúng, mà chẳng thiên vị yêu ghét hai trạng thái này. Cho tới khi nào không bị hôn trầm lúc vắng lặng, và không bị lôi cuốn theo các tạp niệm vào lúc chúng xuất hiện, người ta có thể nhận ra sự hợp nhất bất khả phân giữa tính biết và tính không. Nếu, trong lúc thực hành, có một kinh nghiệm mạnh mẽ về niềm hạnh phúc và cảm giác vượt trội về trạng thái vắng lặng khi mọi thứ trở nên rất yên tĩnh và thanh bình, thì người ta bỗng trở nên khoan khoái và nghĩ: “Thật tuyệt vời!”. Tâm trí người ta sẽ bị dính mắc và, ngộ nhận: “Đây là đích đến! Cuối cùng ta đã đạt được nó.” Nhưng thực ra đây chỉ là một kinh nghiệm tạm thời.

    ***

    Thỉnh thoảng tâm trí không duy trì trạng thái vắng lặng, mà nó tán loạn và khuấy động như những cơn gió

    Cho dù bạn nhìn, nó thoảng qua và phù du mà không có gì để nắm bắt và quan sát

    Rồi bạn nản lòng, và nghĩ: “Ôi không! Không đúng rồi. Nó biến mất rồi!”

    Lúc đó, chỉ cần nhận biết tư tưởng vừa xuất hiện

    Bằng cách quán sát xem chúng đến từ đâu, chúng duy trì ở đâu, và chúng biến mất ở đâu, bạn sẽ chẳng tìm thấy gì ngoài sự trống rỗng.

    Có những lúc, tâm trí người ra có thể xao động mạnh mẽ như những tán lá đang rung lắc trong gió khiến hành giả cảm thấy bồn chồn không yên.

    Bất kỳ lúc nào như vậy, nếu người ta cố tìm kiếm tâm trí đang kinh nghiệm, nó sẽ lẩn trốn ngay lập tức. Nó phù du và thoảng qua, sẽ chẳng có gì để quan sát hoặc tìm thấy ở bất cứ nơi đâu. Người ta chán nản và nghĩ: “Mình để mất nó rồi. Sai rồi. Sự vắng lặng của mình không còn nữa.” Những lúc như vậy, hãy cố gắng nhận biết bản chất của bất cứ tư tưởng nào xuất hiện bằng cách khảo cứu nó đến từ đâu, nó còn lại ở đâu và nó biến mất chỗ nào. Với cách theo dõi như vậy, người ta sẽ chẳng tìm thấy gì khác ngoài sự trống rỗng.

    ***

    Ví dụ, nếu bạn cắt một đoạn tre và nhìn vào trong

    Bạn sẽ thấy bên trong tất cả thân tre là trống rỗng

    Tương tựng, khi bạn nhận ra một ý nghĩ là trống rỗng, thì mọi ý nghĩ tạp niệm đều như vậy

    Chẳng có lý do gì để phấn khởi với trạng thái vắng lặng, và thất vọng khi tạp niệm dấy động

    Cũng như chẳng có gì khác biệt giữa nước và các làn sóng của nó

    Hãy nhìn vào bản chất của bất cứ thứ gì diễn ra

    Mà không phân biệt đối đãi giữa vắng lặng và tạp niệm.

    Nước bình lặng thì cũng vẫn là nước như khi nó xao động với các làn sóng. Chẳng có gì khác biệt trong bản chất của chúng. Tương tự, tâm trí phẳng lặng chỉ là trạng thái tư tưởng của người ta. Nếu nó khởi tạo tư duy và các suy nghĩ, thì nó cũng vẫn là tư tưởng của người ta. Vì vậy, việc phân biệt tương phản giữa vắng lặng và tạp niệm sẽ chẳng phục vụ mục đích nào. Điều quan trọng là nhìn vào bản chất của cái tạo ra những tư tưởng như vắng lặng. Nhìn vào bản chất của cái đang suy nghĩ: “À đang có các tạp niệm.” Rồi, người ta chỉ cần duy trì trạng thái đó, trong một tâm trí bình thường. Đây là điều quan trọng nhất.

    Có một tình trạng nguy hiểm gọi là “lạc vào trạng thái trống rỗng của sự thiếu vắng nhận thức”, có thể xuất hiện trong khi thực hành thiền chỉ samatha. Một câu chuyện có thật được kể về ba người ở tỉnh Kham, hành hương đến Lhasa. Trên đường, họ nghỉ chân ở một chốn hẻo lánh. Một người đi tìm củi, người khác tìm nước, người thứ ba chuẩn bị nhóm lửa. Trong lúc đi lang thang, người tìm củi phát hiện ra một hang động nhỏ và nghĩ: “trông nó thật thanh bình, mình sẽ vào trong ngồi thiền một lúc.” Anh bước vào, ngồi xuống, tiến hành thiền định rồi nhập vào một trạng thái mà tất cả nhận thức và hoạt động tư tưởng đều ngừng bặt. Anh duy trì trạng thái này như vật mà không hay biết cho đến khi những người kia bắt đầu thắc mắc. Họ gọi anh nhiều giờ nhưng không thấy phản hồi.

    Ngày tiếp theo tìm kiếm mà không thấy, họ kết luận là anh có thể đã ngã xuống vực hoặc bị dã thú ăn thịt. Anh ta biến mất hoàn toàn. Vì vậy họ tiếp tục cuộc hành trình, tới Lhasa và thăm viếng nhiều thánh địa.

    Ba năm sau, trở lại Kham, họ vô tình dừng lại ở khu vực cũ. Một người nói: “Chẳng phải đây là nơi chúng ta mất bạn mình sao? Hãy đi xung quanh xem có tìm thấy gì không.”

    Họ tình cờ đi ngang cửa hang. Nhìn vào trong, nhờ ánh mặt trời chiếu xuyên qua, họ thấy có người đang ngồi trong động. Một người bảo: “Ai đó đang ngồi ở trong. Có thể chỉ là một bức tượng hoặc thứ gì đó. Lại gần xem nào.” Họ tiến đến gần và nhận ra bạn mình. Một người nói vào tai rồi rung chuông để đánh thức người nhập định. Họ thấy ngực anh vẫn còn chút hơi ấm. Người đó dần dần tỉnh lại. Anh nhìn các bạn mình và nói: “Được rồi, tôi chỉ ngồi đây một lúc thôi. Giờ để tôi đi tìm củi.” Anh không biết rằng ba năm đã trôi qua.

    Tình trạng "ngừng bặt" như vậy cần phải được phòng tránh.

    Ví dụ khác về một dạng tiêu cực của kinh nghiệm tạm thời. Khi tôi còn ở Rumtek, vị thầy dạy thiền của tôi kể câu chuyện này về bản thân ông. Khi ông còn trẻ, thầy ông bảo ông nhập thất ẩn tu. Ông tiến hành một khóa ẩn tu ba năm và sau đó thêm một khóa ba năm nữa, một mình, trong một động đá trên núi. Ông thường dậy rất sớm buổi sáng, cúng dường torma và thực hành nghi quỹ. Một đêm, ông rơi vào giấc ngủ rồi tỉnh dậy với cảm giác như mới chỉ ngủ một thời gian ngắn, lúc đó ánh sáng ban ngày đã tràn ngập và mặt trời đã lên khá cao. Ông nghĩ: “Tệ thật! Mình chưa vào giờ ngủ quá giờ như thế này!”, rồi vội vàng sắp đặt torma và các vật phẩm chuẩn bị cho nghi quỹ thực hành.

    Ngay khi đó, một người lạ cưỡi ngựa tới và nói: “Chị của ông đang ốm nặng và sắp chết. Ông phải đi ngay lập tức.” Ông từ chối: “Xin lỗi, tôi đã long trọng thề trước thầy mình là sẽ ở đây trong ba năm. Tôi không đi được.” Người lạ phản đối: “Chị ông chỉ muốn có ông bên cạnh lúc này, bởi vì nếu bà chết mà không được ông làm lễ, thần thức của bà sẽ bất hạnh và lang thang vô định lâu dài. Ông phải đi. Tôi mang theo sẵn một con ngựa cho ông đây.”

    Ông nhìn con ngựa và nghĩ: “Lạ thật! Để một người trèo lên đây còn khó, chưa kể đến con ngựa. Sao điều này có thể xảy ra?” Ông hỏi người lạ làm sao lên được đây, người đó trả lời: “Rinpoche, chúng tôi tìm mọi cách để ông có thể thoải mái xuống núi.” Ông nghĩ: “Nếu mình ở đây thì thật ích kỷ. Nếu mình đi, sẽ bất lợi cho mình, nhưng có ích cho người khác, dường như chị mình có tín tâm lớn và yêu quý mình hết mực. Tốt hơn là mình đi thôi.”

    Trong khi chuẩn bị xuống núi, ông bỗng cảm thấy nghi ngờ. Khi chuẩn bị trèo lên ngựa, ông nghĩ: “Guru đã dặn mình không bao giờ được đi đâu mà không mang theo bức thangka ông đưa.” Ông quay vào động để tìm nó, khi trở ra, vừa trèo lên ngựa thì mọi thứ biến mất vào màn đêm bóng tối. Chỉ còn những ngôi sao đang chiếu sáng trên bầu trời.

    Người ẩn tu cảm thấy kinh sợ. Ông không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì trong bóng tối dầy đặc nên phải lần mò từng bước trở vào trong hang, ngồi xuống và run sợ trên bồ đoàn, tự hỏi: “Chuyện gì đây, có phải việc hành thiền của mình đang đi sai đường?”

    Ông cầu nguyện thành khẩn tới thầy mình và thiền về tâm từ. Lúc rạng sáng, ông rời động và phát hiện ra nơi “con ngựa” đã đứng, nơi ông chuẩn bị đi xuống chẳng là gì khác ngoài một vách đá dốc đứng. Sau lần đó, công phu thiền của ông tiến bộ vượt bậc.
    Lần cập nhật cuối: 15/12/2015
  9. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Khi bạn cảm thấy bị khuấy động hoặc nhiễu loạn, hãy thư giãn cả thể xác và tinh thần

    Khi cảm thấy trì độn, u mê và uể oải, hãy tập trung và quan sát

    Sau đó, ở một vài thời điểm, tạp niệm sẽ lắng dịu

    Và bạn sẽ ở trong trạng thái hoàn toàn yên lặng hiếm khi có ý nghĩ khởi lên

    Tuy nhiên, mặc dù các ý nghĩ xuất hiện, bạn vẫn nhanh chóng quay lại trạng thái vắng lặng

    Điều này được gọi là “thành tựu vắng lặng”.

    Nhờ thực hành shamatha và vipashyana, thiền chỉ và thiền quán, người ta sẽ tích tập được rất nhiều công đức đồng thời còn thanh tẩy các chướng ngại. Các dấu hiệu rõ ràng của sự thành tựu thực hành xuất hiện. Vào ban ngày, người ta sẽ cảm thấy tinh thần rộng mở, thảnh thơi, chan hòa, phóng khoáng, thanh thoát, còn cơ thể có cảm giác sáng láng và thoải mái hơn.

    Với tâm trạng của người không hành thiền, thỉnh thoảng chúng ta trở nên giận dữ và khó chịu với những chuyện chẳng mấy to tát. Thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy buồn rầu hoặc thất vọng mà chẳng có nguyên nhân cụ thể nào. Thực hành samatha và vipashyana sẽ khiến những phiền não này giảm thiểu. Chúng ta có thể cải thiện tình trạng này cho bản thân.

    Thực hành thành thục samatha và vipashyana, tính khí thất thường của chúng ta, những tâm trạng vô cớ xuất hiện không có liên hệ với các hoạt động hàng ngày sẽ biến mất. Cho dù chúng ta vẫn còn giận dữ, kích động, khó chịu vì những chuyện lớn, các cảm xúc sẽ tự động tiêu tan nhanh chóng giống như khi chúng xuất hiện. Chúng ta sẽ không dính mắc vào những cảm xúc này dai dẳng như trước đây.

    Đôi khi, những người thiếu kiên định trong thực hành có thể trở nên khó chịu đến mức quá tải, như thể sắp bị vỡ tim. Nhưng đối với người thực hành bền bỉ, điều này không xảy ra. Trước đây, chúng ta đã đề cập tới sự phát tác của ngũ độc làm cản trở việc thực hành giáo Pháp và lôi cuốn mọi người đi xa, nhưng chướng ngại này sẽ không xảy ra sau khi đạt đến một độ vững chắc nào đó trong sự thực hành samatha và vipashyana như đã giải thích ở đây.

    Hiện tại, chúng ta có thể khó chịu và bị nhiễu loạn đến mức chúng ta cảm giác không thể ăn hoặc ngủ, nhưng bằng việc thực hành lâu dài, chúng ta sẽ không bị mất cảm giác thèm ăn hoặc bị mất ngủ vào ban đêm. Tất nhiên nhiều lúc chúng ta vẫn bị kích động, nhưng không mạnh mẽ và sâu sắc như trước đây.

    Một người không phát triển năng lực tập trung thông qua hai phép thiền này có thể trở nên nóng giận, đỏ mặt khi bị các cảm xúc tiêu cực quấy rầy, hoặc cảm thấy lạnh toát và tái nhợt. Những cảm xúc mạnh thậm chí còn gây ra co giật cơ mặt. Những ảnh hưởng tiêu cực khác nhau lên thể chất có nguyên nhân từ sự xáo trộn các cảm xúc. Một người đã đạt đến độ ổn định trong thực hành thiền chỉ & quán sẽ không bị những xáo trộn đó ở mức độ nghiêm trọng.

    Chúng ta nghĩ rằng thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần có thể trợ giúp, nhưng thường thì thuốc chữa đau đầu chỉ chữa cơn đau đầu mà không chế ngự được các cảm xúc tiêu cực. Bạn cần áp dụng đúng phương thuốc, là thực hành thiền chỉ và quán.

    Ban đêm, các dấu hiệu của việc thực hành có thể biểu hiện trong giấc mơ, như mơ mặc quần áo mới và bỏ đi đồ cũ, mơ những gì bất tịnh và ô trược bị tống khứ ra khỏi cơ thể, hoặc mơ đến những nơi thú vị. Người ta có thể cảm thấy thương người và một tấm lòng vị tha hướng tới toàn thể chúng sinh, hoặc cảm thấy sùng kính khi đang mơ. Trong giấc mơ, điều có thể xảy ra là tâm trí người ta sẽ có cảm giác thanh thoát, dễ chịu và thân thể thì sáng láng và bay bổng. Rất nhiều dấu hiệu khác có thể xuất hiện trong các giấc mơ. Tất cả đều cho thấy những nghiệp xấu và các chướng ngại của người đó đang bị tiêu trừ và thanh lọc, và việc hành thiền đang tiến bộ.

    Một cách ngắn gọn, các dấu hiệu thực sự của việc thực hành như sau: việc học tập trở nên thuần thục và đi vào nề nếp, các cảm xúc xáo trộn được giảm thiểu. Người học Pháp trở nên hiền hậu và kỷ luật hơn, ngoài ra lời ăn tiếng nói cùng với hành vi sẽ trở nên cẩn trọng hơn, đặc biệt là những hành động hướng tới người khác. Người thực hành sẽ không muốn xúc phạm những người khác, mà trở nên rất dễ chịu và ân cần. Đó là các dấu hiệu của cái hiểu đúng về giáo lý. Dấu hiệu của một người hành thiền hiệu quả là các cảm xúc tiêu cực được tiêu trừ. Người ta sẽ dần không còn giận dữ hoặc khó chịu với những người khác, sẽ không còn ngoan cố ôm giữ những chuyện trái ý và cảm xúc khó chịu.
  10. Prahevajra

    Prahevajra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiên, vì chỉ là những người bình thường, mặc dù thực hành giáo Pháp, chúng ta vẫn kinh nghiệm những cảm xúc khó chịu trong đời sống thường nhật. Chúng không chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện, mà là thường xuyên nếu chúng ta tinh ý quan sát. Thiền sinh sẽ xử lý với các cảm xúc bằng cách không đeo bám chúng hoặc không coi chúng như cái gì đó có thật, chúng sẽ tự động biến mất. Nhưng nếu cố gắng kiểm soát hoặc ngăn chặn chúng, các cảm xúc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

    Mặc dù chúng ta đã có được thân người quý báu, không bị trói buộc bởi tám nghịch cảnh (tám nghịch cảnh khiến giáo Pháp bất khả thi gồm: 1/. Bị mê muội vì những ảnh hưởng tha hóa 2/. Ngũ độc sôi sục bên trong 3/. Nghiệp ác quá nhiều 4/. Quá sao lãng do lười biếng 5/. Bị bắt làm nô lệ 6/. Luôn chạy trốn nỗi sợ 7/. Giả bộ tu hành 8/. Thiểu năng & ngu độn), và mặc dù chúng ta gắn liền với việc rèn luyện thiền chỉ và thiền quán một cách bền bỉ và sáng suốt, có hai kẻ thù vẫn xuất hiện trong thiền. Chúng đến không phải từ bên ngoài, mà từ bên trong chính chúng ta, gọi là hôn trầm và tán loạn. Khi còn trẻ, tôi được Dudjom Rinpoche chỉ dạy về bản tính của tâm, lúc đó Ngài nói: “Vận dụng những gì con đã từng học. Nó là như vậy. Chỉ có điều hãy đề phòng hai tên trộm có thể lẻn vào và gây phiền nhiễu. Hãy canh chừng hai tên trộm này và con sẽ vượt qua mọi khó khăn.” Nghĩ về điều này sau đó, tôi nhận ra lời dạy mới thật sâu sắc và quan trọng làm sao. Hôn trầm và tán loạn quả thực có thể là hai tên trộm.

    “Hôn trầm” là tình trạng mà nhìn từ bên ngoài, chúng ta giống như đang thiền, nhưng tâm trí lại không tỉnh táo, tuy không phải là đang ngủ, nhưng cũng không thức. Một số suy nghĩ xuất hiện nhưng không đủ để gây chú ý, đó là một dạng hoạt động ngầm, mờ nhạt của tư tưởng. Ta chỉ ngồi trong quên lãng. Đây là trạng thái hôn trầm.

    Mơ hồ, không sáng tỏ là tình trạng khi tâm trí không tinh nhạy hoặc hoạt động không chuẩn xác. Người ta chỉ ngồi và cảm thấy tinh thần u tối, không thực sự nhận biết được cái gì đang diễn ra. Người ta có nghĩ về những điều khác nhau, nhưng nếu sau đó được hỏi: “Bạn vừa nghĩ về cái gì?” Thì người ta sẽ không nhớ được gì.

    Tất nhiên những trạng thái hôn trầm và mơ hồ của tâm trí thường xảy ra với mọi người, nhưng chúng sẽ là khuyết điểm lớn khi người ta không vượt qua được nó trong lúc thực hành.

    Khi cảm thấy hôn trầm, thiếu tỉnh táo và lờ đờ, văn bản dạy rằng người ta nên tập trung và theo dõi. “Tập trung” ở đây nghĩa là lôi kéo bản thân bạn tham gia trọn vẹn vào công việc, ngồi thẳng lưng, nâng cái nhìn lên một điểm cao hơn, tốt nhất là nhìn lên bầu trời xanh, và mặc ít quần áo hơn nếu bạn quá ấm. Việc này sẽ khiến nhận thức của bạn sắc nét hơn. Nếu cảm thấy tư tưởng phấn khích hoặc nhiễu loạn, bạn nên mặc quần áo ấm hơn, hạ thấp điểm nhìn và thư giãn, thả lỏng cơ thể.

    “Theo dõi” trong trường hợp này không phải là quan sát cái gì cụ thể, chỉ là nghỉ ngơi trong trạng thái tỉnh táo mà khi đó, sự nhận biết sáng tỏ và tính trống rỗng là chẳng thể tách rời.

    Ngữ cảnh của giáo lý này là dành cho người đã từng thực hành thiền chỉ, hơn nữa, đã từng nhận hướng dẫn từ một vị thầy chỉ bày phép thiền quán thực sự, về sự tỉnh thức không có hoạt động của ý niệm hoặc nhận thức bất nhị. Cách nhận thức này sau đó được kết hợp với thực hành thiền chỉ.

    Khi thực hành, lúc khởi đầu người ta sẽ kinh nghiệm nhiều tư tưởng mạnh mẽ, có thể là vui đến mức khiến người ta cười lớn, hoặc có thể là buồn khiến người ta muốn khóc. Rồi các tư tưởng sẽ dần giảm thiểu. Kể cả những tư tưởng không được nhận biết, xuất hiện nối tiếp nhau, ý tưởng này khởi lên chiếm lĩnh tâm trí rồi bị chìm vào quên lãng khi ý tưởng khác xuất hiện, tất cả sẽ dần giảm bớt. Người ta sẽ vươn tới một trạng thái mà tính trống không và tính biết sáng tỏ chẳng tách rời, thanh thoát, rộng mở và bình lặng.

    Tới lúc này, các ý niệm không xuất hiện liên tục. Thỉnh thoảng các ý niệm nổi lên mạnh mẽ rồi lại biến mất; đôi khi chúng trồi lên chút ít, nhưng tâm trí hầu như vẫn yên lặng. Mặc dù các ý tưởng và cảm xúc đôi lúc vẫn xuất hiện, việc thực hành thiền chỉ samatha kết hợp với sự tỉnh biết, được thực hành tùy vào khả năng của một người, sẽ cho phép người đó, bất kể có các ý niệm nổi lên, vẫn nhanh chóng quay trở lại trạng thái yên lặng và duy trì hoàn hảo tình trạng yên tĩnh và trong trẻo của tâm trí.

    Trong văn cảnh này, “yên lặng” không hẳn nói tới tới thiền chỉ samatha. Nó liên quan tới cái “yên lặng rỗng rang của tính sáng tỏ” nhiều hơn, cái rỗng rang của sự tỉnh biết. Để hiểu được đầy đủ, những giáo lý này cần phải phối hợp với kinh nghiệm thực hành cá nhân, để sao cho kinh nghiệm đó phù hợp với những gì được dạy. Ngay lúc này, chúng ta không có đủ thời gian.
    Lần cập nhật cuối: 08/01/2016

Chia sẻ trang này