1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự phát triển của Phật Giáo như thế nào?

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi caithuoclathanhnghi, 17/08/2024.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caithuoclathanhnghi

    caithuoclathanhnghi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2018
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Sự phát triển của Phật Giáo như thế nào?

    Từ đây Phật Giáo bắt đầu ra đời và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ phát triển phong trào truyền giáo, tuy nhiên, các giáo huấn của Đức Phật lại lan xa và rộng trên tiểu lục địa Ấn Độ và từ đó, xuyên suốt cả Châu Á. Khi đến với mỗi nền văn hóa mới, các phương tiện và phong cách của đạo Phật lại được thay đổi để phù hợp với tâm lý của người dân địa phương, nhưng không ảnh hưởng đến những điểm tinh túy về trí tuệ và lòng bi mẫn. Tuy nhiên, đạo Phật chưa bao giờ phát triển một hệ thống cấp bậc nói chung về quyền lực, với một vị lãnh đạo tối cao. Mỗi quốc gia nơi đạo Phật lan truyền đến đều phát triển những hình thức riêng của nơi đó, cấu trúc tôn giáo riêng và vị lãnh đạo tinh thần riêng. Hiện nay, vị lãnh đạo đáng kính nổi tiếng trên thế giới trong số những vị lãnh đạo Phật giáo là Đức Dalai Lama của Tây Tạng.

    Đạo Phật có hai nhánh chính. Tiểu thừa (Hinayana), hay Cỗ Xe Nhỏ, nhấn mạnh đến sự giải thoát cá nhân, trong khi Đại thừa (Mahayana), hay Cỗ Xe Lớn, chú trọng đến việc tu tập thành một vị Phật toàn giác để phổ độ chúng sinh một cách hoàn hảo nhất. Mỗi nhánh lại có nhiều phân nhánh. Tuy nhiên, hiện nay, ba hình thức chính còn tồn tại: một là Tiểu thừa, được biết như Theravada, ở Đông Nam Á, và hai nhánh Đại thừa, đó là các truyền thống Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng.

    Truyền thống Tiểu thừa lan rộng từ Ấn Độ đến Tích Lan (Sri Lanka) và Miến Điện vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, và từ đó đến Vân Nam (Yunnan), phía Tây Nam Trung quốc, Thái Lan, Lào, Cao Miên (Cambodia), miền Nam Việt Nam và Nam Dương (Indonesia). Không lâu sau đó, những chiếc túi của các thương nhân người Ấn Độ theo đạo Phật đã được tìm thấy ở vùng duyên hải Bán Đảo Ả Rập, và thậm chí xa hơn như Alexandria, Ai Cập. Các hình thức khác của Tiểu thừa cũng lan đi từ thời đó đến Pakistan, Kashmir, A Phú Hãn (Afghanistan), vùng phía Đông và duyên hải của Iran, Uzbekistan, Turkmenistan và Tajikistan ngày nay. Đây là những tiểu bang cổ xưa của Gandhara, Bactria, Parthia và Sogdia. Từ căn cứ này ở vùng Trung Á, các hình thức đạo Phật Tiểu thừa này lan rộng hơn vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên đến phía Đông Turkistan (Xinjiang) và xa hơn vào Trung Quốc, rồi đến Kyrgyzstan và Kazakhstan vào cuối thế kỷ thứ bảy. Các hình thức Tiểu thừa sau đó được kết hợp với những nét đặc trưng của Đại thừa cũng đến từ Ấn Độ, để cuối cùng truyền thống Đại thừa trở thành hình thức chiếm ưu thế của Phật giáo tại hầu hết vùng Trung Á.

    [​IMG]
    Sự phát triển của Phật Giáo
    Hình thức Đại thừa của Trung Quốc sau này lan đến Đại Hàn, Nhật Bản và Bắc Việt Nam. Một làn sóng khác sớm hơn của Đại thừa, kết hợp với các hình thức Shaivite của Ấn Độ giáo, lan truyền từ Ấn Độ đến Nepal, Nam Dương, Mã Lai và các vùng ở Đông Nam Á, bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ năm. Truyền thống Đại thừa Tây Tạng, bắt đầu từ thế kỷ thứ bảy, kế thừa toàn bộ lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ, trải rộng khắp các vùng Hy Mã Lạp Sơn và đến Mông Cổ, Đông Turkistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, phía Bắc Nội Trung Hoa, Mãn Châu, Siberia và vùng Kalmyk thuộc Mông Cổ gần biển Caspian, thuộc phần Châu Âu của nước Nga.

    Sự lan rộng của đạo Phật ở hầu hết Châu Á đã diễn ra một cách an hòa, theo nhiều cách. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lập ra tiền lệ. Trước tiên, là một vị thầy, ngài đã đến các vương quốc lân cận để chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc của mình với những ai có lòng quan tâm và muốn học hỏi. Tương tự như thế, ngài chỉ thị các tăng sĩ của ngài đi khắp nơi để giải thích những giáo huấn của mình. Ngài không kêu gọi người khác chỉ trích và từ bỏ tôn giáo của họ hay cải đạo theo đạo mới, vì ngài không tìm cách thiết lập tôn giáo riêng của mình. Ngài chỉ cố gắng giúp người khác vượt qua sự bất hạnh và khổ đau mà họ đang tạo ra cho chính mình, vì thiếu sự hiểu biết. Các thế hệ môn đồ sau này nhận nguồn cảm hứng từ tấm gương của đức Phật và họ chia sẻ với người khác các phương pháp của ngài mà họ thấy mang lại lợi lạc cho đời sống của họ. Đây là cách mà cái được gọi là “đạo Phật” hiện nay đã lan rộng và xa như thế nào.

    Xem thêm: Đệ Tử Quy

Chia sẻ trang này