1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự nợ máu đối với nhân loại của Hoa Kỳ ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi tolainhanr, 12/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nguoi_Giai_Phong

    Nguoi_Giai_Phong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    483
    Đã được thích:
    0
    Còn ai tham gia topic này ko ! Theo em nợ máu thì đâu cũng có, ngay cả các Anh cả trong khối XHCN của chúng ta đều có, nên chăng khơi lại lịch sử cái thời mà chưa có luật lệ gì ráo, chứ cứ như topic này thì người Chăm người ta cũng đòi LHQ công nhận từ lâu rồi các bác ạ
  2. anastyle

    anastyle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Thời kỳ thịnh vượng của HK sẽ chấm dứt ?
  3. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    [​IMG] Capitalism: A Love Story
    1 bộ phim về chủ nghĩa tư bản trần trụi hài hước nhất từ trước tới giờ.

    [​IMG]

    Xem Capitalism: A Love Story là một trải nghiệm tuyệt vời để thể nghiệm về cái bóng hào nhoáng của tư bản Mỹ. Tất cả những gì về giấc mơ Mỹ, thiên đường Mỹ ẩn sau vẻ mặt hoành tráng phú cường của nước Mỹ, những gì người ta không bao giờ thấy qua truyền thông và báo đài hiện lồ lộ trước mắt. Trên phim, bạn sẽ nhìn thấy tận mắt những khu nhà bị cảnh sát tới đập cửa và cư dân bị đá ra đường, cảnh người dân nổi loạn đòi cư trú, cảnh cá lớn nuốt cá bé, cảnh những giá trị chân thực bị nhấn chìm bởi vòng vây và sức mạnh của những thứ phù phiếm được số đông ủng hộ…

    Người lao động nhỏ bé bị chà đạp. Khi họ chết, công ty hưởng tiền bảo hiểm. Họ được đặt cho cái tên rất mỉa mai ghi rõ trong một công văn bị tuồn ra ngoài: “nông phu đã chết”. Vâng, đã chết nên có thể cho công ty hưởng bảo hiểm. Họ vẽ ra những công thức quái đản ghi trong hợp đồng mà người lao động thế chấp nhà chả thể hiểu được và nhờ đó, tới một giới hạn, tiền lãi bị nâng lên một con số không tưởng. Lúc đó thì mọi chuyện đơn giản: Anh đã ký vào hợp đồng, anh không đủ tiền, tôi lấy nhà của anh!

    Đấy, đó là cách mà tư bản giành vốn và lợi nhuận. Họ bán và mua bất động sản dễ như cho tay vào túi, đánh cược lên cuộc sống hàng ngàn người dễ như trở bàn tay, và khi thất bại họ đơn giản cười xòa và tìm một vụ khác. Đây là một sự thật: 1% người Mỹ nắm 95% số của cải xã hội Mỹ. Trong một giới hạn nào đó, thống kê này cũng đúng với thế giới.

    Bạn có biết có một phi công tên là Sullenberger?

    Ông ấy được gọi là một phi công vĩ đại khi đáp cánh thành công chiếc Airbus lên sông Hudson ở Mỹ, cứu sống 150 hành khách. Năm đó, tên tuổi ông lẫy lừng khắp các báo và tạp chí.

    "Anh hùng của nước Mỹ”.

    Và khi vụ truy cứu trách nhiệm xảy ra, ông ấy làm chứng trước tòa. Sau đây là phát biểu của ông:
    “Bay đã luôn là đam mê suốt đời của tôi.

    Nhưng dù tôi vẫn yêu công việc của mình, tôi không thích điều đã xảy đến với nó. Đây là kinh nghiệm cá nhân, nghĩa là quyết định ở với nghề mà mình ưa thích của tôi, đã trở thành một cái giá đắt với bản thân tôi và gia đình. Tiền công bị giảm 40%. Trợ cấp, cũng như phần lớn trợ cấp ngành hàng không khác, đã bị hủy bỏ. Vì vậy đừng nghĩ là tôi cố tình phóng đại khi tôi nói tôi không biết một phi công chuyên nghiệp nào lại muốn con mình đi theo bước cha ông.”​
    Tại sao? Hàng không dù gì cũng là một ngành không phải siêu lợi nhuận, và phi công cũng chỉ là người làm công, là kỹ thuật viên, là công nhân mà thôi.

    Bạn có biết về Hiến Pháp Mỹ?


    Là bản Hiến Pháp nổi tiếng và vĩ đại nhất, sau này đã định hình hiến pháp của nhiều nước, như Nhật và Đức. Hiến Pháp chứa trọn vẹn đầy đủ và thiêng liêng tinh thần của nước Mỹ. Khát vọng Tự do và Công lý và Thịnh vượng. Ngày bản Hiến Pháp được soạn thảo là “sự quần tụ của những Người con của Thánh thần”.

    Và mặc dù ngày nay chúng ta nghe phát thanh và truyền hình, báo và tạp chí ra rả rằng Mỹ là đất nước của Tự do và Dân chủ, của Kinh tế thị trường và Chủ nghĩa tư bản, thì trong Hiến Pháp Mỹ không hề có chữ Dân chủ, chẳng có chữ Kinh tế thị trường và cũng chẳng có chữ Chủ nghĩa tư bản nào cả.

    Trong Hiến Pháp Mỹ chỉ có chữ We, the people. Chúng tôi, những người dân.

    Nó thực sự khiến bạn nhớ tới Chủ nghĩa xã hội.


    Như vậy thì bản thân nước Mỹ đã trượt khỏi thời hoàng kim từ rất lâu rồi. Từ khi nó có ý làm bá chủ thế giới.

    Thế giới của tự do va độc lập. Của công lý và an bình. Của hy vọng và thịnh vượng. Đã biến mất từ rất lâu rồi.

    Để lại ở đây một hệ thống bùi nhùi rắc rối lươn lẹo ngu ngốc và bất khả kiểm soát. Những thứ mà bằng nó nước Mỹ là lãnh đạo của thế giới, là kiểu mẫu cho tất cả học theo đã trở thành lời đầu môi chót lưỡi.

    Và bạn hỏi, khi cái hệ thống đó đứt gãy, thì cái gì sẽ xảy ra?


    Ừ, vốn dĩ nó sẽ đứt gãy như nó vốn thế. Nhưng không ai ngờ nó lại nhanh như thế.

    Nền kinh tế đang phát triển, vươn xa ảnh hưởng, toàn cầu hóa, bỗng chốc bùm một phát. Suy thoái kinh tế. Thế chấp vỡ. Hệ thống tài chính đóng băng. Hàng loạt ngân hàng phá sản, hàng loạt tổ chức tài chính đóng cửa. Lợi nhuận chặn đứng. Thị trường chứng khoán suy sụp. Hàng triệu người thất nghiệp. Hệ thống đã bị đổ vỡ và bị kéo thẳng hai chân xuống đất.

    Phải mô tả sự đứt gãy như thế nào?

    “Bạn đã từng thấy một cái đập sụp đổ chưa?

    Nó bắt đầu với một vài vết nứt, một ít nước rỉ. Tiếp theo, nó bắt đầu xâm thực dần dần, phá hủy toàn bộ nội lực của cái đập. Và tiếp theo cái đập đã đánh ngược lại chính nó, khối lượng của cái đập, khối lượng của nước, hiệp lại đè lên nó. Rồi một dòng nước mạnh đập vào, những thanh chống dài mấy chục mét bắt đầu tưa ra. Một cái đập đang nổ tung. Đơn giản là đang vỡ nát. Nước bắt đầu dồn mạnh qua.

    Nó phá vỡ phần còn lại của chiếc đập.

    Và toàn bộ sự sụp đổ này, nó giống như chỉ mất hai phút vậy.

    Và thực ra thì, là do những vết nứt đó, đã tồn tại rất nhiều năm, đã đánh vỡ cái đập. Chúng ta có một hệ thống này với nền tảng vô lý, được dựng lên từ cát, chứ không phải là từ nền đá cứng. Và nó đã bị ăn mòn từ gốc rồi.”

    Bài do CTV Lu Xifer cung cấp
    Ban admin HNNGBPĐ chọn đăng

    Link download:

    http://www.mediafire.com/?6xljsq55s2eark5
    http://www.mediafire.com/?8hedz870ucez7d1
    http://www.mediafire.com/?6z19iio1h2h4y3n
    http://www.mediafire.com/?afd1pvj5ha5eb30
    http://www.mediafire.com/?dt8qw8dm6ski2fj

    Sub Việt http://www.mediafire.com/?ftv2uf30yv3aae3
  4. unknown01

    unknown01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Các bác muốn Mỹ mạnh lên thì cứ chửi rủa đánh bại nó. Nó tuy chậm hiểu, ngoan cố hống hách, nhưng bị đánh đau cũng có thay đổi đấy.

    Dân Mỹ nó chửi chính phủ, chửi dân nó, còn bằng vạn lần các bác. Các kiểu chửi của Nga, Việt, Tàu cũng toàn dựa theo nó cả ấy mà.

    Còn bạn nào cứ tâng bốc nó lên mây thành lương tri của thời đại, hoặc nhỡ nó không còn đối trọng để cạnh tranh dè chừng, thì nó sẽ tự suy thoái tiêu vong thôi.
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Hoa Kỳ: 28 năm tù được nhận $1,3 triệu Một người Mỹ phải ngồi sau song sắt nửa cuộc đời sẽ được nhận 1,3 triệu dollars tiền bồi thường. Vì sai lầm của tòa án, ông bị quy tội giết người mà ông không hề thực hiện, và bị tù 28 năm.

    [​IMG]

    Người Mỹ Wiliam Dillon 52 tuổi đã ra tù chỉ vào năm 2008. Điều này xảy ra sau khi ông hoàn toàn được minh oan nhờ sự can thiệp của những người tham gia dự án “Vô tội”. Họ đã kiểm tra các chứng cứ trong vụ án của ông với sự giám định AND.

    Thượng viện bang Florida đã tán thành dự án, theo đó Dillon sẽ được trả 50 nghìn dollars cho mỗi năm “mãn hạn”. Vì tội phạm mà ông không gây nên, - giết Jhams Dvorak nào đó vào năm 1981 – người Mỹ này phải ngồi tù 28 năm. Tổng số tiền bồi thường là 1,35 triệu dollars.

    [​IMG] Фото: Getty Images/Fotobank.ru

    Khi biết quyết định của Thượng viện, Dillon đã cám ơn luật sư của mình và tất cả những ai đã tham gia vô tư trong vụ án của ông, ITAR-TASS đưa tin. “Thời điểm tích cực trong toàn bộ vụ án này ở chỗ rằng có những người tin vào bạn đến mức họ ra tay giúp đỡ”, - Dillon nhận xét.

    Bổ sung thêm rằng đây không phải là trường hợp đầu tiên khi những người Mỹ bị kết án bất công được nhận những khoản tiền đền bù to lớn. Vào tháng một tòa án ở Hoa Kỳ đã quyết định trả khoản bồi thường thiệt hại tinh thần vô tiền khoáng hậu cho Tedeus Himenes 32 tuổi đã ngồi tù hơn 15 năm vì cáo trạng sai trái giết người. Và mỗi năm bị tù, ông được nhận hơn một triệu dollars.

    Vào năm 2011 Entoni Gravs đã bị tù 18 năm trên cơ sở các chứng cứ sai trái đã được nhận khoản bồi thường khiêm tốn hơn. Gravs, dân thành phố Somervi, bang Texas, bị kết án vào năm 1994 vì vụ giết sáu người hai năm trước đó –một phụ nữ, con gái của bà và bốn đứa cháu. Thống đốc bang Texas Rik Perri đã ký đạo luật, theo đó Entoni Gravs đã được đền bù khoảng 1,4 dollars.

    http://www.dni.ru/society/2012/3/2/228577.html
  6. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Những vụ thảm sát đẫm máu nhất của quân đội Mỹ trong lịch sử http://www.zing.vn/news/the-gioi/nh...at-cua-quan-doi-my-trong-lich-su/a239946.html

    Đây là loại tin tức và hình ảnh mà những nhà "bất đồng chính kiến", "yêu nước", "yêu tự do", "hòa bình" và "công lý", đấu tranh vì 1 VN "dân chủ" ngày mai trong nước và hải ngoại không bao giờ muốn đọc cả! :-)
  7. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Binh lính Mỹ thừa nhận rằng nếu họ có vô tình giết chết người dân vô tội ở Iraq và Afghanistan, họ sẽ "thả" vũ khí tự động gần đó để họ có thể giả vờ rằng họ vừa giết những “chiến binh”
    [YOUTUBE]ioIRsLSG9gg[/YOUTUBE]
  8. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    CÔN ĐẢO - NGƯỜI Ở LẠI tội ác của mỹ đối với nhân loại chất cao như núi [r23)]


    [YOUTUBE]XY0w6vfzEZg[/YOUTUBE]
  9. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Vụ thảm sát Thừa Thiên - Huế trong ký ức một cô nhi
    Đã trôi qua gần 50 năm, nhưng ký ức về một trận thảm sát năm 1964 mà Mỹ đã giáng xuống với người dân làng T'Râu (xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn còn hằn trong ký ức A Chước Đen.

    Những ngày giữa năm 2011, cuốn sách "Làng T'Râu của tôi" dày gần 400 trang ra mắt với tên tác giả A Chước Đen khiến nhiều độc giả miền Trung đón nhận thú vị. Tác giả cuốn sách, thiếu phụ người Cơ tu (tên Kinh là Đinh Thị Hải Đăng, SN 1961, ngụ số 9, đường Lý Thường Kiệt, Thành phố Đà Nẵng), vốn là một cô nhi suốt 40 năm từng mơ hồ về thân phận và thông qua... những giấc mơ chỉ dẫn đã lần tìm ra được gốc gác của mình.

    Ám ảnh nhưng giấc mơ tìm cội nguồn

    Đã trôi qua gần 50 năm, nhưng ký ức về một trận thảm sát năm 1964 mà Mỹ đã giáng xuống với người dân làng T'Râu (xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn còn hằn trong ký ức A Chước Đen. Theo lời các cao niên trong làng, làng T'Râu năm đó có gần 190 nhân khẩu và có ngót nửa số người dân chết oan ức trong một trận càn quét của Mĩ Ngụy, bị ngọn lửa ngút trời thiêu cháy. Nhiều người bị thương nặng, bò xuống khe suối uống nước vì kiệt sức mà nằm lại, xác người chồng lên nhau thành nấm mồ chung. Tại con khe này, cũng có nhiều người dân vô tội, nhiều du kích của ta bị địch hành quyết nên bà con còn gọi nó bằng cái tên đầy kinh hãi: Khe chặt đầu (Tam Gok).

    Trong cuộc càn quét ấy, A Chước Đen cùng 12 đứa trẻ may mắn sống sót đã bị giạc bắt đưa về cô nhi viện Đà Nẵng. Hòa bình lập lại, hầu hết những đứa trẻ cô nhi người Cơtu này được đi học Trung cấp y ở tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Lúc bị bắt, Đen mới 3,4 tuổi nên đoạn ký ức mơ hồ về thân phận chưa đủ khả năng để nhớ rõ mình là ai, mình ra đi từ đâu... Về sau, A Chước Đen đổi sang tên người Kinh: Đinh Thị Hải Đăng. Năm 1978, Đăng nhận công tác tại một xã miền núi tỉnh Quảng Nam. Cô kể, trong suốt 16 năm công tác ở chốn thâm sơn cùng cốc ấy, trong giấc mơ của mình luôn trở đi trở lại hình ảnh mờ tỏ về một ngôi làng ở một vùng núi nào đấy.

    Sau đó cô lấy chồng, năm 1993, để gần nơi công tác của chồng và cho con cái có điều kiện ăn học đàng hoàng, cô xin nghỉ việc theo chế độ trợ cấp một lần và chuyển về mở tiệm cắt tóc nhỏ bên góc đường Lý Thường Kiệt (TP. Đà Nẵng). Sống giữa chốn thành thị, nhưng giấc mơ ngày nào vẫn không quên tìm đến ám lấy cô mỗi ngày. Trong giấc mơ, Đen nhìn thấy mẹ và những người thuộc tộc bào Cơ tư cứ gào lấy tên mình than khóc, van xin Đen hãy tìm cho họ một chổ nào khô ráo để nằm ngủ, họ đói lắm.


    [​IMG]
    Những trang nhật ký giúp A Chước Đen chắp bút thành sách
    Đem chuyện kể với chồng con, cô cho rằng tộc làng nay chỉ còn có A Chước Đen để nhờ vả, Đen phải có "trọng trách" gì đó với tổ tiên bởi họ đã "chọn" Đen nên mới báo mộng, ám ảnh cô cả đời... khiến cả nhà đều cho rằng Đen bị hoang tưởng. Vì thế Đen "cầu cứu" người ngoài. Gặp bất cứ người vùng cao nào cô cũng đem chuyện mình ra kể rồi dò hỏi tung tích về ngôi làng, về những người phụ nữ cổ đeo kiềng bạc, miệng ngậm tẩu thuốc, lưng đeo gùi luôn trở đi trở lại trong giấc ngủ. Rồi phận trời run rủi, câu chuyện tưởng như "có vấn đề về thần kinh" lan xa dần theo chân những người buôn hàng rong và đến tai cụ Trần Văn Ca (nguyên Bí thư xã Thượng Quảng trước đây). Ông Ca cũng có đứa cháu gọi bằng cậu ruột (chính là Đen) thất lạc năm 1963 nên đã lặn lội về Đà Nẵng tìm manh mối của cháu.

    Tháng 3/2003, A Chước Đen bắt đầu hành trình tìm về làng T'Râu. Lần đầu tiên đứng giữa ngôi làng cũ, nơi còn dấu tích những thân gỗ dựng nhà cháy sém trơ trọi, cô gọi tên mẹ người thân đã bị chôn vùi dưới đất trong tiếng khóc nức nở. Năm 2004, cô về nhà, lén gom góp những đồng tiền dành dụm được trở lại Nam Đông xây nấm mộ chung cho những đồng bào Cơtu xấu số bên hai tảng đá lớn.

    "Suốt mấy chục năm nay, mỗi khi nhắm mắt lại, tôi thầm mơ về một gia đình hạnh phúc, trong đó có bố mẹ, anh chị em sum họp. Dẫu đã đôi lần muốn tạm gác lại để lo cho cuộc sống chẳng lấy gì làm khá giả của gia đình mình nhưng trong giấc mơ tiếng thét thất thanh của mẹ, của đồng bào cứ gọi tôi về. Thế là tôi đành mắc lỗi với chồng con, cầm cố mọi tài sản có thể, lang thang hết nơi này qua nơi khác hàng năm trời để tìm quê mẹ. Hơn 40 năm rồi, thân xác người mẹ xấu số cùng hàng chục đồng bào giờ đã làm bổi cho cây rừng mới có nơi để yên nghỉ. Nấm mồ là mái nhà. Những đồng bào nằm xuống không có nấm mồ, mình phải trở lại để cho họ có nơi yên nghỉ. Đó là trách nhiệm của người con Cơ Tu", A Chước Đen nghẹn ngào nói.


    [​IMG]
    Cuốn sách được đặt trang trọng bên linh hồn người làng T'Râu là hòn đá theo phong tục người Cơ tu
    Viết sách để "trả nợ" bản làng

    Đã tìm lại được bản làng, gốc gác, nhưng trong lòng đứa trẻ cô nhi vẫn đau đáu, day dứt về món nợ với mẹ cha, với linh hồn bản làng. Từ đó cô quyết định gom nhặt, chắp vá những trang nhật ký dang dở trong những chuyến hành trình tìm về cội nguồn của mình để tri ân nơi chôn nhau cắt rốn.

    Làm cái công việc "vẽ chữ" đối với bất cứ ai cũng đã là khó, với một đứa học trò vừa học qua văn hóa lớp 6 như Đen lại càng khó hơn. Đặt bút xuống trang bản thảo, cô chẳng có gì ngoài kinh nghiệm sống. Cô cho biết từ ngày tìm đường về quê mẹ vào năm 2003, chuyến đi nào cô cũng ghi lại. Lúc đó chỉ nghĩ đơn giản là viết để giải tỏa nỗi lòng, để tâm sự với mẹ cho thỏa mong nhớ. Cô chưa hề nghĩ rằng, sẽ có một ngày mình đem những dòng thư gửi về... quá khứ ấy để viết thành sách. Rồi tình cờ cuộc đời đưa đẩy cho cô gặp nhà văn Hoàng Minh Nhân (ngụ tại Đà Nẵng, nay đã mất). Và nhờ nguồn động viên của ông, cô đã bắt tay vào viết nên cuốn hồi ký "Làng T'Râu của tôi" từ những dòng nhật ký ghi lại từ những năm về trước.

    Để trau dồi vốn từ, A Chước Đen lặn lội tìm mua, mượn các loại truyện rồi tranh thủ thời gian đọc để...bắt chước. "Vừa học hết lớp 6 nên khi viết sách, gần như tôi phải gồng mình đánh vật với từng con chữ. Tôi không biết chấm phẩy chỗ nào, nghĩ được điều gì là tôi ghi ra bản thảo cái đó. Xét về chính tả thì tôi sai be bét cả", A Chước Đen cười nói. Nên trước khi cuốn sách hoàn thành, A Chước Đen phải nhờ đến bất cứ ai có thể, kể cả chồng, con giúp sửa lỗi... chính tả.

    Khi nhà văn Hoàng Minh Nhân bị bệnh, mắt mờ, A Chước Đen phải đọc và thu âm rồi mang đến mở cho Minh Nhân nghe, chỗ nào thấy khập khễnh, ông ra hiệu dừng băng để chỉ cho chị cách sửa sang ngôn từ và ý tứ... Suốt bảy năm ròng rã, vượt qua nhiều khó khăn về sự hạn chế kiến thức, lời than thở của chồng con về sự bê trể công việc mưu sinh, cuối cùng bản thảo cuốn hồi ký "làng T'Râu của tôi" của chị dần dần lộ rõ hình hài để in thành sách. Với 36 đề mục khác nhau, mỗi trang viết là một kỷ niệm chất chứa buồn vui sướng khổ, là tiếng gọi mẹ, gọi tên bản làng thao thiết trong cả những giấc mơ của 50 năm cuộc đời.

    "Bây giờ tôi mới thấy cuộc đời mình sống có ý nghĩa. Tìm về gốc gác, rồi viết được cuốn sách là món quà tri ân mà tôi dành tặng cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em dòng họ đồng bào thôn T'Râu cùng các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì Tổ quốc...", nâng niu cuốn sách như linh hồn tộc bào, A Chước Đen nở nụ cười tươi. Trong ráng chiều bên dòng Hàn Giang, nghe giọng cô gái Cơ tu này trầm bổng kể về giấc mơ rồi hồi tưởng về ngày xưa, người ta nhận thấy nếu không có đứa trẻ cô nhi này thì quá khứ - hiện tại của làng T'Râu chắc sẽ mãi là một bí ẩn.


    Theo Vũ Vân/ Pháp luật & Thời đại
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Giải mật hồ sơ các vụ thảm sát của quân đội Mỹ tại Việt Nam

    9.000 trang tư liệu - tập hợp đầy đủ nhất từ trước tới nay về các tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam - vừa được giải mật. Một số tờ báo lớn của Mỹ đã tiếp cận được với hồ sơ này và từ đầu thàn 7/2012 bắt đầu công bố những chi tiết đầu tiên.

    [​IMG]
    Những thường dân đã bị giết trong vụ thảm sát Mỹ Lai​
    Buổi sáng ngày 8/2/1968, tại một khu vực thuộc duyên hải miền Trung Việt Nam, Jamie Henry, một lính cứu thương 20 tuổi đã chứng kiến một vụ thảm sát dã man thường dân Việt Nam. Chỉ với một mệnh lệnh "Giết hết những gì di chuyển", 19 thường dân - trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em - đã bị bắn hạ không thương tiếc.

    Trở lại California, Henry đã đưa ra thông tin về vụ thảm sát và sau đó tổ chức một cuộc họp báo về vụ việc này. Tuy nhiên, Henry và những cựu binh đứng ra tố cáo tội ác chiến tranh này đã bị coi là những kẻ phản bội và bịa đặt. Thậm chí không có ai tìm hiểu thực hư về vụ thảm sát.


    Giờ đây, sau gần 40 năm, các hồ sơ giải mật của quân đội Mỹ đã cho thấy những gì Henry nói đều là sự thật và vụ việc không chỉ dừng ở đó. Đây là một phần của một tài liệu mật, đã được Bộ Quốc phòng Mỹ tập hợp từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, trong đó có những bằng chứng đã được xác nhận cho thấy những hành động tàn bạo của binh sĩ Mỹ tại Việt Nam là nghiêm trọng và xảy ra trên diện rộng hơn là những gì người ta biết đến trước đó.


    Hồ sơ cung cấp chi tiết về 320 vụ việc đã được cơ quan điều tra của quân đội Mỹ xác minh và có những bằng chứng cụ thể. Tuy vậy, hồ sơ này không nhắc tới tội ác ghê rợn nhất được biết đến dưới cái tên "vụ thảm sát Mỹ Lai" - trong đó các binh lính Mỹ đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết 503 thường dân, trong đó đa số là phụ nữ, trẻ em và người già của làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.


    Các vụ việc được chứng minh trong hồ sơ có thể kể đến:

    7 vụ thảm sát từ 1967 đến 1971, trong đó có ít nhất 137 dân thường bị giết;

    78 vụ tấn công khác nhau vào những người không tham chiến, trong đó ít nhất 57 người bị giết, 56 người bị thương và 15 vụ cưỡng hiếp;

    141 vụ tra tấn những người tình nghi hoặc tù binh chiến tranh.

    Mặc dù không phải là một sự giải thích đầy đủ nhất về những tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam nhưng tài liệu được giải mật lần này là một tập hợp đồ sộ nhất được công bố từ trước tới nay với khoảng 9.000 trang, trong đó bao gồm cả những tài liệu điều tra, xác nhận của các nhân chứng và báo cáo cho chỉ huy quân sự ở cấp cao nhất. Theo tài liệu này, các vụ tấn công nhằm vào thường dân Việt Nam đã được lặp lại nhiều lần. Hàng trăm lính Mỹ, trong các cuộc trả lời phỏng vấn của các điều tra viên và những lá thư gửi cấp trên, đã miêu tả về một bộ phận binh lính và chỉ huy hung bạo, tàn ác, những kẻ sẵn sàng giết người, cưỡng hiếp và tra tấn. Việc ngược đãi không giới hạn trong một vài đơn vị tồi tệ nào mà chúng được phát hiện thấy ở tất cả các sư đoàn lính Mỹ hoạt động tại Việt Nam.

    Các nhà điều tra đã xác định được bằng chứng chống lại 203 lính Mỹ bị cáo buộc giết hại dân thường Việt Nam hoặc tù binh. 57 người trong số họ đã bị đưa ra tòa án quân sự và 22 người đã bị kết án. 14 người đã nhận án từ 6 tháng đến 20 năm nhưng hầu hết đều được giảm án đáng kể trong phiên phúc thẩm. Nhiều vụ việc khác đã bị đóng lại vô thời hạn.


    Ngoài 320 vụ việc được xác minh, hồ sơ còn có những tài liệu có liên quan đến hơn 500 hành động tàn ác mà các điều tra viên chưa thể chứng minh hoặc không được quan tâm đến.


    Theo Trung Hà​
    Thanh niên/LA Times, Baltimore Sun

Chia sẻ trang này