1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

sự lai hoá

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi fullmoon_hhr, 02/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HHAA

    HHAA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    3 cặp lone pairs nó nằm cùng trên 1 mặt phẳng, đó bạn.
    Bởi vì khi đó mỗi cặp lone pair sẽ cách nhau 1 góc 120 độ, theo VSEPR đó.
    Lone pair mình đâu có xét vô khi mà nói về geometries của molecules.
    Ví dụ khác XeF4 là square planar (chứ không phải là octahedral như bạn từng nghĩ đâu), còn XeF5 là pentagonal planar. Bạn cứ vẽ hình ra là sẽ thấy ngay đó mà.
    Còn ví dụ về Trigonal bypyramidal thì là PCl5 đó bạn.
  2. chemist2408

    chemist2408 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, tôi đang học chương trình đại cương môn hóa đại cương A1 và đã học qua lai hóa. Tôi cũng vừa xem qua câu trả lời của một số bạn và đã thấy các bạn có những câu giải thích chưa ổn.
    Thuyết lai hóa dùng để giải thích hơn là dự đoán dạng hình học phân tử. Thông thường, ta phải biết dạng hình học của phân tử đó là gì, góc liên kết được tính toán từ thực nghiệm là bao nhiêu thì mới dùng sự lai hóa để giải thích. Nếu chỉ biết CTPT nhưng không biết dạng hình học của nó ... thì không thể dự đoán được lai hóa theo kiểu nào.
    Lấy vd : Giả sử có CTTQ là AB4. CH4 và XeF4 cùng thỏa công thức này. Tuy nhiên, C trong CH4 lai hóa sp3 còn Xe trong XeF4 lai hóa sp3d2.
    Cũng cần chú ý là chỉ dựa vào dạng hình học phân tử thôi thì cũng chưa chắc đã tiên đoán đúng.
    Lấy vd : SnCl2 và SF2 cùng có dạng hình học là dạng góc. Tuy nhiên, Sn trong SnCl2 lai hóa sp2 còn S trong SF2 lại lai hóa sp3.
    Tóm lại, chỉ khi biết dạng hình học phân tử và cả góc liên kết thì mới dự đoán lai hóa.
    Tôi xin trình bày một cách tổng quát như sau :
    Xét CTTQ là AB(x)E(y) với A là nguyên tử trung tâm có x nguyên tử B là phối tử, y là số cặp electron không liên kết của A.
    Viết tắt hình học phân tử là HHPT.
    a) AB2 : lai hóa sp (HHPT : đường thẳng)
    Vd : CO2, BeH2, ZnCl2, HgCl2 ...
    b) AB3 : lai hóa sp2 (HHPT : tam giác phẳng)
    Vd : SO3, BF3, CO3(2-) ...
    c) AB2E : lai hóa sp2 (HHPT : góc)
    Vd : O3, SO2, SnCl2 ...
    d) AB4 : lai hóa sp3 (HHPT : Tứ diện)
    Vd : CF4, SO4(2-), NH4(+), CH4 ...
    e) AB3E : lai hóa sp3 (HHPT : tháp tam giác)
    Vd : AsCl3, PH3, NH3 ...
    f) AB2E2 : lai hóa sp3 (HHPT : góc)
    Vd : H2O, H2S, SF2 ...
    g) AB5 : lai hóa sp3d (HHPT : lưỡng tháp tam giác)
    Vd : PCl5, PF5 ...
    h) AB4E : lai hóa sp3d (HHPT : tứ diện lệch)
    Vd : SF4 ...
    i) AB3E2 : lai hóa sp3d (HHPT : chữ T)
    Vd : ClF3 ...
    j) AB2E3 : lai hóa sp3d (HHPT : đường thẳng)
    Vd : I3 (-), XeF2 ...
    k) AB6 : lai hóa sp3d2 (HHPT : bát diện)
    Vd : SF6, PF6 (-) ...
    l) AB5E : lai hóa sp3d2 (HHPT : tháp vuông)
    Vd : IF5, BrF5 ...
    m) AB4E2 : lai hóa sp3d2 (HHPT : vuông phẳng)
    Vd : XeF4 ...
  3. chemist2408

    chemist2408 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, tôi nghĩ bạn và một số bạn khác khi học về thuyết VSEPR (mô hình đẩy các cặp electron lớp hóa trị) ít chú ý tới là lực đẩy giữa các cặp electron liên kết và không liên kết. Lực đẩy giữa cặp electron không liên kết với cặp electron không liên kết > Lực đẩy giữa cặp electron không liên kết với cặp electron liên kết > Lực đẩy giữa cặp electron liên kết với cặp electron liên kết (bạn phải đặc biệt chú ý là lực đẩy của cặp electron không liên kết mạnh hơn lực đẩy của cặp electron liên kết). Dạng hình học của một phân tử được quyết định bởi cặp electron không liên kết nhiều hơn là cặp electron liên kết.
    Tôi lấy vd là so sánh góc liên kết giữa CH4, NH3, H2O. Điều tôi muốn nhấn mạnh là cùng kiểu lai hóa nhưng chưa chắc góc hóa trị của chúng bằng nhau). Trong 3 chất trên, cả 3 ng tử trung tâm cùng kiểu lai hóa sp3.
    Xét CH4 : C có tạo 4 liên kết xíchma với 4 nguyên tử H thành một hình tứ diện. Góc H-C-H là 109 độ 28''.
    Xét NH3 : N có tạo 3 liên kết xíchma với 3 nguyên tử H và N còn một cặp electron không liên kết. Khi bạn vẽ dạng phân bố các cặp electron thì bạn thấy nó có dạng tứ diện. Tuy nhiên, chúng ta đang xét đến hình học phân tử. Cặp electron không liên kết đẩy mạnh các cặp electron liên kết làm góc hóa trị H-N-H nhỏ hơn 109 độ 28'' tức vào khoảng 107 độ và NH3 có dạng hình học là tháp tam giác
    Xét H2O. O có tạo 2 liên kết xíchma với 2 nguyên tử H và O còn hai cặp electron không liên kết. Cũng lý luận như trên, do 2 cặp electron không liên kết đẩy mạnh đẩy mạnh các cặp electron liên kết làm góc hóa trị H-O-H nhỏ hơn 107 độ tức vào khoảng 104 độ 5'' và H2O có dạng hình học là góc.
    Bạn cần phân biệt giữa sự phân bố của các cặp e với hình học phân tử. Sự phân bố của các cặp e là mô hình mô tả sự sắp xếp các cặp electron không liên kết cũng như liên kết. Hình học phân tử chỉ liên quan đến các cặp electron liên kết mà thôi.
  4. HHAA

    HHAA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Có ai bảo là dựa vào CTTQ để mà nói đâu.
    Vẽ hình ra rồi nhìn vào đó mà nói. Còn ngồi học thuộc như bạn cũng ok, nhưng mà nhiều khi quên, rồi muốn double-check lại cũng mệt à nghen.
    Còn giải thích PH3 và NH3 thì nói như chevaliersanstete là hợp lý rồi.
    Được HHAA sửa chữa / chuyển vào 13:35 ngày 13/01/2007
  5. chemist2408

    chemist2408 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Tôi đâu có bảo nhìn vào CTTQ để mà nói về sự lai hóa. Thế bạn không thấy tôi có mở ngoặc đơn ghi hình học phân tử của mỗi chất đấy ư ? Còn CTTQ AB(x)E(y) tôi đưa ra là để các bạn tự vẽ ra cấu trúc về sự phân bố các electron liên kết cũng như không liên kết trong không gian ra giấy rồi từ đó mới kết luận về sự lai hóa. Tôi nghĩ chẳng ai muốn học thuộc lòng cái này như bạn nói cả bởi vì học Hóa là phải hiểu đúng bản chất của vấn đề chứ học vẹt chẳng bao giờ giỏi Hóa được. Hóa là môn xen kẽ nhiều vấn đề liên quan đến nhau, không hiểu chỗ này thì khó mà hiểu chỗ khác.
  6. fullmoon_hhr

    fullmoon_hhr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    anh chị ơi ,em xin lỗi nhưng em không phải là sinh viên đại học, em mới là học sinh cấp 3 thôi . Anh chị có cách giải thích nào dễ hiểu hơn không ạ?
    Quả thực là em đọc lời giải của anh chị mà chẳng hiểu gì cả!
    em đọc bài của anh chemist2408 thì em còn hiểu . em đã nói là không có hình dạng không gian mà
    Em đọc một số sách thì lại nói không có hình dạng không gian và số góc thì không thể xác định được đó là lai hoá gì . Vậy đó các anh ạ
  7. chemist2408

    chemist2408 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Chào em, quả thật học về lai hóa thì cái khó nhất đó chính là hình dung xem nó lai hóa như thế nào. Khi học phần này ở ĐH thì lúc đầu anh cũng không hiểu vì sao mà từ 2 orbitan ban đầu lại tổ hợp lại được thành một orbitan mới (gọi là orbitan lai hóa). Em ạ, muốn biết một nguyên tử nào đó trong phân tử lai hóa theo kiểu gì mà không biết góc hóa trị và hình học phân tử thì đúng là không thể dự đoán được (anh có nói rõ ở trên diễn đàn rồi đấy). Thôi thì em chịu khó phải học để nhớ dạng hình học phân tử thôi. Về hình học phân tử nó có 2 dạng : nguyên tử trung tâm không có cặp electron không liên kết (có 5 loại) và nguyên tử trung tâm có cặp electron không liên kết
    (có 8 loại). Có gì liên hệ với anh qua email : chemist2408@yahoo.com. Chúc em học tốt.
  8. zeroOOO

    zeroOOO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Tại sao ko thử kết hợp hai thằng VSEPR và hibridization (lai hoá) nhỉ, kết qủa hai chú trùng nhau mà
    Thuyết này là thuyết sức đẩy cặp electron. Mô hình phân tử được giả định là AXnEm
    Với X là số nguyên tử liên kết với nguyên tử trung tâm; E là số cặp e tự do. Ta có một số nhóm hay gặp như sau
    1) n + m = 2: lai hóa sp. Dạng: AX2E0 (BeH2; BeCl2; CO2; HCN...): đoạn thẳng.
    2) n + m = 3: lai hóa sp2
    - Dạng: AX3E0 (BF3; AlCl3; SO3; HClO2...): tam giác đều
    - Dạng: AX2E1 (SnCl2; SO2...): gấp khúc
    3) n + m = 4: lai hóa sp3
    - Dạng: AX4E0 ( CH4; POCl3...): tứ diện
    - Dạng: AX3E1 (NH3; SOBr2...): tháp đáy tam giác
    - Dạng: AX2E2 (H2O; OF2...): gấp khúc
    4) n + m = 5: lai hóa sp3d
    - Dạng: AX5E0 (PCl5; SOF4...): tháp đôi ba phương
    - Dạng: AX4E1 (TeCl4; IOF3...): tứ diện lệch
    - Dạng: AX3E2 (ClF3; PhICl2...): chữ T
    - Dạng: AX2E3 (XeF2...): đường thẳng
    5) n + m = 6: lai hóa sp3d2
    - Dạng: AX6E0 (SF6...): bát diện
    - Dạng: AX5E1 (BrF5...): tháp đáy vuông
    - Dạng: AX4E2 (XeF4...): vuông phẳng
    Vậy thôi à^^
    Với các em cấp ba thì như vậy đã là quá đẹp, các bác đi sâu sát quá mần chi hử
  9. tranhang2608

    tranhang2608 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2014
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    cac ac lam cho em bai nay vs: mô tả sự hình thành liên kết của ion I3-
    e cam on!:)
  10. tranhang2608

    tranhang2608 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2014
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Tại sao tuy năng lượng liên kết trong CO lớn hơn năng lượng liên kết trong N2 song CO lại tương đối hoạt động hơn N2?
    Các thành viên khác đi đâu hết rồi ạ? Trang này ko ai vào nữa ạ? Nếu còn ai thì mog ac trả lời giúp em với!
    em cảm ơn nhiều!!!!!:-):x

Chia sẻ trang này