1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TRAO ĐỔI CHẤT CỦA PHÔI NGƯỜI Ở GIAI ĐOẠN SỚM TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ConCay, 20/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TRAO ĐỔI CHẤT CỦA PHÔI NGƯỜI Ở GIAI ĐOẠN SỚM TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO

    SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TRAO ĐỔI CHẤT CỦA PHÔI NGƯỜI Ở GIAI ĐOẠN SỚM TRONG Đ
    IỀU KIỆN INVITRO


    1. GIỚI THIỆU

    Sự phát triển của kỹ thuật IVF (invitro fertilization) diễn ra trong suốt thập niên 1950- 1960, kết quả là đứa trẻ đầu tiên, bé Louise Brown chào đời năm 1978 đã đánh dấu cột mộc đáng ghi nhớ. Cũng từ đó trở đi, nhiều kỹ thuật hiện đại ra đời cho phép người ta nghiên cứu kỹ lưỡng về các cơ chế điều hòa sự phát triển phôi cũng như sự biệt hóa ở giai đoạn phát triển sớm. Do vậy, kiến thức và sự hiểu biết về những khía cạnh của sự phát triển giai đoạn sớm của phôi người đã quay trở lại hỗ trợ tích cực cho kỹ thuật IVF. Vì một điều đơn giản là để gia tăng tỷ lệ thụ thai nhờ IVF thì người ta cần phải hiểu thật kỹ lưỡng những hoạt động sinh học của phôi ngay từ thời kỳ rất sớm

    2. TÓM LƯỢC CÁC DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA SỰ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN SỚM Ở ĐỘNG VẬT CÓ VÚ VÀ NGƯỜI

    Giai đoạn phát triển sớm ở động vật có vú (preimplantation) bắt đầu khi trứng thụ tinh và chấm dứt khi trứng hoàn tất giai đoạn túi phôi (blastoyst) sẵn sàng cho quá trình làm tổ (implant). Ở người, giai đoạn này chiếm xấp xỉ 5 ngày, còn thời gian thực sự thì vẫn không được các định rõ, do các nghiên cứu về phôi người đều được tiến hành in vitro, nên những xáo động bên ngoài trong quá trình nuôi cấy đã phần nào tác động lên sự phát triển của phôi. Theo dõi diễn biến của qua trình thự thai, tiền nhân (pronucleis) có thể được nhìn thấy khoảng 11-18 giờ sau khi tinh trùng xâm nhập vào trứng. Sau đó, chu trình tế bào đầu tiên sẽ diễn ra trong khoảng 30 giờ và điều cần lưu ý là sự phân chia tế bào đầu tiên mang tính bất đối xứng. Phôi ở giai đoạn 2 và 4 tế bào có thể quan sát ở ngày thứ 2, còn giai đoạn 8 tế bào thì đến ngày thứ 3 sau khi thụ tinh. Quá trình nén chặt (compaction) sẽ bắt đầu suốt thời ky phân chia 4 tế bào (xấp xỉ 68 giờ sau thụ tinh), trong khi đó sự bành trướng của túi mầm có thể thấy được ở 5 ngày sau.

    Trứng trưởng thành chứa đầy đủ các sản phẩm phiên mã (transcripts) và protein có nguồn gốc của mẹ đủ để cung ứng cho quá trình thụ thai cũng như khi tế bào phân chia 2 tế bào đầu tiên. Hoạt động của bộ genome của phôi sẽ bắt đầu thực sự hoạt động khi tế bào phân chia lần thứ 3, thay thế cho bộ gene của mẹ đã điều khiển giai đoạn chuyển tiếp trước đó. Khi hoạt động, bộ genome của phôi sẽ sản xuất các sản phẩm protein và mRNA đặc hiệu cho phôi. Xem xét sự nét chặt và sự biệt hóa tế bào phôi người, người ta nhận thấy chúng có những nét tương cận với chuột. Túi phôi sẽ mở rộng bành trướng về các phía đến mức tối đa, sự liên hệ giữa các tế bào lúc này được hình thành thông qua các phức hợp gọi là cầu nối liên bào hay kẽ gian bào (intercellular gap, tight junctional complexe). Chính thông qua các cầu nối này mà sự giới hạn của các tế bào đơn lẻ khó được phân biệt với nhau. Cùng lúc này, sự phân cực của màng và tế bào chất diễn ra khiến cho túi phôi phát triển hình thành các vùng tế bào chất và vùng màng khác biệt rõ rệt (vùng đỉnh và vùng cơ bản).

    Quá trình mitosis sau đó sẽ tạo ra hai dạng tế bào. Tế bào cực (polar cell) có thể tạo ra hai dòng tế bào cực chị em hoàn toàn đồng nhất hoặc tạo ra một tế bào cực và một tế bào không cực khác (apolar cell), điều này phụ thuộc đường phân chia. Tế bào không cực sẽ có khuynh hướng tập trung gần lại với nhau bên trong phôi giai đoạn sớm để tạo ra khối tế bào bên trong (innner cell mass- ICM). Trong khi đó thì các tế bào cực sẽ tiếp tục duy trì bên ngoài để hình thành ngoại phôi bì dinh dưỡng (trophectoderm-TE), được coi là hệ thống biểu mô vận chuyển đầu tiên của phôi. Theo kết quả của các quá trình vận chuyển, sự tích tụ các chất dịch diễn ra và túi phôi dâu (morula) sẽ được biến đổi trong túi phôi. Túi phôi lúc này chứa một nhóm nhỏ các tế bào ICM và một túi TE bao quanh một khoang chứa đầy chất dịch. ICM sẽ hình thành chính xác phôi, còn TE sẽ cho ra màng ngoại phôi và nhau thai.

    3. CÁC YẾU TỐ ĐẪN ĐẾN SỰ KIỀM HÃM PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI Ở GIAI ĐOẠN SỚM

    Ở người, xem xét các trạng thái phát triển từ hợp tử cho đến giai đoạn túi phôi (kể cả invitro và invivo), người ta nhận thấy hiện tượng kiềm hãøm phát triển xảy ra với tỷ lệ khá cao. Chẳng hạn một bộ sưu tập phôi người nổi tiếng của Hertig-Rock cho thấy có đến 30% phôi bị ngừng phát triển trước khi đạt đến trạng thái túi phôi. Hoặc trong một báo cáo khác, người ta cho thấy khi thu thập 25 phôi bằng cách rửa tử cung khoảng 5-7 ngày sau khi sử lý LH, thì chỉ có khoảng 24% là sống đến giai đoạn túi phôi. Khi xem xét các phôi đã đạt trạng thái 2-4 tế bào in vitro thì người ta cũng nhận thấy có đến gần 50% không đạt đến trạng thái túi phôi. Xem xét trên quy mô lâm sàng, một thống kê cho thấy với 563 phôi IVF, thì chỉ có khoảng 48% là đạt đến trạng thái túi phôi sau 6 ngày thụ tinh. Và hơn nữa, chỉ có khoảng 20% phôi 4 tế bào được chuyển vào tử cung là phát triển làm ổ bình thường. Có 3 cơ chế được đưara để giải thích cho hiện tượng tỷ lệ cao bất thường nói trên, đó là (01) bất thường của nhiễm sắc thể, (02) các yếu tố bất thường nội tại bên trong trứng và phôi giai đoạn sớm và (03) điều kiện nuôi cấy không tối ưu.

    3.1 Sự bất thường của NST

    Sự bất thường của NST có khả năng là nguyên nhân chính gây nên sự hư thai ở người. Xem xét tỷ lệ hư thai do sự bất thường của NST, người ta nhận thấy tỷ lệ này giảm từ 5% thai 7 tuần tuổi xuống còn 0,6% ở thai chuẩn bị sinh. Phân tích NST của các phôi người đang phân cắt nuôi cấy in vitro cho thấy đến 40% chứa bộ NST bất thường, bao gồm thể đơn bội, thể khảm và lệch bội lẻ (monosomies, mosaicism và aneuploidy).

    Sự bất thường của NST thường bắt gặp trong các phôi dị dạng hình thái cũng như các phối bị kiềm hãm phát triển. Tuy nhiên, người ta chưa tìm ra được mối liên hệ giữa NST với hình thái của phôi giai đoạn phát triển sớm. Thật vậy, khoảng 29% các phôi có hình thái bình thường lại mang bộ NST dị dạng như là lệch bội lẻ. Có thể cho rằng, khi NST bị dị dạng, sẽ khiến quá trình sinh tổng hợp mRNA và protein bị rối loạn hoặc thiếu hoặc thừa những protein thiết yếu, tất cả điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của phôi giai đoạn sớm.

    3.2 Các yếu tố bất thường nội tại

    Trứng người trưởng thành là một tế bào vừa mang tính chất đã biệt hóa cao vừa mang tính chất toàn năng. Trong thành phần cytoplasma của trứng, người ta nhận thấy chúng chứa đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng các protein hoặc sản phẩm phiên mã nhằm cung cấp đảm bảo cho quá trình thụ thai và lần phân chia đầu tiên thành công. Ngoài ra, trứng còn tạo ra các dòng tế bào mà từ đó sẽ hình thành bào thai (foetus) và màng ngoại phôi bì (extra-embryonic membrane). Như vậy, để cho các diễn tiến sinh học trên thành công, thì nhân và cytoplasm của trứng phải phối hợp hoạt động nhịp nhàng trong suốt pha tăng trưởng. Do vậy, bất kỳ một sự xáo trộn ảnh hưởng nội tại nào bên trong đều có thể khiến cho các thành phần sinh học của trứng bị biến đổi, từ đó hoạt động bị ảnh hưởng khiến khả năng phát triển của phôi bị giảm sút.

    Tuy nhiên, khi xem xét trường hợp phôi bị giảm hoạt động ở giai đoạn 4-8 tế bào thì người ta cho rằng có một nguyên nhân khác. Đó là do sự thiếu hụt của các sản phẩm phiên mã di truyền theo dòng mẹ. Sự thiếu hụt các sản phẩm phiên mã này dưới một ngưỡng nào đó sẽ khiến cho phôi không đủ các nguyên liệu cần thiết để phát triển.

    Xem xét trên phôi người nuôi cấy in vitro thì người ta nhận thấy một tính chất khác đã ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi, đó là sự phân mảnh của cytoplasmis với một tỷ lệ rất cao. Trên 75% phôi giai đoạn sớm cho thấy chúng bị phân mảnh ở nhiều mức độ khác nhau. Rõ ràng phôi giai đoạn sớm rất dễ bị tổn thương nếu các mảnh bị phân rã chứa các protein thiết yếu cho sự hoạt động của phôi.

    Cũng cần nói thêm là hiện tượng NST bất thường như đã đề cập ở trên thì sự bất thường của nhân do hiện tượng phân mảnh cũng là một nguyên nhân đáng xem xét. Hiện tượng nhân bị phân mảnh sẽ khiến cho nhân có cấu trức, hình thài bất thường như là không nhân (anucleate) hoặc luỡng nhân (binucleate).

    Và một yếu tố nội tại cuối cùng cũng cần đượ chú ý, đó là sự hoạt động bất thường của các cầu nối liên bào.

    3.3 Các yếu tố bất thường bên ngoài

    Trong suốt quá trình phát triển ở giai đoạn nang, trứng có mối quan hệ mật thiết với tế bào hạt (granulosa) thông qua các cầu nối và vì vậy trứng chịu tác động rất nhiều của môi trường nang. Thời gian cho trứng trưởng thành trong nang tương đối dài, do vậy bất kỳ một tác động bất lợi nào bên ngoài đưa đến đều có thể làm cho trứng bị xáo trộn các cấu trúc quan trọng thậm chí cả các cơ quan tử bên trong. Tất cả các ảnh hưởng bên ngoài này đều có thể làm trứng giảm khả năng phát triển về sau.

    Một trong những ảnh hưởng đầu tiên mà người ta có thể nhận thấy, đó là sự thiếu hụt oxy. Thông qua việc đo nồng độ ATP (chỉ số trung gian để đánh giá mức độ tiêu thu oxy tế bào) bằng phương pháp bioluminescence, người ta nhận thấy ở các phôi có hình thái bất thường đều tương ứng với nồng độ ATP nội bào rất thấp.

    Thành phân môi trường nuôi cấy IVF cho người chủ yếu được suy luận từ các nghiên cứu trên chuột và được hiệu chỉnh dựa trên các chỉ số sinh hóa của huyết thanh người. Tuy nhiên khi phân tích hàm lượng thành phần các chất dịch trong ống sinh dục con cái và các nghiên cứu về sự trao đổi chất của phôi, người ta dần dần đi đền kết luận là môi trường IVF chưa thật sự hoàn hảo do nhiều chất thành phần đã bị bỏ sót còn nhiều chất khác lại có hàm lượng vượt mức cần thiết. Điều này thể hiện qua nhiều dữ liệu như là thòi gian nhân đôi của trứng bị trì hoãn, kéo dài; số lượng tế bào balastocyte rất thấp; khối lượng khô của phôi giảm sút; giảm sự trao đổi chất hiếu khí mà chủ yếu là giảm số lượng rất lớn lactase; các gốc tự do bị tạo ra quá nhiều còn các cơ chất tiêu diệt gốc tự do thì thiếu hụt.

    Các nghiên cứu cơ bản trên nhiều loài hiện nay đều cho phép các nhà nghiêu cứu hiệu chỉnh một cách chính xác công thức môi trường nuôi cấy trứng, phôi invitro. Tuy nhiên, với người thì hiện vẫn còn nhiều trở ngại. Đó là chưa nói đến các điều kiện nuôi vẫn còn nhiều khoảng cách giữa in virro và in vivo.




    ConCay viet phan 1-3, NKTN viet phan 4-5
  2. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    4. SỰ TRAO ĐỔI CHẤT Ở PHÔI THAI NGƯỜI
    Sự trao đổi chất ở phôi khác nhau giữa giai đoạn tiền và hậu nén chặt, tương ứng với giai đoạn trước và sau khi phân cắt cho ra 4 tế bào. Trước khi nén chặt, các tế bào túi phôi gắn với nhau một cách lỏng lẻo, và do đó, khả năng chúng tiếp xúc với môi trường là như nhau. Các phôi ở giai đoạn tiền nén chặt thể hiện các đặc tính: mức độ sinh tổng hợp tương đối thấp, mức độ hô hấp thấp, và giới hạn về khả năng chuyển hoá glucose nhằm cung cấp năng lượng. Mặt khác, các phôi ở giai đoạn hậu nén chặt có mức độ sinh tổng hợp cao và nhu cầu năng lượng tăng lũy tiến. Chúng trở nên có khả năng chuyển hóa glucose và tích cực kiểm soát pH và các thành phần của tế bào chất.
    Nhu cầu dinh dưỡng của các phôi trước khi cấy vào tử cung đã và đang được nghiên cứu chủ yếu trên động vật thí nghiệm. Vì chỉ có một số ít phôi người dùng cho nghiên cứu, hiện tại số lượng các nghiên cứu về trao đổi chất ở phôi thai người trong điều kiện invitro rất giới hạn. Về phương diện thí nghiệm, có hai cách tiếp cận khác nhau để ước định nhu cầu dinh dưỡng của phôi thai. Cách tiếp cận thứ 1, bằng cách sử dụng kỹ thuật invasive hoặc non-invasive, người ta tiến hành đo lường trên một số phôi một số chất trao đổi được thu vào hoặc thải ra ở mức trung bình. Các cơ chất đã đánh dấu phóng xạ được dùng trong nghiên cứu các con đường trao đổi chất, qua đó dẫn tới việc hình thành ATP ở các giai đoạn chuyên biệt, khi đó các kiểm nghiệm non-invasive microfluorescent cho phép ước định sơ bộ mối liên hệ trao đổi chất và khả năng sống của phôi trong suốt quá trình phát triển.
    Đối với cách tiếp cận thứ 2, sự phát triển phôi được ước định cho đến giai đoạn blastocyst căn cứ trên sự hiện diện hoặc thiếu một thành phần chọn lọc trong môi trường nuôi cấy. Tỷ lệ phần trăm các phôi đạt đến giai đoạn blastocyst và số lượng tế bào TE và ICM sau đó được nghiên cứu để định rõ ảnh hưởng có lợi hoặc độc tính của các thành phần chuyên biệt. Thử nghiệm định tính cuối cùng là sự chuyển các blastocyst đã được nuôi cấy trong các điều kiện đã được định rõ bên trên nhằm đánh giá khả năng truyền cấy phôi. Sử dụng những kỹ thuật trên cho phép chúng ta thu nhận thông tin về các thông số như các yếu tố vật lý, cơ chất năng lượng, và các thành phần amino acid.
    Ghi chú:
    Giai đoạn sớm của blastocyst được đánh dấu bằng sự hình thành blastocoel, trong đó:
    * ICM ?" embryo, extraembryonic membrane:
    * TE - extraembryonic tissue
    4.1 Cơ chất năng lượng
    Quá trình trao đổi chất ở phôi người trong giai đoạn sớm của phôi thai tương tự như ở chuột. Mặc dù phôi người chứa đầy đủ các yếu tố bổ sung cho enzyme phân giải glucose, nhưng hoạt tính phân giải glucose vẫn bị khóa (?oblock?) trước khi nén chặt xảy ra ở phôi. Quá trình trao đổi chất ở các phôi đơn gần đây được đo theo kiểu non-invasive cùng với việc sử dụng glucose [U-14C]. Glucose được hấp thu bởi các phôi ở giai đoạn sớm tỏ ra rất chậm nhất là ở giai đoạn 1 tế bào, có khi thậm chí không thấy sự hấp thu. Sự hấp thu tăng chút ít đối với phôi giai từ 2 tế bào đến 8-16 tế bào nhưng ở mức <10pmole/phôi/giờ, sau đó tăng lên 20-30pmoles/phôi/giờ sau khi có hiện tượng nén chặt, quá trình này khiến glucose trở thành nguồn ưu thế cung cấp năng lượng cho phôi ở giai đoạn blastocyst. Sự hấp thu pyruvate cho tới giai đoạn blastocyst đạt tối đa 40-45pmoles/phôi/giờ. Và khi đó, hấp thu pyruvate giảm đi mặc dù quá trình này vẫn duy trì ở mức cao hơn quá trình hấp thu glucose.
    Sự chuyển hóa carbohydrate tương quan với khả năng sống của phôi. Tổng hấp thu glucose và pyruvate càng cao khi phôi phát càng triển tới giai đoạn blastocyst. Tuy nhiên, ở từng từng tế bào, sự hấp thu pyruvate và glucose lại giảm , trong suốt quá trình phát triển cho đến giai đoạn blastocyst. Ở mỗi giai đoạn phát triển, sản phẩm lactate tạo thành cao hơn giá trị thực được giải thích bởi sự tiêu thụ glucose. Một phần lactate có thể xuất phát từ sự oxy hóa các nguồn năng lượng nội sinh như protein, lipid hoặc các amino acids.
    Trong khi pyruvate đóng vai trò thiết yếu trong giai đoạn sớm của tiền cấy phôi, glucose lại tỏ ra làm tổn hại đến khả năng sống của phôi trong điều kiện invitro. Giảm nồng độ glucose trong môi trường nuôi cấy (từ 1 đến 0 mM) dẫn tới sự tăng tổng số tế bào trong phôi blastocyst 6 ngày tuổi ở người. Glucose cũng gây độc cho sự phát triển của phôi tiền cấy ở các loài khác như các dòng giao phối xa ở chuột nhắt, chuột đồng, bò, cừu. Tuy nhiên, trong hai thử nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm ở người diễn ra sau đó, sự cắt giảm hoặc loại bỏ glucose ra khỏi môi trường nuôi cấy trong suốt các giai đoạn phân cắt sớm hoàn toàn không cho thấy sự cải thiện nào về hình thái phôi 2 ngày sau thụ tinh cũng như về tỷ lệ cấy phôi. Trong trường hợp này, có thể độc tính của glucose lệ thuộc thành phần môi trường và lệ thuộc vào giai đoạn phát triển của phôi. Hiện tượng mất tác động có ích lên phôi trong các nghiên cứu trên có thể được giải thích bởi vô số khả năng khác: tác động ức chế lên sự phát triển có thể xảy ra một cách chuyên biệt khi glucose hiện diện quanh thời điểm hoạt hóa bộ gen của phôi; các phôi ở giai đoạn sớm như được sử dụng trong IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm) chỉ hấp thu một lượng nhỏ glucose để chúng không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng glucose cao trong môi trường nuôi cấy; hoặc vì chúng được nuôi cấy trong thời gian quá ngắn nên không thể thấy được ảnh hưởng của glucose lên quá trình phát triển.
    4.2 Amino acid
    Trong nỗ lực giải thích việc phôi bị kìm hãm phát triển trên một số loài khác chuột, tác động của amino acids đã được khảo sát. Thực sự, mối quan tâm đến vai trò của amino acid trong quá trình phát triển phôi động vật hữu nhũ đã được nhen nhóm từ nghiên cứu của Bavister trên phôi chuột đồng, nghiên cứu này cho thấy sự bổ sung các amino acid vào môi trường nuôi cấy cho phép các hợp tử phát triển đến giai đoạn blastocyst. Hơn nữa, một lượng lớn các amino acid được tìm thấy trong chất dịch ở hệ sinh dục, hợp tử, và phôi thỏ. Amino acids dồi dào nhất trong dịch hệ sinh dục là glutamine, taurine, glycine, và alanine, trong khi đó trong trứng và phôi lại nhiều alanine, aspartate, glutamate, taurine và glycine nhất.
    Các amino acid đã cho thấy hiệu quả cải thiện sự phát triển phôi tiền cấy trong điều kiện invitro ở nhiều loài khác nhau, bao gồm chuột, bò, cừu, thỏ, chuột cống, và ở người. Hơn nữa, tác động biệt hóa và điều hòa về mặt thời gian của các amino acid cũng được nhận thấy ở phôi chuột và bò. Người ta nhận thấy rằng các amino acid không thiết yếu và glutamine trong môi trường Eagle làm giảm thời gian củanhững phân cắt từ ba tế bào đầu tiên (first three cell divisions) của phôi chuột, và thúc đẩy sự hình thành blastocyst trong điều kiện invitro. Tuy nhiên các amino acid thiết yếu trong môi trường Eagle lại là tác nhân kiềm hãm nếu chúng hiện diện trước thời điểm phôi ở dạng 8 tế bào, nhưng chúng lại là tác nhân thúc đẩy sự phát triển blastocyst và số lượng tế bào khi phôi được 8 tế bào trở đi. Sự kết hợp amino acid không thiết yếu và glutamine ở giai đoạn trước khi phôi 8-16 tế bào và toàn bộ các amino acid sau giai đoạn 8-16 tế bào được coi là sự kết hợp hiệu quả nhất nhằm tăng khả năng sống của phôi bò trong điều kiện invitro.
    Tuy nhiên, những hiểu biết về tác động của amino acid lên sự biệt hóa của phôi người trong điều kiện invitro còn rất hạn chế. Các môi trường liên tục gần đây được đưa ra và dành cho IVF ở người. Các môi trường này được ghi nhận là đã nuôi được đến 50-60% phôi ngườiphát triển đến blastocyst. Phần lớn các phôi tạo khoang (cavitate) vào ngày thứ 5 và tỷ lệ phôi dùng cho cấy chuyển đạt 45.5%.
    Gần đây, chúng ta nhận thấy rằng glutamine hữu ích cho sự phát triển phôi người trong điều kiện invitro, trong khi đó taurine dường như không có tác động vào khoảng thời gian chuyển tiếp giữa phôi 4 tế bào và blastocyst. Dù vậy taurine cũng cho thấy tác động hữu ích trên sự phát triển phôi chuột khi hiện diện vào thời điểm thụ tinh và lần phân cắt 1 tế bào. Trong nghiên cứu sâu hơn, môi trường được thêm vào các tổ hợp amino acid có tác động lên phân cắt và giai đoạn hậu nén chặt đã cho thấy được tác động cải thiện sự phát triển blastocyst ở người. Môi trường liên tục bổ sung glutamine và các amino acid không thiết yếu của môi trường Eagle đã được dùng để hỗ trợ tiến trình phân cắt, trong khi đó môi trường bổ sung đầy đủ 20 loại amino acid được dùng cho sự hình thành blastocyst tiếp sau đó. Khi so sánh với môi trường chỉ bổ sung glutamine, ngườa ta nhận thấy sự hiện diện của các amino acid trong môi trường liên tục làm tăng số lượng tế bào TE và cả ICM .
    Các amino acid là những thành phần chủ chốt trong quá trình trao đổi chất ở tế bào. Người ta cho rằng chúng hữu ích cho quá trình phát triển phôi thề hiện qua một vài cơ chế bao gồm: đóng vai trò là cơ chất năng lượng; tiền chất của quá trình sinh tổng hợp protein; cân bằng thẩm thấu hoăc trợ giúp trong việc duy trì pH nội bào.
    Tính quan trọng của các thành phần khác tron môi trường nuôi cấy vẫn chưa được đáng giá chuyên biệt trên người. Môi trường nuôi cấy dựa trên những yếu tố đã từng được chứng minh cho thấy tác động tích cực lên sự phát triền phôi tiền cấy trên các loài khác. Do đó sự hiểu biết về tác động của việc thêm các vitamin hoặc lipid đối với việc hình thành và khả năng sống của blastocyst còn rất ít. Việc nghiên cứu chuyển hoá lipid có thể góp phần rất lớn vì trong suốt quá trình phát triển, chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tái sắp xếp màng tế bào.
    4.3 Các yếu tố tăng trưởng
    Vô số các yếu tố tăng trưởng đã được xác định trong chất dịch đường sinh dục cái, các thụ thể (receptor) của yếu tố tăng trưởng hiện diện ở tế bào biểu mô của ống dẫn trứng và tử cung. Hơn nữa, các thụ thể và mRNA của một số yếu tố tăng trưởng đã được nhận dạng ở phôi tiền cấy của chuột và bò. Ít nhất chúng hiện diện từ giai đoạn 8 tế bào đến giai đoạn blastocyst. Mặc dù các yếu tố tăng trưởng đóng vai trò thiết yếu trong sự phân chia và biệt hóa tế bào, trong tương tác với tế bào lân cận, hoặc với các tế bào của mô khác, vai trò chính xác của chúng trong quá trình phát triển của phôi tiền cấy vẫn còn rất mơ hồ. Các yếu tố tăng trưởng có thể ảnh hưởng theo kiểu autocrine (tự tiết) hoặc paracrine (cận tiết). Các phôi được nuôi cấy theo nhóm hoặc nuôi cấy trong thể tích môi trường nhỏ đã phát triển tốt hơn và kết quả là các blastocyst có nhiều tế bào hơn so với các phôi được nuôi cấy riêng lẽ hoặc trong thể tích môi trường lớn (1ml).
    Yếu tố ức chế ung thư bạch cầu (LIF: leukaemia inhibitory factor) và yếu tố tăng trưởng biểu bì gắn với heparin (EGF: heparin binding-eprdermal growth factor) gần đây được ghi nhận là kích thích sự hình thành blastocyst ở người. Sự bổ sung EGF hoặc yếu tố tăng trưởng thay đổi hình thái alpha (transforming growth factor alpha) vào môi trường làm tăng sự phát triển phôi đến giai đoạn blastocyst. So sánh với các blastocyst nuôi cấy trong môi trường không có Igf-I, sự phát triển blastocyst ở người được tăng cường khi có sự hiện diện của Igf-I và các blastocyst có nhiều tế bào hơn chủ yếu là tăng số lượng tế bào ICM. Người ta cũng ghi nhận rằng blastocyst ở người tiết Igf-II trong môi trường nuôi cấy. Gần đây, Lighten và cộng sự cho thấy rằng các phôi người biểu hiện mRNA phiên mã cho thụ thể của insulin và các thụ thể của yếu tố tăng trưởng giống insulin (insuline ?"like) I và II. Toàn bộ các thí nghiệm cung cấp các dữ kiện về việc các yếu tố tăng trưởng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phôi tiền cấy; và về sự bổ sung một số yếu tố tăng trưởng vào môi trường nuôi cấy có thể giúp tăng khả năng sống của phôi trong điều kiện nuôi cấy.
    5. KẾT LUẬN
    IVF ở người cho phép tạo một số lượng lớn phôi. Một tỷ lệ cao của các phôi này cho thấy sự ngừng phát triển trước khi đến giai đoạn blastocyst. Môi trường không tối ưu làm tổn hại đến khả năng sống của phôi và làm giảm cạnh tranh phát triển phôi.
    Chúng ta chỉ mới bước đầu hiểu được sự phát triển của các phôi trước khi được cấy vào tử cung. Trong suốt giai đoạn này, một số thay đổi chính yếu diễn ra như là sự chuyển tiếp từ kiểm soát của người mẹ sang sự kiểm soát của phôi, và sự biệt hóa của 2 dòng tế bào đầu tiên. Trong khi quá trình chuyển hóa glucose tương đối đã được hiểu rõ, các thông tin đáng kể về chuyển hoá amino acid hoặc lipid, tổng hợp protein và điều hòa hoặc ảnh hưởng của các yếu tố tăng trưởng lại rất ít. Chúng ta cần nhiều thông tin hơn nữa để có thể điều chỉnh môi trường nuôi cấy cho phù hợp với nhu cầu của phôi, hy vọng rằng điều này sẽ giúp cải thiện sự cấy chuyển phôi và tỷ lệ sinh do IVF.
    ConCay viet phan 1-3, NKTN viet phan 4-5
  3. ngongnhinho

    ngongnhinho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    CÁC BÁC CÓ THỂ CHO EM BIẾT CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO KHÔNG ? CỤ THỂ LÀ TỚI KHẢ NĂNG THỤ TINH, KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TỬ (TỪ HỢP TỬ TỚI PHÔI.....) QUA CON ĐƯỜNG , CƠ CHẾ NÀO , TÁC ĐỘNG VÀO ĐÂU (HỆ GEN.....). EM ĐANG THẮC MẮC.
  4. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    bạn đang thắc mắc với mục đích gì và để làm gì (đọc để thoả trí tò mò, hay cần dữ liệu thông tin cho việc học), cũng như tôi muốn biết hiện bạn đang học ngành nào năm thứ mấy (khả năng bạn tiêu hóa các thông tin khoa học của bạn). Vì với mỗi đối tượng khác nhau tôi có thể viết câu trả lời khác nhau. Nếu tôi không biết rõ những điều trên thì xin phép, tôi sẽ không trả lời câu hỏi của bạn về sự liên quan giữa Dioxin và reproduction.
    Thân,
    Concay

Chia sẻ trang này