1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự kiện vịnh Bắc Bộ là bịa đặt ? Vậy sự thật về chiến công của HQVN đánh bị thương tàu Maddox là ở đ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tieubinhtran, 11/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tieubinhtran

    tieubinhtran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Sự kiện vịnh Bắc Bộ là bịa đặt ? Vậy sự thật về chiến công của HQVN đánh bị thương tàu Maddox là ở đâu ra

    Báo Tuổi Trẻ Thứ Năm, 10/01/2008, 07:49 (GMT+7)
    Mỹ công bố tài liệu mật về chiến tranh VN:
    "Sự kiện vịnh Bắc bộ" là bịa đặt
    TT - Một tài liệu mật vừa được quân đội Mỹ công bố khẳng định Việt Nam không hề tấn công tàu chiến Mỹ ở vịnh Bắc bộ hồi tháng 8-1964, dù đó là sự kiện đã khiến Tổng thống Lyndon Johnson quyết định leo thang cuộc chiến.
    Theo AFP, bản báo cáo được công bố bởi Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), chịu trách nhiệm phần lớn cho việc giải mã và nghe trộm ở Mỹ.
    .........................................
    Bình luận sự kiện này, BBC viết: "Sự kiện vịnh Bắc bộ và hồ sơ về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq gần đây đã khiến có nhiều lời kêu gọi các nhà báo Mỹ đặt nhiều câu hỏi hơn với những thông tin của các quan chức chính phủ?.

    Hải quân Nhân dân Việt Nam lấy ngày 7 tháng 5 năm 1955, ngày thành lập Cục Phòng thủ bờ biển thuộc Bộ Quốc phòng làm ngày thành lập Hải quân. Còn ngày truyền thống là ngày 5 tháng 8 năm 1964, ngày đánh đuổi tàu Mađốc (Maddox) và cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam. (Nguồn : từ chủ đề ?oHải quân nhân dân Việt Nam? của bạn cuongnsls post ngày 08/05/2007)

    Vậy chiến công đánh bị thương tàu Maddox là ở đâu ra??? Hay Việt Nam cũng bịa đặt luôn sự kiện này ???. Đề nghị các bác cho ý kiến về chuyện này để thêm phần xôm tụ và mọi chuyện rõ ràng, minh bạch hơn.
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    tìm hiểu thêm đi bạn
  3. lamthitdencung9999

    lamthitdencung9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    5

    Ngày 2-8 ta đánh trong hải phận>>>>>>>>>mỹ không có phản ứng
    ngày 4-8 Mỹ ở ngoài hải phận , ta không làm gì>>>>>>báo cho cả làng biết là bị đánh
    >>>>>>>>>>cuộc chiến 10 năm
  4. leuleu001

    leuleu001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Bạn hỏi cái câu đã có người hỏi và đã có người trả lời, vô ttvn thì nên xem kỹ trước khi hỏi nha:
    Lần 1 tại http://www8.ttvnol.com/forum/gdqp/933205/trang-37.ttvn :
    Đây, câu trả lời của chiangshan ở trên:
    ============================
    Trích từ bài của P20 viết lúc 11:23 ngày 10/01/2008:
    Vấn đề là ta cũng khoe là đã đánh đuổi tàu Madox,nay nó lại bao là kô đánh nhau,thế hoá ra mình cũng muốn lôi Mĩ ra miền Bắc để choảng nhau à?
    ============================
    Mấy cái kiến thức cơ bản mà cũng không thèm tìm hiểu, toàn nói nhảm.
    Xung quanh vụ đụng độ ở vịnh Bắc Bộ có 2 sự kiện : ngày 2/8 và đêm 4/8/64. Bài kia muốn nói đến sự kiện nào thì tự tìm hiểu đi nhá.
    lần 2 tại: http://www8.ttvnol.com/forum/gdqp/933205/trang-37.ttvn
    Mình buộc lòng nói thiệt cho dù bạn sẽ nổi khùng: bạn dốt sử kinh khủng luôn
    hy vọng bạn đã cảm thấy xôm tụ và mọi chuyện rõ ràng, minh bạch hơn
    Được leuleu001 sửa chữa / chuyển vào 17:20 ngày 11/01/2008
  5. thachhanam

    thachhanam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    bạn nên học kĩ lại lịch sử đi, đừng hỏi những câu ngớ ngẩn
  6. SaoDoLienXo

    SaoDoLienXo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    1
    Sự kiện vịnh Bắc Bộ đã được nói rất rõ bên quansuvn.
    23 giờ 45 phút ngày 1 tháng 8 năm 1964, phát hiện tàu khu trục Ma-đốc hoạt động cách Hòn Mê 9 hải lý, phương vị 1280, sở Chỉ huy Quân chủng lệnh cho Phân đội 3. hành quân tới vị trí chờ cơ ở Hòn Nẹ. 0 giờ 15 phút ngày 2 tháng 8, dưới sự chỉ huy của đồng chí Tiểu đoàn trưởng đi trên tàu T333, Phân đội 3 rời cảng Vạn Hoa hành quân vào Hòn Nẹ (Thanh Hoá). Lúc này gió mùa đông bắc cấp 4, cấp 5 sóng lớn, tàu đi tốc độ chậm bị lắc mạnh.
    8 giờ 30 phút ngày 2 tháng 8, Phân đội 3 đến Hòn Nẹ, gặp 2 tàu T146, T140 của Khu tuần phòng I, theo lệnh của Quân chủng tới phối hợp với Phân đội 3. Toàn Phân đội tổ chức theo đội hình phòng không, thả neo ở phía nam Hòn Nẹ 1 hải lý, tiến hành ngụy trang tàu và đợi lệnh xuất kích. 10 giờ 30, Phân đội 3 được lệnh đến Hòn Mê. 12 giờ 30 phút, Phân đội. thả neo ở tây bắc Hòn Mê, đợi lệnh mới. 13 giờ 10 phút ngày 2 tháng 8, đồng chí Lê Duy Khoái nhận lệnh của Sở chỉ huy tiền phương, tàu khu trục địch đã vào hoạt động cách Hòn Mê 10 hải lý về phía Đông Nam; Phân đội 3 hiệp đồng với biên đội tàu T140, T146 xuất kích tiêu diệt tàu khu trục địch. Chấp hành lệnh chiến đấu của Sở chỉ huy Tiền phương, đồng chí Lê Duy Khoái hạ lệnh cho Phân đội 3 chuẩn bị xuất kích. 13 giờ 30 phút, hai tàu T140, T146 nhổ neo. Sau đó .ít phút, Phân đội 3 tàu T333, T336 và T339 nhanh chóng xuất kích theo hướng của biên đội 2 tàu T140, T146; triển khai thành đội hình hàng dọc tiến đến khu vực biển có tàu địch xâm phạm đông bắc Hòn Mê. Phân đội tăng tốc độ, mở ra đa lùng sục mục tiêu. Biên đội 2 tàu tuần tiễu T140, T146 thuộc Khu Tuần phòng I. hiệp đồng chiến đấu với Phân đội 3, do tốc độ thấp, lùi dần về phía sau, tách ra khỏi đội hình tàu phóng lôi.
    14 giờ 52 phút, ra đa tàu T333 phát hiện tàu khu trục địch ở mạn trái 30o, Cự ly 150 liên. Các tàu tăng tốc độ bám sát mục tiêu. Khoảng cách các tàu ta với tàu địch thu hẹp gần, khi còn cách 6 hải lý thì tàu địch dùng pháo lớn bắn cấp .tập vào đội hình Phân đội. Tiểu đoàn trưởng lệnh cho đồng chí Nguyễn Xuân Bột: "Tàu T333 tăng hết tốc độ chặn tàu địch lại, để 2 tàu đi sau chiếm góc mạn có lợi phóng ngư lôi". Cự ly càng gần, tàu địch càng điên cuồng bắn pháo dồn dập vào các tàu của Phân đội. Các tàu của ta vừa vận động theo đội hình chữ V, vừa linh hoạt cơ động tránh pháo địch, không nao núng, dũng cảm xông thẳng vào tiếp cận tàu địch. Trung úy Nguyễn Văn Giản - Thuyền trưởng tàu T339 thấy tàu T336 không vượt lên được, quyết định cho tàu T339 vượt lên trước tàu T336 để rút ngắn khoảng cách với tàu địch và lệnh cho pháo thủ 14,5mm bắn vào tàu địch. Tàu T339 tiếp tục tiến vào gần, pháo 20mm của địch bắn chặn xối xả, đồng chí pháo thủ trúng đạn hy sinh. Kiên quyết tấn công địch, tàu T339 tiếp cận được góc mạn tàu địch 1100, cự ly 7 đến 8 liên, phóng ngư lôi rồi rút ra khỏi khu vực tác chiến. Đúng lúc đó 5 máy bay địch lao tới tiến công tàu T339.
    Tiếp sau tàu T339, tàu T336 nhanh chóng tiếp cận góc mạn tàu địch 1100, cự ly từ 6 đến 7 liên, phóng ngư lôi, sau đó giảm tộc độ chuyển hướng rút ra khỏi khu vực tác chiến. Cùng lúc đó, một quả đạn pháo từ tàu địch bắn trúng đài chỉ huy, Thuyền trưởng Phạm Văn Tự hy sinh. Thuyền phó Nguyễn Văn Chuẩn lúc này mặc dù đã bị thương vẫn lên thay thế vị trí thuyền trưởng chỉ huy chiến đấu. Thấy loạt ngư lôi của tàu T339, T336 chưa gây được tổn thất cho tàu địch, đồng chí Nguyễn Xuân Bột lệnh cho tàu T333 lao thẳng hướng mạn phải tàu địch ở góc mạn 50o, tới cự ly 6 liên thì phóng ngư lôi. Trước sự tiến công kiên quyết dũng mãnh của các tàu phóng lôi ta, tàu Ma-đốc hốt hoảng bỏ chạy về phía Nam.
    Sau các loạt phóng ngư lôi tiến công tàu Ma-đốc, các tàu của Phân đội 3 chuyển sang đánh trả máy bay địch. Trận đánh giữa các tàu của ta với máy bay địch diễn ra rất quyết liệt. Lợi dụng hoả lực phòng không của ta yếu và bị phân tán, máy bay Mỹ tập trung đánh vào từng tàu một, 5 máy bay địch tập kích tàu T339, khoang máy bị trúng đạn bốc cháy, 2 máy bị hỏng, tàu mất khả năng cơ động. Dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Nguyễn Văn Giản, cán bộ, chiến sĩ tàu T339, kiên cường dập tắt lửa, cứu tàu, bình tĩnh sửa chữa máy móc và dùng súng bộ binh bắn trả máy bay địch. Công tác cấp cứu thương binh được tiến hành ngay trong chiến đấu. Những chiến sĩ hy sinh và bị thương nặng được băng bó và mặc áo phao cứu sinh cẩn thận, đề phòng khi tàu bị chìm. Trước sự đánh trả quyết liệt của ta, máy bay địch không đánh chìm được Tàu T339, buộc phải rút lui. Cán bộ, chiến sĩ tàu T339 tiếp tục tập trung cứu chừa tàu, đến 1 7 giờ 1 0 phút sửa chữa khắc phục được máy chính, tàu chuyển hướng vào bờ.
    Trong khi tàu T339 chiến đấu với máy bay địch thì các tàu T336, T333 cũng bị chúng tiến công ác liệt. Hai tàu kiên cường vừa đánh trả, vừa cơ động tránh các loạt đạn của địch. Khi các máy bay địch bổ nhào đánh tàu T333, pháo thủ súng 14, 5mm Phạm Bá Phong gan dạ, nhanh nhẹn nổ súng đúng lúc, bắn cháy 1 chiếc. Hiệp đồng với hoả lực 14,5mm, chiến sĩ ra đa Nguyễn Văn Luyện dũng cảm sử dụng súng trung liên bắn bị thương 1 chiếc khác. Sau gần 20 phút bắn phá, các máy bay còn lại của địch buộc phải tháo chạy. Tàu T333 và T336 an toàn chuyển trở về.
    Trận chiến đấu ngày 2 tháng 8 năm 1964 kết thúc thắng lợi. Cán bộ, chiến sĩ Phân đội 3 Tiểu đoàn 135 đã anh dũng đánh đuổi tàu khu trục Mỹ ra khỏi vùng biển miền Bắc. Tàu Ma-đốc bị trúng đạn 14,5mm, một số thiết bị trên boong bị hư hỏng. Ta bắn cháy 1 máy bay, bắn bị thương 1 chiếc khác; 4 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, 6 đồng chí bị thương và một số thiết bị, khí tài trên hai tàu T336, T339 bị hư hỏng.
    Với lực lượng tàu nhỏ bé, tính năng kỹ thuật, chiến thuật hạn chế, phải độc lập chiến đấu ban ngày với loại tàu khu trục lớn, hiện đại của Mỹ, nhưng với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, với ý thức làm chủ vùng biển thân yêu của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Phân đội 3 Tiểu đoàn 135 phóng lôi đã đánh trận đầu xuất sắc, giáng một đòn vào uy thế của hải quân Mỹ và cổ vũ mạnh mẽ quyết tâm đánh thắng giặc mỹ xâm lược của quân và dân cả nước ta.
    Thực hiện ý đồ nham hiểm, chuẩn bị chiến tranh phá hoại miền Bắc, đêm 4 tháng 8 năm 1964, chính quyền Mỹ dựng lên "Sự kiện vịnh Bắc Bộ" vù cáo tàu Hải quân Việt Nam cố ý tiến công hai tàu khu trục Ma-đốc và Tơ-nơ-gioi của hải quân Mỹ ở ngoài hải phận quốc tế để lấy cớ sử dụng lực lượng không quân mở cuộc tập kích lớn vào các căn cứ Hải quân Việt Nam.
    Từ trưa ngày 5 tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ huy động gần 100 lần máy bay tiêm kích, cường kích như AD6, F8U, A4D, F4H xuất phát từ hai biên đội tàu sân bay Con-xten-lây-sơn và Ti-cơn-dê-rô-ga ở ngoài khơi Đà Năng bất ngờ tập kích 4 căn cứ Hải quân Việt Nam dọc ven biển miền Bắc với ý định tiêu diệt, tiêu hao nặng- lực lượng tàu thuyền chiến đấu của Hải quân Việt Nam (cuộc tiến công mang tên "Mũi tên xuyên"). Cuộc tập kích được tiến hành 3 đợt.
    Đợt 1, đúng 12 giờ 20 phút ngày 5 tháng 8 năm 1964, nhiều tốp máy bay các loại của hải quân Mỹ tập kích kho dầu thành phố Vinh và căn cứ hải quân Cửa Hội. Mười phút sau, lúc 12 giờ 30 phút, máy bay địch tấn công các tàu thuyền đang neo đậu xung quanh cảng Gianh. Với tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao độ, cán bộ, chiến sĩ các tàu tuần tiễu thuộc các phân đội 5, 6, 7 Khu Tuần phòng II, đã nhanh chóng triển khai cơ động chiến đấu phối hợp với các lực lượng phòng không tại chỗ kịp thời nổ súng đánh máy bay địch. Kết thúc trận chiến đấu kéo dài 25 phút, ta bắn tan xác 3 máy bay địch(2 chiếc tại thành phố Vinh, Cửa Hội, 1 chiếc tại Sông Gianh). Ở căn cứ Sông Gianh, Phân đội 2 Tiểu đoàn 135 phóng lôi lúc này đang trực sẵn sàng chiến đấu đánh tàu biệt kích? khi có lệnh báo động, dưới sự chỉ huy của đồng chí Tham mưu trưởng tiểu đoàn, đã linh hoạt, kịp thời vừa cơ động ra khỏi khu vực cảng theo đội hình hàng dọc, vừa tập trung hoả lực phòng không bắn máy bay địch, yểm trợ lẫn nhau và phối hợp với các tàu tuần tiễu kiên quyết đánh trả máy bay địch. Sau nhiều phút chiến đấu, Phân đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng tránh và đánh máy bay địch, bảo vệ an toàn lực lượng.
    Đợt 2, gần như cùng một lúc vào 14 giờ 40 phút và 14 giờ 45 phút, địch cho nhiều tốp máy bay đánh phá căn cứ Bãi Cháy (Quảng Ninh) và căn cứ Lạch Trường (Thanh Hoá). Tại hai căn cứ này, các tàu tuần tiễu của Tiểu đoàn 130 (có Phân đội 2 tàu 79 tấn, Phân đội 4 tàu 50 tấn) và các Phân đội 1, Phân đội 3 thuộc Khu Tuần phòng I cùng với Đại đội 200 tàu săn ngầm thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân trong tư thế sẵn sàng đánh máy bay địch, đã ngoan cường chống trả các đợt bắn phá. Qua hơn 30 phút chiến đấu, bộ đội Hải quân Khu Tuần phòng I, hiệp đồng với các lực lượng phòng không lập công bắn tan xác 4 máy bay, bắn bị thương 2 chiếc khác, bắt sống tên giặc lái đầu tiên An-va-rêt trên miền Bắc.
    Đợt 3, lúc 16 giờ 18 phút và 16 giờ 40 phút cùng ngày, nhiều máy bay địch lại kéo đến oanh tạc các trận địa pháo bảo vệ cảng Cửa Hội, bảo vệ thành phố Vinh và tiến công tàu ở Hòn La, Ở Cảng Gianh. Các tàu của ta lập tức cơ động và nổ súng đánh trả mạnh mẽ, một chiếc máy bay trúng đạn bốc cháy tại khu vực Cửa Gianh. Trước sự đánh trả mãnh liệt của ta, sau 10 phút bắn phá, máy bay địch phải rút lui kết thúc đợt công kích.
    Như vậy, ngày 5 tháng 8 năm 1964, bộ đội Hải quân cùng với các lực lượng phòng không ba thứ quân, với tinh thần cảnh giác cao và ý chí chiến đấu anh dũng, ngoan cường đã đánh bại cuộc tiến công "Mũi tên xuyên" của không quân Mỹ, bắn rơi 8 máy bay phản lực hiện đại và bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống giặc lái. Cùng với chiến thắng ngày 2 tháng 8, chiến thắng ngày 5 tháng 8 năm 1964 trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc, trong đó có sự đóng góp trực tiếp của Tiểu đoàn 135 phóng lôi, tiền thân của Trung đoàn 172 sau này. Trong thế bị động và thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" đưa quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ vào miền Nam, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân, hải quân.
    Ngày 8 tháng 3 năm 1965 lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 9 - lực lượng đầu tiên của Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng mở đầu thời kỳ đế quốc Mỹ đưa quân vào tham chiến trên chiến trường miền Nam. Đối với miền Bắc, ngày 7 tháng 2 năm 1965 đế quốc Mỹ thực hiện cuộc tiến công bằng không quân mang tên "chiến dịch Mũi lao lửa 1" đánh phá cảng Sông Gianh, các trung tâm thông tin, đầu mối giao thông thuộc Quảng Bình. Ngày 13 tháng 2 năm 1965, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn chính thức ra lệnh cho không quân mở chiến dịch "Sấm rền" ném bom phá hoại miền Bắc và ngày 2 tháng 3 năm 1965, chiến dịch "Sấm rền" bắt đầu mở màn. Hàng trăm lần chiếc máy bay hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay ngoài biển miền Nam Việt Nam, đánh phá các mục tiêu là căn cứ quân sự, tàu thuyền, kho tàng hải quân, các trạm ra đa đối hải trên đất liền và trên vùng biển Quân khu 4.
    Trước âm mưu và hành động gây chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 11 (từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 3 năm 1965), ra Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt" nhấn mạnh, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả bằng không quân và hải quân của địch.
    Thực hiện Nghị quyết 11 của Trung ương Đảng, dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng, với tinh thần cảnh giác, tư thế sẵn sàng chiến đấu cao, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ phòng tránh và đánh máy bay địch, các đơn vị tàu chiến đấu; pháo phòng không của Hải quân hiệp đồng với các lực lượng phòng không ba thứ quân kiên cường đánh trả các đợt tập kích của máy bay địch để bảo vệ mục tiêu, góp phần bắn rơi hàng trăm chiếc máy bay trên bầu trời Quân khu 4.
    Trước diễn biến cuộc chiến tranh "leo thang" của đế quốc Mỹ phá hoại miền Bắc ngày càng mở rộng và mức độ đánh phá ngày càng ác liệt, ngày 30 tháng 9 năm 1965 Thường trực Quân ủy Trung ương ra nghị quyết xác định 3 nhiệm vụ của Hải quân lúc này là: chống chiến tranh phá hoại miền Bắc; tích cực chi viện cách mạng miền Nam và chuẩn bị đề phòng chiến tranh cục bộ của Mỹ ra miền Bắc. Thường trực Quân ủy Trung ương nêu rõ phương hướng trước mắt của Hải quân trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc là: "Trong thời gian tới, đế quốc Mỹ sẽ tăng cường dùng hải quân và các quân chủng khác đê đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam, đồng thời dùng hải quân đi đôi với không quân để mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Tàu biệt kích của địch có thể hoạt động thường xuyên hơn nữa ở vùng biển Quân khu 4, lấn dần ra vùng biển Quân khu 3 và Đông Bắc; các tàu lớn của địch cũng có thể mở rộng dần hoạt động ra phía Bắc".
    Để đối phó thắng lợi cuộc chiến tranh leo thang phá hoại của đế quốc Mỹ, Quân ủy Trung ương chủ trương: Lấy vùng biển Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ làm hướng chính, vùng biển từ Thanh Hoá trở vào làm hướng phụ, tích cực hạn chế chiến tranh phá hoại của địch trên mặt biển, làm chậm và ngăn chặn sự lấn bước của địch tạo điều hiện để sau này đẩy lùi địch từng bước trên vùng biển của ta".
    Để hoàn thành ý định trên, Thường trực Quân ủy Trung ương chỉ rõ 5 nhiệm vụ của Hải quân lúc này là:
    + Đánh tàu mặt nước của địch.
    + Quan sát phát hiện tàu chiến và máy bay của địch một cách chính xác, báo cáo và thông báo kịp thời.
    + Chi viện bộ đội phòng thủ các đảo.
    + Phòng tránh và đánh máy bay của địch; kết hợp chặt chẽ việc phòng, tránh với đánh máy bay, lấy phòng, tránh là chính.
    + Bảo vệ tàu thuyền của Nhà nước và nhân dân.
  7. TrungHP1988

    TrungHP1988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Nghe các bác tả vậy => tàu ta là tàu phóng lôi, còn tàu địch là tàu khu trục => ta chưa tiêu hết đã là ác lắm rồi !!!
    Em hỏi 1 câu: các bác tả ta dùng súng 14,5mm diệt máy bay với tàu địch. Thế là súng gì đấy các bác. Em nhớ DShK có cỡ 12,7mm thôi mà. Hay các cụ lại cải tiến PTRD từ súng chống tăng thành súng AAA ???
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    ZPU-2 14.5mm, tất nhiên là bản lắp trên tàu chiến.
    Nói đến PTRD lại nhớ cái phim Nga hồi xưa, có cảnh chú lính chĩa khẩu này bắn rơi máy bay Đức.
  9. huanmq

    huanmq Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Thank các bác. Có lẽ bây h tớ mới hết nhầm lẫn. Đấy là nhờ các bác thông rõ giải thích. Nếu cứ đọc báo thông thường thì ai cũng rất dễ nhầm lẫn như vậy. Thông tin báo chí của mình ngoài phần chi tiết cũng cần thiết nêu những thông tin tổng hợp để bạn đọc rõ, kẻo nhầm lại suy nọ suy kia. Các sự kiện tuy khác nhau nhưng có tính chất móc xích với nhau. Nếu mỗi bài chỉ nói về 1 sự kiện mà ko có kiên hệ trách sao nhiều người chúng ta dốt sử hay sai sử
  10. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Thực ra báo chí VN bưng bít rất nhiều chuyện, nên đến giờ số người hiểu được Kant, Marx, Einstain, Newton.... rất chi là ít

Chia sẻ trang này