1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự phát triển của Tiếng Việt cho phù hợp với thời đại mới

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi DilLaBen, 15/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Phần ví dụ liên quan đến sự xuất hiện từ nhân xưng mới liên quan đến thời đại HCM đã bị Mode "delete" rồi. Cụm từ đó là "ĐỒNG CHÍ". Tôi cho nó là minh chứng hùng hồn về sự thay đổi của Tiếng Việt theo tư duy của con người và thời đại mới. Tuy thời đại đó không phải là mới hiện nay nhưng so với thời điểm trước nó thì là mới.
    Mong Mode đứng mạnh tay thế nữa. Bài này không có tính chất về nhạy cảm đâu. . Đang bàn về vấn đề văn hóa mà.
  2. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Chỉ giải thích 1 điều bạn hiểu lầm thôi: Từ đồng chí không sao cả, phần bị cản bởi bộ lọc tự động của ttvn là từ khác mà bạn đã dùng.
    Mod chỉ làm sao cho bài bạn hiện lên thôi, chứ không mạnh tay gì cả.
    Bài bạn, tôi sẽ đọc và reply sau nhé.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi thì ủng hộ ông bạn Bin, nhưng có lẽ ông bạn là tầng lớp trên nên đi từ trên xuống...
    Cũng xin lưu ý chúng ta không nên tạo ác cảm với giới giáo viên. Giới giáo viên bây giờ chắc là khác với 2 chục năm trước. Cứ 10 gv thì 5,6 không có ấn tượng mấy, 1 là thầy-quỉ, 1 cô-ma, gặp 1 người thầy đúng nghĩa là quí rồi...
    Tôi không đồng ý với cái gọi là "ban chữ" của ông bạn. Điều này nói lên thứ bậc cao thấp, sau cái việc xưng hô...Tôi là người "drop out" (tuy không thành công như B. Gate), nhưng tôi vẩn tự học...Tôi cũng không muốn nói về giới chuyên môn. Đọc 1 cuốn sách của Ng Hiến Lê, ông bảo dân nhà giàu được ăn học thành tài thì có gì hay đâu...
    Chuyện thực tế. Có khi bước vào văn phòng 1 cty, gặp cô thư kí (hình như mới ra trường) đang nghe nhạc, cô ta lầu bầu không nhớ tên bài hát, tôi bèn viết ra, bài "I wanna it that way". Bất chợt cô kế toán nhìn qua, cười khanh khách, bảo anh này dốt, viết tiếng Anh sai bét, phải là "want" chứ. Cô thứ kí bèn cãi hộ "ảnh viết đúng mà", mặt kế toán đanh lại. Rồi ông giám đốc bước vào, khen cả 2 sành nhạc...Tôi nghĩ có lẽ cô bé thư kí thể nào cũng phải thôi việc...
    Nhiều người thuộc giới bình dân cũng có 1 cái tài nào.
    Theo 1 người bạn vào 1 quán bi-da. Nó chỉ 1 em rất ấn tượng đang đấu với bọn trai, bảo cô ả cũng đã từng học đh đấy. Muốn nhìn môi, mông, má gì cũng được, không nhìn cũng ...không sao, và đừng giở Anh ngữ ra nhé (ý muốn nói nhiều em bị nhìn thì ngúng ngoẩy, không thèm nhìn thì lại bảo ...pê-đê !)
    Một cô là công nhân, viết thư pháp vô cùng siêu...
    Ng''ngữ cũng phát triển từ giới bình dân. Phim ảnh cũng chưa phản ánh đúng khía cạnh này. Trên cáp cũng chiếu 1 phim Mỹ. Cô giáo cấp 3, rất đỏm dáng, cô ta lên bảng viết gì đấy rồi lại dùng tay bôi đi, rồi chống nạnh, quệt cả bụi phấn vào chiếc váy. Bọn trai choai choai chắc đứa nào cũng muốn vỗ vào ấy. Nhưng gươm mặt cô lại nghiêm khắc (tuy không đeo kiếng), và cuộc thảo luận lại vô cùng thẳng thắn nghiêm túc...
    Có lẽ ông bạn phải đi từ những điều như thế. Chặng đường hãy còn dài lăm lắm...
  4. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0

    Bậc DilLDen nói vậy thì thân em vẫn chưa thông!
    [/quote]
    Còn về "WE" : Là ngôi số 1 nhưng ở số nhiều- Lúc thì là chúng tôi, hoặc là chúng ta. Cái đấy do ngữ cảnh quyết
    định. Nếu bạn không tham gia vào nhóm người làm chủ ngữ của câu đấy thì sang tiếng Việt dịch là chúng tôi.
    Còn nếu bạn tham gia trong nhóm người đấy thì dịch là chúng ta. Cái này thì cũng dễ hiểu thôi.
    [/quote]
    Thân em thấy cả trong "chúng tôi" và "chúng ta" thì "tôi" đều tham gia vào nhóm người làm chủ ngữ của câu đấy chứ! Vậy là "we" phải do ngữ cảnh phân biệt à!
    vd: Trong một buổi họp gồm ông A, anh B, C, D. Xin mời B phát biểu! " ''We'' cho rằng: bọn cướp sẽ thoát đg sông,... ''we'' cần 3 người để chặn chúng ở bến tàu"
    [/quote]
    I và Me Tuy cùng là đại từ dùng để chỉ ngôi thứ nhất nhưng tác dụng là khác nhau:
    I: luôn đóng vai trò là chủ thể , nghĩa là chủ ngữ của câu (tiếng anh chức năng này là Object).
    Còn Me Thì đóng vai trò là bổ ngữ (hay tân ngữ) cho động từ.
    [/quote]
    vd: "I say: "Give me a book!" ". Rõ ràng ai chả biết đâu là chủ ngữ, đâu là tân ngữ, chả bao giờ phải dùng nên ngữ cảnh để phân biệt như là ''we''. Vậy dùng ''me'' có thêm tác dụng gì đâu? Thế ''me'' bằng ''I'' không đc sao?
    Trong khi: "Mẹ mới mua cho con cái áo đấy!", "Dạ, con xin!" nói lên nhiều hơn cái nó muốn nói.
    Như vậy về xưng hô, tiếng Anh chưa có gì là "chuẩn", vẫn phân biệt số ít nhiều, giống má, mà lại dùng cũng khá lung tung. Điều đó o có nghĩa là nói tiếng Anh dở, cũng giống như tiếng Việt, chúng đều có những đặc điểm riêng, phù hợp với người sử dụng tiếng đó. Nếu có bậc nào (giả sử) muốn thêm thắt gì cho tiếng Việt thì cũng nên kiểm cái hay hay, phù hợp hơn chứ!
    Về khổng giáo, nho giáo, rõ ràng nặng và sâu là ở T.Quốc chứ sao bậc DilLaDen lại nói là VNam. Những cái hay chúng ta đã tiếp thu, những cái dở thì cũng dần dần bị loại bỏ; nhưng khó mà nói là nó ảnh hưởng nặng đến cách xưng hô của người Việt đc. Xin hỏi các bậc biết nhiều về ngôn ngữ là người T.Quốc (BKinh, QĐông, ...) có xưng hô giống như người Việt o? Rồi người Lào, Campuchia? Rồi người d.tộc Mường, Dao, Chăm, ...?
    Dùng danh xưng (như ca sĩ, giáo sư,...) gần đây hình như đc dùng nhiều, chắc do hội nhập, hoà nhập; đặc biệt là giới truyền thông. Chứ đời thường ít dùng, chỉ khi có gì đó đặc biệt.
  5. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Còn về "WE" : Là ngôi số 1 nhưng ở số nhiều- Lúc thì là chúng tôi, hoặc là chúng ta. Cái đấy do ngữ cảnh quyết
    định. Nếu bạn không tham gia vào nhóm người làm chủ ngữ của câu đấy thì sang tiếng Việt dịch là chúng tôi.
    Còn nếu bạn tham gia trong nhóm người đấy thì dịch là chúng ta. Cái này thì cũng dễ hiểu thôi.
    [/quote]
    Thân em thấy cả trong "chúng tôi" và "chúng ta" thì "tôi" đều tham gia vào nhóm người làm chủ ngữ của câu đấy chứ! Vậy là "we" phải do ngữ cảnh phân biệt à!
    vd: Trong một buổi họp gồm ông A, anh B, C, D. Xin mời B phát biểu! " ''''''''''''''''We'''''''''''''''' cho rằng: bọn cướp sẽ thoát đg sông,... ''''''''''''''''we'''''''''''''''' cần 3 người để chặn chúng ở bến tàu"
    [/quote]
    I và Me Tuy cùng là đại từ dùng để chỉ ngôi thứ nhất nhưng tác dụng là khác nhau:
    I: luôn đóng vai trò là chủ thể , nghĩa là chủ ngữ của câu (tiếng anh chức năng này là Object).
    Còn Me Thì đóng vai trò là bổ ngữ (hay tân ngữ) cho động từ.
    [/quote]
    vd: "I say: "Give me a book!" ". Rõ ràng ai chả biết đâu là chủ ngữ, đâu là tân ngữ, chả bao giờ phải dùng nên ngữ cảnh để phân biệt như là ''''''''''''''''we''''''''''''''''. Vậy dùng ''''''''''''''''me'''''''''''''''' có thêm tác dụng gì đâu? Thế ''''''''''''''''me'''''''''''''''' bằng ''''''''''''''''I'''''''''''''''' không đc sao?
    Trong khi: "Mẹ mới mua cho con cái áo đấy!", "Dạ, con xin!" nói lên nhiều hơn cái nó muốn nói.
    Như vậy về xưng hô, tiếng Anh chưa có gì là "chuẩn", vẫn phân biệt số ít nhiều, giống má, mà lại dùng cũng khá lung tung. Điều đó o có nghĩa là nói tiếng Anh dở, cũng giống như tiếng Việt, chúng đều có những đặc điểm riêng, phù hợp với người sử dụng tiếng đó. Nếu có bậc nào (giả sử) muốn thêm thắt gì cho tiếng Việt thì cũng nên kiểm cái hay hay, phù hợp hơn chứ!
    Về khổng giáo, nho giáo, rõ ràng nặng và sâu là ở T.Quốc chứ sao bậc DilLaDen lại nói là VNam. Những cái hay chúng ta đã tiếp thu, những cái dở thì cũng dần dần bị loại bỏ; nhưng khó mà nói là nó ảnh hưởng nặng đến cách xưng hô của người Việt đc. Xin hỏi các bậc biết nhiều về ngôn ngữ là người T.Quốc (BKinh, QĐông, ...) có xưng hô giống như người Việt o? Rồi người Lào, Campuchia? Rồi người d.tộc Mường, Dao, Chăm, ...?
    Dùng danh xưng (như ca sĩ, giáo sư,...) gần đây hình như đc dùng nhiều, chắc do hội nhập, hoà nhập; đặc biệt là giới truyền thông. Chứ đời thường ít dùng, chỉ khi có gì đó đặc biệt.
    [/quote]
    **********************************************************************
    Danh xưng, chức danh thì có cả ngàn, một người có đến hàng chục cái danh xưng. Thế đó , khi xưng hô nếu không có đại từ nhân xưng làm đại diện chung thì có lẽ là loạn.
    Tôi thấy cách mà bạn xưng hô ở đây nó buồn cười thế nào ý. Tôi không thích là "Bậc" Này bậc nọ. Tôi không thích bạn phải thể hiện rằng ngôi thứ của tôi cao. Chúng ta đều bình đẳng như nhau. Bạn thấy không việc xưng hô nó rất phiền toái ở cái đó.
    Chẳng hạn ở đây bạn gọi tôi là "YOU" thế là xong rất lịch sự. Tôi không cần "Lễ" khi giao tiếp, tôi chỉ cần giao tiếp một cách lịch sự bình đẳng không xúc phạm nhau.
    Cái lễ giáo phong kiến chúng ta nên loại bỏ dần trong đời sống xã hội văn minh ngày nay, thay vào đó là tiêu chuẩn lịch sự-bình
    đẳng.
    Tôi cũng giải thích thêm là các ngôn ngữ khác họ dùng đại từ nhân xưng để giao tiếp với nhau là chủ yếu. Chẳng hạn tiêng Campuchia, tiếng Lao, tiếng Thái đều dung đại từ nhân xưng đơn giản để giao tiếp và họ đều "VÔ LỄ" theo Lễ giáo phong kiến Trung Hoa. Cách xưng hô tương đương cách gọi truyền thống "TAO/MÀY" của tiếng Việt. Theo tôi Như thế là lịch sự rồi. ( Cái hay trong cách xưng hô thuần Việt là không phân biệt Nam / Nữ) về nguồn gốc nó thể hiện xã hội không trọng nam khinh nữ.
    Vi dụ:
    Tiếng Thái: (viết theo Phiên âm)
    ngôi sô 1: Phom(Tao-dùng cho Nam); di-chan(Tao-dùng cho Nữ)
    ngôi số 2: Khun (Mày); rao (Chúng Mày, CHúng Tao)
    ngôi số 3: phuak khao ( Họ)
    Còn một số từ bổ xung tương đương Việt Nam
    luk phi luk nong <----> Con ( chỉ xưng hô với Bố Mẹ).
    Tiếng Lào ( phiên âm)
    Ngôi số 1: Tao: <-->khoy(informal); Tôi <-->khanoy
    Ngôi số 2: Mày: <-->chao ( dùng rất phổ biến); Sir -Ngài <-->thaan.
    Ngôi số 3: + khao ( Rất khó dùng một từ tiếng Việt mà tương đương . Có lẽ phải liệt kê hàng ngàn chức danh ra mới đủ) vì từ này nó dùng chung. ---> Dùng từ Việt Nam có lẽ là: Thằng, Con, Nó.....
    + lao: ( dùng trong trường hợp không trang trọng không có nghĩa là xúc phạm đâu nhá <-->Thằng, Con, Nó.
    Tiếng Campuchia thì cũng có một đại từ dùng cho người lớn tuổi hơn mình và nhỏ tuổi hơn mình.
    Do hoàn cảnh lịch sử để lại, phong kiến Phương Bắc muốn đồng hóa người Việt nên "LỄ" đã theo người Trung Quốc vào Việt Nam một cách bắt buộc. Ban đầu là người Trung Quốc bắt người Việt Nam phải "có lễ" với các quan lại và lính tráng Trung Quốc. Nên bao giờ cũng phải gọi chức tước, danh xưng chứ không được dùng các đại từ nhân xưng. Tiếng Trung Quốc cũng có đại từ nhân xư chỉ ngôi "Mày/Tao" và dùng đại trà phổ biến. Nhưng sang Việt Nam thì họ bắt người Việt phải gọi chức danh. Không người Việt Nam nào được phép dùng đại từ nhân xưng với họ.
    Dần dần nó cũng ảnh hưởng đến cách xưng hô giữa người Việt với nhau. Vì những người biết chút ít tiếng Trung Quốc, lại đọc qua một chút ít về "KINH LỄ" lại bắt những người khác phải áp dụng thì mới gọi là có "học" và có LỄ. Vầ theo thời gian nó hình thành nên thói quen. Nghĩa là nó đã thay đổi cách xưng hô của người Việt Nam theo hướng như hiện nay.


    Chúc vui vẻ.
    Được Dillaben sửa chữa / chuyển vào 16:33 ngày 05/04/2009
  6. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Mời bạn nào thích nghiên cứu về "Nho học" thì qua diễn đàn này http://ttvnol.com/forum/hocthuat/1148422/trang-1.ttvn
    tranh luận cho rôm rả. Có nhưng bài viết hay về nguồn Gốc, lịch sử và sự biến đổi của học thuyết Nho giáo, và ảnh hưởng của nó theo sự xâm lăng của phong kiến phuơng BẮC lên nền văn minh trống đồng, lúa nước phương Nam.
  7. rongdenvn

    rongdenvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Đại từ nhân xưng chia làm 2 loại:
    - Nhân xưng cố định: Tôi, bạn, anh, chị, cô, bác,...
    - Nhân xưng thời đại: Đệ, ca, mỗ, đồng chí,...
    Nhân xưng thời đại.
    đệ (em), ca (anh),... những từ gốc Hán bổ sung vào tiếng Việt sau nhưng không được tiếng việt chấp nhận và xếp vào nhân xưng thứ nhất, đi vào tiếng
    Việt qua con đường sách vở nên chỉ được tầng lớp có học mới am hiểu và sử dụng.
    Ngài, ông, bà,... thời Pháp tương tự.
    Nhân xưng cố định.
    Là những đại từ có sẵn tồn tại không theo phong trào, Tôi, bạn, anh, chị, cô, bác, tía,... là những từ hoàn toàn thuần Việt.
    Từ thuần Việt hình thanh từ gốc Nam Phương, bam gồm cả Nam Á và Tày Thái, quan hệ phức tạp với nhiều ngôn ngữ địa phương, theo phát hiện thì bố,
    mẹ, mày nó, là nhóm ngôn ngữ Môn-khmer ở Tây Nguyên, bố-ba-bu-mẹ,bác, ông, cụ,... thuộc nhóm Việt Nam- Indonesia.
    Nhân xưng phức tạp là đặc điểm riêng của ngôn ngữ ĐNA, tính phức tạp trong ngữ xưng hô của tiếng Việt là do cơ sở hình thành từ là nhiều vùng dân tộc,
    địa phương. "Học giả" nào muốn quan tâm đến tiếng Việt ít nhất phải biết các loại tiếng: Việt-Mường, Việt-Tày Thái, Bru-Vân Kiều, Môn-khmer, Tày Thái,
    Việt- Indonesia,... cội rễ từ vựng đan xen, chồng chéo, phủ lấp lên nhau...
  8. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Hình như từ Tía này tôi thấy không phải thuần Việt. Bạn có hay xem phim Tàu không ? Nguời ta hay gọi bố là Tia với dấu sắc không rõ lắm.
    Công nhận là VN hấp thu đủ thứ lỉnh kỉnh của thiên hạ. Không biết chọn lọc cái nào hay cái nào tốt để lấy làm chuẩn.
    Đại từ và chức vụ hay danh xưng trùng nhau. Do đó đại từ của Việt Nam cũng dần dần tăng lên theo các cấp bậc và danh xưng của xã hội. Không biết các bạn nghĩ thế nào chứ theo tôi như thế là một điều không hay.
    Thế đó: xã hội đối xử với nhau phần lớn theo kiểu kẻ trên người dưới.---> bình đẳng xã hội ở đâu ( dù chỉ là trong suy nghĩ) ?
    Thế đó. HÁN NHO quả thật là một trong những học thuyết tồi tệ và đen tối nhất trong lịch sử nhân loại. Một khi đã bén rễ vào rồi thì khó có thể nhổ bỏ đi được. Con người trở thành nô lệ của học thuyết này một cách tự nguyện và theo quán tính. Không có thuốc nào chữa trị hay hơn là các học thuyết cac ngợi sự bình đẳng bác ái giữa con người với nhau.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bàn về Hán-Nho là bàn về thần-ngôn của Khổng-Mạnh. Con người ngày nay có thể nói là không thiện, chẳng ác, chỉ nhằm đến lợi ích của bản thân mà thôi. Cho nên họ cũng chọn lựa ngôn lời của Thánh-nhân để đưa đẩy thủ đoạn, mà Lễ chính là 1 chiêu bài khá hiệu nghiệm. Cái "lễ" này vừa giúp hình thành 1 tư cách, vừa để che đậy những thủ đoạn. Chẳng ai dùng thủ đoạn mà lại công khai tuyên bố về thủ đoạn đó. Bệnh về tư cách có lẽ có nguồn gốc ng''ngữ. Con người biểu đạt bằng ng''ngữ, qua ng''ngữ, chứ không bị điều khiển bởi ng''ngữ . Khi chúng ta qua cái tuổi 18 thì tính cách cố định, mọi việc làm của chúng ta cũng chỉ để biểu tượng hóa chính mình...Nếu tính cách không cố định thì chẳng thể xây dựng được điều gì. Vấn đề là bạn xây dựng tư cách hay bạn đi tìm những cảm xúc, như những nghệ sĩ ? Truyền thông văn hóa phương Đông không đề cao các giá trị biểu cảm. Che đậy mọi cảm xúc, phải chăng là 1 chuẩn mực của Nho giáo ?
  10. rongdenvn

    rongdenvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Tiếng cổ, tiếng phổ thông TQ gọi bố là die (tia), đọc ngang, không có dấu. Theo như bạn thì cắt (cut) là tiếng Anh-Việt, ba (bố) tiếng Việt -Indo cùng cội
    nguồn với tiếng Nhật-Trung, vì âm nghĩa khớp hoàn toàn.
    Không một ngôn ngữ nào không phân biệt địa vị trên dưới, nam nữ, cấp bậc bạn ạ. Bình đẳng xã hội ở đâu? Theo bạn?
    Bạn có thể đoán được nhiều hơn, tục thờ cúng ông bà tổ tiên ảnh hưởng từ Nho giáo, tục cúi đầu của người Ấn Độ xuất phát từ Hàn Quốc và bạn nếu
    bạn tìm hiểu xong về ngôn ngữ xưng hô tiếng Indonesia, và trả lời hộ tôi Indonesia có bị ảnh hưởng Nho giáo hay không, tôi sẽ tặng bạn những bài luận
    về ngôn ngữ và đạo Hán nho do tự tay tôi viết. Bạn bình tĩnh tham khảo.

Chia sẻ trang này