1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự kiện - tin tức - nhịp sống TP Đà Nẵng

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi XacUopVietNam, 05/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chieclatinhyeu

    chieclatinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0

    Nước lũ đang rút: Khó khăn, thiệt hại vẫn còn!
    14:27:00, 13/11/2007
    (TNO) Đến trưa 13.12, nước trên Quốc lộ 1A đoạn qua Quảng Nam, Đà Nẵng vẫn còn ngập sâu nhiều nơi. Có nơi vẫn còn sâu đến gần 1 mét như đoạn qua xã Hòa Phước - Hòa Vang, Điện Thắng - Điện Bàn, các thị trấn Vĩnh Điện, Nam Phước (huyện Duy Xuyên). Nhiều cầu cống bị nước làm xói lở như cống 3 Nam Phước, cầu Tri Yên, cầu Bàu Vân ở Tam Kỳ và cầu Giếng Trời ở Điện Bàn.
    Riêng cầu Tri Yên bị lở hai mố cầu rất nặng, ngành giao thông vận tải Quảng Nam đang tiến hành khắc phục từ sáng 13.11. Trong ngày 13.11, chỉ cho các xe con và xe công vụ vượt qua cầu này.
    Nhờ nước rút, hàng trăm xe tải, xe khách kẹt tại khu vực Điện Bàn, Quảng Nam đã có thể đi tiếp ra hướng Đà Nẵng từ 9 giờ sáng 13.11. Thượng tá Lê Quốc Dân, Phó Phòng CSGT Đà Nẵng cho biết khoảng vài trăm xe kẹt tại Đà nẵng cũng sẽ được di chuyển dần vào Điện Bàn để tránh quá tải cho các bãi đậu ở quận Liên Chiểu.
    [​IMG]
    Xe và người lội nước tại xã Hòa Phước (8 giờ sáng 13.11)
    Tại thị xã Hội An, nước đã rút bớt nhưng các phố cổ Bạch Đằng và Nguyễn Thái Học vẫn còn ngập sâu đển nửa mét. Đến trưa 13.12, vẫn còn hàng trăm ngôi nhà cổ bị ngập nước có nguy cơ giảm tuổi thọ.
    UBND thị xã trong sáng 13.11 đưa đến các xã phường còn ngập sâu hàng ngàn chiếc bánh chưng, bánh mì và mì gói; đồng thời tổ chức phun thuốc tẩy trùng phòng ngừa dịch bệnh ở những nơi nước vừa rút. Tại Đại Lộc, tất cả lãnh đạo cấp huyện phân tán đi đến các xã bằng thuyền để nắm tình hình thiệt hại. Hơn 100 chiến sĩ quân đội và nhân viên ngành nông nghiệp đã trực tiếp đến khu vực lở núi gần hồ chứa nước Trà Cân để tìm biện pháp khắc phục và bàn tính phương án sơ tán dân gần đó.
    Lúc 12 giờ trưa 13.11, Phó chủ tịch UBND huyện Điện Bàn Trần Minh An cho biết đã vận chuyển bằng ca nô máy đến 3 xã Gò Nổi và các xã ven sông Thu Bồn gần 2.000 gói mì tôm để giúp dân có cái ăn tạm khi nước vẫn còn ngập sâu. Toàn huyện Điện bàn coi như đã mất trắng gần 1.000 tấn lúa giống dự trữ cho vụ Đông Xuân. Hiện nay nước uống thiếu trầm trọng và nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao.
    [​IMG]
    Nhiều người đi đường phải bóp bụng trả 20.000đ thuê chở
    cho mỗi chiếc xe máy vượt đoạn ngập chưa đầy 1km
    Trong khi nước vẫn còn ngập cả thị trấn Vĩnh Điện, thì thị trấn Nam Phước của huyện Xuy Xuyên cách đó 10km về phía nam cũng không khác gì. Theo lãnh đạo Ban Phòng chống lụt bão huyện, đến 12 giờ trưa 13.11, nước đã rút gần 1 mét làm lộ ra nhiều tuyến giao thông bị sạt lở nghiêm trọng. Trong số 19 thuyền đánh cá của hai xã Duy Nghĩa và Duy Hải bị trôi hôm qua đến nay chỉ tìm được 10 chiếc; 9 chiếc còn lại coi như mất hẳn, rất may không có người nào trên các thuyền đó.
    Tại Đà Nẵng, đến 12 giờ trưa 13.11, mực nước chỉ mới rút được 0,5 mét, ở các vùng thấp như Hòa Xuân, Hòa Phong, Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phước ( thuộc huyện Hòa Vang) và phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, mức ngập vẫn còn sâu hơn 1 mét.
    Từ sáng 13.12, toàn thành phố đã đưa hơn 5.000 gói mì và hàng ngàn chai nước tinh khiết đến giúp bà con các vùng thấp chưa đi lại được. Trong hai trường hợp người chết do lũ của Đà Nẵng, có trường hợp chị Trần Thị Đông, công nhân nhà máy dệt Hòa Thọ đến trưa 13.11 vẫn chưa tìm được xác. Chị Đông mất khi ghe lật hôm 12.11 tại thôn Trung Lương xã Hòa Xuân để lại đứa con chưa đầy 4 tuổi, chồng chị là thợ mộc, gia đình nghèo khó, phải nuôi cha già trên 70 tuổi đang rất cần sự giúp đỡ của người hảo tâm...
    Nhìn chung, lũ miền Trung không ngâm lâu nhưng lớn nhanh, dòng chảy mạnh và gây nhiều thiệt hại. Hầu như nơi đâu nước rút đi đều để lại những thiệt hại to lớn. Một kiến trúc sư tại Đà Nẵng cho biết hiện nay việc đô thị hóa nhanh chóng đã san lấp hầu hết các hồ điều tiết tự nhiên và thu hẹp dòng chảy ở nhiều nơi, vì vậy lũ dâng nhanh, chảy xiết nên gây ra những thiệt hại lớn.
    Trương Điện Thắng
    (nguồn:http://www1.thanhnien.com.vn/Xahoi/2007/11/13/215823.tno)v
  2. LovePippo

    LovePippo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Mong lũ sớm rút >M<
    em có đứa bạn trong ĐN
    ngày nào cũng chat chit
    thế mà 3 ngày nay ko thấy nó onl
    hị hị
    thấy lo lo
    ko biết có fải bị lũ cuốn đi ko :"P
    có tin j` các bác up cho em nhé :")
  3. chieclatinhyeu

    chieclatinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    Ảnh hầm đường sắt Hải Vân chìm trong đất đá
    Trưa 15/11, miệng hầm số 13 Hải Vân mới bắt đầu ló dạng, sau vài ngày chìm trong đất đá, do ảnh hưởng lũ. Theo Tổng công ty đường sắt, 3 ngày nữa mới bắt đầu chạy thử tàu qua đèo để thông tuyến đường sắt Bắc Nam.
    > Hình ảnh lũ lịch sử tàn phá miền Trung
    Theo ông Khuất Hứu Tứ, Trưởng Văn phòng đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại Đà Nẵng, ngành đường sắt đã huy động hơn 1.000 công nhân và hàng chục máy móc cơ giới, thi công ròng rã suốt ngày đêm. Tuy nhiên, phải đến 18/11 mới có thể chạy thử tàu để thông tuyến.
    Ngành đường sắt đã phải tạm ngưng lưu thông 20-25 lượt tàu qua đèo Hải Vân mỗi ngày, trong đó có 10 lượt tàu khách Bắc - Nam. Hành khách phải trung chuyển bằng ôtô qua hầm đường bộ Hải Vân giữa 2 ga Kim Liên của Đà Nẵng và ga Lăng Cô của Thừa Thiên Huế để tiếp tục hành trình Nam - Bắc.
    [​IMG]
    [​IMG]
    (nguồn : vnexpress)
  4. chieclatinhyeu

    chieclatinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    35 người chết, 6 mất tích trong lũ lịch sử miền Trung
    Hôm nay, lũ đã rút ở hầu hết tỉnh miền Trung, nhiều trục đường đã tạm thông song vẫn còn một số đoạn hư hỏng nặng chưa kịp sửa chữa. Theo số liệu từ Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, 35 người chết và 6 người mất tích sau 4 ngày lũ lụt.
    > Lũ rút dần, miền Trung thiệt hại nặng nề/ Hàng trăm nghìn dân nguy cơ đói vì lũ chồng lũ
    Xác nạn nhân cuối cùng của cơn lũ lịch sử miền Trung, tính đến chiều 15/11, được bộ đội biên phòng thành phố Đà Nẵng phát hiện lúc 16h. Đó là chị Trần Thị Đông, 27 tuổi, công nhân nhà máy dệt Hòa Thọ. Kể lại cái chết thương tâm của chị Đông, Chánh văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng Văn Công Lưỡng không nén được xúc động. Hai ngày trước, chị Đông trực ở nhà máy, gặp nước lụt lớn ngập khắp nơi không về nhà tại quận Cẩm Lệ được. Nóng lòng vì đứa con 2 tuổi đòi sữa mẹ, chị liều lội về nhà cho con bú. Không ngờ chuyến đi của chị lại là hành trình mãi mãi...
    Theo Ban chỉ đạo Phòng chống bão lụt trung ương, có 28 người bị thương trong đợt lũ lịch sử ở miền Trung. Riêng Quảng Nam thiệt hại về người nặng nhất với 15 người chết, 1 người mất tích và 19 bị thương.
    Lũ lớn cũng đã nhấn chìm gần 400.000 nhà dân, hư hại 2.500 ha lúa, cuốn phăng hơn 300.000 m3 đường giao thông, đánh đắm hàng chục tàu cá... ở các tỉnh khúc ruột miền Trung.
    Hiện mực nước trên các sông ở Trung bộ đang xuống, nhiều nơi ở mức báo động 2. Dự báo Khí tượng thủy văn trung ương cho thấy, trong 24 giờ tới, các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận vẫn có mưa phổ biến ở mức 50 mm. Lũ hạ lưu các sông miền Trung có thể tiếp tục xuống mức báo động 1.
    [​IMG]
    Đà Nẵng: Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố, hôm nay lũ đã rút được 3,5 m. Mực nước cao nhất đo được chiều nay là 0,5 m. Các tuyến đường chính đang được sửa chữa để lưu thông tạm. Đường dẫn lên đèo Hải Vân bị sạt lở nặng ở hàng chục điểm, hơn 1.000 m3 đá từ trên núi đổ xuống đường làm tắt nghẽn giao thông. Mãi đến chiều 14/11 mới giải tỏa được.
    Lũ vừa rút, lập tức thành phố đối mặt với nguy cơ thiếu nước và dịch bệnh. Để đảm bảo nước sạch, Đà Nẵng đã điều động 13 xe cứu hỏa loại lớn vận chuyển nước đến những vùng sâu cho người dân. Ngoài ra, 3 vòi nước công cộng tại Cẩm Lệ và Hòa Vang cũng được mở để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân sau lũ.
    Ông Huỳnh Vạn Thắng, Trưởng ban phòng chống lụt bão thành phố Đà Nẵng, cho biết, thành phố đã chi 5 tỷ đồng để củng cố giao thông và cấp 120 tấn gạo, 1.500 thùng mì gói cứu đói cho các hộ trong vùng lũ. Lực lượng bộ đội, dân phòng, thanh niên xung phong cũng tập hợp để nước rút đến đâu sẽ giúp dân tái thiết nhà cửa đến đó.
    Thống kê sơ bộ từ UBND Đà Nẵng, thiệt hại do lũ tại thành phố tính đến nay xấp xỉ 600 tỷ đồng.
    (nguồn : Vnexpress)
  5. iwa

    iwa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Đà Nẵng phóng đại tổn thất do lũ?
    14:23'' 16/11/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - VPĐD Cục Quản lý đê điều - PCLB tại miền Trung chưa đưa giá trị thiệt hại của Đà Nẵng vào báo cáo chung của khu vực vì thiếu tin cậy!

    Nhập mô tả vào đây
    Liệu tổng giá trị thiệt hại do lũ lụt ở Đà Nẵng có đến mức như Ban chỉ huy PCLB - TKCN TP báo cáo? Ảnh: HC
    Đà Nẵng thiệt hại nặng nhất miền Trung?
    Trong mấy ngày qua, từ các kênh thông tin cực kỳ phong phú, dư luận cả nước đều biết rõ nơi bị lũ lụt hoành hành dữ dội nhất, nơi ghi nhận đỉnh lũ vượt cả cơn lũ lịch sử năm 1999 và phải gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Nam, với con số thiệt hại theo ước tính của UBND tỉnh là 1.500 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, tại Đà Nẵng, theo báo cáo mới nhất của Ban chỉ huy PCLB - TKCN TP Đà Nẵng (báo cáo số 77, do ông Huỳnh Vạn Thắng - Phó ban, ký chiều 15/11), con số thiệt hại được đưa ra lên đến?1.524 tỷ đồng, cao nhất miền Trung tính đến thời điểm này (Quảng Nam 1.500 tỷ, Thừa Thiên - Huế 980 tỷ, Quảng Ngãi 800 tỷ).

    Vài so sánh giữa Đà Nẵng và Quảng Nam

    Xin làm vài so sánh nhỏ trong báo cáo của Ban chỉ huy PCLB - TKCN ở Đà Nẵng và Quảng Nam: Đà Nẵng có 26 xã, phường thuộc 4 quận, huyện bị ngập, chủ yếu là ở vùng ngoại thành; trong khi đó ở Quảng Nam, lũ lụt hoành hành từ các đô thị lớn như TP Tam Kỳ, thị xã Hội An đến các huyện đồng bằng như Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Núi Thành lẫn các huyện trung du, miền núi như Quế Sơn, Phước Sơn, Bắc Trà My, Hiệp Đức? với 125/233 xã bị ngập. Thậm chí đến sáng nay 16/11, Quảng Nam vẫn còn 3 huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang bị chia cắt vì các tuyến giao thông sạt lở nghiêm trọng.

    Trong số 1.524 tỷ đồng thiệt hại vì lũ lụt, Ban chỉ huy PCLB - TKCN Đà Nẵng đánh giá lĩnh vực thuỷ sản - nông lâm bị nặng nhất với 780 tỷ đồng, cộng thêm thiệt hại về dân sinh 165 tỷ đồng và thuỷ lợi 180 tỷ đồng thì chỉ riêng 3 lĩnh vực này đã trên 1.125 tỷ đồng. Nhưng đi vào cụ thể thì thiệt hại trên các lĩnh vực đó ở Đà Nẵng đều thấp rất xa so với Quảng Nam.

    Đơn cử: Đà Nẵng có 3 người chết và 3 người bị thương trong khi Quảng Nam có đến 20 người chết, 2 người mất tích và 19 người bị thương; Đà Nẵng sơ tán tránh lũ 8.348 hộ còn Quảng Nam phải sơ tán 70.000 dân; Đà Nẵng có 8 nhà sập, trôi còn Quảng Nam có trên 9.600 ngôi nhà, phòng học và trạm y tế bị sập đổ, lũ cuốn trôi, xiêu vẹo, và hư hỏng (trong đó 1.450 nhà bị trôi và sập đổ, 250 phòng học, 45 trạm xá và trên 70 nhà cơ quan bị hư hỏng); Đà Nẵng có 9.500 tấn lúa (250 tấn lúa giống) bị ướt, trôi, hư hại trong khi Quảng Nam có 25.000 tấn lương thực và 3.000 tấn lúa giống bị hư hỏng và lũ cuốn trôi.

    Đà Nẵng có 500ha rau màu, 150ha mía, 110ha hoa, 990ha cây ăn quả, cây công nghiệp bị thiệt hại còn Quảng Nam có trên 2.000ha lúa, 5.000ha hoa màu, 500.000 cây lâm nghiệp hư hại. Đà Nẵng có 700ha ruộng bị bồi lấp, sạt lở; Quảng Nam có 3.000ha ruộng, vườn bị bồi lấp, sạt lở. Đà Nẵng có 540ha nuôi cá nước ngọt bị thiệt hại còn ở Quảng Nam, lũ đã cuốn trôi khoảng 950 tấn tôm, cá, thuỷ sản nuôi trồng các loại cùng 30.000m3 đất bờ bao nuôi trồng thuỷ sản.

    Đà Nẵng có 378.400 gia súc, gia cầm trôi, chết; con số này ở Quảng Nam là trên 2,2 triệu con. Đà Nẵng có 57 tàu thuyền bị trôi, mắc cạn hư hỏng (nhưng không ghi rõ bao nhiều tàu trôi, chìm, bao nhiêu tàu hư hỏng, trong khi giá trị thiệt hại giữa 1 chiếc tàu chím và 1 chiếc tàu hư hỏng hoàn toàn khác nhau); còn ở Quảng Nam, chỉ riêng tàu chìm, trôi mất tích đã lên đến 48!

    Trong lĩnh vực thuỷ lợi, Đà Nẵng thống kê thiệt hại từng mét ống nước (90m ống D800), từng cái môtơ (10 cái) của các trạm bơm điện bị cuốn trôi, ngập nước? nhưng lại không nêu rõ bao nhiêu công trình thuỷ lợi bị hư hại mà chỉ đưa ra những con số rất khó thẩm định như 250.000m3 đất sạt lở, 26.000m3 đất bồi lấp kênh mương? để nâng tổng số thiệt hại lên đến 180 tỷ đồng.

    Trong khi đó, báo cáo của Quảng Nam cụ thể như sau: Công trình thuỷ lợi nhỏ bị trôi và hư hỏng 550 và 5km kè, kênh mương thuỷ lợi bị sạt lở, bồi lấp 245.000m3. Đặc biệt, công trình hồ chứa nước Trà Cân bị đất đá sạt lở làm sập 12m tường phải bờ tràn xả lũ. Riêng công trình cấp nước sạch, Đà Nẵng bị hư hại 7 cái, còn ở Quảng Nam là 452 cái!

    4 người chết, báo cáo là... 3

    Do tổng giá trị thiệt hại mà Ban chỉ huy PCLB - TKCN Đà Nẵng đưa ra vượt Quảng Nam, trong báo cáo mới nhất (sáng 16/11) về tình hình thiệt hại do lũ lụt, Văn phòng đại diện Cục Quản lý đê điều và PCLB (Bộ NN-PTNT) tại miền Trung chưa đưa số liệu của Đà Nẵng vào.

    Một cán bộ của văn phòng này cho biết, sau khi nhận báo cáo của Đà Nẵng, ông đã thắc mắc qua điện thoại với ông Huỳnh Vạn Thắng (Phó Ban chỉ huy PCLB - TKCN và cũng là người ký báo cáo của Đà Nẵng), được ông này giải thích: "Chẳng hạn trên lĩnh vực thuỷ sản - nông lâm, phải tốn 30.000 đồng/m3 để bóc lớp đất đá sạt lở ra khỏi ruộng, nên giá trị thiệt hại cao lên!??.

    Chưa kể, đến thời điểm này, báo cáo của Ban chỉ huy PCLB - TKCN Đà Nẵng vẫn chỉ thông báo 3 người chết do lũ lụt, trong khi con số trên thực tế là 4.
    Đó là trường hợp của anh Nguyễn Đăng Sang ở thôn Cẩm Toại Đông, xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang.

    Cả ngày 12/11, Sang cùng anh em trong đội dân quân xã Hoà Nhơn dốc sức sơ tán bà con từ vùng trũng thấp lên nơi cao hơn để tránh lũ. Sáng sớm hôm sau 13/11, dù kiệt sức và được bà con khuyên nên nghỉ ngơi nhưng Sang vẫn lên UBND xã để tiếp tục giúp dân sơ tán. Và anh đã vĩnh viễn không trở về khi bị nước lũ cuốn cả người và xe vào taluy đường.

    Do nhà ngập nước đến ngang ngực nên quan tài của Sang phải đặt tạm tại nhà sinh hoạt của thôn Cẩm Toại.

    Vai trò "đầu tàu" miền Trung ở đâu?

    Thiệt hại của người dân vùng lũ Đà Nẵng và nỗi đau của họ là có thật và rất cần được chia sẻ. Tuy nhiên, hẳn những người dân vùng lũ không mong và không vui vẻ gì nếu biết mình chỉ thiệt hại một, nhưng những người làm báo cáo lại nâng lên gấp 4 - 5 lần.

    Một cán bộ của Văn phòng đại diện Cục Quản lý đê điều và PCLB (Bộ NN-PTNT) tại miền Trung nói: ?oĐà Nẵng là TP lớn nhất, giàu nhất trong khu vực, lẽ ra trong những trường hợp như thế này cần tự lực cánh sinh khắc phục hậu quả lũ lụt, để dành phần cứu trợ của TƯ cho những địa phương khác nghèo hơn nhưng thiệt hại nặng hơn?.
    Theo báo cáo chính thức của Ban chỉ huy PCLB - TKCN Đà Nẵng, đến thời điểm này, TP. Đà Nẵng mới cứu trợ cho tỉnh Quảng Nam 15 tấn mì tôm, theo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng NN-PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo PCLB - TKCN TƯ Cao Đức Phát.
    *
    Hải Châu
    nguồn http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/11/755194/
  6. CVPH

    CVPH Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    198
    Cái chiện phóng đại ni, mấy ông lãnh đạo làm chớ ai! Còn người dân thì vẫn đang phải ra sức khắc phục hậu quả! Bữa ni trời đang mưa to!
    Cầu mong rằng cái dự báo thời tiết đợt mưa lần ni là trật lất, mưa nhỏ nhỏ, rồi hết, cho bà con nhờ!
  7. CVPH

    CVPH Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    198
    Tui tìm được cái bản đồ ni, nhưng hông biết post vô cái topic nào, nên đành tạm để ở đây. Các Mod thấy cần chiển đi đâu thì cứ chiển, nghe!
    Đây là cái link của nó :
    http://www.wikimapia.org/#lat=15.983774&lon=108.195419&z=11&l=0&m=a&v=2
    Đây là một phần của cái bản đồ thế giới trên wikimapia. Cái ni thì có thể nhiều người đã biết rồi, nên tui post lên để bà con nào chưa biết thì có rảnh, coi chơi.
    Trong miếng bản đồ trên, có một phần của Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Bà con sẽ nhìn thấy sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Hàn, Cẩm Lệ, nước trên sông Hàn ở đâu chảy về, ....
    Ở góc trên bên trái màn hình có con trượt phóng to/thu nhỏ (dấu "+", "-") và bốn nút xê dịch (pan) hình mũi tên. Phóng to lên rồi xê dịch sẽ thấy rõ hơn (xê dịch đi hết cả nước cũng được!) Đối với Đà Nẵng, có thể phóng to lên gần hết cỡ, thấy từng đường phố. (Nếu phóng hết cỡ, nó sẽ hiện ra mấy cái chữ "Em xin lỗi! Ở chỗ ni, em chỉ có cái ảnh rõ cỡ chừng nấy thôi")
    Nói thêm : trong bản đồ ni, đã có khá nhiều người dùng vô ghi chú, cả địa danh, đường phố và nhà ở. Dí cái mũi con chuột vô mấy cái ô nhỏ nhỏ, phần ghi chú sẽ hiện ra. Cả Cà phê Thư viên - điểm offline - cũng đã có ghi chú.
    Ai ưng ghi chú cái chi cũng được (mục Add Place)
    Được cvph sửa chữa / chuyển vào 12:19 ngày 19/11/2007
  8. Giaham

    Giaham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Thịt hộp cứu trợ bà con vùng lũ bị hôi thối
    24-11-2007 01:20:35 GMT +7

    [​IMG]
    Kiểm tra các hộp thịt của Công ty Việt Can vừa thu hồi tại Quảng Nam​
    Trong những ngày qua, hàng trăm hộ dân ở xã Điện An và Điện Phương, huyện Điện Bàn (Quảng Nam) bức xúc phản ánh lên chính quyền địa phương về việc hàng cứu trợ lũ lụt cho nhân dân bằng thịt đóng hộp mang nhãn hiệu Vican với biểu tượng ?ohàng Việt Nam chất lượng cao? do Công ty TNHH Việt Can (Q. Tân Phú - TPHCM) sản xuất tại cơ sở sản xuất huyện Bến Lức (Long An), đã bốc mùi hôi thối không thể sử dụng được.
    Người dân trả lại hàng cứu trợ
    Chúng tôi đến xã Điện Phương vào ngày 23-11. Ông Nguyễn A, Trưởng Ban Lao động Thương binh xã Điện Phương, bức xúc: ?oThịt hôi thối không tài nào sử dụng được?. Để chứng minh, ông A mang ra 2 hộp thịt ?oheo 2 lát? và ?obò 2 lát?, trọng lượng 175 gam nhãn hiệu Vican với biểu tượng ?ohàng Việt Nam chất lượng cao? do Công ty TNHH Việt Can sản xuất, mà lãnh đạo xã vừa thu gom lại và tiến hành khui hộp thịt để mọi người cùng chứng kiến. Khi ông A vừa mở hộp thịt ra, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Điều đáng nói, mặc dù thời hạn sử dụng được ghi trên nắp hộp thịt là ngày 25-6-2009; hộp thịt bò 2 lát, ngày sản xuất 25-9-2007 và hạn sử dụng đến ngày 25-9-2009, nhưng đã bốc mùi tanh.
    Ông Lê Đức Thu, Phó Chủ tịch HĐND xã Điện Phương, cho biết ngày 15-11, xã có tiếp nhận một lô hàng cứu trợ 300 suất quà: gồm mì gói, sữa và thịt hộp (1.500 hộp) của một đơn vị ở TPHCM có văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Sau đó, xã đã thông báo cho người dân đến trụ sở UBND xã để phát trực tiếp cho nhân dân. Tất cả hộp thịt ?oheo 2 lát? và ?obò 2 lát? đều được niêm phong trong hộp còn nguyên vẹn, không ai nghĩ là thịt hôi thối, mãi đến khi người dân khui hộp ra ăn mới phát hiện thịt bị hôi thối, không sử dụng được và phản ánh cho lãnh đạo xã. Ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Điện An, cũng cho biết xã này cũng tiếp nhận 300 suất quà của đơn vị nêu trên và đã phân phát cho người dân vùng lũ. Nhưng khi người dân đem ra sử dụng mới phát hiện bên trong hộp thịt đã nổi nhớt có màu xanh và hôi thối không thể dùng được. Nhiều người đã cho heo ăn, còn một số người đem trả lại chính quyền địa phương.
    Đơn vị cứu trợ cũng mắc lừa
    Cùng ngày, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo cho Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra sản phẩm thịt hộp của Vican trên địa bàn tỉnh và lấy mẫu kiểm tra chất lượng. Chúng tôi liên hệ với đơn vị tham gia cứu trợ số hàng thịt hộp trên và được một người có trách nhiệm trong đơn vị này cho biết: Số thịt trên được đơn vị mua ở một cửa hàng trên đường Lê Đình Dương (Đà Nẵng). Hơn nữa, trước khi mua hàng, đơn vị cũng kiểm tra và thấy nhãn hiệu ?ohàng Việt Nam chất lượng cao? và hạn sử dụng đến năm 2009, được đóng nguyên trong hộp của nhà sản xuất nên mới mua phát cho người dân vùng lũ.
    Chủ cửa hàng ở đường Lê Đình Dương cho biết, mua số hàng trên của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Toàn (84 Núi Thành, Đà Nẵng). Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, cửa hàng trưởng của Công ty Minh Toàn, cho biết công ty đã mua sản phẩm thịt đóng hộp của Công ty TNHH Việt Can gần 10 năm nay. Và lô thịt hộp mà công ty nhập gần đây nhất là ngày 26-10-2007, với 230 thùng (mỗi thùng 50 hộp). Sau đó, công ty phân phối lại 196 thùng cho cửa hàng ở đường Lê Đình Dương, số còn lại được nhân viên đi bỏ lẻ cho các nơi. Hiện còn lại 7 thùng và 28 hộp chưa phân phối.
    Ngày sản xuất và hạn sử dụng có dấu hiệu bị sửa
    Đó là nhận định của ông Nguyễn Nho Hậu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường TP Đà Nẵng, về lô hàng thịt hộp của Công ty TNHH Việt Can mà chi cục đã thu giữ trong ngày 23-11. Ông Hậu cho biết, sau khi có thông tin về số thịt đóng trong hộp của Công ty TNHH Việt Can kém chất lượng, chi cục đã tiến hành kiểm tra tại cửa hàng của Công ty Minh Toàn (84 Núi Thành, Đà Nẵng) và thu giữ 7 thùng thịt hộp (50 hộp/thùng) và 28 hộp rời. Trong quá trình kiểm tra, đã phát hiện nhiều lon gỉ sét, phồng, méo móp; ngày sản xuất và hạn sử dụng mờ nhạt, có dấu hiệu tẩy xóa để in lại. Nhận định ban đầu của ngành chức năng, hàng thịt hộp này đã vi phạm quy chế nhãn mác và có dấu hiệu hàng thực phẩm bị biến dạng, không bảo đảm chất lượng nhưng vẫn lưu hành. Hiện chi cục đang gửi số hàng trên qua Trung tâm Y tế Dự phòng TP Đà Nẵng để kiểm tra chất lượng. Ông Hậu cho biết, trong 2 ngày tới sẽ có kết quả.
    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả:
    Đã thu hồi những sản phẩm cứu trợ kém chất lượng

    Ngay khi nhận được thông tin hàng cứu trợ đồng bào vùng thiệt hại do lũ lụt ở Điện Bàn kém chất lượng, UBND tỉnh đã chỉ đạo địa phương xác minh, báo cáo cụ thể về UBND tỉnh. Chúng tôi đã cũng đã chỉ đạo ngành y tế kiểm tra, phòng dịch và thông báo cho nhân dân không dùng những sản phẩm cứu trợ, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời thu hồi những thực phẩm đã phát đến tay người dân vùng lũ nhưng không bảo đảm chất lượng. (P.Trịnh ghi)
    Bài và ảnh: Hoàng Dũng
    Được giaham sửa chữa / chuyển vào 18:16 ngày 24/11/2007
  9. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=59&ID_tin=15531
    Big C mở đại siêu thị tại Đà Nẵng
    Ngày 24/11, Big C - tập đoàn bán lẻ đứng thứ 3 thế giới của Pháp đã chính thức khai trương đại siêu thị tại Vĩnh Trung Plaza (225 Hùng Vương, Đà Nẵng). Đây là siêu thị thứ 7 của Big C tại Việt Nam và là siêu thị lớn nhất của Big C tại miền Trung.
    Theo đại diện Big C, Big C Đà Nẵng sử dụng 4 tầng dưới của Vĩnh Trung Plaza với diện tích hơn 10.000m2, bán 48.000 mặt hàng trong đó hơn 90% là hàng được sản xuất tại Việt Nam. Sẽ có khoảng 500 lao động được Big C Đà Nẵng tuyển dụng phục vụ bán hàng. Tại lễ khai trương, Big C cùng công ty Đức Mạnh (chủ đầu tư Vĩnh Trung Plaza) đã trao 250 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, góp phần khắc phục khó khăn cho đồng bào vùng thiên tai. Ngay trong ngày mở cửa đầu tiên, hàng chục ngàn lượt khách đã tới thăm quan mua sắm tại siêu thị bán lẻ có quy mô lớn nhất miền Trung này.
    (Kỳ Anh)
  10. chieclatinhyeu

    chieclatinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    Nghe bằng trái tim
    (Dân trí) - Nguyễn Mạnh Cường năm nay tròn 17 tuổi, nhưng mới học đến lớp 5. Quãng đường để Cường tốt nghiệp lớp 5 đúng bằng quãng đường mà biết bao bạn bè cùng trang lứa chuẩn bị đến với ngưỡng cửa đại học.
    Cường là học sinh của một ngôi trường đặc biệt - Trường Chuyên biệt Tương Lai (TP Đà Nẵng), trường dành cho những học sinh khiếm thính.
    Bằng ngôn ngữ ký hiệu, qua phiên dịch của thầy hiệu phó, Cường nói rằng em đang bận rộn tập luyện để chuẩn bị đi thi đấu tại Hội thi Thể thao dành cho thanh thiếu niên khuyết tật toàn quốc diễn ra ở Quảng Trị vào đầu tháng 12 này, và hiện tại quá trình tập luyện của các em rất tốt.
    Ngoài ra, chàng trai này còn có năng khiếu đặc biệt khác. Khoảng một năm trở lại đây, tên tuổi của Cường được bạn bè cùng cảnh ngộ trên mọi miền đất nước biết đến qua khả năng làm tranh cát của em, và qua một trang web dành riêng cho người khiếm thính mà Cường thành lập. Trang web này đã thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ Đà Nẵng và cả nước. Cũng chính vì vậy, Cường đã được bạn bè trìu mến đặt cho cái tên là ?oHiệp sĩ thông tin?.
    Nổi tiếng tại địa phương nhưng tên của Cường lại được nhắc đến nhiều nhất tại Tokyo (Nhật Bản). Đó là vì một bức tranh cát của em. Bức tranh này đã đoạt giải đặc biệt trong cuộc thi tranh dành cho thiếu niên châu Á, do Quỹ Tài chính thống nhất Nhật Bản, Ngân hàng Tokyo và Công ty Mishubishi đồng tổ chức. Bức tranh đó đã được in thành bưu thiếp phát hành rộng rãi ở Nhật
    Cường cho biết: Bức tranh cát đó em vẽ những cánh diều đang căng gió giữa một bầu trời xanh biếc, trên một bãi cỏ xanh mướt với những chú trâu hiền lành đang gặm cỏ. Và em cố gắng hết sức để thể hiện một suy nghĩ mà nếu bằng những ngôn ngữ ký hiệu trực quan khô khan, em không thể nói hết được.
    Giao tiếp với những học sinh khiếm thính quả thật là vô cùng khó khăn, và đối với Cường cũng không ngoại lệ. Dùng cả bút và giấy để trò chuyện, rồi nhờ đến cả ?ophiên dịch viên? là thầy hiệu phó của trường để có thể biết điều mà Cường thấy hài lòng nhất về bức tranh của mình. Và bằng thứ ngôn ngữ ký hiệu, Cường đã cố gắng bày tỏ: ?oĐiều làm cho em thấy hạnh phúc nhất chính là tấm thông điệp về hoà bình đó đã được nhiều người biết đến?.
    Thầy Nguyễn Duy Tiên, phó hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Tương Lai, cho biết: Ở trường có nhiều em rất có năng khiếu. Dường như nếu các em mất mát hay khiếm khuyết một cái gì đó thì sẽ được bù đắp bằng một cái khác. Trong trường, nhiều em vẽ rất đẹp, như em Võ Thị Thanh Hiếu đoạt giải Nhất cuộc thi vẽ tranh do báo Nhi Đồng và tổ chức Plan tổ chức, Trần Đình Dương đoạt giải 3 cuộc thi vẽ tranh toàn quốc với chủ đề ?oước mơ của em?? Trong đó, Nguyễn Mạnh Cường là nổi bật hơn cả. Chỉ trong năm 2006, Cường đã đoạt 8 giải quốc gia và 2 giải thành phố, chưa kể một số giải quốc tế khác.
    Khát khao khám phá và ước mơ vươn lên vượt lên số phận là ước mơ cháy bỏng của Cường. Cùng với một người bạn thân khác là Ngô Phú Lân, Cường đã mày mò tiếp cận với máy tính để thành lập một trang web riêng cho người khiếm thị, cho trường. Bước đầu tuy gặp rất nhiều khó khăn trong việc thành lập giao diện, trình bày nội dung? nhưng với lòng quyết tâm của các em, cuối cùng trang web đã ra đời và ngay lập tức đón nhận sự quan tâm của bè bạn.
    Trang web ngoài việc giới thiệu những hoạt động của trường, còn có nội dung giải đáp những thắc mắc liên quan đến trẻ em bị khiếm thính, những hoạt động của Câu lạc bộ thanh thiếu niên khiếm thính Đà Nẵng. Trang web dần trở thành một nơi kết nối cộng đồng những người khuyết tật, với số lượng vài chục người tham gia ban đầu, giờ đã lên đến hàng trăm.
    Cô Trương Thị Ngọc Hà, giáo viên lớp 5, bày tỏ: Điều mà chúng tôi mong muốn nhất là làm sao những em có năng khiếu như Cường, Hiếu, Lân? sau khi học xong, các em vẫn phát huy được những khả năng đặc biệt của mình. Chúng tôi tin rằng nếu được xã hội quan tâm hơn nữa, các em sẽ nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng và tìm thấy chỗ đứng của chính mình.
    Chia tay chúng tôi vẫn là nụ cười rất tươi của Cường. Chắc chắn trong em đang có rất nhiều hoài bão, những hoài bão mà bình thường khó có thể diễn tả được. Em không nghe được cuộc đời ngoài kia bằng những âm thanh sôi động, nhưng chúng tôi tin em vẫn đang nghe cuộc đời ngoài kia bằng tất cả trái tim, bằng khát vọng của tuổi.
    [​IMG]
    Lê Tấn Quỳnh
    nguồn: http://www1.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/Nghe-bang-trai-tim/2007/12/208218.vip

Chia sẻ trang này