1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự kiện bản nhạc "Tình thôi xót xa" và vấn đề quyền tác giả trong tư pháp quốc tế

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 06/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Sự kiện bản nhạc "Tình thôi xót xa" và vấn đề quyền tác giả trong tư pháp quốc tế

    Bảo Chấn đạo nhạc của Keiko Matsui hay ngược lại, dù là như thế nào thì cũng đạt ra vấn đề là quyền tác giả được bảo hộ như thế nào ở VN , nhất là đối với các tác giả nước ngoài khi VN chưa tham gia Berne lẫn công ước Giơnevơ

    Đây là vấn đề rất khó, gờ em vẫn đang kiếm tài liệu về vấn đề này , nhất là nội dung của Berne và Giơnevơ, xong rồi em mới có thể post được ý kiến của mình

    Rất mong học hỏi từ các bác


    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi có đọc các đối thoại trả lời trực tuyến của nhạc sĩ Bảo Chấn . Ít nhất ông ta cũng có sự lương thiện ở mức độ vừa phải ( tuy cũng lộ ra các lúng túng ) trong lời phát biểu .
    Dù sao, đây là 1 sản phẩm văn hóa nên tác giả chính còn có thể la làng, ở 1 số sản phẩm khác, khi có sự mạo nhận, nhà sản xuất nước ngoài có khám phá ra đôi khi cũng đành chấp nhận " ngậm bồ hòn " vì khi sản phẩm của mình mang tiếng là có hàng giả sẽ gây xáo động cho khách hàng .
    Thí dụ như nếu Coca Cola phát hiện có Coca giả, họ chỉ cố giải quyết kín vì tin mà bùng ra thì đến Coca thật cũng khó bán .
    Đó chính là trách nhiệm của chính quyền VN trong vấn đề bảo hộ bản quyền và sở hữu công thương nghiệp nước ngoài ( Chá biết dùng những từ VN này có chính xác không nữa ) để các quốc gia khác vững tin mà đầu tư .
    10 năm trời làm việc, tôi nhận được vài bài học, tiện thì đưa ra đây để bà con suy ngẫm :
    1/ 1 Cty tại VN giả mạo tên tuổi, cả logo, số DT thậm chí giả luôn chữ ký của 1 GD Cty chúng tôi để chào hàng cho khách ; khi có được hợp đồng cung cấp, họ không liên lac với chúng tôi mà lại chạy qua Singapore , liên lạc với đại lý Cong ty và mua 1 cơ phận rời , xong chạy qua 1 nơi khác mua linh kiện cũ , lắp ráp thành 1 sản phẩm trọn bộ giao khách hàng !
    Trường hợp này, chúng tôi không muốn kiện tụng vì kiện mấy ông " trọc đầu " sẽ chẳng đâu vào đâu mà lại tốn kém; biện pháp đơn giản nhất là thông báo và đề nghị khách hàng để đòi certificate of origin thì mới thanh toán . Cty giả mạo này hết chối cãi . Ấy thế mà Cty giả mạo còn dám dọa chúng tôi theo lối giang hồ nữa cơ đấy .
    2/ Ngoài công việc chính cho Cty , Gia đình tôi cũng nắm 1 số quyền khai thác sản phẩm " độc quyền " ; vào giai đoạn thủ tục hành chánh còn rắc rối, chưa có luật đầu tư rõ ràng tại VN , thêm nữa, chưa đến lúc về già để về VN ở luôn, chúng tôi giao cho 1 Cty khai thác mặt hàng này .Cty này đề nghị 2 điều :
    1/ Làm giấy trao độc quyền thẳng cho họ để tạo niềm tin cho khách hàng . Điều này không khó, tôi đề nghị nhà sản xuất làm giấy cho họ treo lên lấy uy nhưng cũng khôn ngoan yêu cầu Cty này làm 1 giấy cam kết riêng về độc quyền chính thức .
    2/ Vì cần tôi làm công tác marketing và cố vấn kỹ thuật cho khách hàng, Cty này đề nghị phong cho tôi 1 chức GD trong Cty của họ, Đề nghị dùng nhà tôi ở đây làm 1 văn phòng liên lạc của họ cho xôm tụ !
    Cả hai chuyện trên rất bình thường trong các dịch vụ thương mại .
    Nhưng được 1 năm thuận buồm xuôi gió, Cty này lại tìm cách gạt tôi ra ngoài ; 7 nơi độc quyền đều bị họ tìm cách làm ăn trực tiếp ; rất may, chỉ có 1 nhà sản xuất ở Spain chấp nhận cộng tác, 6 nhà sản xuất ở Bắc Mỹ từ chối vì thiếu chữ ký xác nhận của tôi ...
    Tất nhiên là có tranh chấp , có rút lại độc quyền .
    Và lại ngang ngược hơn là Cty này đòi KIỆN tôi ra toà vì rằng : Tôi nhận làm GD của họ ( không lương ) cho nên những sản phẩm độc quyền do tôi xin ở Bắc Mỹ thuộc quyền sở hữu của Cty !!!
    Cái này còn đau hơn tình thôi xót xa !
    Nhưng may, qua phản ứng của bạn bè, của nhà sản xuất ...họ phải thua mà không cần đưa ra tòa .
    Đây chỉ là những kinh nghiệm thu thập được trong cuộc đời làm ăn ...kể thêm e rằng lạc đề về quyền bảo hộ .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 06:57 ngày 07/04/2004
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    vâng cái của bác nói là quyền sở hữu công nghiệp , cái này còn rắc rối hơn nhiều. Khi có vi phạm trong sở hữu công nghiệp (hàng giả hàng nhái) thì có thể có công ti ngậm bồ hòn làm ngọt,nhưng khi vi phạm quyền tác giả , chắc chả có ai làm thinh đâu bác nhỉ, vì chuyện càng lớn thì càng tốt cho mình(quảng cáo mà) chứ chả có gây hại gì
    KHó khăn lắm mới có được mấy công ước , nhưng bị bạn nó mượn béng đi mất, nếu biết hôm nay có post bài thì sẽ không cho nó mượn, nhưng nó mượn bất tử ,tiện tay em đưa, không ai nhớ gì
    Khi bàn về quyền tác giả, có các điều ước cần biết
    Công ước Berne(1886), được sữa đổi 1971
    Công ước Giơnevơ 1952
    Thỏa ước TRIPS(tuân thủ TRIPS là điều kiển bắt buộc để VN gia nhập WTO)
    ngoài ra còn phải có BLDS nữa
    rất tiếc VN trong 3 cái trên chẳng tham gia cái nào,
    Đặc trưng cơ bản của quyền tác giả là nó mang tính lãnh thổ, có nghĩa là 1 tác phẩm được bảo hộ tại nước này , không mặc nhiên đu7ọc bảo hộ tại nước kia. Giống như bài nhạc của Keiko Matsui , được bảo hộ tại Nhật nhưng không được bảo hộ tại VN
    Muốn bài nhạc này được bảo hộ chỉ có 2 con đường
    1 VN và NB phải kí kết hay tham gia 1 điều ước QT nào đó
    2 VN bảo hộ trên nguyên tắc có đi có lại
    Từ trước tới nay VN và NB chưa có 1 điều ước QT nào hết , VN cũng chả tham gia Berne, lẫn Giơnevơ,
    như vậy nếu BC cóp nhạc thì điều này sẽ bị điều chỉnh bới các giá trị đạo đức hay qui phạm pháp luật, và Keiko Matsui có yêu cầu BC bồi thường và chấm dứt việc vi phạm được không (giờ em cũng nghĩ chưa ra)
    còn đây là các quyền tác giả được ghi nhận trong Berne
    1-quyền được công nhận là tác giả của tác phẩm
    2-quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
    3-quyền dịch và cho phép người khác dịch tác phẩm
    4-Quyền cho phép sao chép tác phẩm dưới mọi hình thức
    5- quyền cho phép phóng tác chuyển thể cải biên tác phẩm của mình
    6-qyuyền cho phép sử dụng tác phẩm vào các hoạt động truyền thanh truyền hình
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 16:52 ngày 08/04/2004
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Kevin xin giới thiệu bài viết về quyền tác giả để anh em tham khảo:
    Quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp và còn mới mẻ đối với Việt Nam tuy ý tưởng về quyền tác giả đã hình thành ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và được tiếp tục ghi nhận tại các bản Hiến pháp sau. Ngoài ra, tại Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Hải quan, Bộ luật Hình sự và các luật, văn bản pháp quy khác cũng đã có các quy định về quyền tác giả.
    Các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền tác giả nói chung và thực thi các hiệp định song phương về quyền tác giả, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng. Nó đã xác lập được hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ quyền tác giả của những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do lao động của tư duy sáng tạo ra. Nó bảo đảm việc điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội ở lĩnh vực này, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, dự báo được xu thế phát triển trong nước và trên trường quốc tế. Vì vậy, nó thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về quyền con người của Nhà nước Việt Nam. Trong những năm qua, pháp luật về quyền tác giả đã phát huy tác dụng tích cực trên các mặt. Pháp luật đã tạo lập môi trường khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học, thúc đẩy phong trào nghiên cứu, sáng tạo nói chung, trong giới trí thức, văn nghệ sĩ nói riêng. Pháp luật là phương tiện để tác giả bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, là công cụ để quản lý, giữ gìn trật tự xã hội về quyền tác giả, ngăn chặn những sản phẩm văn hóa độc hại, bất lợi cho cộng đồng và lợi ích quốc gia.
    Ở hầu hết các lĩnh vực, từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo hình đến phát thanh, truyền hình đều tôn trọng các quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên tác giả trên tác phẩm, quyền cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm và quyền được hưởng nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác phát sinh từ việc cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
    Hiệp định về Bảo hộ sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam với Liên bang Thụy Sĩ đã có hiệu lực gần một năm. Việc thực hiện tại Việt Nam nghiêm túc, chưa phát hiện vi phạm. Hiệp định Thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Việt Nam với Hoa Kỳ đã bước sang năm thứ ba với những tiến bộ mới.
    Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả cũng đã diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực kể trên, có vụ việc nghiêm trọng. Thị trường băng, đĩa âm thanh, băng, đĩa hình được báo động về tình trạng nhập lậu qua biên giới, sao chép tùy tiện không phép đã gây thiệt hại cho các chủ sở hữu tác phẩm. Việc sử dụng tác phẩm không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm vẫn diễn ra, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình. Tình trạng in lậu sách vẫn chưa được chấm dứt. Việc sao chép, sử dụng không phép các chương trình phần mềm đang là vấn đề gây ảnh hưởng đến chính sách đầu tư phát triển công nghệ thông tin của Nhà nước, làm thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
    Nếu hệ thống pháp luật về quyền tác giả đủ sức bảo hộ quyền tác giả ở nội địa và hội nhập quốc tế thì hệ thống thực thi và việc thi hành đang là vấn đề bức xúc cần phải được cải thiện tích cực.
    Việt Nam đang chuẩn bị tham gia Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Để trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc tham gia Hiệp định TRIPS, về các khía cạnh kinh tế của quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu bắt buộc của lộ trình này. Theo cam kết tại Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Thụy Sĩ, ngoài việc tham gia Công ước Berne, Hiệp định TRIPS, Việt Nam còn phải tham gia Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng. Theo cam kết tại Điều 1, Khoản 3 và Điều 18, Chương II Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì ngoài việc tham gia Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật trong thời hạn 24 tháng, Việt Nam còn phải tham gia Công ước Geneva 1971 về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống lại việc sao chép trái phép, Công ước Brussles 1974 về phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh trong thời hạn 30 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.
    Để tăng cường bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về vấn đề này, chúng ta cần tích cực "thực hiện chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" đã được Đại hội IX của Đảng xác định.
    Tiến sĩ VŨ MẠNH CHU
    (Báo Hà Nội mới)
    Hạnh Phúc ở đời là :Có việc gì đó để làm,Có ai đó để yêu,Có điều gì đó để hy vọng
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    to bác kevin:khi kí hiệp định thương mại Việt Mĩ, có ràng buộc rằng 2 năm sau VN phải tham gia công ước Berne đấy, nhưng bây giờ đã quá 2 năm mà VN vẫn cứ đang chuẩn bị vào
    Việc VN chậm vào Berne không phải tại vì thiếu điều kiện mà tại 1 số vấn đề nhạy cảm: KHi gia nhập VN phaigảnh vác trọng trách là bảo hộ quyền tác giả của các nước thành viên Berne, có nghĩa là người tiêu dùng như Anh và em, sẽ không còn được nghe nhạc coi phim, mua sách n7ưóc ngoài với giá rẻ mạt nữa, trong điều kiện nước ta có hơn 70% dân số là nông dân, thì điều này sẽ không thỏa mãn nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của quần chúng
    --------------------------------
    trở lại vấn đề:
    Trong điều kiện VN chưa tham gia các công ước toàn cầu về quyền tác giả, BC sẽ làm gì đẩ bảo hộ quyền tác giả của mình ở NB(giả sử, bản nhạc tình thôi xót xa đích thật là của BC sáng tác , và bị Keiko Matsui đạo nhạc)
    trong trường hợp này BC sẽ phải công bố bản tình thôi xót xa lần đầu tiên tại Nhật, hay Công bố lần đầu tiên ở VN rồi công bố ở Nhật trong thời hạn 30 ngày. nếu không công bố tại Nhật thì có thể công bố ở bất kì nước nào khác ,miễn nó là thành viên của Berne
    Cơ sở pháp lí là điều 3 của công ước Berne:
    "các tác giả là công dân của nước thành viên của công ước sẽ được sự bảo hộ quyền tác giả ở các nước thành viên khác cho dù tác phẩm đó đã được công bố hay chưa công bố. Các tác giả là công dân của những nước chưa tham gia công ước sẽ được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả của các nước thành viên công ước nếu tác phẩm của họ được công bố lần đầu tiên trên lãnh thổ của quốc gia thành viên công ước hay được công bố đồng thời ở 1 nước không phải là thành viên và ở 1 nước là thành viên trong thời hạn 30 ngày"
    đặt trường hợp ngược lại, Keiko Matsui muốn bảo hộ tác phẩm
    Frontier của mình thì làm thế nào?: phải công bố lần đầu tiên tại VN hay phải sáng tác bản nhạc đó tại VN (bất khả thi quá các bác nhỉ)
    cơ sở pháp lí của điều này là :nghị định 60/CP hướng dẫn thi hành các qui định của BLDSvề quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
    Tóm lại thật là khó khăn để quyền tác giả của 1 tác giả nước ngoài được bảo hộ tại VN, Vn sẽ không bảo hộ quyền tác giả cho họ, dù là những quyền rất cơ bản như quyền được công nhận là tác giả tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm. Kết quả là sách mới xuất bản ở nước ngoài thì đã có bản dịch tại VN, phim nhạc cũng thế và hiện tượng cóp nhạc diễn ra rất phổ biến
    Đây là ý của em , rất mong học hỏi từ các bác
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 22:48 ngày 09/04/2004
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    nhân vụ hiện tượng đạo nhạc trở nên phổ biến ở VN, mời các bác xem phài báo này:
    ------------------------
    Sau khi dư luận rộ lên sự kiện ca khúc Tình thôi xót xa có giai điệu giống với bản nhạc Frontier của một nữ nhạc sĩ Nhật, một loạt ca khúc được yêu thích của các nhạc sĩ nổi tiếng có một vài đoạn hoặc cả bài "giống" với các bản nhạc nước ngoài cũng bị đưa ra mổ xẻ.
    Chuyện "hậu Tình thôi xót xa" chắc chắn sẽ còn kéo dài. Giờ đây, Bảo Chấn không phải là người duy nhất nằm dưới áp lực của dư luận nữa, mà đã có một loạt nhạc sĩ với những ca khúc nổi tiếng bị xếp vào "vòng nghi vấn". Sau khi bị nêu danh, nhạc sĩ ấy thường được hỏi rằng anh xác nhận hay không chuyện anh sao chép nhạc của người khác. Và tất nhiên, câu trả lời luôn là phủ định, như Bảo Chấn (với Tình thôi xót xa), như Trần Tiến (với Sắc màu), như Phương Uyên (với Mẹ yêu) và nhiều nhạc sĩ nữa đã và sẽ trả lời. Công chúng - đang quá bức xúc - có quyền "kêu gọi" những người sáng tác hãy trung thực. Tuy nhiên giờ đây việc phân định đúng sai đang rất cần đến những cơ quan chức năng và những hội đồng chuyên môn, chứ không thể chỉ dựa theo tên tuổi nhạc sĩ và cảm tính của người nghe.
    Thực ra trước đây đã có vài nhạc sĩ lên tiếng trên những tờ báo chuyên ngành về hiện tượng "giống nhau" giữa một số ca khúc nhạc trẻ Việt Nam được công bố trong những năm gần đây. Tuy nhiên sự việc này đã không những không ngã ngũ, mà ngược lại người lên tiếng còn bị cho rằng đang "nói xấu đồng nghiệp". Bởi vậy, lần đầu tiên hiện tượng "giống nhau" và sao chép nhạc được đưa ra trước công luận một cách mạnh mẽ đã tạo ra tác động lớn đối với giới sáng tác âm nhạc và người hâm mộ. Tất cả người hâm mộ cũng như những người viết nhạc tự trọng đều cho rằng, mọi sự sao chép cố ý đều không thể chấp nhận được.
    Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là, trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động mới đây về việc ca khúc Mẹ yêu - một tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Phương Uyên có giai điệu trùng lắp với điệp khúc bài Anh yêu em do ca sĩ Hồng Kông Vương Kiệt thể hiện (đã có ở thị trường Việt Nam từ cuối thập niên 80), nhạc sĩ Phương Uyên lại tỏ thái độ cổ vũ cho việc... copy nhạc. Xin trích lời phát biểu của cô: "Cũng có nhiều nhạc sĩ gặp tôi bảo: "Em mới copy bài này của chị nè", tôi không giận mà hoàn toàn ủng hộ họ. Tôi không gọi đó là "đạo nhạc" mà là cách học tập qua lại lẫn nhau. Cũng có những ca sĩ rất nổi tiếng gặp tôi bảo: "Uyên ơi! Viết cho mình giống bài này, đổi khác đi một, hai nốt thôi!". Tôi biết, có những người copy nguyên cả đoạn intro - không phải là họ ăn cắp, mà nhiều khi họ muốn nói cho mọi người biết: "Tôi là vậy đó". Thế có nghĩa là, một số nhạc sĩ của chúng ta đang coi chuyện sao chép nhạc của người khác là việc bình thường, chấp nhận "sáng tác" bằng cách chỉ đổi một, hai nốt nhạc của những bản nhạc sẵn có, và thể hiện "cái tôi" của mình không bằng cách sáng tạo ra những ca khúc mang dấu ấn riêng mà bằng cách copy nhạc của người khác. Tuy nhiên, điều đáng nói là, ít nhất đến bây giờ, trong sự "học tập qua lại lẫn nhau" mang tính... quốc tế này chúng ta chỉ mới thấy có "qua" mà chưa có "lại" (!).
    Đã có rất nhiều bạn trẻ bày tỏ sự thất vọng, mất niềm tin ở nền nhạc trẻ hiện tại, khi bỗng phát hiện hàng loạt ca khúc của nhạc sĩ trong nước mà mình vốn yêu thích na ná những bản nhạc ngoại. Khi một nhạc sĩ nổi tiếng, có những ca khúc được giới trẻ yêu thích, từng trưởng thành từ một ban nhạc trẻ được khán giả nhiệt tình ủng hộ, từng là biên tập của một hãng băng đĩa lớn như Phương Uyên công khai bày tỏ sự đồng tình việc "học tập qua lại lẫn nhau" bằng cách sao chép, thì không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang thực sự có những sản phẩm sao chép trên thị trường được gắn mác "made in Việt Nam". Nếu như quan niệm của Phương Uyên tiêu biểu cho quan niệm của lực lượng nhạc sĩ đang sáng tác sung sức nhất hiện nay thì thật đáng ngại và đáng xót xa cho nhạc trẻ trong nước, khi sức sống hiện tại của nó không phải là do nội lực mà là nhờ vào sự vay mượn, và không biết sẽ còn vay mượn đến bao giờ. Nhưng dù sao giờ đây chúng ta đã có câu trả lời cho "câu hỏi lớn không lời đáp" được đưa ra từ gần 1 thập kỷ nay: "Vì sao nhiều ca khúc nhạc trẻ Việt Nam nghe cứ na ná như nhạc Thái, nhạc Hoa, nhạc Nhật, nhạc Hàn Quốc?".
    (http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/VanHoa/2004/4/7/13241/)
    -------------------------------
    vậy làm cách nào để xử lí, và xử lí bằng biện pháp gì, chứ chẳng lẽ nhà nước ta cứ để tình trạng này xảy ra hoài ạ,mong được trao đổi với các bác
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 22:45 ngày 09/04/2004
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 09/04/2004
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    còn đây là những biện pháp chế tài nếu BC đạo nhạc:
    nếu BC xuất khẩu các bản nhạc TTXX (dưới dạng đĩa , băng, phim....)qua bên Nhật thì sẽ bị tịch thu, nếu xuất khẩu đến thành viên khác của Công ước Berne thì cung bị tịch thu luôn. Ngoài ra BC còn có thể gánh chịu các chế tài khác tùy thuộc vào pháp luật của những nước đó
    Còn ở VN BC phải ghi thêm tên Keiko Matsui là tác giả phần nhạc bên cạnh tên mình (là tác giã phần lời) và phải cải chính công khai
    Keiko Matsui không có quyền yêu cầu tịch thu các đĩa nhạc , khi nó nằm trân lãnh thổ VN , không có quyền cấm lưu hành bản nhạc TTXX cũng như không có quyền yêu cầu BC trả tiền do đã xử dụng phần nhạc của mình(vì như trên đã nói VN không có bảo hộ nhạc phẩm của Keiko Matsui )
    Đây là 1 vài suy nghĩ của em có gì sai , mong các bác chỉnh dùm
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    loay hoay bên thảo luận tìm được cái này hay hay, bài post của bác deltaforce1 , link ở đài BBC việt ngữ:
    Kazu Matsui: Tôi chi? muốn ông ấy nói ra sự thật. Tôi nghif ông ấy nên nói với mọi ngươ?i la? ông ấy xin lôfi va? qua? thật ông ấy đaf copy ba?i hát chúng tôi. Co?n nếu ông Ba?o Chấn không muốn la?m điê?u đó thi? ngươ?i qua?n lý cu?a chúng tôi ơ? Myf sef pha?i ti?m đến một tô? chức ba?n quyê?n quốc tế na?o đó. Tôi không muốn la?m điê?u na?y đâu, nhưng tôi pha?i nói ra bơ?i vi? việc ông Ba?o Chấn sao chép ba?i hát chúng tôi la? quá rof ra?ng.
    BBC: Ông có thê? đưa ra một số chi tiết đê? chứng minh không?
    Ông ấy copy ca? phâ?n da?n dựng cu?a nha? ho?a âm nô?i tiếng Gary Stockdale, tư?ng được đê? cư? gia?i Emmy 1999. Tôi đaf nhơ? Gary soạn phâ?n đa?n dây va? bass, cufng như cái sươ?n ho?a âm chính cu?a giai điệu. Ông Ba?o Chấn copy nó.
    Ông ấy lại du?ng đa?n synthesizer đê? copy ca? đoạn guitar solo ?" la? phâ?n tri?nh diêfn ngâfu hứng ?" cu?a Ron Komie, cufng la? một nhạc sif thu âm ơ? Hollywood. Chúng tôi đaf tra? khoa?ng ba, bốn nghi?n đôla cho các vị na?y, va? nếu qua? thật ông Ba?o Chấn đaf sáng tác, thi? tôi sef pha?i đi kiện ca? Gary Stockdale, Ron Komie.
    BBC: Ông có nghif la? có kha? năng la? nhạc sif Ba?o Chấn đaf vô ti?nh ma? chịu a?nh hươ?ng tư? nhạc cu?a Keiko Matsui không?
    Ơ? đây hoa?n toa?n không pha?i chuyện chịu a?nh hươ?ng. Nếu anh nghe ba?i Crescendo, ngay đoạn dạo đâ?u thi? do?ng bass, phâ?n đa?n dây va? ngay ca? nhịp điệu trống đaf bị sao chép. Không có chuyện chịu a?nh hươ?ng, ma? thật sự ông Ba?o Chấn đaf sao chép tư?ng khuôn nhạc một. Anh có thê? chơi lại ba?n nhạc na?y cho ngươ?i Việt Nam va? ho?i họ đây la? sự a?nh hươ?ng ti?nh cơ? hay đó la? sự sao chép. Phâ?n vocal, tức la? giai điệu thê? hiện qua giọng hát ca sif thi? có khác chút ít, nhưng bên dưới giọng hát, nếu anh nghe kyf, sef thấy đa?n synthesizer chơi lại giai điệu chính cu?a chúng tôi.
    BBC: Gia? sư? chuyện na?y xa?y ra tại Nhật hay Myf, va? ông kiện ra to?a thi? điê?u gi? sef xa?y ra?
    Đê? tôi nói với anh điê?u na?y: Không ai lại đi sao chép một cách lộ liêfu như vậy. Nếu họ có lấy giai điệu ngươ?i khác, họ cufng sef ti?m cách giấu bớt đi một cách khéo léo. Đôi khi họ ?~chôm?T khoa?ng tám ô nhịp, nhưng co?n ơ? đây la? trọn vẹn giai điệu. Không ai ơ? Nhật hay Myf sef la?m như vậy vi? nó quá lộ liêfu, nó đaf trơ? tha?nh đạo nhạc chứ không co?n la? lặp lại ý tươ?ng hay a?nh hươ?ng nưfa. Nếu ai la?m như thế thi? cha? khác na?o tự sát. Tôi có ca?m giác không đáng đê? đâm đơn kiện vi? ba?n nhạc copy lố bịch đến mức ông ấy chắc chắn sef thua kiện.
    BBC: Sau tất ca? nhưfng tranh luận, thi? giơ? đây ông muốn la?m gi??
    Có một số điê?u tôi muốn la?m. Có thê? chúng ta nên tha?nh lập một dạng quyf hôf trợ giáo dục âm nhạc. Va? ông Ba?o Chấn nên bo? lại toa?n bộ số tiê?n ông đaf nhận cho các ba?i hát sao chép đê? da?nh cho quyf na?y. Tôi nghif nếu có thê? có một quyf giáo dục âm nhạc cho tre? em Việt Nam, va? tiê?n ba?n quyê?n sau na?y sef da?nh cho quyf đó, thi? chúng ta gây dựng một điê?u tốt đẹp tư? một điê?u xấu. Va? tôi cufng muốn được nghe toa?n bộ các sáng tác cu?a ông Ba?o Chấn đê? biết la? liệu ngoa?i hai ba?i na?y, thi? co?n các ba?i na?o đaf bị sao chép hay không. Tôi nghif chúng tôi câ?n la?m rof vấn đê? na?y trước các thế hệ nhạc sif tương lai cu?a Việt Nam.
    BBC: Ông có muốn cấm hai ba?i hát tại Việt Nam hay không?
    Không, hoa?n toa?n không. Chi? câ?n họ đê? tên Keiko Matsui la? tác gia? giai điệu. Chúng tôi rất hạnh phúc khi ngươ?i Việt Nam đaf ưa thích âm nhạc cu?a Keiko ngay ca? nếu trước đây họ không biết đó la? nhạc cu?a Keiko. Chúng tôi chi? mong la? ai đó sef thuyết phục ông Ba?o Chấn thư?a nhận vi? ba?n nhạc đaf bị sao chép quá mức.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2004/04/040407_baochankazuinterview.shtml
    trích :
    Ông ấy lại du?ng đa?n synthesizer đê? copy ca? đoạn guitar solo ?" la? phâ?n tri?nh diêfn ngâfu hứng ?" cu?a Ron Komie, cufng la? một nhạc sif thu âm ơ? Hollywood. Chúng tôi đaf tra? khoa?ng ba, bốn nghi?n đôla cho các vị na?y, va? nếu qua? thật ông Ba?o Chấn đaf sáng tác, thi? tôi sef pha?i đi kiện ca? Gary Stockdale, Ron Komie.
    -------------------
    nếu sự thật là thế thì lại càng rắc rối các bác nhỉ
    trích:
    Kazu Matsui: Tôi chi? muốn ông ấy nói ra sự thật. Tôi nghif ông ấy nên nói với mọi ngươ?i la? ông ấy xin lôfi va? qua? thật ông ấy đaf copy ba?i hát chúng tôi. Co?n nếu ông Ba?o Chấn không muốn la?m điê?u đó thi? ngươ?i qua?n lý cu?a chúng tôi ơ? Myf sef pha?i ti?m đến một tô? chức ba?n quyê?n quốc tế na?o đó. Tôi không muốn la?m điê?u na?y đâu, nhưng tôi pha?i nói ra bơ?i vi? việc ông Ba?o Chấn sao chép ba?i hát chúng tôi la? quá rof ra?ng.
    --------------------------------------
    tổ chức bản quyền quốc tế có phải là phòng quốc tế không các bác nhỉ ?
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 14:02 ngày 11/04/2004
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Loay hoay thế nào, em tìm ra đu7ọc cái này, nhà báo Phan Phương, phó giám đốc Trung Tâm bải vệ quyền tác giả âm nhạc ở VN trả lời phóng viên
    ............................
    PV: Nghe nói Nhạc sĩ BC cũng đã kí hợp đồng với trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam:
    +nhạc sĩ BC đã kí hợp đồng ủy thác quyền tác giả với trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam nhưng chưa nộp bản gốc(các bản thảo bài hát)
    PV:liệu bên Nhật có thể trực tiếp đứng ra kiện hay phải nhờ công ti SONY Music ở Mĩ đứng ra kiện hộ ?
    +cô nhậc sĩ keiko không thể trực tiếp đứng ra kiện nhạc sĩ BC vì chỉ có VN và Mĩ mới có hiệp định song phương về bản quyền tác giả và có hiệp định thương mại VM. Nếu muốn kiện, cô Keiko phải nhờ công ty SONY Music ở Mĩ, công ty đã đăng kí bản quyền tác phẩm của cô , hoặc 1 cá nhân nào đó có dính dáng tới Album đó. Hơn nữa VN cũng chưa phải là thành viên có thể được bảo hộ theo công ước Berne như NB bản nên nhờ phía Mĩ là phương án duy nhất nếu cô ấy muốn kiện
    PV:Hội nhạc sĩ VN và trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN có lập hội đồng thẩm định vấn đề này không nếu cô Keiko không kiện ?
    +nếu bên Nhật đưa dơn kiện thì hội nạch sĩ mới lập ra hội đồng thẩm định vấn đề này
    ------------------------
    mới đầu em tưởng đây là chuyện giữa VN và NB thôi chứ, ai ngờ chú Mĩ lại cũng dính vào vấn đề này,
  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em không hiểu tác phẩm phải được đăng kí bản quyền ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền , chứ tại sao lại đi đăng kí ở 1 công ty, và việc đang kí này có đồng nghĩa với Mĩ bảo bộ tác phẩn này hay không
    Giả sử công ty SONY Music thay mặt keiko đứng ra kiện BC thì mọi việc sẽ tiến triển thế nào
    1-hiệp định bản quyền VM có hiệu lực 1998 hiệp địng thương mại VM có hiệu lực 2000, trong khi hiện tượng đạo nhạc (nếu có )xảy ra vào năm 1992 vậy việc đạo nhạc này có bị điều chỉnh hay không
    theo em là hoàn toàn có,
    hiệp định bản quyền Việt Mĩ có qui định phạm vi tác động của việc bảo hộ: bao gồm tác phẩm của công dân hay người thường trú trên lãnh thổ quốc gia kí kết va tác phẩm được công bố lần đầu tiên trên lãnh thổ quốc gia kí kết .Tuy Keiko Matsui không là công dân Mĩ nhưng công ti SONY Music là pháp nhân thường trú trên đất Mĩ
    điều 4 khoảng 8 hiệp định thương mại VM còn có nói:Mỗi bên , thông qua việc thực hiện hiệp định này, áp dụng các qui định của điều 18 công ước Berne đối với tác phẩm và, với những sửa đổi cần thiết , đối với các bản ghi âm đang tồn tại
    Lật lại điều 18 công ước Berne có nói: tác phẩm được bảo hộ khi sự bảo hộ chưa chấm dứt tại quốc gia gốc và không thể được bảo hộ khi sự bảo hộ vốn đã hết hạn tại nước nới có yêu cầu bảo hộ
    mà thời hạn bảo hộ tối thiểu của bern đối với tác phẩm loại này là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết trong khi bản Frontier mới suất hiện vào những năm 90 thôi
    theo nguyên tắc đối xử như công dân được qui định trong hiệp định bản quyền , cũng như hiệp định thương mại VN thì nói:Vn sẽ dành cho công dân và Pháp nhân Mĩ những quyền và nghĩa vụ tương ứng như công dân VN
    Trong trường hợp này công ti SONY Music sẽ được hưởng các quyền từ điều 750 ->766 của BLDS như là công dân VN
    các qui định từ điều 750-766, có thể xem thêm ở đây
    http://www.vitinfo.com.vn/VNlaws/chitiet.cfm?CatID=10&DocID=43&PartNum=6
    nếu công ti SONY Music cảm thấy bị xâm phạm quyền tác giả, thì làm đơn trình bày sự việc và nộp cho thanh tra bộ Văn hoá-Thôngtin, kèm theo đơn là những chứng cứ cần thiết chứng minh việc khiếu nại của mình là đúng sự thật
    Thanh tra chuyên ngành văn hoá thông tin có trách nhiệm giải quyết khiếu nại và trả lời cho đường sự trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn
    ----------------------
    đây chỉ là vài ý kiến của em, em thử hình dung vụ việc sẽ đi như thế nào, Trong 2 giải định Bc đạo nhạc Keiko và Keiko đạo nhạc BC , em chọn giả định 1 vì giả địng 2 khó quá
    Mới học tư pháp quốc tế , mà đọc báo thấy trường hợp này hay hay nên đưa vài ý kiến, biết có nhiều chỗ sai mong các cao thủ chỉ giáo
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 12:12 ngày 26/04/2004

Chia sẻ trang này