1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự kiện - tin tức - nhịp sống TP Đà Nẵng

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi XacUopVietNam, 05/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietqna

    vietqna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    0
    Đà Nẵng: Khẩn cấp ngăn chặn tái phát dịch cúm gia cầm
    16:32'' 22/02/2008 (GMT+7)
    - Trước nguy cơ tái phát và lan rộng dịch cúm gia cầm trong cả nước, các ngành chức năng Đà Nẵng khẩn cấp triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn

    Sáng 22/2, bà Trần Thị H. ở tổ 2 khối phố Cầu Vồng (phường Hải Châu 2) đi chợ Cồn - chợ lớn nhất Đà Nẵng và nhận thấy khá nhiều gà, vịt sống cùng các loại trứng gia cầm chưa có dấu kiểm dịch vẫn đang được bày bán công khai trên tuyến đường bên hông chợ nối ra đường Ông Ích Khiêm.
    Điều này khiến bà khá ngạc nhiên bởi mấy tuần gần đây, các báo, đài liên tục cảnh báo về tình trạng tái bùng phát dịch cúm gia cầm. Mới hôm qua, khi phát biểu trên đài truyền hình địa phương, lãnh đạo Công ty Quản lý các chợ Đà Nẵng cho hay đã triển khai kiểm tra chặt chẽ sản phẩm gia súc, gia cầm trước khi đưa vào bán tại chợ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Theo đó, ở các chợ lớn như chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Hoà Khánh... đều cấm bán gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không dấu kiểm dịch... Đồng thời khách hàng được đề nghị nếu phát hiện hoặc nghi ngờ sản phẩm gia súc, gia cầm không có dấu kiểm dịch bán trong các chợ thì phản ảnh kịp thời để công ty có biện pháp xử lý. Vì vậy, bà H. đã chủ động phản ảnh với Công ty Quản lý chợ Đà Nẵng về tình trạng buôn bán gia cầm và các loại trứng không đúng quy định mà bà vừa thấy bên hông chợ Cồn.
    Nhưng điều khiến bà càng ngạc nhiên hơn là lãnh đạo Công ty cho biết, việc một số hộ buôn bán gia cầm sống và trứng chưa có dấu kiểm dịch ở phía bên kia tuyến đường bên hông chợ Cồn (cũng như trên tuyến đường trước chợ Hàn) không thuộc phạm vi quản lý của công ty mà thuộc trách nhiệm của các địa phương. Đơn vị chỉ có quyền quản lý ở phần vỉa hè sát chợ và trong khu vực chợ!
    Chưa nói đến trách nhiệm quản lý của cơ quan chức năng thì câu chuyện của bà H. cũng đã cho thấy, gia cầm sống và trứng chưa có dấu kiểm dịch vẫn đang được tuồn vào thị trường Đà Nẵng. Lúc 4h sáng 20/2, Tổ kiểm tra vệ sinh thú y (Chi cục Thú y Đà Nẵng) đã phát hiện, lập biên bản xe 77K-9820 chở hơn 60.000 quả trứng vịt (trị giá hơn 70 triệu đồng) không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch của cơ quan thú y, từ Bình Định lén lút đưa ra Đà Nẵng tiêu thụ. Vụ việc đã được Chi cục Thú y Đà Nẵng chuyển cho Thanh tra Sở Thuỷ sản ?" Nông lâm xử lý theo quy định.
    Đây thực sự là tín hiệu đáng báo động trong bối cảnh dịch cúm gia cầm đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại một số địa phương trong Nam và ngoài Bắc, trong 3 tuần qua đã có 4 người chết do làm và ăn thịt gia cầm chết dẫn tới nhiễm cúm A H5N1. Đặc biệt, Đà Nẵng vốn có lượng gia cầm trung chuyển qua địa bàn rất lớn và cũng là đầu mối tiêu thụ sản phẩm gia cầm số lượng lớn nên nguy cơ tái bùng phát dịch cúm gia cầm rất cao.
    Trước tình hình này, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đà Nẵng Cao Xuân Thái cho biết, trong những ngày qua, đơn vị đã chủ động triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm hạn chế nguy cơ tái phát dịch. Sau khi có công điện chỉ đạo 09 (ngày 17/2) của Bộ NN-PTNT, Trạm kiểm dịch động vật Kim Liên phụ trách luồng vận chuyển ra vào phía Bắc và Trạm kiểm dịch động vật Hoà Phước phụ trách luồng vận chuyển ra vào phía Nam TP Đà Nẵng trên tuyến QL1A đã bố trí lực lượng liên tục canh trực 24/24 giờ.
    Ông Phan Chu Đức, kiểm dịch viên trạm Kim Liên cho hay, ở mọi thời điểm trong ngày, tại trạm này đều có 2 cán bộ trực, kiểm tra kỹ thủ tục hành chính của các xe vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm, nếu không hợp lệ sẽ lập biên bản, xin ý kiến của lãnh đạo Chi cục Thú y để xử lý. Đặc biệt, đối với các xe vi phạm xuất phát từ vùng có dịch gia cầm, Trạm kiểm dịch động vật Kim Liên phối hợp với Trạm CSGT Kim Liên sẽ tạm giữ giấy tờ cần thiết, kể cả phương tiện vận chuyển, lập biên bản chuyển lên Chi cục để xử lý triệt để theo tinh thần Pháp lệnh Thú y.
    Ông Cao Xuân Thái cho biết thêm, Chi cục Thú y Đà Nẵng đã hoàn tất việc tiêm phòng đợt 1/2008 trước Tết Nguyên đán cho trên 67.600 con gà, vịt, ngan và 19.000 trâu, bò, heo, dê; hiện đang tổ chức tiêm bổ sung cho số mới tái đàn, chưa đủ điều kiện tiêm đợt 1 hoặc tiêm còn sót. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ cũng được tăng cường, nhất là với gia súc, gia cầm vận chuyển từ nơi khác vào TP, nếu không có nguồn gốc sẽ bị xử lý kiên quyết.
    Nhưng theo ông, dù cơ quan thú y có làm mạnh đến đâu thì công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn vẫn khó có thể đạt hiệu quả cao nếu không có sự tham gia tích cực của các ngành chức năng, chính quyền địa phương và đặc biệt là nhận thức người dân không được nâng cao.
    Ông Cao Xuân Thái nhấn mạnh: ?oCông tác quan trọng đầu tiên vẫn là giám sát từ cơ sở. Chi cục Thú y TP đã triển khai cụ thể đến các ngành, các địa phương và nhất là tuyên truyền, vận động người dân nếu thấy có gia cầm chết bất thường hoặc nghi cúm gia cầm là thông báo kịp thời để có biện pháp xử lý kiên quyết. Chúng tôi cũng đã tham mưu cho các ngành chức năng về việc tổ chức xây dựng mạng lưới thú y cơ sở, hy vọng sẽ được lãnh đạo TP chuẩn y trong thời gian sớm nhất!?.
    Hải Châu
    (theo Vietnamnet)
  2. vietqna

    vietqna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    0
    Đà Nẵng học được gì qua 20 năm thu hút vốn FDI?
    06:16'' 23/02/2008 (GMT+7)
    - Sau 10 năm đầu vấp phải nhiều dự án công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm..., nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Đà Nẵng 10 năm gần đây đã chuyển biến đáng kể!
    [​IMG]
    Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh trao giấy phép đầu tư khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn cho Indochinacapital Ảnh: HC

    10 năm chập chững với bài học ô nhiễm, lạc hậu...
    Năm 2007, Đà Nẵng thu hút 803,5 triệu USD vốn FDI với 24 dự án cấp mới và 4 dự án tăng vốn, so với năm 2006 tăng 26,3% về số dự án và 82,5% về số vốn. Như vậy đến nay TP đã có 121 dự án FDI với tổng vốn 1,75 tỷ USD. Tuy nhiên, để có được kết quả đó, Đà Nẵng cũng đã nếm trải không ít trái đắng, nhất là ở thời kỳ đầu chập chững làm quen với thu hút vốn FDI.
    4 năm sau khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực từ tháng 12/1987, tỉnh QN-ĐN mới thu hút được 4 dự án với tổng vốn đầu tư gần 3,2 triệu USD, chủ yếu từ Liên Xô (cũ). Đến năm 1996, QN-ĐN có 42 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn 405,7 triệu USD.
    ?oThành tựu mà đầu tư nước ngoài mang lại cho QN-ĐN trong 10 năm đầu là không thể phủ nhận, nhưng cũng bộc lộ không ít hạn chế do đây là lĩnh vực tương đối mới, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài của VN chưa được hoàn chỉnh!? - ông Trương Hào, một trong những cán bộ có thâm niên lâu năm nhất ở QN-ĐN trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nhớ lại.
    Do thiếu kinh nghiệm nên tỉnh đã để nhiều nhà đầu tư nước ngoài (chủ yếu là Đài Loan) tranh thủ đưa vào các dự án công nghệ đơn giản, lạc hậu, chủ yếu tận dụng lực lượng lao động giá rẻ tại chỗ (Công ty Wei Xern Sin Industrial Đà Nẵng). Không ít dự án gây ô nhiễm môi trường kéo dài, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân.
    Ở nhiều dự án, đối tác nước ngoài khi tham gia góp vốn với đối tác VN đã không triển khai theo cam kết trong hợp đồng liên doanh. Như đưa công nghệ cũ, lạc hậu sang VN góp vốn nhưng lại đẩy giá lên cao... dẫn đến xảy ra tranh chấp khiến dự án không thực hiện được (Công ty liên doanh Việt Xuân, Biopharm AFS, Vietenerrgo?). Đặc biệt, có đến 30% số dự án đầu tư đăng ký để chiếm đất ở các vị trí quan trọng song không có khả năng hoặc chỉ đăng ký rồi không triển khai (như ôtô Nissan, quần thể du lịch quốc tế ITC, khách sạn Tourane 74 Bạch Đằng?).

    [​IMG]
    Công nhân Công ty Sinaran VN (KCN Đà Nẵng) đình công ngay trước Tết Nguyên đán Mậu Tý. Ảnh: HC

    10 năm vượt khủng hoảng, khẳng định vị thế
    Năm 1997, Đà Nẵng trở thành TP trực thuộc TƯ thì cũng bắt đầu thời kỳ vốn FDI vào VN có xu hướng giảm, một phần do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, mặt khác nền kinh tế ASEAN sau thời gian tăng tốc ?onóng? đã có dấu hiệu suy thoái do phát triển mất cân đối, đẩy mạnh xuất khẩu dựa vào nguồn lực từ bên ngoài.
    Tuy nhiên, từ năm 2000, đầu tư trực tiếp nước ngoài có dấu hiệu khôi phục. Theo Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, trong 10 năm 1997-2007, TP thu hút 104 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1,576 tỷ USD. Chất lượng dự án cũng nâng lên theo hướng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu. Số dự án được cấp phép mới tăng liên tục tăng qua các năm với tốc độ trung bình là 39,59%/năm, cao hơn tốc độ tăng chung của cả nước (33,7%/ năm). Luỹ kế vốn FDI thực hiện đến cuối năm 2007 đạt 715 triệu USD.
    Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh, kết quả này thể hiện tính tích cực trong chỉ đạo, đổi mới cơ chế và vận dụng linh hoạt để đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại. Cụ thể là tổ chức lại các mối quan hệ đối ngoại nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư; như kết nghĩa với các TP lớn của Nga, Nhật, Mỹ, Úc?; quảng bá, xúc tiến, lập dự án gọi vốn gửi đến các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nước ngoài. Việc mở văn phòng đại diện Đà Nẵng tại Nhật cũng tạo thuận lợi lớn trong thu hút vốn FDI.
    ?oĐầu tư vào Đà Nẵng được mở rộng theo hướng đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế. Sự hợp tác đã góp phần tạo vị thế của TP trên trường quốc tế, có quan hệ kinh tế và đối ngoại với gần 80 quốc gia, vùng lãnh thổ; đồng thời tập trung vào các đối tác có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ cao, có uy tín và kinh nghiệm như ITG (Mỹ), Vinacapital, Indochinacapital, Mabuchi, Metro, Big C?? - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh nhấn mạnh.
    Tuy vậy ông cũng thừa nhận, việc triển khai các dự án FDI còn chậm; dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn ít. Các đối tác châu Âu và Hoa Kỳ đầu tư chưa lớn, chưa tương xứng tiềm năng. Vẫn còn một số nhà đầu tư đăng ký để chiếm vị trí mà chậm triển khai. Tỷ lệ các dự án giải thể trước thời hạn vẫn ở mức cao, nhất là các dự án cấp phép trong 10 năm trước. Nhiều dự án bất động sản giẫm chân tại chỗ do vướng cơ chế, chính sách. Một số dự án gặp vướng mắc kéo dài chưa được xử lý dứt điểm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Kết quả là chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn lớn; vốn thực hiện chưa cao...

    [​IMG]
    Lãnh đạo Tập đoàn Daewon (Hàn Quốc) giới thiệu với lãnh đạo TP Đà Nẵng dự án khu đô thị - sân gofl Đa Phước. Ảnh: HC

    Và lại thêm những bài học mới
    ?oChủ trương phân cấp đầu tư thời gian qua cho thấy đây là chính sách đúng đắn, cần được phát huy và mở rộng, nhưng cũng đã bộc lộ những vấn đề mới, như việc quản lý về đầu tư nước ngoài tại các địa phương còn khác nhau, không được xử lý một cách thống nhất, cạnh tranh trong thu hút đầu tư giữa các địa phương đã ảnh hưởng tới lợi ích chung!? - ông Trần Văn Minh nhấn mạnh.
    Theo ông, việc tạo thuận lợi trong thu hút vốn FDI không chỉ ở một khâu mà ở tất cả các khâu, các bước của quá trình đầu tư, từ tìm kiếm xúc tiến đến thủ tục lập hồ sơ, thẩm tra cấp giấy chứng nhận và sau đó là triển khai hoạt động dự án. Vì vậy đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan trực tiếp như tài chính, thuế, địa chính, công nghiệp, xây dựng, du lịch... Tránh tình trạng các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp và ý kiến khác nhau khi tiếp nhận dự án.
    Qua kinh nghiệm của Đà Nẵng, ông Trần Văn Minh cho rằng, cần thực hiện đồng bộ và nhất quán cơ chế đầu tư, kết hợp giữa đầu tư trong nước với FDI, ODA và các nguồn viện trợ khác. Nguồn viện trợ ODA để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ phục vụ thu hút FDI là cách làm rất có hiệu quả. Các nguồn ODA và vốn viện trợ khác thường lớn và là nguồn mà TP được quyền sử dụng vào các mục đích cụ thể. Trong khi nguồn vốn từ ngân sách có hạn, TP cần quyết định cơ sở hạ tầng nào được ưu tiên đẩy mạnh đầu tư để thực hiện mục tiêu đề ra.
    Chính sách khuyến khích cần thực hiện đồng bộ, kết hợp đầu tư trong nước và FDI để tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm đối tác. Đầu tư trong nước là nguồn nội lực quan trọng, có vai trò lớn trong tăng việc làm và thu nhập cho người lao động. Nguồn vốn FDI bổ sung một phần quan trọng cho công cuộc phát triển đất nước. Vì vậy cần liên kết đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh năng lực trong nước, đồng thời sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI.
    Một vấn đề cơ bản nữa, theo ông Minh, chính là đội ngũ cán bộ: ?oĐầu tư trực tiếp nước ngoài không còn là lĩnh vực mới mẻ, song kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa cao. Từ thực tế công tác này trong thời gian qua đã chỉ rõ sự yếu kém của một số cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại, sự giới hạn về am hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, những định chế của từng quốc gia và nhất là năng lực các chức vụ chủ chốt trong liên doanh!?o
    Hải Châu
    (theo Vietnamnet http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/02/770009/ )
  3. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=59&ID_tin=16077
    Thêm một Ngân hàng đặt chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng
    Ngày 27/2, Habubank đã chính thức đưa vào hoạt động chi nhánh đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng tại 247 đường Ngô Quyền thuộc quận Sơn Trà, nâng tổng số chi nhánh, điểm giao dịch của ngân hàng trong cả nước lên con số 29. Phó Chủ tịch UBND thành phố Võ Duy Khương đã đến chúc mừng nhân ngày khai trương.
    Habubank là Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội với số vốn điều lệ (năm 2007) đạt 2.000 tỷ đồng, nằm trong top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất của khối Thương mại cổ phần. Habubank mong muốn sẽ trở thành một kênh giao dịch tài chính ngân hàng, bổ sung nguồn vốn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Đà Nẵng.
    Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến thời điểm 31/12/2007, tại thành phố Đà Nẵng, dư nợ của khối ngân hàng cổ phần đạt 11.222.227 triệu đồng, chiếm 52,1% so với tổng dư nợ và bằng 121,14% so với khối quốc doanh và đều vượt xa với so với các khối ngân hàng khác. Tiền gửi khách hàng đạt 3.505.681 triệu đồng, chiếm 41,77% so với toàn ngành tại Đà Nẵng. Điều này dự báo Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm tài chính lớn của khu vực miền Trung và Tây nguyên, thu hút sự quan tâm của nhiều ngân hàng trong nước và quốc tế.
    (Hải Miên)
    Cập nhật lúc: Thứ tư, 27/02/2008 16:43 (GMT+7)
  4. vietqna

    vietqna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    0
    Bắt khẩn Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Xây dựng miền Trung
    14:26'''' 28/02/2008 (GMT+7)
    - Cục CSĐT tội phạm tham nhũng (C37, Bộ CA) vừa bắt khẩn cấp Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Xây dựng miền Trung Trần Xuân Đính và một số cán bộ.

    [​IMG]
    Trụ sở Tổng Công ty Xây dựng miền Trung tại 517 Trần Cao Vân (Đà Nẵng) Ảnh: HC​
    Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, lúc 15h chiều 27/2, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C37, Bộ CA) đã tiến hành bắt khẩn cấp Trần Xuân Đính, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Xây dựng miền Trung (Cosevco) tại sân bay Nội Bài (Hà Nội).
    Ngay trong buổi tối cùng ngày, Cơ quan CSĐT đã di lý Trần Xuân Đính về Đà Nẵng và tiến hành khám xét nhà riêng của ông tại số 8 Ba Đình (quận Hải Châu). Đến sáng nay 28/2, Cơ quan CSĐT tiếp tục tiến hành khám xét trụ sở làm việc của ông Đính ở 517 Trần Cao Vân (quận Thanh Khê). Tuy nhiên chỉ thấy có đại diện của Cosevco chứ không thấy có ông Đính trong cuộc khám xét này.
    Theo quan sát của PV, trước sân trụ sở Cosevco có xe mang biển số 80B-4887 của Văn phòng C37 tại miền Trung và xe 43F-1152 của Công an Đà Nẵng. Trực tiếp Đại tá Trịnh Quang Vinh, Cục phó Cục C37 chủ huy việc khám xét. Khá đông PV các báo kiên trì bám trụ tại trụ sở Cosevco trong sáng 28/2, bất kể nhân viên bảo vệ liên tục mời ra khỏi cổng. Tuy nhiên, không ai có thể trực tiếp chứng kiến việc khám xét được tiến hành trên tầng lầu.

    [​IMG]

    Xe của Văn phòng C37 đậu trước sân trụ sở Cosevco.

    [​IMG]

    Cán bộ C37 vừa kết thúc việc khám xét tại Cosevco​
    Đến thời điểm này, mọi thông tin về việc bắt giữ Chủ tịch HĐQT Cosevco Trần Xuân Đính đều được Cơ quan CSĐT giữ kín. Đại tá Trịnh Quang Vinh cũng chưa chấp nhận trả lời của bất cứ báo nào. Tuy nhiên theo nguồn tin riêng của VietNamNet, trước mắt ông Đính bị bắt do hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng trong dự án xây dựng nhà máy chế biến ván ép MDF tại Quảng Trị.
    Đồng thời, Cơ quan CSĐT sẽ tiếp tục làm rõ nhiều hành vi sai phạm khác của một nhân vật mà từ cách đây 10 năm đã được liệt vào danh sách ?oG7? của Đà Nẵng (7 người giàu nhất Đà Nẵng). Không loại trừ khả năng ông Trần Xuân Đính sẽ bị xem xét thêm một số tội danh khác, trong đó có cả tội tham nhũng.
    Cũng trong buổi sáng nay, Cơ quan CSĐT đã tiến hành khám xét phòng làm việc trước đây của ông Nguyễn Anh Dũng (sinh ngày 27/8/1956, nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ xây dựng trực thuộc Cosevco), người được xem là cánh tay phải của ông Đính trong việc nhập thiết bị cho nhà máy chế biến ván ép MDF ở Quảng Trị.


    [​IMG]

    Ông Nguyễn Anh Dũng (trước) được cán bộ điều tra đưa ra khỏi trụ sở Cosevco ​

    [​IMG]

    Cán bộ điều tra tiếp tục đưa ông Nguyễn Anh Dũng (trước) rời khỏi nhà riêng về Văn phòng C37 tại Đà Nẵng
    Sau cuộc làm việc được tiến hành khá lâu, đến khoảng 11h sáng 28/2, Cơ quan CSĐT đã đưa ông Dũng về nhà riêng tại số 36 Hoàng Hoa Thám (nơi ông đang lập Công ty Cổ phần Kỹ thuật thương mại Diệu Liên sau khi nghỉ việc ở Cosevco vào năm 2006). Tại đây, Cơ quan CSĐT cũng tiến hành khám xét song không thu giữ tài liệu hoặc vật chứng nào. Sau đó, ông Dũng được đưa về Văn phòng C37 tại Đà Nẵng để chiều nay tiếp tục di lý ra Hà Nội phục vụ điều tra.
    Khi được Công an đưa ra khỏi trụ sở Cosevco cũng như khi rời khỏi nhà, ông Dũng đều cố hết sức để giấu mặt trước ống kính của các PV. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là mẹ và em ruột của ông Dũng (sống ở nhà bên cạnh) lại tỏ ra rất thản nhiên trước việc ông bị bắt. Thậm chí em ruột của ông Dũng còn nói với các PV: ?oTui biết ổng làm việc sai trái đã lâu và gia đình cũng đã nhiều lần khuyên nhủ nhưng ông không chịu nghe. Bây giờ bị bắt thì ráng chịu!?.
    Ngoài ra, theo thông tin mà VietNamNet có được, cũng trong sáng nay, tại Quảng Trị, Cơ quan CSĐT đã tiến hành bắt giữ ông Hoàng Công Uyên, Giám đốc Công ty Xây dựng 78 (trực thuộc Cosevco). Đây là công ty đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng nhà máy chế biến ván ép MDF ở Quảng Trị.
    Hải Châu
    (Vietnamnet http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/02/770888/ )
    Được vietqna sửa chữa / chuyển vào 17:32 ngày 28/02/2008
  5. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://www.cadn.com.vn/News/Kinh-Te/Dau-Tu-Xay-Dung/2008/02/4148.html
    Hơn 72,6 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường lên Bà Nà ( 27 /2/2008 )
    (Cadn.com.vn) - ĐÀ NẴNG - Tuyến đường dẫn lên Khu Du lịch Bà Nà, nhất là đoạn từ chợ Hòa Khánh đến Trại tạm giam Hòa Sơn (CATP) có tên gọi là đường Âu Cơ đã hư hỏng, xuống cấp nặng nề gây bức xúc cho người dân sinh sống dọc theo tuyến đường này và khách du lịch lên Bà Nà.
    Vì vậy, tháng 12-2007, UBNDTP Đà Nẵng đã có QĐ số 9630/QĐ-UBND phê duyệt đầu tư cải tạo nâng cấp tuyến đường này với mức đầu tư hơn 72,6 tỷ đồng. Đến nay, đơn vị điều hành dự án là BQL Dự án ĐTXD công trình GT-CC TP Đà Nẵng đã hoàn thành công tác tổ chức đấu thầu thi công công trình này và đang chuẩn bị cho giai đoạn thi công. Theo kế hoạch, tuyến đường dẫn lên KDL Bà Nà sẽ hoàn thành xây dựng vào cuối năm 2008.
    P.H

  6. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=243540&ChannelID=450
    Đà Nẵng: mở rộng thành phố về phía nam
    [​IMG]
    Trong tương lai làng Hòa Xuân (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) sẽ trở thành khu đô thị sinh thái Hòa Xuân
    TT - Chính quyền TP Đà Nẵng đã quyết định mở rộng TP về phía nam bằng cách đánh thức hơn 3.000ha đất vốn là vùng thấp trũng, đồi cát hoang vu thành một khu đô thị sinh thái. Bản đồ qui hoạch tổng thể của việc mở rộng TP này vừa được Viện Qui hoạch xây dựng đô thị Đà Nẵng lập và thông qua.
    "Đô thị của Đà Nẵng sẽ tiếp tục được điều chỉnh, mở rộng về phía nam giáp ranh với địa phận Điện Nam - Điện Ngọc của tỉnh Quảng Nam. Động thái đầu tiên của việc mở rộng đó là TP đã quyết định xây dựng hai tuyến đường huyết mạch nhằm đánh thức cả một vùng đất nghèo". Kiến trúc sư (KTS) Vũ Quang Hùng - phó viện trưởng Viện Qui hoạch xây dựng đô thị Đà Nẵng - mở đầu câu chuyện như vậy khi đưa ra bản qui hoạch tổng thể vùng đất rộng hơn 3.000ha mà viện này vừa lập và đã được TP thông qua.
    Theo KTS Vũ Quang Hùng, hai tuyến đường huyết mạch đó chính là tuyến đường vành đai phía nam dài 7,2km, xuất phát từ Khu công nghiệp Hòa Khương (Hòa Vang) nối xuống với tuyến đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc. Tuyến đường huyết mạch thứ hai dài 8,7km, có điểm xuất phát từ đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn giáp với đường Cách Mạng Tháng Tám) rồi "xẻ? giữa phường Hòa Xuân trước khi vòng ra biển đông. Cả hai dự án đường này đã được Ngân hàng Thế giới đồng ý tài trợ, việc thi công sẽ diễn ra trong nay mai.
    Ngoài ra, ngay chợ đầu mối (khu vực Nhà văn hóa Lao động TP hiện tại) cũng sẽ xây dựng một cây cầu bắc qua sông Cẩm Lệ nối Hòa Xuân, Hòa Quý thành một trục lộ hoành tráng.
    Mục tiêu của việc mở rộng TP về phía nam là sẽ xây dựng tại đây thành một vành đai cây xanh văn hóa và nghỉ ngơi vào loại bậc nhất miền Trung. Trong tương lai, nơi đây sẽ bao gồm một khu công viên bách thảo 188ha, được coi là công viên rộng nhất Việt Nam nằm trên địa phận quận Cẩm Lệ và một phần huyện Hòa Vang. Hai khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (rộng 410ha) và khu đô thị sinh thái sân golf Non Nước - Ngũ Hành Sơn (320ha).
    "Mật độ xây dựng tại các khu đô thị này sẽ rất thấp. Với những vùng đất nào thấp trũng, thường xuyên bị ngập lụt sẽ được nghiên cứu giữ nguyên hiện trạng nhằm tạo ra một cảnh quan với hình ảnh làng quê miền Trung sống động rất chân thật mà không hề bêtông hóa. Đặc biệt toàn bộ hệ thống sông rạch trong khu vực từ sông Hàn, Cẩm Lệ, Cổ Cò sẽ được khơi thông để du khách có thể di chuyển từ Đà Nẵng về Hội An bằng thuyền" - viện trưởng Viện Qui hoạch xây dựng đô thị Nguyễn Văn Chương khẳng định.
    Ngoài làng đại học rộng 300ha đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng tại phường Hòa Quí, nơi đây sẽ qui hoạch thành trung tâm đào tạo, giáo dục bậc nhất khu vực với sự góp mặt của khu đô thị FPT rộng 181ha, tổng mức đầu tư lên đến 952 triệu USD, bao gồm Trường đại học FPT 25ha và khu phần mềm 35ha cùng hệ thống biệt thự sinh thái bám dọc theo sông Cổ Cò. Trường đại học châu Á - Thái Bình Dương rộng 30ha nằm kế cạnh cũng đang trong quá trình đàm phán tìm hiểu đầu tư...
    Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, TP Đà Nẵng cũng đã quyết định xây dựng bên trong khu đô thị sinh thái này hàng loạt khu tái định cư. "Tất cả dân cư hiện sống rải rác tại các phường trong tổng dự án sẽ được gom đưa về các khu dân cư được qui hoạch sẵn như khu dân cư Bá Tùng, Bá Tùng mở rộng, khu tái định cư làng đại học Đà Nẵng... Riêng có một số khu vực do mật độ dân cư quá dày sẽ nghiên cứu để nguyên trạng. Hiện công tác qui hoạch đã hoàn tất, tất cả đang chờ nhà đầu tư? - KTS Vũ Quang Hùng xác nhận.
    ĐĂNG NAM
    Được dentai sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 28/02/2008
  7. CVPH

    CVPH Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    198
    vietqna viết lúc 17:28 ngày 28/02/2008
    Bắt khẩn Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Xây dựng miền Trung
    Lẽ ra tên ni phải bị hốt sớm hơn!
    Sáng ni, vietnamnet đưa tin thêm ở đây:
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/02/770977/
    Cỡ hắn thì phải bị dựa cột vài chục lần!
    Được cvph sửa chữa / chuyển vào 09:41 ngày 29/02/2008
  8. khoaxyhien

    khoaxyhien Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    154
  9. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=59&id_theloai=616&id_tin=16089
    Khởi công dự án khu đô thị 250 triệu USD của Daewon
    Sáng ngày 29/2, công ty TNHH Xây dựng Daewon Cantavil đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước tại Đà Nẵng. Tham dự lễ có đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, chủ tịch tập đoàn Daewon Chun Young Woo và tỉnh trưởng tỉnh Chungcheongbuk (Hàn Quốc).

    [​IMG]
    Khu đô thị mới với tổng đầu tư 250 triệu đô-la Mỹ này, là một trong những dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng, lớn nhất đến thời điểm hiện nay, được xây dựng tại phía Tây cầu Thuận Phước, có diện tích 210ha. Khu phức hợp này sẽ bao gồm các khu resort, sân golf 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế, bến cảng dành cho du thuyền, khách sạn quốc tế, trung tâm hội nghị quốc gia, tòa nhà văn phòng cao cấp 60 tầng, các trung tâm thương mại, villa cao cấp và chung cư với quy mô 8.500 căn hộ. Được biết đến tháng 8/2009, công ty sẽ xây dựng xong 400 căn hộ mẫu và các công trình còn lại sẽ được hoàn tất trong 10 năm tiếp theo.

    Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch tập đoàn Daewon hi vọng với sự hỗ trợ nhiệt tình từ lãnh đạo thành phố, công trình sẽ hoàn thành đúng kế hoạch và góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế của thành phố động lực miền Trung này.

    Nhân dịp khởi công xây dựng, tập đoàn Daewon đã trao tặng 200 triệu đồng cho Quỹ vì người nghèo của thành phố Đà Nẵng.
    (Lê Phương)
    Được dentai sửa chữa / chuyển vào 17:22 ngày 29/02/2008
  10. dentai

    dentai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    2.166
    Đã được thích:
    0
    http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=245216&ChannelID=204
    Đà Nẵng: Tranh chấp bờ hồ Thạc Gián
    [​IMG]
    Cảnh chật chội thường ngày ở bờ hồ Thạc Gián - Ảnh: Đoàn Cường
    TT - Bờ hồ Thạc Gián (Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đã trở nên chật chội và lộn xộn từ khi xuất hiện các kiôt, lều quán bán cây cảnh và các đồ sành sứ quanh bờ hồ. Cuộc sống người dân trong khu vực cũng bị xáo trộn theo.
    Dọc bờ hồ là 24 cửa hàng hoa, cây cảnh tấp nập kẻ bán người mua thì phía bên kia đường là những ngôi nhà cửa đóng im lìm để tránh sự ồn ào. Xe dựng tràn lan từ vỉa hè xuống tận đường, người đi bộ không còn chỗ để đi. Bà Nguyễn Kim H., chủ một ngôi nhà cạnh đó, nói: "Chúng tôi thường đi bộ và tập thể dục quanh bờ hồ, nhưng từ khi họ chuyển các hộ kinh doanh về đây thì hết chỗ. Không còn vỉa hè đi nên có người đi bộ dưới lòng đường suýt bị xe tông".
    Do đường phố quanh hồ hẹp lại gần chợ và trường học, nên những giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Không chỉ sinh hoạt của người dân nơi đây bị ảnh hưởng, mà sự xuất hiện của các hàng quán quanh khu vực này còn phát sinh thêm nhiều phiền toái khác. Người dân ở đây cho biết nhiều cửa hàng trong số này không có nhà vệ sinh nên mọi việc đều "giải quyết" xuống hồ.
    Một chủ cửa hàng hoa, cây cảnh tên T. cho hay những người buôn bán hoa ở đây thuộc diện giải tỏa từ khu Thư viện Đà Nẵng và được bố trí tại đây. "Chúng tôi cố gắng giữ gìn trật tự và vệ sinh môi trường, nhưng do mới về đây bán nên chưa ổn định được. Vả lại, đôi lúc do khách hàng đông mà diện tích cửa hàng hơi nhỏ nên cũng có lấn xuống lòng đường".
    Theo UBND P.Thạc Gián, việc đưa 24 hộ buôn bán hoa, cây cảnh về khu vực bờ hồ Thạc Gián là thực hiện theo chủ trương của UBND TP từ năm 2006 về việc qui hoạch và bố trí cho những người buôn báng hàng rong cây cảnh, đồ sành sứ tập trung về một điểm để dễ quản lý và đảm bảo mỹ quan.
    Ông Trương Văn Thống - chủ tịch UBND phường - cho biết đã làm việc với các chủ cửa hàng và yêu cầu họ lập cam kết, nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè, mất vệ sinh vẫn đang còn tồn tại. Ông Thống cho biết: "Số hộ buôn bán này đều thuộc diện khó khăn nên đợi đến khi công việc buôn bán của họ ổn định, chúng tôi mới tính chuyện cho thuê đất. Nhưng nếu tình trạng mất trật tự xã hội, vệ sinh môi trường, lấn chiếm vỉa hè còn xảy ra, chúng tôi sẽ đề nghị giải tán các cửa hàng này".
    Dân chúng quanh hồ liên tục khiếu nại, yêu cầu phải trả lại sự thông thoáng và mỹ quan cho bờ hồ Thạc Gián. Các hộ buôn bán hoa, cây cảnh cũng kiến nghị cho họ tiếp tục buôn bán ở đây và sẽ đảm bảo trật tự, vệ sinh. Trước sự thỉnh cầu của các hộ kinh doanh này, tháng 1-2008 Sở Thương mại đã đi kiểm tra và kiến nghị UBND TP cho tiếp tục việc kinh doanh ở đây, và sắp xếp lại cho trật tự, mỹ quan. Nhưng ngày 27-2, UBND Q.Thanh Khê đã ban hành công văn yêu cầu các hộ buôn bán hoa, cây cảnh phải di dời khỏi bờ hồ Thạc Gián, hạn chót là 20-3-2008.

Chia sẻ trang này