1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự kiện - tin tức - nhịp sống TP Đà Nẵng

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi XacUopVietNam, 05/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chieclatinhyeu

    chieclatinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    Cậu bé mồ côi và nhà hàng Banana
    (Dân trí) - Mồ côi cha từ nhỏ. Tuổi thơ của Tỉnh là những tháng ngày lam lũ. Lớn hơn một chút, Tỉnh phải làm đủ nghề để kiếm sống. Nhưng nay, cậu bé mồ côi Phạm Ngọc Tỉnh đã là chủ một nhà hàng có tiếng ở Đà Nẵng.
    Ba mất lúc Tỉnh lên 9 tuổi, sau đó lại đến anh trai ra đi. Đó là cú sốc quá lớn đối với người mẹ, vì thế suốt một thời gian dài, bà không làm được gì. Nhà Tỉnh vốn đã ?onghèo nhất trong xã? nay lại càng nghèo hơn.

    Thương con, mẹ Tỉnh đành gạt nước mắt đưa cậu con trai vào Làng Hy Vọng (TP Đà Nẵng). Ở đây, Tỉnh được học nhiều thứ và ăn uống đầy đủ. Thế nhưng cậu luôn đau đáu ngóng về quê nhà, ?olo không biết ở nhà mẹ, chị và em sống ra sao?, ?ocó cơm ăn như mình ở đây không?? Thế rồi cậu trốn về nhà đỡ đần mẹ. Các cô chú ở Làng tìm về tận nơi vận động Tỉnh trở lại nhưng cậu không chịu.

    Tỉnh lại tiếp tục công việc như trước đây, vừa đi học vừa mò cua, bắt ốc, cắt rau đem ra chợ bán. ?oLên lớp 12 mình vẫn đi buôn rau và nghĩ cuộc đời mình sẽ gắn mãi với nghề này chứ không phải nghề gì khác?, Tỉnh cho biết.

    ?oBiết là gia đình khó khăn nhưng trong cuộc đời ai cũng có ước mơ cả. Tỉnh cũng ước mơ được thi vào đại học?. Thế nhưng Tỉnh đành gác ước mơ để làm thuê kiếm tiền sau

    Khi tốt nghiệp cấp 3, Tỉnh đành tạm gác ước mơ đại học để làm thuê kiếm tiền. Cậu xin được vào một công ty may xuất khẩu ở Đà Nẵng. Thấy Tỉnh nhỏ bé quá nên họ không dám giao việc. Thế nhưng con nhà nghèo vất vả quen rồi, việc gì Tỉnh cũng làm, không những thế mà còn làm tốt hơn những người to khỏe.

    Làm ở đó hơn một năm, Tỉnh xin qua khách sạn Furama làm nhân viên lau chùi, quét dọn với mong muốn có thể tiếp xúc với những khách Tây, học thêm tiếng Anh. Qua nhiều lần phỏng vấn và bị loại, Tỉnh vẫn không nản. Cũng nhờ được làm việc ở đây, Tỉnh đã học hỏi, tích lũy được vốn tiếng Anh kha khá cho bản thân.

    Sau đó, gần 2 năm làm thư ký cho một công ty bảo hiểm, cậu có cơ hội học thêm vào ban đêm và chuyển vào Hội An (Quảng Nam) làm kế toán cho khách sạn Golden Sand. Phát hiện ra Tỉnh có tài cắm hoa, khách sạn đã thuê anh cắm hoa với lương cao.

    Công việc lúc này đã ổn định nhưng lúc nào cậu cũng lo mẹ ở nhà nên quyết định về Đà Nẵng làm nhân viên thu mua cho một nhà hàng để được gần mẹ và có điều kiện chăm sóc bà. ?oCác cô trong nhà hàng thương, coi Tỉnh như con nhưng Tỉnh vẫn muốn có một cái gì đó cho riêng mình?, chàng trai 24 tuổi này tâm sự.

    Thế rồi Tỉnh ra mở nhà hàng riêng với số tiền bấy lâu nay tích góp được. Nhà hàng hải sản Banana trên đường Sơn Trà - Điện Ngọc ra đời từ đó. Tỉnh tự ví mình là cây chuối có một sức sống mãnh liệt, dù mưa bão đập gãy, tiêu điều xơ xác nhưng rồi nó cũng mọc lên chứ không bao giờ mất hẳn. Nhân viên nhà hàng của Tỉnh là những em thuộc gia đình khó khăn, mồ côi cha mẹ.

    Dù đã là ông chủ nhưng Tỉnh vẫn đi cắm hoa cho các nhà hàng, khách sạn như ngày nào. Trong hội nghị Apec diễn ra năm 2006, nhiều bạn bè quốc tế cứ trầm trồ: ?oSao một chàng trai lại có thể cắm hoa giỏi vậy?.

    Ngoài ra Tỉnh còn tham gia các tổ chức từ thiện, giúp đỡ các em mồ côi, các em khuyết tật? ?oTỉnh là một là đứa trẻ mồ côi nên hiểu được những thiệt thòi của các em. Tỉnh muốn góp một tia lửa sưởi ấm tâm hồn các em để các em không thấy lạnh lẽo như mình ngày xưa?, ông chủ trẻ bộc bạch.

    ?oMong muốn của Tỉnh lúc này là mở thêm nhà hàng, nâng cao thu nhập cho nhân viên và nhà hàng đó sẽ lấy tên là Chuối luôn chứ không phải là Banana?, Tỉnh cho biết.

    Khánh Hồng
    http://www1.dantri.com.vn/nhipsongtre/Cau-be-mo-coi-va-nha-hang-Banana/2007/12/211644.vip
  2. chieclatinhyeu

    chieclatinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    Đất ?ocựa mình? tăng giá đột biến
    (Dân trí) - Khoảng hai tháng trở lại đây, thị trường nhà đất Đà Nẵng trở nên sôi động. Giá đất nhiều khu vực nằm im suốt hơn một năm qua đột nhiên cựa mình tăng vùn vụt - tháng trước tháng sau đã tăng gấp rưỡi thậm chí gấp đôi.
    Sôi động nhất có thể kể đến các tuyến đường Nguyễn Tri Phương nối dài, đường Trường Sa, cửa ngõ phía Nam thành phố và đặc biệt là các tuyến đường gần biển như Phạm Văn Đồng. Các lô đất tại khu An Cư thuộc các phường Phước Mỹ, Mân Thái, Quận Sơn Trà, phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn cũng lắm người thăm hỏi.
    Một lô đất chừng 100m2 ngay đường Trường Sa, giá một tháng trước đây chưa đến 1 tỷ đồng, nay vọt lên trên 2 tỷ, vậy mà vẫn nhiều người hỏi mua và theo các tay cò giá đất ở đây còn tăng nữa vì đang trong cơn sốt.
    Nhiều chủ đất ?ovội bán? đã phải tặc lưỡi tiếc ngẩn khi vụt mất một món tiền chênh lệch quá lớn. Ngay khu dân cư Bình An gần đường Trường Sa, một lô đất tầm 90m2 loại đường 5,5 mét trước đây một tháng giá trên dưới 200 triệu, nay đã tăng lên trên 300 triệu.
    Đất nằm ngay mặt tiền đường Trường Sa càng sốt. Chị H, từng là chủ một lô đất mặt tiền đường Trường Sa nói ?omuốn bể não? khi tháng trước vừa bán lô đất với giá 750 triệu, trao tay sổ đỏ xong lại có người hỏi mua 1 tỷ 7: ?oMình đâu ngờ nó lên tiền tỷ như rứa. Khi bán lô đất cứ khấp khởi mừng vì nghĩ giá đó là được giá lắm rồi?.
    Nếu như các lô đất ở cửa ngõ phía nam thành phố chỉ ?otăng chừng chừng? (tăng chậm) thì các khu đất gần biển trên các tuyến Phạm Văn Đồng, Nguyễn Tất Thành, các khu đất thuộc các phường Mỹ An, Ngũ Hành Sơn? lại sốt nóng vì các cây cầu dự án mới ở thành phố.
    Theo anh Mai Văn Phải, chủ một trung tâm dịch vụ nhà đất nằm đầu tuyến đường Phạm Văn Đồng thì trong vòng hơn 3 năm, giá đất tại các tuyến đường ven biển và gần biển im lìm, thậm chí có lúc hạ xuống rất thấp nhưng cả người có nhu cầu mua đất ở và dân đầu cơ đều thờ ơ vì liên tiếp các đợt bão lớn ập vào Đà Nẵng gây tâm lý bất an.
    Nhưng từ khi có thông tin về Dự án xây cầu mới thay thế hai cây cầu Trần Thị Lý và Nguyễn Văn Trỗi nối hai bờ sông Hàn và Dự án Cầu Rồng thì đất ở các đường, khu ven, gần biển ?ođổi đời? lên giá do nhiều người trong diện di dời giải toả ?ođi trước một bước? lo chỗ ở mới.
    ?oCó giá? nhất là các lô đất nằm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng chạy từ đầu cầu sông Hàn ra biển Mỹ Khê. Giá một m2 đất trước đây chừng trên dưới 10 triệu đồng nay đã tăng lên gần 20 triệu đồng/ m2.
    Chúng tôi vào một trung tâm giao môi giới đất nằm trên đường Phạm Văn Đồng hỏi tìm mua một lô đất với giá chừng 400 triệu, người tư vấn nói ngay: ?oCách đây một tháng, có 400 triệu còn sờ được một lô 75 m2 loại đường 5,5m gần đường lớn Phạm Văn Đồng nhưng nay ít nhất phải có 600 triệu mà cũng chỉ mua được miếng ?ohẻo? hơn?.
    Chủ Trung tâm môi giới còn tư vấn thêm ?okhoảng 400 triệu chỉ có khả năng và nên mua đất ở khu đường Phan Tứ, thuộc Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn nhưng cũng phải mua ngay trong ngày chứ 1,2 ngày sau, giá chắc chắn sẽ tăng vì khu này đã tương đối ổn định lại cách trung tâm thành phố không xa lắm (chừng 4 km- PV).
    Theo giới kinh doanh thì giá đất ở đường Phạm Văn Đồng còn tăng mạnh vì sắp có các khu thương mại, giải trí, nhà văn phòng cao cấp cho thuê và khách sạn? thuộc Dự án Capital Square sẽ mọc lên ngay đầu cầu sông Hàn, gần đường Phạm Văn Đồng. Các tuyến đường cửa ngõ phía nam thành phố ?osốt đất? cũng vì nhiều khu Trung tâm lớn vừa mọc lên và nhiều dự án mới đang hình thành.
    Khánh Hiền - Khánh Hồng
    http://www1.dantri.com.vn/kinhdoanh/Dat-cua-minh-tang-gia-dot-bien/2007/12/211601.vip
  3. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://www.danangpt.com.vn/home/news/detail.php?id=1356&a=111&idmax=1356
    Vì sao Chính phủ yêu cầu ?oxem xét? cầu Thuận Phước?
    (25/12/2007 7:31:51 )
    Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu làm rõ các vấn đề thiết kế, thẩm định, phê duyệt, thực hiện dự án xây dựng cầu Thuận Phước (Đà Nẵng). Vì sao?
    Xây dựng cầu Thuận Phước: Chậm và? chậm!
    Ngày 23/12, ông Lê Hồng Minh, Trưởng ban chỉ đạo điều hành dự án xây dựng cầu Thuận Phước (Đà Nẵng) cho hay, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản ngày 20/12 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu trong tháng 12/2007, Bộ GTVT chủ trì phối hợp với UBND TP Đà Nẵng làm rõ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số nội dung liên quan đến việc điều chỉnh tổng dự toán dự án này.
    Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu làm rõ các vấn đề về thiết kế, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án cầu Thuận Phước đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng, quản lý và sử dụng. Việc điều chỉnh tổng dự toán của dự án phải được thẩm định và phê duyệt chặt chẽ theo đúng quy định và Bộ GTVT cần nêu rõ trách nhiệm của Bộ trong vấn đề này.
    Cầu treo dây võng Thuận Phước qua sông Hàn do Cục Cầu lớn Vũ Hán (Trung Quốc) thiết kế, có 2 trụ tháp cao 92m, cách nhau 405m, tĩnh không thông thuyền 27m, kết cấu dầm hộp thép hợp kim suốt toàn bộ nhịp treo dài 650m, chế tạo bằng công nghệ dầm tăng cứng theo tiêu chuẩn quốc tế. Với tổng chiều dài 1.850m (hơn cầu Mỹ Thuận 300m), đây được đánh giá là cầu treo dài nhất VN. Theo dự toán ban đầu, tổng vốn đầu tư xây dựng công trình là 598 tỷ đồng, sau đó nâng lên 650 tỷ đồng.
    Được khởi công xây dựng từ tháng 10/2003, cầu Thuận Phước dự kiến hoàn thành vào dịp kỷ niệm 30 giải phóng Đà Nẵng (29/3/2005). Nhưng sau đó, thời hạn hoàn thành dự án được lùi lại dịp 29/3/2008. Và mới đây nhất, tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng cuối năm 2007, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã chính thức xin phép nhân dân TP cho lùi thời hạn hoàn thành xây dựng cầu Thuận Phước thêm vài tháng để đảm bảo chất lượng công trình!
    Do đây là cầu treo dây võng có khẩu độ lớn nhất từ trước đến nay được xây dựng nối hai bờ vịnh Đà Nẵng nên đòi hỏi phải sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Nhưng do việc khảo sát hời hợt nên nhiều tháng trời, nhà thầu là Công ty cơ khí xây dựng 623 (Cienco 6) phải liên tục thay đổi công nghệ thi công cho phù hợp. Có lúc, việc đúc các trụ cầu thuộc đường dẫn đã xảy ra sự cố nghiêm trọng về kỹ thuật khiến dư luận ở Đà Nẵng hết sức lo âu.
    Việc khảo sát không đạt yêu cầu cũng làm nảy sinh hàng loạt rắc rối cho quá trình thi công cầu chính. Hai trụ cầu chính lúc đầu được áp dụng công nghệ từ Trung Quốc nhưng thất bại do tầng địa chất phức tạp, buộc phải thay bằng công nghệ Hàn Quốc để ép cọc khoan nhồi đường kính 2,5m xuống cách mặt nước biển 70m. Không ít lần mũi khoan gặp đá gãy vỡ, tốn nhiều thời gian thay thế. Do vậy, phải hơn 2 năm mò mẫm, nhà thầu mới làm xong hai móng trụ cầu chính.
    Chưa hết, đến khi thi công hai mố neo dây cáp, phải huy động thợ lặn chuyên nghiệp múc từng gàu đất từ dưới hố móng sâu 37m dưới đáy biển đưa lên bờ, mất hơn 1 năm. Nguyên nhân là khi khảo sát không biết dưới đáy có lớp đất thịt dày hàng mét. Vậy là phải sau 3 năm, hai mố neo mới ló dạng lên mặt nước. Và cũng do suốt hơn 3 năm trời, công nhân phải lặn hụp dưới đáy biển để thi công nên người dân TP không thấy, cứ nghĩ các đơn vị thi công đã bỏ của chạy lấy người!
    Theo kế hoạch, từ tháng 10 vừa qua, đơn vị thi công bắt đầu tiến hành thi công lắp đặt 800 tấn cáp và lao dầm cầu, dự kiến hoàn tất trong 4 tháng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những đợt lũ lụt nghiêm trọng cuối tháng 10, đầu tháng 11 nên tiến độ tiếp tục chậm. ?oViệc hoàn thành xây dựng cầu Thuận Phước vào dịp 29/3/2008 là không thể, nhưng hiện chúng tôi đã đạt khoảng 70% khối lượng và đã vượt qua những phần việc khó khăn nhất. Và có thể khẳng định đến tháng 7 - 8/2008, cầu Thuận Phước sẽ được đưa vào hoạt động!? ?" ông Lê Hồng Minh nói.
    ?oNếu vậy thì tại sao Thủ tướng Chính phủ lại vừa có văn bản yêu cầu Bộ GTVT và UBND TP Đà Nẵng làm rõ, báo cáo các vấn đề về thiết kế, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án này?? ?" Chúng tôi đặt vấn đề. Ông Lê Hồng Minh giải thích, đây là dự án trọng điểm nhóm A được Trung ương hỗ trợ chi phí xây lắp phần cầu chính.
    Tổng dự toán của dự án này được lập từ năm 2003, đã được Bộ KH-ĐT, Bộ GTVT cùng các bộ, ngành liên quan thẩm định, phê duyệt. Đây là cây cầu treo dây võng đầu tiên tại VN với công nghệ phức tạp nhưng ở thời điểm đó, có những thiết bị đặc chủng phải mua, những hạng mục thi công? mà định mức của Nhà nước VN vẫn chưa có. Do vậy, khi phê duyệt, Bộ GTVT cho áp dụng định mức tạm tính. Chẳng hạn, định mức kéo cáp cầu dây võng lại được tạm tính theo định mức kéo đường dây điện 500kV?
    ?oĐiều đó là không phù hợp thực tế, chưa kể so với dự toán được lập cách đây 5 năm thì hiện giá cả vật tư, trang thiết bị, nhân công đều đã thay đổi rất nhiều. Do vậy cách đây vài tháng, UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị và được Bộ Xây dựng cho phép áp dụng một số định mức mới cho hợp lý hơn. Trên cơ sở này, UBND TP Đà Nẵng tiếp tục có văn bản xin phép cho điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương? ?" ông Lê Hồng Minh cho hay.
    Theo quy định trước đây, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án nhóm A phải được Bộ KH-ĐT và các bộ, ngành hữu quan phê duyệt. Nhưng theo quy định mới, chủ đầu tư là UBND TP Đà Nẵng có thẩm quyền thực hiện việc này và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Theo đó, với việc áp dụng các định mức mới được Bộ Xây dựng cho phép, tổng mức đầu tư của dự án cầu Thuận Phước được điều chỉnh lên 862,2 tỷ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ chi phí xây lắp phần cầu chính là 862,2 tỷ đồng (hiện đã hỗ trợ được 360 tỷ đồng).
    Theo ông Lê Hồng Minh, để Chính phủ có cơ sở tiếp tục rót 327 tỷ đồng cho cầu Thuận Phước, từ tổng mức đầu tư mới điều chỉnh, UBND TP Đà Nẵng phải tiến hành rà soát, lập tổng dự toán mới. ?oViệc Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT xem xét chính là xem xét tổng dự toán điều chỉnh này có hợp lý hay không, thẩm định và phê duyệt một cách chặt chẽ để làm cơ sở cho Thủ tướng ra quyết định bố trí vốn. Đây là một quy trình bình thường, chứ không phải là do dự án cầu Thuận Phước có vấn đề!? ?" ông Lê Hồng Minh nói.
    Dù gì đi nữa thì bản thân việc dự án cầu Thuận Phước năm lần bảy lượt lỗi hẹn với người dân Đà Nẵng về thời hạn hoàn thành cũng đã là một ?ovấn đề? rất lớn. Vì vậy, dư luận địa phương rất mong dự án này sẽ hoàn thành theo đúng cam kết mới nhất của lãnh đạo cao nhất TP trước kỳ họp HĐND!
    (Hải Châu)
  4. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/12/761376/
    Đi về đâu, Công viên nước Đà Nẵng?
    06:54'' 27/12/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Được đầu tư đến 65 tỷ đồng, sau 5 năm hoạt động, Công viên nước Đà Nẵng hiện không còn nguồn để?trả lương 3 tháng cuối năm 2007. Vì sao?
    Không còn nguồn để?trả lương cuối năm 2007
    Công viên nước (CVN) là một trong những công trình trọng điểm của TP Đà Nẵng được khởi công năm 2000 và hoàn thành đưa vào hoạt động giai đoạn 1 từ tháng 1/2002 với số vốn đầu tư lên đến 65 tỷ đồng. Đến tháng 3/2002, từ chỗ trực thuộc Công ty Du lịch Non Nước, CVN Đà Nẵng chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo toàn bộ chi phí.
    Theo Giám đốc CVN Đà Nẵng Ngô Trường Thọ, mặc dù loại hình hoạt động chưa hoàn chỉnh nhưng đơn vị đã có nhiều cố gắng để vận hành, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. Tuy nhiên vì nhiều lý do, hiện CVN Đà Nẵng đang phải đối đầu với hàng loạt khó khăn, thử thách.
    ?oĐặc thù của công viên này là một công viên chủ đề (nước) nên hoạt động bị chi phối rất lớn bởi tính thời vụ. CVN chỉ thu hút được khách vào những mùa nắng nóng, còn vào mùa mưa thì hầu như vắng khách? ?" ông Ngô Trường Thọ cho biết. Do vậy, từ năm 2004 đến nay, số thu của CVN Đà Nẵng chỉ từ 2,3 ?" 2,8 tỷ đồng/năm, nếu đặt mục tiêu hoàn vốn đầu tư thì không biết đến bao giờ mới có thể thực hiện được?
    Tuy nhiên vấn đề căn cơ hơn nằm ở chỗ, theo thiết kế thì CVN Đà Nẵng sẽ là một công trình hiện đại, có quy mô lớn, liên kết với các công trình lân cận để trở thành một khu vui chơi giải trí đồng bộ, hoàn chỉnh. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, sau 5 năm đi vào hoạt động, công trình này cũng chỉ mới thực hiện giai đoạn 1. Phần thiết bị của giai đoạn 2 (gần 7,5 tỷ đồng) đã nhập về nhưng chưa được triển khai lắp đặt. Do đó, quy mô dự án bị thu hẹp, loại hình nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, các trò chơi đơn điệu nên khả năng thu hút khách rất kém.
    Bên cạnh đó, CVN Đà Nẵng lại nằm ở vị trí có địa hình thấp, thường xuyên phải chịu thử thách bởi mưa lũ. Do vậy, sau 5 năm đưa vào hoạt động, hệ thống thiết bị, máy móc và cơ sở hạ tầng đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, trận bão số 6 đầu tháng 10/2006 và trận lũ lịch sử hồi tháng 11 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn cho cơ sở hạ tầng và cảnh quan nơi đây.
    ?oTrong khi chờ đợi sự hỗ trợ của TP, để duy trì hoạt động, đơn vị buộc lòng phải tạm chiếm dụng nguồn nộp thuế, nguồn nộp ngân sách của những năm trước và vận động cán bộ công nhân viên đóng góp để khắc phục với tổng trị giá gần 1 tỷ đồng. Do vậy, hiện đơn vị còn nợ ngân sách về thu sự nghiệp và nợ thuế năm 2004 ?" 2007 lên đến 674 triệu đồng!? ?" ông Ngô Trường Thọ than.
    Một thực tế đáng buồn nữa là từ tháng 8 đến nay, ngoài việc động viên 20% trong số 74 CBCNV tạm nghỉ không lương, số CBCNV còn lại phải làm việc theo chế độ?không lương 6 ngày/người/tháng. Và theo cân đối thu chi của đơn vị thì từ tháng 10 ?" 12/2007 sẽ không còn nguồn thu nào để trả lương, đóng 10% ngân sách, nộp thuế và các chi phí khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế? cho người lao động!
    Xã hội hoá CVN Đà Nẵng, vì sao chưa hiệu quả?
    Trước tình hình này, từ đầu năm 2007, UBND TP Đà Nẵng đề ra chủ trương xã hội hoá nhằm tạo nguồn sinh khí mới cho CVN. Đồng thời giao cho các sở, ngành liên quan tiến hành định giá, đo đạc đất đai và thông báo bán đấu giá CVN Đà Nẵng.
    Đáng nói là trong khi vẫn chưa phát huy hiệu quả thì kể từ khi có chủ trương này, CVN không được phép liên doanh, liên kết với bất kỳ đối tác nào để mở rộng hoạt động kinh doanh và cũng không được góp vốn nâng cấp cơ sở vật chất đã bị xuống cấp nghiêm trong. Hơn nữa, dư luận về việc bán CVN đã làm giảm đáng kể lượng khách đến đây, khiến nguồn thu không đủ trả lương, thanh toán các chi phí phát sinh và nộp nghĩa vụ cho Nhà nước!
    Thực ra, từ khi có chủ trương của UBND TP Đà Nẵng về việc thực hiện xã hội hoá CVN, đã có khá nhiều nhà đầu tư tìm đến đây như công ty Trí Việt (Việt kiều Đức), tập đoàn Maxim (Thái Lan), công ty Yujin Vina (Hàn Quốc), tập đoàn CKT.Inc (Mỹ), tập đoàn Vinashin (VN), các công ty cổ phần du lịch Phương Đông, Hải Duy, Vườn Xanh? Thế nhưng sau một hồi tìm hiểu, tất cả các đối tác này đều lặng lẽ? rút lui.
    ?oTrong quá trình thực hiện xã hội hoá, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu phải giữ nguyên công năng của CVN, không được bổ sung các dịch vụ khác như massage, nhà nghỉ, ăn uống? Đây là một yêu cầu hoàn toàn chính xác để tránh việc tổng thể của CNV có thể bị phá vỡ bởi các hạng mục đầu tư mới tuỳ theo lợi ích riêng lẻ của từng nhà đầu tư. Một số nhà đầu tư do thiếu năng lực chuyên môn và các yêu cầu khác về loại hình đầu tư, quy hoạch, kiến trúc, xây dựng? nên không theo nổi!? - ông Ngô Trường Thọ cho biết.
    Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư phải rút lui vì họ cho rằng, trong khi UBND TP Đà Nẵng đề ra yêu cầu khá ?okhắt khe? như trên thì việc Sở Tài chính Đà Nẵng xác định tổng giá trị đất và tài sản trên đất ở CVN lên đến gần 232,5 tỷ đồng là quá cao và chưa hợp lý nên không thể đáp ứng!
    Ông Ngô Trường Thọ cho hay: ?oChúng tôi đã đề nghị UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương xác định lại giá trị tài sản và giá cho thuê đất tại CVN một cách hợp lý hơn. Đồng thời đề xuất các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư cũng như các giải pháp khác để làm cơ sở kêu gọi đầu tư, thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện xã hội hoá CVN Đà Nẵng?.
    CVN Đà Nẵng sẽ trở thành công viên mở!
    Trước những yêu cầu bức thiết đang đặt ra đối với sự tồn tại và phát triển của một công trình trọng điểm vốn được đầu tư rất lớn, chiều 25/12, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Trần Phước Chính đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để bàn về tương lai của CVN Đà Nẵng.
    Theo ông Trần Phước Chính, do đặc thù hoạt động của CVN mang tính xã hội công ích nhiều hơn nên nếu đặt nặng hiệu quả kinh tế sẽ không phù hợp. Đây phải là nơi để người dân hưởng thụ phúc lợi xã hội, là nơi bù đắp cho nhân dân sau những gì đã đóng góp cho Nhà nước? nên không thể tính chuyện tăng giá vé, giá dịch vụ? Vì vậy ông chỉ đạo CVN Đà Nẵng lập phương án để Sở KH-ĐT thẩm định, trình lãnh đạo TP xem xét, chuyển đổi loại hình từ đơn vị sự nghiệp tự chủ toàn phần sang hình thức tự chủ một phần theo tinh thần của Nghị định 43/CP.
    ?oSau khi CVN tự cân đối thu chi, còn thiếu thì ngân sách TP sẽ bù. Tuy nhiên, để đơn vị tích cực chủ động hoạt động mà không lệ thuộc vào sự bao cấp, nguyên tắc chung của việc chuyển đổi là lấy mức doanh thu của 2 năm 2006 ?" 2006 làm chuẩn cho doanh thu năm 2007 và các năm tiếp theo. Việc bù lỗ của ngân sách TP sẽ không quá 30%. Đồng thời đơn vị phải thực hiện giảm mạnh lao động, ít nhất là 30% trên tổng số hiện có và phải tiếp tục đẩy mạnh mở rộng hoạt động!? ?" ông Trần Phước Chính nói.
    Đối với việc thực hiện chủ trương xã hội hoá, ông yêu cầu phải có bước đi hết sức chặt chẽ, khoa học để đảm bảo mục đích phục vụ văn hoá xã hội của CVN. Sở Tài chính được giao tiến hành định giá lại tài sản trên đất và giá thuê đất tại CVN, đồng thời nghiên cứu đề ra các cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư vào đây.

    Trong đó, theo chủ trương của lãnh đạo TP Đà Nẵng, sẽ giữ lại phần trung tâm có diện tích rộng lớn nhất của CVN để sử dụng cho mục đích công cộng, miễn phí hoàn toàn để nhân dân có thể vào tập thể dục, vui chơi, ngắm cảnh, hưởng thụ không gian xanh thoáng mát ở đây. Đồng thời thu hẹp phần thực hiện xã hội hoá với một diện tích nhất định để nhà đầu tư có thể dễ dàng bỏ vốn đầu tư.
    ?oDo định hướng lâu nay của CVN chưa rõ ràng, nửa muốn phục vụ, nửa muốn làm kinh tế nên đã làm hạn chế hoạt động. Không thể xem CVN như một doanh nghiệp mà phải nói đến phúc lợi xã hội người dân được hưởng. Do vậy, trong định hướng sắp tới, CVN sẽ không bán vé vào cổng, toàn bộ khu vực hiện có sẽ trở thành khu công cộng để người dân có thể tự do ra vào. Tuy nhiên khi sử dụng các dịch vụ được tổ chức trong CVN thì phải trả tiền cho từng dịch vụ!? ?" ông Trần Phước Chính khẳng định.
    (Hải Châu)
  5. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=59&ID_tin=15715&id_theloai=616
    10 sự kiện nổi bật năm 2007 của Đà nẵng
    1.Năm 2007 là năm của những dự án lớn liên quan đến bất động sản và du lịch được cấp phép. Trong 9 tháng đầu năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào lĩnh vực bất động sản chiếm tới 96,5% tổng vốn FDI đã cấp phép toàn thành phố với tổng số vốn khoảng hơn 650 triệu USD gồm dự án khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn có vốn đầu tư 78,1 triệu USD, dự án khu đô thị VinaCapital Square có vốn đầu tư 325 triệu USD và dự án khu đô thị Đa Phước với nhiều hạng mục như khu biệt thự, khách sạn, căn hộ cao cấp, các dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách trong và ngoài nước có tổng vốn 250 triệu USD. Đây là những dự án được coi là sẽ làm thay đổi bộ mặt của thành phố trong những năm tiếp theo.
    2. Cuối tháng 10/2007, trận lũ lịch sử tàn phá các tỉnh thành miền Trung và Đà Nẵng đã gây thiệt hại rất lớn về người và của. Riêng Đà Nẵng đã có 3 người chết, trên 28.000 ngôi nhà ở tại 22 xã, phường bị ngập nước, hàng trăm hecta hoa màu, hàng ngàn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, nhiều tuyến giao thông bị sạt lở và hư hỏng nặng?, thiệt hại về tài sản ước tính lên đến 1.524 tỷ đồng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của chính quyền thành phố cùng sự trợ giúp có hiệu quả của chính phủ và các đơn vị, tổ chức, cá nhân, thành phố đã khắc phục nhanh hậu quả lũ, nhân dân vùng lũ nhanh chóng ổn định sản xuất, công tác xử lý môi trường và phòng chống dịch bệnh triển khai nhanh.
    3. Lần đầu tiên, Đà Nẵng tiến hành thực hiện đề án ''''Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường''''. Với tổng kinh phí dự kiến 3.562 tỷ đồng, gồm 5 nhiệm vụ chính là năng lượng và chương trình khí sạch; quản lý và sử dụng nước; quản lý chất rắn và quản lý tổng hợp môi trường đô thị, dự án đưa ra 23 tiêu chí cần thiết sẽ hoàn thành vào năm 2020 như: chỉ số đầu tư cho bảo vệ môi trường là trên 1,5% GDP của TP, GDP bình quân là 2.500 USD/người, tỉ lệ người dân nội thành sử dụng nước sạch là trên 95% (tỉ lệ ngoại thành là trên 70%), diện tích cây xanh đô thị đạt 6-8m2/người... Với việc thực hiện đề án này, Đà Nẵng phấn đấu trở thành một thành phố ''''đáng để sống''''.
    4.Cuối tháng 8 đầu tháng 9/2007, Đà Nẵng đã tổ chức thành công tuần lễ Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) lần thứ nhất mở ra cơ hội hợp tác phát triển, khai thác triệt để tiềm năng và cơ hội của EWEC đồng thời kêu gọi các Chính phủ, các đối tác, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào tuyến EWEC cũng như tăng cường giao lưu văn hoá và hiểu lẫn nhau giữa các nước trên tuyến hành lang. Riêng đối với thành phố Đà Nẵng, Tuần lễ EWEC còn là cơ hội xúc tiến việc vận chuyển hàng hoá của các nước trên tuyến hành lang ra biển Đông thông qua cảng Đà Nẵng. Việc tổ chức thành công tuần lễ EWEC đã chứng tỏ vị thế của Đà Nẵng trên tuyến hành lang này.
    5.Tháng 6 và tháng 7/2007, Liên hoan du lịch Gặp gỡ Bà Nà và Liên hoan du lịch Đà Nẵng - Biển gọi 2007 với những hoạt động mới lạ đã trở thành một điểm nhấn trong các hoạt động du lịch hè của thành phố. Với lợi thế biển, núi, rừng liên hoàn, bằng việc ngày một nâng cao chất lượng các lễ hội du lịch, Đà Nẵng ngày càng hứa hẹn là một điểm đến không thể thiếu của du khách tại khu vực miền Trung. Hàng vạn du khách đã đến với Đà Nẵng trong những ngày lễ hội này để hòa mình với biển xanh, cát trắng, núi non hùng vĩ và con người mến khách nơi đây.
    6. Năm 2007 được coi là một năm đột phá của Đà Nẵng trong việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và tiến tới xây dựng một chính phủ điện tử. Bên cạnh việc thí điểm lắp camera để nâng cao chất lượng phục vụ người dân của quận Thanh Khê, đăng ký kinh doanh hộ cá thể qua mạng ở quận Hải Châu và tiến tới sẽ thực hiện ở nhiều cơ quan, đơn vị khác, Đà Nẵng đã triển khai thành công một số loại hình giải quyết TTHC qua mạng như đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và khắc dấu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế TPĐN và Công an TP trong đó tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng thời gian quy định, trả kết quả đúng hẹn đạt gần 100%. Cũng trong năm 2007, một số cơ quan ban ngành của TP bắt đầu tiến hành lấy ý kiến về mức độ hài lòng của người dân đối với việc giải quyết TTHC công, đánh dấu một bước tiến mới trong công tác đẩy mạnh cải cách TTHC.
    7.Năm 2007, sự kiện Đà Nẵng thể hiện quyết tâm ''''không vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua hậu quả lâu dài'''' thông qua việc từ chối 2 dự án khổng lồ đã khiến dư luận cả nước hết sức hoan nghênh. Đầu tiên là việc từ chối một dự án sản xuất thép trị giá 1 tỷ USD, tiếp sau đó là dự án sản xuất giấy trị giá hơn 1,4 tỷ USD do lo ngại những dự án này sẽ không đảm bảo về mặt môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân thành phố và môi trường biển. Với chủ trương không phát triển bằng mọi giá, Đà Nẵng thực sự dũng cảm khi từ chối những dự án khổng lồ để đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài.
    8. Năm 2007 là năm đầu tiên lượng khách du lịch đến Đà Nẵng vượt con số 1 triệu lượt. Trong đó, tăng đột biến nhất là số du khách quốc tế đến bằng đường tàu biển với 56 tàu (tương đương 30.000 người), tăng gấp đôi so với năm 2006. Tổng doanh thu của ngành du lịch đạt 606 tỉ đồng, thu nhập xã hội từ du lịch tương đương 1.515 tỉ đồng. Không chỉ dừng lại ở việc khai thác lợi thế là điểm trung chuyển, cửa ngõ của các di sản thế giới, Đà Nẵng đang thực sự bứt phá bằng những dịch vụ du lịch cao cấp, hệ thống khách sạn đẳng cấp quốc tế để ngày càng có nhiều du khách đến với mình. Dự kiến, năm 2008 cũng sẽ là một năm bùng nổ của du lịch Đà Nẵng khi sự kiện tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế đang được gấp rút triển khai.

    9.Năm 2007, hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng bắt đầu được triển khai hứa hẹn một bước đột phá mới cho thành phố trong việc thực hiện chủ trương kéo dài bờ biển, nối dài bờ sông. Tháng 9/2007, dự án cây cầu mới thay thế cầu Trần Thị Lý và Nguyễn Văn Trỗi đã được thông qua với tổng vốn đầu tư gần 63 triệu USD. Tháng 10/2007, cây cầu Rồng trị giá 35 triệu USD dự kiến nối dài từ đường Nguyễn Văn Linh, vượt Sông Hàn sang tuyến đường Sơn Trà - Điện Ngọc cũng đã chọn được phương án thiết kế. Dự kiến, cả 2 cây cầu này sẽ được triển khai xây dựng trong năm 2008. Cũng trong năm 2007, một số công trình trọng điểm khác của thành phố như Trung tâm Hội chợ triển lãm, Nhà thi đấu đa năng...cũng đã và đang hoàn thành, góp phần tạo ra diện mạo mới cho thành phố trẻ năng động.
    10. Năm 2007 là năm thứ 2 liên tiếp Đà Nẵng được xếp hạng thứ nhì trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - đánh giá chất lượng điều hành thúc đẩy kinh tế tư nhân) của cả nước. Việc Đà Nẵng tiếp tục được đánh giá cao trong bảng xếp hạng thể hiện sự nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của địa phương. Ngoài việc tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thủ tục để thu hút đầu tư, lãnh đạo thành phố cũng thường xuyên lắng nghe các ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, giúp doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập WTO.
    Được dentai sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 28/12/2007
  6. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/12/761937/
    Hội An, Đà Nẵng mở lễ hội năm mới 2008
    12:44'''' 31/12/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Hội An chọn sông Hoài làm không gian chính cho lễ hội đón năm mới 2008, còn Đà Nẵng tạo ấn tượng bằng đêm dạ vũ hoành tráng bên bờ biển.
    Hội An: Lung linh đêm hội sông Hoài
    Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hoá - Thể thao Hội An cho hay, lễ hội đón giao thừa mừng năm mới 2008 tại Hội An sẽ được tổ chức đầy màu sắc. Khu phố cổ, quảng trường sông Hoài và hai bờ sông dưới ánh sáng lung linh huyền ảo của hàng ngàn chiếc đèn ***g, hoa đăng thả trên sông là không gian chính của đêm hội.
    Từ buổi chiều, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, xã phường, tụ điểm công cộng... trên địa bàn thị xã sẽ ?otrình làng? bằng lễ hội trang trí lộng lẫy hoa tươi, đầy ắp nụ cười. Cùng lúc, tại số 138 Trần Phú, tổ chức khánh thành bức phù điêu chân dung cố kiến trúc sư Kazik và bắt đầu đón khách tham quan, như lời nhắc nhớ về một con người từng ?ophát hiện? và đem Hội An, Mỹ Sơn đến với khắp nơi trên thế giới.
    Vào buổi tối, 500 bạn trẻ sẽ tham gia lễ hội hoá trang với trang phục dân tộc truyền thống của 14 nước có lượng khách đến Hội An tham quan, lưu trú cao. Từ 4 điểm xuất phát khác nhau, sau khi diễu hành qua các đường phố trong khu phố cổ, đoàn hoá trang sẽ tiến về quảng trường sông Hoài, nơi diễn ra chương trình ca múa nhạc mừng năm mới do lực lượng văn nghệ quần chúng của các doanh nghiệp du lịch và Trung tâm Văn hoá - Thể thao thị xã thực hiện.
    Bên cạnh đó, hội thi các trò chơi dân gian như lô tô, bài chòi, bịt mắt đánh trống, đố vui âm nhạc? cũng diễn ra ở nhiều địa điểm để phục vụ du khách. Đặc biệt, khi đi dọc sông Hoài, du khách sẽ được chứng kiến các "nghệ sĩ đường phố" mặc áo phao, chòng chành trên những chiếc thuyền bé nhỏ để trình diễn nghệ thuật vẽ tranh tường (graffiti) giữa âm điệu du dương của sáo, dân ca dìu dặt và ánh sáng huyền ảo của hàng ngàn chiếc hoa đăng.
    Cao điểm của lễ hội là lúc 0g ngày 1/1. Sau lễ chào cờ và nghe lãnh đạo Hội An chúc mừng năm mới, sẽ diễn ra chương trình dạ hội khiêu vũ và văn nghệ của thanh niên thị xã cùng du khách trong và ngoài nước. Trong đêm giao thừa nơi phố cổ, lời ?oChúc mừng năm mới? từ Hội An với bằng đủ loại ngôn ngữ sẽ được Internet và các vị khách phương xa chuyển về quê nhà, đến bạn bè khắp nơi trên trái đất... Trên phố, các quán bar, nhà hàng vẫn mở cửa và cuộc vui sẽ kéo dài đến 1g sáng ngày đầu năm mới.
    Đà Nẵng: Đêm vũ hội bên biển
    Tại Đà Nẵng, vào đêm 31/12, chương trình dạ vũ hoành tráng với chủ đề ?oNhịp điệu thành phố biển? do Thành Đoàn và Sở Du lịch Đà Nẵng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra tại quảng trường biển ở nút cảnh quan đường Phạm Văn Đồng. Một ?ocuộc chơi? đầy thú vị giữa mênh mông trời biển cùng tiếng sóng nước vỗ rào rạt đang chờ đón các bạn trẻ.
    Sau màn trống hội và những vũ điệu sôi động của vũ đoàn Minh Nhật, đêm hội sẽ được tiếp nối bằng chương trình ca múa nhạc do lực lượng văn nghệ quần chúng của các quận, huyện Đoàn và Đoàn trực thuộc Thành Đoàn Đà Nẵng biểu diễn với các chủ đề ?oViệt Nam rực rỡ gấm hoa?, ?oĐà Nẵng ?" Thành phố biển?.
    Cùng với những tiết mục mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như hát múa ?oTrầu cau?, ?oTrống cơm?, múa Cotu, vũ điệu Apsara? sẽ là những tiết mục tràn đầy sức trẻ như ?oSông Hàn tuổi 18?, ?oChuyện tình Tiên Sa?, ?oNhịp điệu thành phố cất cánh bay??
    Cao điểm của đêm hội sẽ bắt đầu từ lúc 21h với chương trình dạ vũ mang chủ đề ?oNhịp điệu trẻ?. Điểm nổi bật của chương trình này là không dễ dàng ?ochiều? theo ý thích sôi động và đơn giản của các bạn trẻ mà diễn ra một cách có ?olớp lang?, từ Pasp, Bepop, Chachacha, Rumba đến Tango, Slow, Disco và cuối cùng mới là màn khuấy động của Hiphop, Rap, Break Dance?
    Anh Hoài Nam, Chánh Văn phòng Thành Đoàn Đà Nẵng cho hay: ?oSở dĩ chúng tôi tổ chức một cách lớp lang như vậy là để thông qua đêm dạ vũ đón năm mới này, đem lại nhận thức đúng đắn và có tính nghệ thuật cho các bạn trẻ về khiêu vũ, qua đó tiếp tục phát triển mạnh phong trào trong thanh niên TP. Đồng thời, góp phần quảng bá về các hoạt động du lịch của địa phương?.
    Ban tổ chức hy vọng sẽ thu hút khoảng trên 2.000 bạn trẻ và du khách đến tham dự chương trình này. ?oMọi việc chuẩn bị đã hoàn tất, bây giờ chúng tôi chỉ cầu mong sao cho trời đừng mưa. Nếu mưa, có thể chương trình sẽ phải dời về Nhà văn hoá Thanh Niên ở 40 Bạch Đằng. Khi ấy, e là cái đặc sắc của đêm vũ hội sẽ giảm đi phần nào!? ?" anh Hoài Nam nói.
    Trong khi đó, nhiều khách sạn, nhà hàng lớn ở Đà Nẵng cũng đã sẵn sàng chương trình chào đón năm mới 2008 cho du khách. Tại khu du lịch 5 sao Furama, sau tiệc tối buffet sẽ là chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc với sự tham dự của đoàn xiếc quốc gia VN, ban nhạc lục tấu, các đội lân - sư - rồng nổi tiếng ở Đà Nẵng, Hội An và DJ mix nhạc đến sáng.
    Tại Saigon Tourane, cùng với món heo sữa quay và xôi chiên phồng, du khách sẽ được thưởng thức màn trình diễn của vũ đoàn Baby Mila cùng các ca sĩ Ngọc Ánh, Trọng Chính, Hoài Thương, Quỳnh Anh? Trong khi đó, nếu đến khách sạn Xanh, du khách sẽ được chào mời bằng đêm ẩm thực ?oLàng nướng xanh? cùng những màn ảo thuật, ca nhạc, khiêu vũ?
    (Hải Châu)
    Được dentai sửa chữa / chuyển vào 00:38 ngày 01/01/2008
  7. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=59&id_theloai=616&id_tin=15750
    Chuẩn bị chợ Hoa và Hội Xuân Tết Mậu Tý 2008
    Tết Mậu Tý năm 2008, TP Đà Nẵng sẽ tổ chức Chợ Hoa Tết tại khu vực Quảng trường trước Đài Tưởng niệm và khu vực công viên Nam Đài Tưởng Niệm từ ngày 30/01/2008 (22 tháng Chạp âm lịch) đến ngày 07/02/2008 (30 tháng Chạp âm lịch). UBND thành phố chỉ đạo không tổ chức chợ Hoa trên địa bàn quận Hải Châu, quận Thanh Khê và phường Khuê Trung của quận Cẩm Lệ.
    Các quận, huyện còn lại có thể tổ chức chợ hoa nhưng chỉ giới hạn cho những người trồng hoa tại địa phương, không nhằm thu hút những người bán hoa từ nơi khác đến.
    Tại khu vực trước Nhà hát Trưng Vương chỉ được bày bán phong lan, mai cành, cá cảnh. TP nghiêm cấm việc bày bán hoa, cây, chim, cá, tiểu cảnh trên các vỉa hè, đường phố; không được dựng điểm bán hoa, cây cảnh trong dịp Tết tại khuôn viên các công sở, mặt tiền, nhà ở dọc các đường phố; không được dùng xe kéo, xe đẩy chở hoa, cây cảnh đi bán dạo trên các đường phố.
    Ngoài ra, Hội Xuân Tết Mậu Tý 2008 sẽ được tổ chức tại Công viên 29/3 từ ngày 06/02/2008 (29 tháng Chạp âm lịch) đến ngày 14/02/2008 (mùng 6 tháng Giêng âm lịch) với nhiều hoạt động hấp dẫn.
    (Dân Hùng)
    Cập nhật lúc: Thứ hai, 31/12/2007 15:05 (GMT+7)
  8. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://www.danangpt.com.vn/home/news/detail.php?id=1370&a=111&idmax=1370
    Ðà Nẵng có tỷ lệ số trường học đạt chuẩn quốc gia cao ( 4/1/2008 8:28:1 )

    TP Ðà Nẵng có 84/297 trường đạt chuẩn quốc gia, từ mầm non đến trung học phổ thông. Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, hiện nay, Ðà Nẵng là đơn vị có số lượng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cao nhất so với các tỉnh, thành phố ở phía nam.
    Thực hiện Ðề án quy hoạch mạng lưới trường, lớp trên địa bàn toàn thành phố, ngành giáo dục và đào tạo Ðà Nẵng tiến hành kiểm tra, đánh giá theo từng tiêu chí trong năm tiêu chuẩn để được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo.
    Trước hết, ngành chú trọng xây dựng tiêu chuẩn về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân, viên chức thông qua việc phối hợp với Trường đại học Sư phạm Ðà Nẵng mở nhiều lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, nâng chuẩn cho giáo viên ở các bậc học. Nhờ đó, 70-80% số trường học trên địa bàn thành phố đạt được tiêu chuẩn này.
  9. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=59&id_theloai=617&id_tin=15764
    Dự kiến Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa quốc tế vào tháng 3/2008

    Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Đà Nẵng sẽ tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam trong năm 2008. Đây là cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế, vì vậy sẽ có sự tham gia của các nước có kinh nghiệm trong việc sản xuất và bắn pháo hoa như: Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Úc?
    Dự kiến, chủ đề thi lần này là ?o Vũ điệu Tiên Sa? sẽ tỗ chức vào các ngày 27 và 28 tháng 3 năm 2008 tại khu vực Cảng Sông Hàn (cũ). Theo đó, thời gian thi bắn pháo hoa của mỗi đội là 14 phút, 2 phút đầu bắn theo nhạc bắt buộc, 10 phút sau các đội bắn theo nhạc tự chọn, 2 phút cuối bắn không có nhạc phụ hoạ. Ban Tổ chức sẽ hổ trợ trọn gói mỗi đội tham gia dự thi từ 30.000USD đến 40.000USD ( bao gồm chi phí sản xuất, vận chuyển pháo hoa, đi lại, ăn ở?). Giải nhất cho cuộc thi lần này là 6.000USD, giải nhì là 3.200USD và giải ba là 1.800USD.
    Đây là dịp để thành phố Đà Nẵng quảng bá hình ảnh của mình đến với bạn bè quốc tế.
    (Châu Uy)

    Cập nhật lúc: Thứ sáu, 04/01/2008 09:45 (GMT+7
    -------------
    Đà Nẵng giàu kinh!
  10. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=59&id_theloai=616&id_tin=15777
    Tăng giá vé trò chơi tại công viên 29-3 trong dịp Tết.

    Ông Lê Ngọc Thủy, Giám đốc Công ty Công viên Đà Nẵng vừa cho biết, năm nay, tại Hội Xuân tổ chức từ ngày 30-1 đến hết ngày 7-2 (tức từ 22 đến 20 tháng Chạp Âm lịch), các trò chơi tại Công viên 29-3 sẽ tăng giá vé. Theo ông Thủy, do năm nay công viên không còn tường rào bao quanh nên việc tăng giá vé sẽ bù đắp phần nào vào việc không còn nguồn thu từ vé vào cổng.
    Như vậy, giá vé trò chơi thảm bay sẽ tăng lên thành 15.000đ/vé/người lớn và 7.000 đ/vé/trẻ em. Các trò chơi tàu chao, xe thế năng, ôtô đảo, xe điện đụng sẽ tăng lên 10.000đ/vé/người lớn và 5.000đ/vé/trẻ em. Với các trò thú nhún, máy bay thủy lực, xe đạp trên không, rồng cao tốc giá vé sẽ tăng lên 7.000 đ/vé/người lớn và 4.000đ/vé/trẻ em. Riêng trò chơi tàu lửa quanh công viên tăng lên thành 5000đ/vé/người lớn, 4000đ/vé/trẻ em trong khi trò chơi nhà banh, khủng long giá vé là 3000đ/vé/trẻ em và trò chơi nhà cười giá vé
    sẽ tăng đồng hạng cho cả người lớn và trẻ em là 3000đ/vé. Được biết, Hội Xuân Mậu Tý năm nay, tại Công viên 29-3 sẽ tiếp tục diễn ra chương trình Tết xưa ?" Tết nay với các hoạt động như triển lãm nghệ thuật hoa viên, thư pháp, thi cắm hoa, lễ rước trạng ?oNgũ phụng tề phi?, chương trình ?oVườn thiếu nhi?, thi đố vui, kể chuyện vui dành cho trẻ em khá thú vị.
    (Kỳ Anh)

    Cập nhật lúc: Thứ sáu, 04/01/2008 16:05 (GMT+7)

Chia sẻ trang này