1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự kiện ngày 11/9 và tập quán quốc tế mới

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 12/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Sự kiện ngày 11/9 và tập quán quốc tế mới

    Hic mới làm cái chủ đề không biết trôi đi đâu mất tiêu
    theo các bác việc dùng vũ lực để chống lại khủng bố quốc tế là có nên hay không ?
    Mỹ đánh Tailiban đã làm xuất hiện 1 tập quán quốc tế mới : dùng vũ lực để chống khủng bố toàn cầu
    Việt Nam đã chấp nhận điều này , em có căn cứ để chứng minh đều ấy và hành động của Mĩ là không sai, có ngày nào ta dùng hung khí để mổ thịt khủng bố ở 1 nước khác không các bác nhỉ
    Có thể lắm chứ


    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  2. vietnamien

    vietnamien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    theo quan điểm của mình về Quan hệ quốc tế thì :
    Việt Nam chúng ta tuy có quan điểm luôn đi theo đúng Hiến chương LHQ và những nguyên tắc cơ bản trong Quan hệ quốc tế nhưng tiếng nói của chúng ta trên chính trường thế giới rất nhỏ bé và không có ký lô giá trị nào lắm ! Đặc biệt là trong tình hình hiện nay thì việc Mỹ đạp lên Bản Hiến chương LHQ để xâm lược Iraq ...... thì đã cho chúng ta thấy là cần phải nhìn lại những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế ???!!!!
    Theo như bạn nói thì Việt Nam có khả năng tấn công nước khác để tiêu diệt khủng bố ? Theo quan điểm của mình thì không có khả năng này trong tương lai gần ! Bên cạnh đó thì không thể xem việc xâm lược nước khác để diệc khủng bố là 1 tập quán được, muốn chống khủng bố thì các nước phải lập ra những liên minh các nước theo khu vực và toàn cầu !
    Còn việc Mỹ tấn công Iraq, Afghanixtan là vì vấn đề money,dầu, và diệ bớt đi nguồn nguy hiểm cho an ninh của Mỹ nhất là những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đó !
    Bạn vào đây xem thử : http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Tu-lieu/2003/09/3B9CB5E9/
    vietnamien

    Được vietnamien sửa chữa / chuyển vào 21:10 ngày 12/09/2003
  3. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là cấm dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề quốc tế, nhưng nó có ngoại lệ đấy bác ạ :
    + đó là trong trường hợp phòng vệ chính đáng của các quốc gia
    theo tớ, trường hợp của Mĩ là phòng vệ chính đáng , không chỉ có Mỹ mà ai cũng được phép làm vậy . Nếu không thừa nhận việc này thì ta cũng không thể giải thích tại sao Vn đưa quân vào CPC năm 1979 bác ạ
    +hơn nữa tailiban đã phải là 1 chính phủ chưa, hay chỉ là 1 sứ quân tại Afganistan ?
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Taliban là một chính phủ rồi. Đây là chính phủ de facto.

    No sign!!!
  5. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Tailiban có là 1 chính phủ đứng đầu 1 quốc gia hay không thì ta phải xem xét có quốc gia nào tên là Afganistant của Tailiban không
    Điều kiện để có 1 quốc gia
    + có chính phủ
    +Có dân cư
    +Có lãnh thổ riêng biệt
    Lãnh thổ afganistant là 1 nhưng Tailiban nói Afganistan là của mình, liên minh phương bắc nói lãnh thổ Afganistan là 1 nhưng mà là của họ, vậy Afganistant sẽ về Tailiban hay là về liên minh phương bắc chưa biết được vì tranh chấp chưa xong
    vậy tailiban đã bao giờ có lãnh thổ riêng biệt đâu mà gọi là chính phủ Tailiban bác nhỉ
  6. vietnamien

    vietnamien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Theo bạn @hcmt thì rõ ràng chúng ta phòng vệ sao ?
    Theo mình được biết thì không được đúng lắm !
    Việt Nam chúng ta đã đưa 5 vạn quân sang Cambodge để thực hiện nghĩa vụ quốc tế với anh em Cambodge !
    Việt Nam qua Cambodge vì 2 lý do chính :
    1. để đẩy lùi bọn Khơme Đỏ đang quấy phá biên giới .
    2. giúp đỡ nhân dân Cambodge thoát khỏi nạn diệt chủng đã cướp đi sinh mạng của 2 triệu dân thường, đưa Cambodge về thời kỳ đồ đá .
    Tôi khẳng định với bạn là sau khi đã đánh đến thủ đô Pnhompênh thì chúng ta đã rút về nước , theo sự giám sát của LHQ !
    Còn về vấn đề Taliban thì theo quan điểm của tôi vẫn là 1 Nhà nước nhưng đang trong thời kỳ nội chiến, tranh giành lãnh thổ và quyền lực !
    Nếu như nói Mỹ là đang tự vệ chính đáng thì rõ ràng Việt Nam có thể mang quân sang xâm lược Thailan và Trung Quốc vì có 1 thời đó là nơi nuôi dưỡng bọn phiến quân, cũng như ở trong những khu rừng già của nước Lào cũng là nơi trú ẩn của phiến quân. Theo tôi thì công việc này do quan hệ ngoại giao của các nước biết khôn khéo quyết định !
    Chắc bọn không theo dõi kỹ sự kiện 11/9/2001 có nhiều điểm bất hợp lý nhưng tại sao nước Mỹ nhất là chính quyền Mỹ vẫn cho sự kiện đau thương đó xảy ra ??????
    ------------> Chính quyền Mỹ muốn thức tỉnh tinh thần ái quốc và chuyển căm giận của nhân dân Mỹ vào bọn khủng bố để có cái cớ tấn công Afghanixtan và Iraq ! Mỹ rất khôn khéo gây sức ép cho Sadam Hussein phá huỷ những tên lửa Scut rồi mới tấn công ! Bên cạnh đó, 2 nước này là cái gai trong con mắt người Mỹ trên bước đường bành trướng quyền lực và mở rộng thị trường và tìm nguồn dầu hoả ổn định cho nước Mỹ ( Mỹ sống hàng ngày lệ thuộc rất nhiều vào năng lượng, nhất là dầu lửa của vùng Trung Đông và của khối Ả rập ).
    Có thể nói rằng chính nước Mỹ là nơi dung dưỡng khủng bố và các tổ chức cực hữu ? ( hơn 2500/ 4000 website cực hữu đăng ký ở Mỹ ) và cũng chính Mỹ đã và sẽ dựng lên những chính phủ độc tài và khủng bố có lợi ích cho Mỹ như Taliban và Sadam Hussein ngày xưa để chống lại nước Liên Xô và nước Iran trong cuộc cách mạng tôn giáo ở Iran ..... rất nhiều chứng minh để khẳng định rằng chúng ta đang sống trong 1 thế giới đầy bất ổn do Mỹ châm ngòi để điều khiển cả thế giới này !....
    Tôi sẽ nói thêm ở bài viết sau !
    vietnamien
  7. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    em cần có 1 vài điều trao đổi với bác
    + Việt Nam chúng ta đã đưa 5 vạn quân sang Cambodge để thực hiện nghĩa vụ quốc tế với anh em Cambodge !
    Việt Nam qua Cambodge vì 2 lý do chính :
    1. để đẩy lùi bọn Khơme Đỏ đang quấy phá biên giới .
    2. giúp đỡ nhân dân Cambodge thoát khỏi nạn diệt chủng đã cướp đi sinh mạng của 2 triệu dân thường, đưa Cambodge về thời kỳ đồ đá .

    Vậy ta đã kí kết với CPC 1 điều ước quốc tế nào mà gọi là thực hiện nghĩa vụ quốc tế với CPC bác nhỉ , không có điều ước quốc tế nào cả với ponpot, điều này khác với hiệp ước Vacxava cho phép quân Nga đóng trên lãnh thổ Tiệp Khắc , hiệp ước NaTo cho phép cho phép quân Mĩ đóng trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kì , Ý...
    Còn nhân dân CPC thì không phải là chủ thể của luật quốc tế, chủ thể của luật quốc tế căn bản là quốc gia , không có nhân dân nói chung
    Như lời bác nói ta có thể suy rộng ra, Việt Nam có thể đưa quân vào brunây để giải thoát nước này khỏi chế độ quân chủ chuyên chế, hay đưa quân vào cả Mĩ để giải thoát nước này khỏi chế độ tư bản bóc lột, ....
    Vậy sự thật là VN đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình khi bị CPC tấn công vũ trang , và hành động này phải kết thúc khi LHQ đưa ra các biện pháp để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Suốt 10 năm trời quân VN đóng trên CPC, Liên hiệp quốc chẳng ra 1 nghị quyết nào về CPC cả, đến khi LHQ ra quyết định về CPC thì quân VN mới rút đi theo sự giám sát của LHQ
    Vậy em tiếp tục bảo lưu ý kiến của mình nhé: nước ta phòng vệ chính đáng theo đúng pháp luật quốc tế, Vn chỉ đưa quân vào CPC năm 1979 khi bị CPC tấn công thôi , còn ponpot thực hiện kết hoạch điệt chủng từ sau 1975 cơ
    -----------------
    quay trở lại Afganistant :
    Còn về vấn đề Taliban thì theo quan điểm của tôi vẫn là 1 Nhà nước nhưng đang trong thời kỳ nội chiến, tranh giành lãnh thổ và quyền lực !
    thì em có bao giờ nói Afganistant không phải là một nước đâu , em chỉ nghi ngờ tính đại diện của cái gọi là chính quyền tailiban thôi, nó không được nhân dân bầu 1 cách hợp pháp , mà là do đảo chính mà có , bác constancy gọi đó là chính quyền về mặt thực tế em có đưa ra quan điểm của mình chứng minh rằng đó chẳng phải là 1 chính quyền về mặt thực tế luôn ,nó như là Tống Giang , Hoàng sào bên Trung Quốc hồi xưa ấy
    Nếu như nói Mỹ là đang tự vệ chính đáng thì rõ ràng Việt Nam có thể mang quân sang xâm lược Thailan và Trung Quốc vì có 1 thời đó là nơi nuôi dưỡng bọn phiến quân, cũng như ở trong những khu rừng già của nước Lào cũng là nơi trú ẩn của phiến quân. Theo tôi thì công việc này do quan hệ ngoại giao của các nước biết khôn khéo quyết định
    bạn có lầm lẫn giữa tổ chức khủng bố và khủng bố nhà nước , nước Mĩ là nơi nuôi dưỡng bọn khủng bố và là nơi đào tạo bọn chúng biết lái máy bay để đâm vào 2 tòa tháp đôi đấy, chẳng lẽ Mĩ phải tự tấn công mình à
    Ở đây dưới thời của tailiban, Tailiban sống nhờ vào tiền của 1 tổ chức khủng bố do Binladen đứng đầu , và lực lượng của các tổ chức khủng bố này là thành phần không thể thiếu trong quân đội của tailiban , vậy nếu Tailiban là 1 chính quyền thì nó cũng là 1 chính quyền khủng bố
    Em nói việc dùng vũ lực chống khủng bố là 1 tập quán quốc tế mới là vì trước đây việc chống khủng bố là do luật hình sự của mỗi quốc gia tự điều chỉnh, cùng lắm là chỉ có sự hợp tác giữa các cơ quan cảnh sát các nước, khủng bố trước đây chưa bao giờ được luật quốc tế điều chỉnh
    Sự kiện 11/9 đã mở ra 1 chương mới về việc chống khủng bố, các quốc gia ngồi lại thỏa thuận rằng khủng bố là phải chống như vậy là khủng bố không chỉ bị điều chỉnh bởi luật hình sự của mỗi nước mà còn bị điều chỉnh bởi luật quốc tế , 1 qui phạm pháp luật quốc tế mới ra đời
    vậy làm thế nào để chống khủng bố , luật quốc tế không có nói , như vậy làm gì có chuyện 1 quốc gia được quyền chống khủng bố bằng cách này mà không được dùng cách nọ, luật đã có đâu mà cấm
    Còn việc Mĩ dùng hung khí để mổ thịt tailiban thì cả thế giới tán đồng đấy chứ, tại sao nó không phải là 1 tậpo quán quốc tế khi mà nó được cả thế giới công nhận
    Điều cuối cùng giả sử có 1 nước nào đó , thỉnh thoảng cho máy bay bắn vào 3 cái tháp ở thuận Kiều plaza, hay cho quân đội giết hết dân ở 1 vài làng của nước ta rồi rút về thì sao bác nhỉ
    Ta có được dùng vũ lực không , người dân đóng thuế nuôi quân đội để làm gì
  8. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Hiểu như thế nào về chủ quyền quốc gia, chủ quyền quốc gia ?" bình đẳng? Nhưng là bình đẳng theo nghĩa nào?
    Việc Mỹ bắn tên lửa hành trình vào XuĐăng, Apganixtan cùng một số quốc gia tấn công quân sự vào lãnh thổ Apganixtan gây thiệt hại cho nhân dân nước này để trả đũa các vụ khủng bố vào Mỹ là những hành động vi phạm trắng trợn nguyên tắc. Học thuyết tấn công phủ đầu, phòng thủ từ xa của Tổng thống Mỹ Bush và tuyên bố giành quyền đánh phủ đầu khủng bố của Thủ tướng Australia là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Chống khủng bố là sự nghiệp hợp tác giữa các quốc gia có chủ quyền vì lợi ích của mỗi quốc gia và của cả cộng đồng quốc tế. Nếu nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền bị xâm phạm trong cuộc chiến chống khủng bố, có nghĩa là tư cách chủ thể và quyền lợi của các quốc gia tham gia bị xâm hại, mục tiêu của chống khủng bố quốc tế không đạt được.
    Với những thay đổi của kỷ nguyên toàn cầu hoá và các hiện tượng nêu trên, một vấn đề hiện đang này sinh và được dư luận quan tâm là vấn đề quan niệm chủ quyền trong thời kỳ hiện nay.
    Nhiều người cho rằng chủ quyền quốc gia hiện nay là một khái niệm lỗi thời. Người khác thi cho chủ quyền quốc gia đang bị xói mòn trước cơn lốc toàn cầu hoá, chủ quyền quốc gia đang bị hạn chế. Cũng có người thì cho rẳng chủ quyền quốc gia vẫn là tuyệt đối. Các quan niệm này đều có cơ sở nhưng đều chưa thể hiện được đúng bản chất của vấn đề.
    Chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền tối thượng của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong lãnh thổ của mình, mỗi quốc gia có quyền tối thượng về lập pháp, hành pháp và tư pháp, tự do lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực.
    Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia đều có quyền tự quyết định chính sách đối ngoại mà không cần sự can thiệp của quốc gia khác. Đứng ở góc độ này có thể hiểu chủ quyền quốc gia là ?otuyệt đối?.
    Tuy nhiên, khi tham gia vào các quan hệ quốc tế, quyền tối thượng của quốc gia trong lãnh thổ của mình được hiểu theo nghĩa độc lập trong mối quan hệ với các quốc gia khác chứ không phải là nghĩa tự do tuyệt đối vô giới hạn của quyền lực quốc gia. Việc thực hiện chủ quyền quốc gia về mặt đối nội và đối ngoại phải luôn luôn trong phạm vi với các nguyên tắc và quy phạm của cộng đồng quốc tế, không được gây ảnh hưởng tới quyền lợi và chủ quyền của các quốc gia khác.
    Thêm vào đó, quyền lực tối thượng của quốc gia phải luôn thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân mình theo như Điều 21 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người đã khẳng định ?oý chí của nhân dân phải là cơ sở quyền lực Nhà nước?. Như vậy từ góc độ này, chủ quyền mỗi quốc gia sẽ bị hạn chế bởi chủ quyền quốc gia khác và bởi chủ quyền của nhân dân.
    Chủ quyền quốc gia không phải là cái gì đó chung chung trừu tượng, siêu nhiên hay bất biến. Nó là một thuộc tính của một thực thể vật chất là quốc gia với các yếu tố lãnh thổn, dân cư và chính quyền. Chính vì vậy, nó rất cụ thể và chịu sự quyết định trực tiếp của các yếu tố đó. Khi các yếu tố đó thay đổi thì đương nhiên chủ quyền tương ứng cũng sẽ thay đổi.
    Ví dụ khi lãnh thổ của một quốc gia được mở rộng hay thu hẹp đi thì chủ quyền của quốc gia đó cũng sẽ mở rộng ra thêm hoặc bị hẹp đi theo. Khi quốc gia lớn mạnh lên thì chủ quyền cũng sẽ mạnh thêm. Khi quốc gia không còn nữa thì chủ quyền cũng không còn v.v...
    Đây chính là điều mà nhiều người đã không nhận ra và đã không nhận thức đúng được sự biến đổi của chủ quyền theo sự biến đổi của quốc gia và cho rằng chủ quyền bị xói mòn. Thực tế những gì đang xảy ra chứng minh không phải là chủ quyền quốc gia đang xói mòn, mà chính là chủ quyền quốc gia đang từng bước thay đổi cùng với sự thay đổi của các quốc gia trong điều kiện mới của quan hệ quốc tế.
    Ví dụ chủ quyền quốc gia hiện nay đã không bao hàm quyền sử dụng vũ lực của quốc gia để giải quyết tranh chấp quốc tế, kể cả việc trả đũa khủng bố, quốc gia không có quyền ban hành văn bản pháp luật vi phạm quyền con người v.v...
    Và cũng chỉ với cách hiểu chủ quyền quốc gia như vậy, người ta mới có thể hiểu đúng nghĩa được từ bình đẳng về chủ quyền.
    Chủ quyền của nước Mỹ không thể giống hệt với chủ quyền của nước Campuchia hay Lào. Bình đẳng không có nghĩa là như nhau hay ngang bằng. Bình đẳng cần được hiểu là có cơ hội ngang nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia. Còn việc các quốc gia đó có quyền và nghĩa vụ đến đâu lại tuỳ thuộc vào chính quốc gia đó.
    Gần như toàn bộ lịch sử quan hệ quốc tế đã chứng minh điều đó: Các quốc gia lớn mạnh thường có khả năng giành và thực hiện được nhiều quyền lợi hơn các quốc gia nhỏ nhưng họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng. Và nếu các quốc gia nhỏ có được giao cho các quyền lợi đó thì họ cũng khó có thể thực hiện được nếu như thực lực họ chưa cho phép.
    Ví dụ sinh động trong trường hợp này là việc tham gia các hoạt động của LHQ. Các quốc gia thành viên thường trực HĐBA LHQ có nhiều quyền lực hơn các quốc gia thành viên khác vì họ là những quốc gia chủ chốt đã lập lại được hoà bình cho thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, họ là người đóng góp nhiều nhất cho các hoạt động của LHQ v.v...
  9. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Có 1 vài điều cần trao đổi thêm với bác :
    + Về nguyên tắc chủ quyền quốc gia , và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác , nó không bao giờ đứng 1 mình mà phải đặt nó trong mối tương quan giữa các pháp luật quốc tế và các tập quán quốc tế khác
    Ví dụ như điều 41 hiến chương LHQ: xét thấy cần thiết HĐBA có quyền cấm vận 1 quốc gia toàn phần hay từng phần bất kể quốc gia đó có tham gia kí hiến chương hay gia nhập liên hợp quốc hay không
    điều 42 LHQ có quyền sử dụng các lực lượng của mình phong tỏa , hay đưa quân vào 1 quốc gia nào đó nếu thấy cần thiết
    Ở đây 2 nguyên tắc trên được đặt trong 1 mối quan hệ mới , đó là tập quán chống khủng bố toàn cầu bằng vũ lực , LHQ chưa bao giờ ra 1 văn bản hướng dẫn để giải quyết mối quan hệ mới này . Tuy nhiên theo ý em nguyên tắc chủ quyền quốc gia phải nhường chỗ cho mục đích duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, vậy nó sẽ giống như trường hợp 1 quốc gia thi hành chính sách diệt chủng vậy , khi đó nguyên tắc các quốc gia đều bình đẳng và nguyên t8ác không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác sẽ phải nhường chỗ cho 1 nghị quyết của hội đồng bảo an
    Ví dụ HĐBA từng đưa quân vào Ruwanda khi chính phủ Ruwanda giết 1 triệu người dân nước này , đồng thời lập ra tòa hình sự ICTR để xét sử tội phạm diệt chủng và chiến tranh bất kể có sự đồng ý của Ruwanda hay không
    Việc Mỹ bắn tên lửa hành trình vào XuĐăng, Apganixtan cùng một số quốc gia tấn công quân sự vào lãnh thổ Apganixtan gây thiệt hại cho nhân dân nước này để trả đũa các vụ khủng bố vào Mỹ là những hành động vi phạm trắng trợn nguyên tắc. Học thuyết tấn công phủ đầu, phòng thủ từ xa của Tổng thống Mỹ Bush và tuyên bố giành quyền đánh phủ đầu khủng bố của Thủ tướng Australia là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. .
    Theo em Mĩ đánh Afganistant , dội bom Xudang, chúng ta lên án vì Mĩ không đưa ra được chứng cứ thuyết phục rằng 2 nước trên có liên quan đến khủng bố , giả sử đặt trường hợp mĩ có chứng cứ thuyết phục thì sao bác nhỉ
    em bổ sung thên 1 số trường hợp nhé : trước khi Mĩ đánh Afganistant , Nga cùng 5 nước trung á đã có ý định dội bom nước này vì nghi ngờ nước này bảo trợ khủng bố ở tresnia 1 trường hợp khác rõ ràng hơn, là người Do Thái đang thi hành chính sách ám sát có chọn lọc, để ám sát các lãnh đạo khủng bố cực đoan người palextin, nhằm ngăn chặn sự đổ vở của tiến trình hòa bình trung đông và sự khủng bố triền miên nhắm vào d6an thường người do Thái , đến đây sự nhân đạo , không nhân đạo , sự hợp lí bất hợp lí, đã không còn rõ ràng minh bạch như trước kia mà đã có sự nhập nhằn rồi phải không
    Giả sử khủng bố lại nắm trong tay vũ khí hạt nhân thì sao bác nhĩ , mà bọn khủng bố ấy lại được sự bảo trợ từ 1 quốc gia thì sao bác nhỉ
    Chống khủng bố là sự nghiệp hợp tác giữa các quốc gia có chủ quyền vì lợi ích của mỗi quốc gia và của cả cộng đồng quốc tế. Nếu nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền bị xâm phạm trong cuộc chiến chống khủng bố, có nghĩa là tư cách chủ thể và quyền lợi của các quốc gia tham gia bị xâm hại, mục tiêu của chống khủng bố quốc tế không đạt được.
    Chưa có 1 luật quốc tế nào hướng dẫn những quốc gia chống khủng bố, cho nên mỗi quốc gia đều có cách chống riêng , để bảo vệ quyền lợi của mình . Em thử đặt trường hợp nếu 1 quốc gia , 1 chính phủ chứa chấp khủng bố làm tổn hại đến quyền lợi của quốc gia khác , ảnh hưởng đến an ninh và hòa bình của quốc gia khác của thế giới vậy có nên xâm hại đến chính phủ ấy , quốc gia ấy hay không ? .Em nghĩ là nên chứ , nó cùng với chủ nghĩa thực dân , chủ nghĩa phân biệt chủng tộc , hay 1 chính phủ thi hành chính sách diệt chủng .... phải bị tiêu diệt và đưa ra tòa án quốc tế
    Đơn cử 1 ví dụ
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Theo bác như satthutinhdoi thì có thể dùng vũ lực để chống lại khủng bố được chăng? Vậy em xin hỏi bác nhé: khủng bố ở đâu mà ra?

    Theo quan điểm của em, khủng bố xuất hiện phần nhiều do những người khủng bố là những người yếu, họ không đủ sức mạnh để chống lại những thế lực luôn bao vây và tấn công, thậm chí muốn tiêu diệt họ.
    Hamas buộc phải khủng bố bởi họ không có đủ sức mạnh để chống xe tăng, máy bay của Israel. Họ chỉ có thể làm được một số việc như dạy học cho trẻ em Palestine, phân phát lương thực cho người dân Plestine... đây là những việc mà họ còn làm tốt hơn cả chính quyền của Arafat. Nhưng họ làm sao có thể chống lại đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông, đồng minh mà Mỹ vừa mới phủ quyết ngày hôm kia ở HĐBA để bảo vệ họ. Tất nhiên Hamas cũng không phải không có lỗi. Chính thái độ quá cứng rắn của họ + thái độ diều hâu của hầu hết các nhà cầm quyền Do Thái đã đẩy cuộc xung đột ở Trung Đông đi hết vòng bạo lực này đến vào bạo lực khác.
    Còn với Al Queda thì lại khác? Đây là một tổ chức khủng bố mà ông trùm của nó là con đẻ của Xịa để chống lại Liên Xô nhưng khi Liên Xô sụp đổ, Xịa lại có thái độ vắt chanh bỏ vỏ làm Bin Laden quay súng chống lại họ. Tất nhiên Bin Laden vốn cũng không ưa gì người Mỹ nhưng như ai đó đã nó: không có bạn vĩnh viễn, không có thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn nên Bin Laden ban đầu đã hợp tác với Mỹ để nhận được sự huấn luyện, trang bị của Mỹ để đánh nhau với Liên Xô nhưng về sau lại quay súng bắn vào đầu Mỹ.

    Khủng bố xuất hiện do những bất công trong xã hội nảy sinh làm cho người xuất hiện những ý nghĩ cực đoan, từ đó mà có những hàn động cực đoan. Điều này đã được chính phía Mỹ và phương Tây lợi dụng để chống phá Liên Xô và phe XHCN. Nhưng sau đó, những thế lực này bị Mỹ và phương Tây bỏ rơi, họ cũng nhận thấy những bất công lúc này do chính những "người bạn cũ" của họ gây ra. Vì vậy họ đã quay súng chống lại Mỹ và phương Tây.
    Nước Mỹ cần phải đánh, đưa quân chiếm đóng Afghanistan vì nước này có vị trí chiến lược quan trọng. Vùng Trung Á vốn được coi là sân nhà của Nga, biết bao đời Tổng thống Mỹ mơ ước nhưng nay mới có cớ (chống khủng bố) để bước chân vào. Và khi Mỹ đã đặt chân vào đây thì chưa biết đến bao giờ họ bước chân ra đâu. Họ bước chân vào đây thì họ kiểm soát được nguồn dầu lửa (không có thứ này nước Mỹ tiêu sớm), các con đường dần dầu, kiểm soát được cả Nga và Trung Quốc, qua cuộc chiến tranh thì tiêu huỷ bớt vũ khí quá đát (để lâu quá thì nguy hiểm, tốn tiền bảo quản), thử nghiệm vũ khí mới... và đến chiến tranh Iraq cũng vậy. Chủ yếu là chiếm nguồn dầu mỏ. Thậm chí đến bây giờ lính bị ăn đạn liểng xiểng vẫn còn tham, không cho LHQ tham gia nhiều hơn vị sợ phải chia miếng bánh ngon thành nhiều phần.

    Vấn đề là luật pháp quốc tế ngày nay đã không còn phù hợp như lúc nó mới ra đời nữa. Nay đã bước sang thế kỷ XXI, Mỹ hiện là cường quốc số 1 thế giới và họ quyết tấm không phải ký kết với nữa về một cái hiệp ước chết tiệt kiểu như ABM với Liên Xô năm 72 nữa. Ngày nay các nước cần phải biết tự bảo vệ chính mình đã. Cần có sức mạnh về kinh tế, quân sự, chính trị trên trường quốc tế để tạo nên một cái áo giáp vững chắc để ngăn ngừa những cuộc chiến tranh (với lý do chống khủng bố, bảo vệ nhân quyền....).
    Còn việc VN đem quân sang CPC để oánh Polpot là đúng rùi. Nó cứ oánh dân mình suốt ngày thì chịu thế đếch nào được. Giả các bác làm lãnh đạo, các bác có chịu được không? Còn dân thì tất nhiên là không thể chịu được rồi. Nhịn thì nó cũng có mức độ của nó chứ. Mà nói chúng cũng cần diệt thằng này sớm, để lâu gây nguy hiểm cho mình (lúc ChíNồ nó uýnh mình mà lại có thêm ông K đỏ này nữa thì mệt lắm). Nếu Việt Nam không oánh thằng thì dân CPC còn chết nhiều nữa. Lần trước em có đọc báo ANTG, thế bảo có anh lính đặc công của mình được giao nhiệm vụ bảo vệ ngôi chùa trong ? năm (em quên mất rùi. Trong chùa toàn là tượng đồng đen (còn giá trị hơn vàng), ngọc trai đen, trắng mà anh không động đến thứ nào dù gia đình anh ở Việt Nam rất nghèo.

    Nói chung không ai ưa gì khủng bố nhưng cũng không thể tiêu diệt khủng bố bằng bạo lực được?
    ---------------------------------------------------------------
    Anh hùng cô độc
    Suốt đời anh chỉ yêu một người
    Một người mà anh luôn tìm kiếm
    Suốt đời anh luôn tìm kiếm
    Nhưng cả đời vẫn mãi cô đơn



Chia sẻ trang này