1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự im lặng (thơ Vi Thuỳ Linh)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi QUICK, 03/09/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. QUICK

    QUICK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    1.809
    Đã được thích:
    0
    Sự im lặng (thơ Vi Thuỳ Linh)

    Sự im lặng (thơ Vi Thuỳ Linh)



    Tôi đã nói với người đàn ông đầu tiên tôi yêu:
    ?oEm có thể chết nếu bị anh phản bội??
    Khi bị phản bội
    Tôi giằng chiếc nhẫn anh tặng khỏi tay mình

    ?Người đàn ông thứ hai dịu dàng và trong suốt
    Tôi thiếu nữ bé nhỏ rón rén bước vườn yêu
    Sửng sốt và ngưỡng vọng?
    Bỗng nhiên
    Anh thay đổi!!!
    ??..
    Cố giấu những tấm ảnh, quà tặng của họ trong góc kín căn phòng, tôi bắt đầu xe lửa mải miết, gầm lên tự trấn an, át đi trong tiếng thở đuổi theo mình, phía những cơ thể đầy ham muốn.
    Tôi biết thân thể mình đang khô đi khi xe lửa không còn đường ray để chạy
    Trước biển đêm
    Đôi mắt thảng thốt tìm câu trả lời phía đám mây màu tóc:
    ?oCon người sẽ còn bất hạnh vì sự thông minh và cả tin?(?)
    Nhưng tại sao tại sao tại sao
    Tôi lại cố rướn mắt đau đáu con đường đã qua
    Tôi lại cố tìm Tôi, được một lần nữa thơ ngây, trong chiều cao im lặng.




    ma(m ma(m
  2. Relax

    Relax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Vừa gõ một đoạn, lại quên tay xoá mất, tiếc quá.
    Xin hỏi bạn Quick về cái từ "giằng" ở câu thứ 4 trong khổ thơ đầu có phải là do bạn gõ nhầm không đấy? Thanks.

    Relax

  3. Relax

    Relax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Thế thì cái từ "giằng" ấy được sử dụng không chính xác trong ngữ cảnh ấy.
    Giằng - giằng giật, giằng co (hướng chuyển động về phía mình nhằm chiếm đoạt lấy cái gì đó)
    Am I right?
    My 2 cent

    Relax

  4. taolaotrikhuon

    taolaotrikhuon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2001
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Nhận xét tinh đấy. Ở đây phải là "giật" mới đúng.
    Yêu anh không em gái?
  5. Relax

    Relax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    "Giật" kể ra thì cũng được nhưng vẫn chưa thật thích hợp với ngữ cảnh khốc liệt của một giọng thơ có cá tính khốc liệt ấy.
    Bác nào thử tìm giúp cho cô Linh với, kìa các nhà thơ đâu hết rồi?

    Relax

  6. taolaotrikhuon

    taolaotrikhuon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2001
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Ở đây tôi mới bàn đến ngữ nghĩa thôi ông ạ, chưa nói đến sắc thái biểu cảm đi kèm với nó. Nhưng mà ông đúng. Ông gợi ý từ nào thay cho từ "giằng" ở đây?
    Trần Nguyễn Hoàng Long đẹp trai
  7. Relax

    Relax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Mời bác tranh thủ đọc giúp iem cái bài này rồi ta bàn tiếp về cái "giằng" và cái "giật" bác nhé.
    (source: VNN)
    Thủ phạm là nguyên âm đôi
    Phạm Tiến Duật
    1
    Người ta bảo, người Việt Nam ta nói đã như hát. Có hai nguyên nhân dễ thấy: một là, tiếng Việt chứa sẵn sự phong phú cao thấp của âm thanh bộc lộ ở các dấu chính tả: không dấu, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Hai là, người Việt rất thích đổi giọng trong khi nói, khi cao giọng, khi hạ giọng. Tôi không thể quên được một cảnh tượng àm tôi gặp ở chùa Giải Oan trong quần thể chùa Hương một cô gái đứng khấn. Cô gái trẻ đẹp có đôi mắt khóc mà vẫn mở to ấy chắc là ít đi chùa. Cô không có câu khấn nào khác ngoài câu Nam-mô A-di-đà-phật. Ấy vậy mà người đông nghịt trong động Giải Oan phải lặng phắc nhìn cô vì cô hạ giọng từ cao đến thấp, rồi nâng giọng từ thấp lên cao cũng chí mất tiếng ấy Nam-mô A-di-đà-phật; nỗi oan như từ ***g ngực cô cuồn cuộn bộc bạch qua chuỗi ngọc âm thanh.
    Hai nguyên nhân ấy thì hẳn đúng rồi, nhưng còn một nguyên nhân nữa tạo nên tính âm nhạc của tiếng Việt. Ấy là do các nguyên âm đôi không phải là không dấu đã tạo nên luyến láy. Tôi gọi các nguyên âm đôi ấy là Âm đôi nhị thanh.
    2
    Tiếng Việt có bốn họ (các nhà ngôn ngữ gọi là dòng) nguyên âm. Họ tròn môi: o, ô, ơ; Họ dẹt miệng: i, e, ê; Họ nguyên âm mở: a, ă, â và họ nguyên âm mở trong: u, ư. Để tạo thành nguyên âm đôi, các cặp nguyêm âm cùng họ với nhau ít được kết hợp mà thường thì một nguyên âm của họ này kết hợp với một nguyên âm của họ kia: ai, ao, au, oa, ôi, ơi, ui, ưi... Nếu ở trạng thái không có dấu (phù bình thanh) thì chưa có vấn đề gì, nhưng ở trạng thái có dấu, các nguyên âm đôi này lập tức tạo nên luyến láy. Bằng đôi tai bình thường, ta nghe người ta nói nhanh không ai thấy luyến láy trong các âm ái, ải, ãi chẳng hạn. Nhưng đọc chậm, đọc kéo dài hay nhấn mạnh thì thấy các âm ấy đều được phát trên hai thang bậc: ái - á-i; ải - ả-i; ãi - ã-i. Điều này không có gì quan trọng với mọi người nhưng rất quan trọng với các nhà thơ và các nhạc sĩ làm ca khúc. Cái luyến láy có sẵn trong lời ăn tiếng nói nhắc nhở ta đừng bỏ phí vẻ đẹp kỳ lạ của tiếng Việt.
    3
    Ở quê, tôi đã từng thấy một ông già dạy đàn bầu cho mấy người trẻ. Lối dạy của ông rất thực dụng. Cứ uốn cần đàn cho dây rung, nhại theo một câu lục bát: Trèo lên cây khế nửa ngày/ Ai làm chua xót lòng mày khế ơi! Nghe đàn, luận ra được câu lục bát ấy, nghĩa là biết chơi. Như thế là nhạc thơ đi trước cả nhạc đàn. và tất cả những điều này có thể đưa đến những bài học thực tiễn nào?
    Trước hết, nó ảnh cáo các thi sĩ nào quá lo lắng đến việc hiện đại hoá thơ mình mà quên cả âm nhạc của những câu thơ. Nó cũng cảnh cáo các nhạc sĩ không lưu tâm đúng mức đến âm thanh vốn có của ca từ. Luôn thể, nó cũng cảnh cáo các ca sĩ rằng, khi gặp các nguyên âm đôi nhị thanh rất dễ làm ca sĩ cuốn theo, các luyến láy tự nhiên lôi kéo, biến ca mới thành ca cải lương.
    Một bài học thực tiễn khác, hầu nh
  8. taolaotrikhuon

    taolaotrikhuon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2001
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói về nghệ thuật sử dụng các nguyên âm đôi để tạo tính nhạc, tính biểu cảm cho thơ thì từ trước đến nay trong thơ ca VN Hồ Xuân Hương là siêu cao thủ nhất. Tôi phục lăn phục lóc bà này: "Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông. Chúng bảo nhau rằng ấy ái uông", haha, đọc khoái thật. Tiếc rằng các nhà thơ, biệt thự thơ, lều thơ, vv trẻ của chúng ta hiện nay nhiều người chưa tận dụng được cái tính nhạc sẵn có của ngôn ngữ mẹ đẻ khi reo vần, chưa có được cái cảm thụ tinh tế về ngôn từ. Thơ ngoài cái mục đích giải thoát cho những cơn xúc cảm mãnh liệt, những rung động của tâm hồn hay nói như HMT là để "hồn trào ra ngoài đầu bút" ra còn phải là cả 1 nghệ thuật về sử dụng ngôn ngữ, vần điệu, nếu không thì chẳng ai gọi nó là thơ nữa, đúng không bác? Ơ, nhưng mà hình như tôi đi lạc vấn đề mất rồi, ở đây tôi đang muốn nghe ý kiến bác về từ thay thế cho từ "giằng" kia mà.
    Trần Nguyễn Hoàng Long đẹp trai
  9. Relax

    Relax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2001
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Cho dù bác có tìm được một từ thích hợp để thay thế cho từ "giằng" thì cái câu thơ ấy hay lên được bao nhiêu % ?
    Nếu được khoảng 200% thì lúc đó bác có muốn làm nốt cái phần văn xuôi còn lại không?
    Nếu bác muốn thì đó là thơ của ai thế hả bác.

    Relax

  10. taolaotrikhuon

    taolaotrikhuon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2001
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    ặ? k?ơa sao tỏằ? nhi?ên lỏ?Ăi c?Ău tôi? B?Ăc ?'ỏằ? nghỏằc v?ơ rỏ??ng là tôi rỏ?Ơt ngặ?ỏằĂng mỏằTt thặĂ b?Ăc. Relax ặĂi, hôm nay anh làm sao thỏ??? Relax ?'i xem nào!
    Trỏ?Đn Nguyỏằ.n Hoàng Long ?'ỏ?ạp trai

Chia sẻ trang này