1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự phát triển chiến lược quân sự mặt biển của CHINO

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi langbavibo, 10/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langbavibo

    langbavibo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Bài viết:
    2.810
    Đã được thích:
    1
    Sự phát triển chiến lược quân sự mặt biển của CHINO

    Sự phát triển chiến lược mặt biển của CHINO
    Năm 1985, Ðặng Tiểu Bình nhận định là hai siêu cường Nga Mỹ sẽ bận rộn giữ miếng với nhau nên sẽ không quốc gia nào dám tấn công ChiNo ít nhất cũng tới năm 2000. Hơn thế nữa, hai siêu cường còn phải nỗ lực ve vãn ChiNo và ChiNo phải khai thác triệt để cơ hội đó để một mặt canh tân quốc phòng, một mặt lấn chiếm biển Ðông và o ép Ðài Loan. ChiNo tuyên bố là họ phải tăng cường để bảo vệ 18,000 km bờ biển và hơn 3,000,000 km2 vùng biển, một lãnh hải rộng gần bằng 1.3 lãnh thổ của họ. Sự giảm thiểu lực lượng của Hoa Kỳ trong hơn hai thập niên qua gián tiếp thúc đẩy ChiNo bành trướng xuống phía Nam. Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), chỉ huy trưởng hải quân ChiNo đã nhận định như sau:
    Vai trò quân sự trên mặt biển ngày càng quan trọng và việc đấu tranh giành quyền làm chủ hải vực giữa các siêu cường ngày thêm gay gắt. Chính vì thế, nhiệm vụ chủ yếu của việc gia tăng công tác quốc phòng là xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại ngõ hầu ngăn chặn mọi cuộc xâm lăng, bảo vệ quyền ích quốc gia trên mặt biển.[30]
    Tuy nhiên, ChiNo cũng e ngại là trong giai đoạn này, hải quân của họ chưa có khả năng đối phó với một trận chiến "bất thình lình, nhanh gọn, trên một vùng lãnh hải rộng lớn, xa đại lục đòi hỏi khả năng phối hợp cả ba loại hải lục không quân". Chính vì quan tâm đó, ChiNo tập trung nỗ lực vào việc thủ đắc những kỹ thuật quân sự của Liên Xô bằng cách thuê mướn kỹ thuật gia, mua các loại phi cơ tầm xa và nhất là hàng không mẫu hạm. ChiNo biết rằng họ rất khó khăn trong việc làm chủ trên không, và không làm chủ trên không thì không thể làm chủ mặt biển. Trước đây, họ e ngại sự can thiệp của hải quân Liên Xô đang trú đóng tại Cam Ranh thì nay họ lại quan tâm đến vai trò của Hoa Kỳ tại Ðông Á nhất là từ khi mối tương quan Mỹ Hoa trở nên căng thẳng khi Hoa Kỳ cho phép Tổng Thống Ðài Loan Lý Ðăng Huy sang dự buổi họp mặt cựu sinh viên Cornell ở New York trong tháng 6, 1995 vừa qua.

    Ngày 19 tháng 7, 1995 ChiNo thử một hỏa tiễn địa địa (surface-to-surface), có tầm bắn tới tận Hoa Kỳ trong eo biển Ðài Loan mà các bình luận gia cho là để trắc nghiệm khả năng phòng thủ của chính phủ Quốc Dân Ðảng.[31] ChiNo cũng công khai kêu gọi sự triệt thoái toàn bộ quân đội Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Thái Bình Dương, một việc mà trước đây không hề có. Sự hiện diện của Mỹ ngày nay không còn là một đối trọng với lực lượng của Liên Xô mà đã trở thành một chướng ngại cho việc bành trướng của Tàu. Có lẽ họ muốn xác định một cách không minh thị là Á Châu là khu vực ảnh hưởng (sphere of influence) của ChiNo.

    Ðó cũng là dấu hiệu ChiNo đã chuyển hướng từ cận hải phòng ngự sang cận dương phòng ngự và lăm le tiến hành viễn dương phòng ngự.[32] Nếu quả thực Hoa Kỳ e ngại về khoảng trống quyền lực ở tây ngạn Thái Bình Dương lọt vào tay ChiNo, việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam là một dấu hiệu cho thấy người Mỹ đang tìm lại vai trò quân sự của họ mà lâu nay bị nhu cầu kinh tế làm cho lu mờ.

    Hải quân ChiNo tại biển Ðông
    Nam Hải hạm đội của ChiNo đảm trách khu vực biển đông, theo nguyên tắc bao gồm cả khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. Ðơn vị chủ yếu trú đóng khu vực Quảng Châu, Ðam Giang, Du Lâm có khoảng 700 chiến hạm phần lớn là tàu đổ bộ.

    Từ khi bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, ChiNo không còn phải tập trung lực lượng phòng thủ biên giới phía bắc nên đã điều động tăng cường binh lực ở đông và đông nam, chuyển hướng phòng ngự chiến lược từ đất liền sang các hải đảo. ChiNo cũng gia tăng quân phí lên một lức đáng kể vì ngoài ngân sách quốc phòng (khoảng 6 tỉ năm 1993), họ còn các lợi tức mà các đơn vị sản xuất của quân đội đem lại, kể cả sản xuất hàng tiêu dùng đến mở khách sạn cho thuê (khoảng 6 tỉ nữa). Việc bán vũ khí cũng đem lại một số tiền đáng kể (vào khoảng 2 tỉ dollar năm 1993). Ngân sách nghiên cứu vũ khí chiến lược lại không nằm trong ngân sách quân sự. Vì thế nếu tính tổng số, người ta ước lượng ngân sách thực sự mà ChiNo dùng vào việc quốc phòng phải từ 12 đến 24 tỉ dollar.[33] Quan trọng hơn nữa là giá trị tiêu thụ của đồng dollar ở ChiNo cao hơn nhiều so với Mỹ hoặc Nhật (nghĩa là một đồng tại ChiNo có thể mua được nhiều gấp năm, gấp sáu lần ở Mỹ) nên sự đầu tư vào binh bị của họ rất đáng kể.

    Trong công tác hiện đại hóa quân sự, việc tăng cường sức mạnh hải quân được coi như ưu tiên hàng đầu. Các loại võ khí chiến lược mới, khu trục hạm, và chiến hạm có mang đầu đạn nguyên tử đều nhằm mục đích thao túng và chiếm lĩnh biển đông.[34] Chủ điểm của họ là tăng cường tính cơ động và tốc độ phản ứng nên sẵn lòng bỏ tiền mua những loại máy bay và tàu chiến. Năm 1995, ChiNo đã mua của Liên Xô hai tàu ngầm và vẫn còn đặt mua thêm một số khác. Họ cũng hết sức tìm cách có được hàng không mẫu hạm, không phải chỉ vì tính chất chiến thuật mà coi đó như một biểu trưng của cường quốc trên biển cả. Hồi cuối thập niên 1980, ChiNo đã tháo rời một mẫu hạm cũ của Úc bán theo hàng phế thải để học hỏi và nay đang điều đình với hãng Bazan (là hãng Tây Ban Nha đã bán cho Thái Lan một tiểu mẫu hạm hồi tháng giêng 1996). Thế nhưng ChiNo muốn tự mình chế tạo hơn là lệ thuộc kỹ thuật vào nước ngoài.[35]

    1. Lực lượng hải quân ChiNo tại biển Ðông
    Biển đông đối với ChiNo là một khu vực quan trọng về mặt chiến lược. Quang Minh Nhật Báo của tỉnh Quảng Ðông đã viết như sau:

    Vì nằm giữa Ấn Ðộ Dương và Thái Bình Dương nên Nam Hải là một vùng chiến lược thiết yếu. Nam Hải là cửa ngõ ra thế giới bên ngoài của lục địa và những đảo ngoài khơi của ChiNo. Các quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của ta) nằm giữa thủy lộ nối liền Quảng Ðông, Manila và Singapore nên vị trí địa lý lại càng cực kỳ quan trọng.[36] Việc chiếm cứ các hòn đảo xa xôi này nhằm 3 mục tiêu chính:
    · Yểm trợ các công tác tình báo và thực hiện các dự phóng quân sự trên biển và trên không đối với các khu vực lân cận.

    · Kiểm soát và yểm trợ ngư nghiệp và các hoạt động gia tăng sản xuất lương thực, khai thác biển cả và thềm lục địa để tìm kiếm khoáng sản và dầu hỏa.

    · Sử dụng làm những căn cứ để liên lạc, quan sát khí tượng và báo cáo, tiếp cứu trên không và trên biển, kiểm soát ô nhiễm

    2. Thao tác
    Hải quân ChiNo trong những năm gần đây đã chứng tỏ vai trò làm chủ biển đông của họ bằng những lần thao diễn, một phần chuẩn bị cho việc chiến đấu trên đại dương, mặt khác thị uy với những tiểu quốc. Năm 1980, một lực lượng bao gồm 18 chiến hạm đã thao diễn trên một khu vực 8,000 dặm biển tại Nam Thái Bình Dương, trong đó thí nghiệm các loại hỏa tiễn liên lục địa mà họ mới chế tạọ Paul Kennedy đã tự hỏi là phải chăng đây là lần thứ hai mà ChiNo biểu dương lực lượng hải quân kể từ khi hạm đội của Trịnh Hòa diệu võ dương oai hồi thế kỷ thứ 15?[37] Hồi tháng 3 năm 1988, sau cuộc chiến tranh với Việt Nam tại Trường Sa không lâu, tướng Trì Hạo Ðiền, Tổng tham mưu trưởng Hồng quân, đã cùng một số viên chức cao cấp của ChiNo đi quan sát các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong 8 ngày để đưa ra phương lược tại biển đông. Y ra lệnh cho hải quân ChiNo tăng cường phòng thủ và giao trọng trách tiếp ứng cho tỉnh Hải Nam một khi có biến.[38] Sau đây là một số diệu võ dương oai trong vài năm qua.
    · 5.93 Sán Ðầu (Quảng Châu): tập trận giả đổ bộ.

    · 7.93 Nam Hải: thao luyện phương pháp chống võ khí nguyên tử, tấn công chớp nhoáng các mục tiêụ Có sự tham dự của các khu trục hạm và hộ tống hạm cùng chiến hạm trang bị đầu đạn nguyên tử.

    · 7.93 Ðông Hải: kế hoạch tác chiến 9320 gồm chiến hạm và khoái đĩnh mang đầu đạn nguyên tử.

    · 8.93 khu vực Du Lâm, Hải Nam: phối hợp không quân và hải quân trong kế hoạch mang số 9308. Có sự tham dự của 21 chiến hạm và 5 hải thuyền.

    · 7.95 phóng 6 hỏa tiễn cách Ðài Loan 85 dặm về hướng bắc.

    · 11.95 tập trận đổ bộ trên một hòn đảo cách Ðài Loan 200 cây số.

    · 2.96 thao dợt đại qui mô tại Phúc Kiến, ngang eo biển Ðài Loan.

    3.96 phóng 4 hỏa tiễn tầm trung M-9 tại vùng biển Ðài Loan. ChiNo cũng thao dợt trong ba ngày, sử dụng tổng cộng 10 chiến hạm và 10 phi cơ. Hoa Kỳ phải gửi hàng không mẫu hạm Independence, tàu phóng hỏa tiễn Bunker Hill, Mc Clusky và chiến hạm Hewitt tới tuần phòng ngăn ngừa ChiNo gây hấn.

Chia sẻ trang này