1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự phát triển của Tiếng Việt cho phù hợp với thời đại mới

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi DilLaBen, 15/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Sự phát triển của Tiếng Việt cho phù hợp với thời đại mới

    Tôi cũng đã học qua 3 ngôn ngữ Anh, Đức, Nga đều thấy là cách dùng đại từ nhân xưng của họ rất thuận tiện: không phân biệt tuổi tác, chức sắc, cấp bậc trong xã hội. TRong khi tiếng Việt thì đại từ nhân xưng riêng biệt không có. May chăng chỉ có từ "Tôi" là có thể gọi là đại từ nhân xưng "trung dung" nghĩa là không phân biệt các tiêu chí như trên. Còn lại các đại từ nhân xưng khác đều gọi theo "kiểu cấp bậc trong họ hàng".. anh em, chú, bác, ông, bà.
    Theo tôi việc xưng hô như thế này thường rất bất tiện khi xã hội mở rộng, các mối quan hệ không chỉ giói hạn như trong một quần thể nhỏ bé làng xã khi mà họ hàng sống quanh quẩn với nhau giống như kiểu một thị tộc.
    Không biết mọi người có ý kiến gì không ? Tôi thấy thời Pháp thuộc mọi người hay dùng "Toa" "Moa" gì đó nói chuyện với nhau thấy rất đàng hoàng lịch sự. Tất cả đều bình đẳng không có người trên kẻ dưới.
    Tôi cũng thấy có lần báo chỉ rùm beng việc xưng "Tôi" ở trường đại học. Nó thể hiện một quan điểm của xã hội hiện đại. Khẳng định được tư cách của học sinh sinh viên. Không như kiểu "Thầy /em" hoặc "Thầy /con" rất hạ thấp vai trò của học sinh sinh viên. Cá nhân tôi rất ủng hộ việc này. Không biết ý kiến của mọi người ra sao ?
  2. paddy8788

    paddy8788 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    hồi trước em có học qua về khía cạnh này trong ngôn ngữ. Các nước có tư tưởng thiên về "individualistic" (cá nhân hoá??) thì ngôn ngữ của họ cũng thể hiện tính độc lập cao của cá nhân hơn là các ngôn ngữ xuất phát từ các nên văn hoá mang tính "collective" (tụ hợp?) hơn. Ba nước trên của bác đều thuộc bên châu Âu nên kiểu nói của họ mang tính individualistic cao, thành thử không chỉ đại từ nhân xưng mà cách nói của họ cũng bình đẳng hơn, ít có các cấu trúc để thể hiện sự phân biệt đẳng cấp.
    Tiếng Việt mình thì phức tạp cái đại từ nhân xưng như bác nói đấy, nhưng em học tiếng Hàn rồi thì em ngán ngẩm cái đuôi chia từ của nó khi hội thoại. Tiếng Nhật cũng phải chia theo ngôi thứ, theo em nghĩ cũng phức tạp chả kém, có khi còn hơn (vì phải chia từ, còn tiếng Việt thì không). Tiếng Trung thì em ko rõ, nhưng so sánh Việt, Hàn, Nhật thì rõ thấy ngược với ba cái kia, vai vế xã hội thể hiện rõ trong từng câu nói.
    Em thấy tiéng Việt như thế là rất hay, bởi ít khi em thấy một ngôn ngữ đa dạng và biến hoá trong cách xưng hô như thế. Còn về hồi tiếng Pháp, đấy là do hoàn cảnh lịch sử nên bị ảnh hưởng thế. Chắc đánh pháp xong thì dân mình cũng không yêu quý gì Pháp nữa nên cũng bỏ cách dùng đó đi. Thực em thấy hai kiểu đó nghe buồn cười thế nào ấy...
    Vụ xưng Tôi thì rõ rồi. Là người Việt ai chả hiểu khi xưng "tôi" thì mình phải đặt cái vị trí cá nhân lên cao hơn khi xưng "em". Nhưng chắc dân Việt Nam mình truyền thống tôn sư trọng đạo rồi, nên để bảo vượt qua cái bóng của thầy mà xưng "tôi'' chắc khó lắm. Em ở Hàn em thấy, tụi Hàn nói chuyện với giáo sư cũng phải dùng ngôi kính ngữ (thể hiện kính trọng) chứ không bao giờ được phép dùng ngôi nói chuyện ngang hàng, mà rốt cục nó vẫn cứ páht triển tốt. Thế nên chắc chuyện thay đổi trong xưng hô đơn thuần như thế không giúp sinh viên học tốt lên đâu
  3. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Các hạ cẩn giám, cách nói "toa moa" mà các hạ cho là đàng hoàng lịch sự thì e rằng các hạ hơi có đôi phần không hiểu tiếng Tây...
    Tại hạ cho rằng, trong tiếng Việt hiện nay mọi người đều dùng những từ khiêm xưng cho mình, như tại hạ, vãn bối, tiểu sinh, tiện thiếp, còn dùng những từ tôn xưng cho người khác như tiên sinh, tiền bối, các hạ, điện hạ, công tử, tiểu thư, vân vân... thì rất hay
  4. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề xưng hô rất quan trọng, nó thể hiện quan niệm xã hội. Kiểu xưng hô như bạn (ở đây chúng ta đều là "bạn" vì là thế giói ảo nên không biết ai tuôi bao nhiêu, giới tính, thứ bậc trong xã hội nên dùng đại từ nhân xưng "bạn" -)----- vừa nêu trên là theo quan niệm của người Trung Quốc ( không biết cụ thể là Nho giáo hay Khổng giáo) nghía là "tôn người, hạ mình" thì mới gọi là có "lễ nghĩa" ---> Tôi quan niệm cái lễ nghĩa này thực ra ngày nay chỉ là thứ hình thức giả tạo vì trong xã hội hiện đại ngày nay xu hướng tiến tới bình đẳng nên trong thâm tâm mỗi con người không bao giờ tự nhận là mình kém người nói chuyện với mình đâu. Nên cái cách xưng hô đấy chỉ là hình thức giả tạo không hơn không kém.
    Còn cách xưng hô như bạn nêu đó là trong các tiểu thuyết võ hiệp hoặc phim ảnh Trung Quốc rồi dịch ra tiếng Việt Nam theo kiểu Hán_Việt thôi. thực chất đó không phải là của người Việt gốc. Tôi ngờ tiếng Việt Gốc là hai từ "tao" "mày" để chỉ hai ngôi khi nói chuyện vói nhau. Khi có sự du nhập của văn minh Trung Quốc - Nho học. Thì phải xưng hô theo cách qui định văn hóa Nho giáo thì mới gọi là "lễ nghĩa". Còn dùng từ "Tao" "Mày" thì thường cho là suồng xã, không "lễ nghĩa" . Từ đó nó ảnh hưởng lên cách xưng hô của Việt Nam.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ng''ngữ châu Âu mang tính khớp nối hữu âm (articulation), "moa" và "toa" thể hiện tính chất này...Yếu tố khớp nối có lẽ tạo nên từ láy trong tiếng Việt. Nếu ông bạn muốn tìm 1 xu hướng cho tiếng Việt thì tôi nghĩ đvị hình-tiết là gi''hạn cho tiếng Việt, tiếng Việt không thể nào "cục cựa" hơn được với gi''hạn này. Giải c''trúc là 1 quá trình khảo sát ngược . Ta nên tìm về 1 căn nguyên cho việc viết tiếng Việt (theo tôi thì 1 căn nguyên viết đó là thao tác viết, tức xuất phát từ chính công việc vậy...)
    Tôi cũng đã từng nêu v''đề về "ngôi thứ 2 tiếng Việt ?". Theo tôi nghĩ cấu trúc "thầy/con" hay "thầy/em" là thuận tiện... Ngay chữ "tôi" ngòai cuộc sống vẫn mang tính khẳng định thế nào ấy. Trì-biệt (differance) cho chính âm-tiết "tôi" thành "tô-ôi", rồi thành "tui"...
    Có thể có bạn tìm được 1từ thích hợp...
  6. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Bạn chủ topic đặt tiêu đề là Sự phát triển của Tiếng Việt cho phù hợp với thời đại mới nhưng bạn không thuyết phục đc là ở thời đại mới thì TV nên đổi tương tự theo tiếng Anh, Đức, Nga. Từ xưa nhiều ng Việt đã đi đứng quanh đất nc chứ không chỉ chết cứng ở làng xã đâu, bạn ạh.
    Bạn nói là ở Anh, Đức, Nga thì nó thế. Nhưng mà xin bạn nhớ là nó như thế từ ngàn xưa rồi, không phải là vì thời đại mới mà Anh, Đức, Nga nó mới thế.
    Bạn chưa hiểu đc lý do vì sao xưa xửa xừa xưa tiếng V nó thế và vì sao xưa xửa xừa xưa tiếng Anh nó thế, thì sao lại nói là TV nên ''phát triển'' giống tiếng Anh ''cho phù hợp'' với ''thời đại mới''?
    Lưu ý là tôi không ủng hộ hay phản đối mong muốn của bạn, tôi chỉ nói là cách đặt vấn đề của bạn lệch lạc.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    T thấy hải ngoại họ hay dùng từ "Việt ngữ" hơn "tiếng Việt". Theo quan điểm hình-tiết thì từ "Việt ngữ" là sai. Nếu bạn muốn giữ quan điểm tiếng V thì không nên áp đặt cho các ng''ngữ khác. Nên dùng từ "Anh, Pháp...ngữ" thay vì "tiếng" ...Hoặc nếu bãn muốn đ''mới thì hãy dùng từ "V ngữ" thay cho "tiếng V".
    Nhưng nếu ông bạn trên muốn đ''mới thì phải đưa ra những tiêu chí chứ. T nghĩ là nên có những tiêu chí sau:
    1- Mang tính khớp nối hữu âm, tức dễ đọc là được. Chẳng hạn "thầy-em" thành "thầy-hay"
    2 - Không "đụng hàng"...
  8. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Tôi liệt kê ra các đại từ nhân xưng phân chia theo ngôi ( dựa theo cách phân tích ngữ pháp của Tiếng Anh).
    Nói chung là rất phức tạp và luôn luôn thể hiện cảm tính vào trong cách xưng hô. Khi yêu thì một kiểu và khi gét thì một kiểu.
    Theo ý kiến tôi, bản chất của vấn đề là ngôn ngữ mình không phát triển hệ thống đại từ nhân xưng ( mang tính chất đại diện chung cho các ngôi: ngôi thứ nhất , thứ 2 thứ 3 số ít và nhiều).
    Ngôi thứ 1 số ít: Tôi, tao, tau, tiểu đệ, Đệ,Thầy, con, cháu, ông, bác, gì, cô,em,anh,chú,....
    Ngôi thứ 2 số ít: Bạn,Mày,Ngài,Thầy, Mi, Anh, Đại huynh, Huynh, em, cô, chú,bác, ông, cậu,mợ.....
    Ngôi thứ 3 số ít:: Nó, Hắn, Con, thằng,

    Ngôi thứ 1 số nhiều: Chúng tôi, Chúng tao, ...Các bác, Các cô,Các dì,.....
    Ngôi thứ 2 số nhiều: Các bạn, Các anh, các em, các cô...
    Ngôi thứ 3 số nhiều: Họ, Bọn nó, bọn hắn, Chúng nó, ....
    Nếu so sánh với tiếng Anh về mặt này thì
    Ngôi thứ 1 số ít: I
    Ngôi thứ 2 số ít: you
    Ngôi thứ 3 số ít: he, she, it
    Ngôi thứ 1 số nhieu: we
    Ngôi thứ 2 số nhiều: you
    Ngôi thứ 3 số nhiều :they.
    (Ngôn ngữ thể hiện suy nghĩ: Rõ ràng là suy nghĩ của người Anh về quan hệ xã hội rất mạch lạc. Do đó giao tiếp trong xã hội rất đơn giản và dễ dàng hơn. Dù có ghét người nào đó thì cũng gọi là "he" )
    Xét trên khía cạnh của đại từ nhân xưng thì rõ ràng: Tiếng Việt rất "lộn xộn" (gồm cả quan hệ huyết thống, thứ bậc, chức vụ, rồi cả tiếng Tàu ) và khi nói chuyện rất dễ gây "hiểu lầm" và "xúc phạm" khi không dùng đúng "đại từ nhân xưng".
    Rõ ràng là để ngôn ngữ "trong sáng" hơn thì việc dùng một hoặc hai đại từ nhân xưng đơn giản mà đại diện chung cho cả nhóm là một việc rất khó. Vì đó là thói quen và truyền thống của hàng triệu người rồi.
    Tôi có ý kiến này: "Tại sao ngày xưa ông cha ta nhập tiếng Tàu về và đọc lái đi để tạo thành chữ Hán-Việt và đưa vào hệ thống ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày được mà ngày nay chúng ta có điều kiện giao lưu với cả thế giới lại không mượn một vài thứ tiếng khác và đọc lái đi để thành tiếng XYZ-Việt ? "
    Với mục tiêu là đơn giản hóa giao tiếp để thúc đẩy giao tiếp trong xã hôi phát triển hơn.

    Được Dillaben sửa chữa / chuyển vào 01:38 ngày 22/03/2009
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Vietnam là nơi giao hòa văn hóa Ấn và Hán. Một số người cho rằng v''hóa Hán chiếm ưu thế (1 thời gian dài với chữ tượng hình), nhưng tôi nghĩ trong chính giai đoạn bắc thuộc yếu tố ngữ âm (Dĩ ng''vi trung được đề cao trong văn hóa và tôn giáo Ấn, hơn cả châu Âu) chính là yếu tố phản kháng của văn hóa Việt nói riêng. Có 1 sự dồn nén về mặt ngữ âm đ''với chữ tượng hình. Người Việt không thể đọc đúng như người Hán hay họ không muốn đọc đúng như người Hán, hoặc họ luôn muốn loại trừ ấn tượng đồ họa của chữ Hán? Tôi nghĩ là cả 2, chúng ta không thể và không muốn đọc đúng như người Hán. Do bản chất ngữ âm của tiếng Việt ?
    Trở lại vấn đề. Ngữ âm là văn hóa cộng đồng, nó phát triển từ trong cộng đồng, tức giao tiếp. Nói cách khác người Việt bản tính thích giao tiếp. Do đó ta không cần phải có biện pháp "thúc đẩy giao tiếp", đã thế điều này lại mâu thuẫn với việc "đ''giản hóa" (!?).
    Thực tế thì tiếng Việt cũng đã vay muợn kha khá từ tiếng Tây, tiếng U. Người ta lại cho rằng chữ viết hiện tại khá "mềm mại", nhưng trong ng''ngữ nói thì tiếng Việt vẫn chan chát thế nào ấy (tôi xem 1 số vở kịch, trong đó 1 cô diễn viên nói chuyện hài mà cứ như cãi cọ ngoài phố vậy). Người Việt lại khắc phục vấn đề này bằng thái độ...
    Nhưng đó là quan điểm của ông bạn. Vậy thì bạn nào ủng hộ quan điểm "nói lái"? Bạn nào ủng hộ quan điểm khớp nối ?
    (Tuyên chiến đấy)
  10. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Tôi cần phải giải thích thêm về vấn đề "đơn giản" hóa để thúc đẩy giao tiếp. Đơn giản hóa ở đây với mục đích làm cho việc giao tiếp dễ dàng và thoải mái hơn. Như liệt kê ở trên: số lượng đại từ quá nhiều và cách dùng rất "lộn xộn".
    Cụ thể là: gặp ai ngoài xã hội cũng đều xưng "TÔI" và cả xã hội chấp nhận đó là lịch sự. Còn ngôi thứ 2 thì chưa biết có từ nào đại diện hay ho hơn.
    Ví dụ: Ở trên diễn đàn này tôi và bạn tranh luận rất thoải mái ngang hàng nhau mà không hề có sự phân biệt tuổi tác, hay cấp bậc họ hàng. Tôi có thể nói ý kiến của bạn sai mà không phải đắn đo gì . Hoặc bạn có thể nói ý kiến của tôi sai không phải đắn đo gì. Nếu ở ngoài đời bạn hơn tôi 40 tuổi hoặc tôi hơn bạn 40 tuôi thì trong tranh luận chắc chắn có vấn đề. Tôi hoặc bạn sẽ ở cấp độ khác nhau nên cách xưng hô sẽ khác. Việc trao đổi phê phán hoàn toàn không dễ dàng như trên diễn đàn này. Nếu xưng "tôi" ở ngoài đời với một ông già là bị nghĩ là "láo", hơn nữa tranh cãi "tay đôi" với một ông già cũng bị cho là "láo". .
    Giao tiếp nó bị cản trở là vì thế: người già thì tự coi mình có "cấp bậc" cao hơn người trẻ nên thường không chấp nhận người trẻ nói chuyên "ngang hàng" với mình. Hoặc là "bác/cháu" trong họ hàng nói chuyện với nhau thì ông bác bao giờ cũng được cho là "hơn" thằng cháu. Việc trao đổi rất bất tiện và thường người trên bao giờ cũng đúng.

Chia sẻ trang này