1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự ra đời của các hình thái xã hội

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi NewGod, 15/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Sự ra đời của các hình thái xã hội

    Lịch sử thế giới trung đại là một giai đoạn trong lịch sử thế giới, nằn giữa phần cổ đại và cận đại (kéo dài từ thế kỷ V đến giữa thế kỷ XVII ). Về cơ bản đây là thời kỳ thống trị của chế độ PK.

    Chế độ PK là hình thánh kinh tế chính trị - xã hội thứ 3 trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. Phương thức sản xuất PK cao hơn PTSX CHNL

    I. PHÂN KỲ LỊCH SỬ

    Lịch sử chế độ PK được chia làm 3 thời kỳ :

    - Thời kỳ 1 : Thời kỳ hình thành và củng cố chế độ PK [ sơ kỳ trung đại ]

    - Thời kỳ 2 : Thời kỳ phát triển của chế độ PK [ trung kỳ trung đại ]

    - Thời kỳ 3 : Thời kỳ suy tàn và nãy sinh quan hệ sản xuất TBCN [hậu kỳ trung đại ]

    II. CON ÐƯỜNG HÌNH THÀNH CHẾ ÐỘ PHONG KIẾN


    -Từ chế độ CHNL sang CÐPK tiêu biểu như : Trung quốc , Ấn độ,...

    -Từ sự kết hợp giữa sự tan rã của chế độ CHNL của La mã với sự giải thể của chế độ CXNT cùa người German như ở Tây âu.

    -Từ chế độ CXNT sang PK không trãi qua chế độ CHNL như các nước Bắc Âu, Ðộng âu, Mông cổ, Aírập và nhiều quốc gia châu á khác.

    Trong qúa trình hình thành chế độ PK , các quốc gia PK đều trãi qua qúa trình Phong kiến hóa ( Qúa trình Phong kiến hóa là qúa trình giai cấp địa chủ phong kiến chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và biến nông dân công xã tự do và các tầng lớp nhân dân lao động khác thành nông dân phụ thuộc phong kiến hay thành nông nô [ qúa trình nầy diễn ra trong suốt thời kỳ hình thành chế độ phong kiến).

    III. ÐẶC ÐIỂM CỦA CHẾ ÐỘ PHONG KIẾN

    1/ KINH TẾ :

    -Thời kỳ đầu vẫn còn kinh tế tự cấp tự túc.

    -Ở thời kỳ phát triển, sức sản xuất phát triển, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Thành thị trở thành trung tâm hoạt động của thủ công nghiệp và thương nghiệp.Quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát triển, từ thành thị xâm nhập vào nông thôn, đẩy lùi dần nền kinh tế tự nhiên, làm tan rã dần nền kinh tế lãnh địa.

    Ðến thời kỳ suy tàn [hậu kỳ] xuất hiện quan hệ sản xuất TBCN.

    2/ XÃ HỘI :

    Xã hội PK bao gồm hai giai cấp cơ bản :

    - Ðịa chủ phong kiến.

    - Nông dân phụ thuộc phong kiến hay nông nô.

    Ngoài ra trong xã hội còn có các tầng lớp xã hội không cơ bản khác như : thợ thủ công ,thương nhân,....

    Mâu thuẩn giai cấp chủ yếu trong xã hội PK vẫn là mâu thuẩn đối kháng giữa giai cấp nông dân với địa chủ PK . Những cuộc đấu tranh của nông dân chống địa chủ PK, khởi nghĩa và chiến tranh nông dân luôn xãy ra trong suốt thời kỳ PK.

    Ðến hậu kỳ trung đại, ở Châu âu xuất hiện một giai cấp mới, đó là giai cấp tư sản. Thời kỳ nầy giai cấp TS là giai cấp tiến bộ - đại diện cho phương thức sản xuất mới, đấu tranh chống PK- đại diện cho phương thức sản xuất lạc hậu lỗi thời.

    Cuộc đấu tranh của GCTS chống GCÐCPK đã tiến hành tên nhiều mặt : văn hoá, tư tưởng, tôn giáo, chính trị, xã hội. Cuộc đấu tranh đó cuối cùng đã dẫn đến CMTS lật đổ CÐPK , xây dựng CÐTBCN

    3/ CHÍNH TRỊ :

    Do tính chất đặc điểm của nền kinh tế, do các hình thái đấu tranh giai cấp ở mỗi nước mỗi thời kỳ, nên xuất hiện nhiều nhà nước PK khác nhau :

    - Phong kiến cát cứ phân quyền.

    - Phong kiến tập quyền.

    - Quân chủ chuyên chế

    - Cộng hòa qúi tộc phong kiến

    Tuy khác nhau, nhưng bản chất giai cấp của những hình thức nhà nước đó là một, đó là bộ máy thống trị của giai cấp địa chủ PK.

    4/ VĂN HOÁ :

    - Văn hóa tinh thần hết sức thấp kém, tôn giáo chiếm địa vị thống trị trong xã hội, giai cấp địa chủ PK lợi dụng tôn giáo, biến tôn giáo thành công cụ thống trị tinh thần.

    Dưới chế độ PK, tư tưởng và tôn giáo, khoa học và nghệ thuật bị chủ nghiã duy tâm thần bí, chủ nghiã giáo điều, chủ nghiã kinh viện, cùng những quan niệm về đạo đức lễ giáo PK kiềm hãm, làm cho xã hội PK rơi vào mù mịt, nên người ta thường gọi thời trung cổ là đêm trường cổ hay đêm trường trung đại

    Tuy nhiên, từ thực tiễn đấu tranh sản xuất và đấu tranh xã hội, nhân dân lao động đã tạo nên những thành tựu to lớn về văn hóa vật chất và tinh thần. Ðó là những cống hiến qúi báu cho nền văn hóa của nhân loại.

    Những tính chất kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa trên là qui luật chung của chế độ PK.Song mỗi quốc gia PK đều ra đời và phát triển trong những hoàn cảnh khác nhau, cho nên mỗi quôc gia đều thể hiện tính qui luật chung vừa có những đặc điểm riêng.

    Ðặc điểm riêng của các quôc gia phong kiến Tây âu:

    Xây dựng trên một khu vực đất đai không rộng, nhưng cư dân thưa thớt và phân bố tương đối đều. Trên khu vực nầy trước kia đã trãi qua chế độ CHNL phát triển cao và tan rã triệt đê, cho nên các yếu tố của chế độ PK đã hình thành đấy đủ và phár triển từ thấp đến cao.

    Ðặc điểm riêng của các quốc gia phong kiến phương đông :

    -Xây dựng trên một khu vực đất đai rộng, nhưng cư dân phân bố không đều, thường tập trung trên khu vực các con sông lớn ( mà việc trị thủy đòi ỏi phải có nhà nước tập trung đứng ra tổ chức quản lý)

    - Chế độ PK ra đời sớm [ TQ 221 BC ] , dù trước kia có trãi qua chế độ chiếm hữu nô lệ hay chuyển thẳng từ chế độ CXNT sang PK, nhưng đều tồn tại dai dẳng nhiều tàn dư của chế độ cũ ( như tổ chức công xã nông thôn, ruộng đất công hữu, chế độ nô lệ,...).

    Quyền sở hữu ruộng đất tối cao thuộc về nhà nước, song bên cạnh còn tồn tại sở hữu ruộng đất PK và chế độ ruộng đất tư hữu tư nhân.

    - Hoàng đế có quyền lực chuyên chế rất lớn. Toàn thể cư dân trong nước đều là thần dân hay bầy tôi của hoàng đế, phụ thuộc chính quyền hoàng đế.

    Giai cấp địa chủ PK luôn tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, khuynh loát lẫn nhau và lấn át vào hình thức sở hữu ruộng đất của nhà nước

    - Những cuộc chiến tranh PK giữa các tập đoàn PK với nhau, giữa các tập đoàn PK với chính quyền hoàng đế xãy ra liên tục. Nông dân vừa bị sự thống trị của nhà nước, vừa chịu sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ PK. Vì vậy phong trào đấu tranh của nông dân ở phương đông nổ ra rất lớn và rất khốc liệt. Nhiều cuộc đấu tranh đã tiêu diệt cả một triều đại PK.
  2. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Cảm ơn bác, cuối cùng cũng có một học thuật ở trong box học thuật đã hỏng. Em nghĩ rằng, song song với việc đả phá những kẻ bịa đặt xuyên tạc, làm hỏng tính khoa học, chũng ta cùng nhau xây dựng lại một box học thuật, nơi chứa Thông Thái của TTVNOL.
    Theo em, nhà nước phong khiến đã được hình thành từ hai động lực:
    1, động lực đầu tiên là sự thôn tính lẫn nhau. Động lực này được hình thành từ nghuyên nhân cơ bản, khoa học thông tin và quản lý, kinh tế và chiến tranh, xây dựng và phá huỷ tiến bộ một bước với sự xuất hiện của hai thứ quan trọng nhất: chữ viết và đồ sắt. Nhờ có khoa học phát triển, người ta quản lý được những nhà nước to hơn, kinh tế không còn du mục, mà cố định với những cánh đồng. Những đội quân có hậu phương cố định, được trang bị tốt hơn và mạnh hơn những đội quân du mục, tuy thiện chiến nhưng lạc hậu. Việc ở cố định cũng xác định được những giá trị: thành quách, lâu đài, công xưởng và lợi tức, nô lệ.... trên cơ sở quyền lực. Do đó, những bộ lạc chuyển sang cố định hay bán cố định, có điều kiện mạnh lên, liền có nhu cầu thôn tính quyền lực, thống nhất, đồng hoá, trở thành những nhà nước lớn.
    2. động lực thứ hai, làm xã hội có nhu cầu tổ chức lớn hơn là những công trình lớn, ở Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà hay ở ta. Ở đây, phải có những công trình thuỷ lợi cấp nhà nước mới có thể tổ chức sản xuất được.
    Hai động lực ấy không hoàn toàn đồng nhất: một lấy chiến tranh làm phương tiện, một lấy hoà bình.
    Vùng trung tâm châu Á, nơi các bộ lạc du mục truyền kiến thức từ vùng này đến vùng nọ, có vẻ như là nơi, ảnh hưởng đến những nhà nước phong kiến lớn sau này. Hơn 2500 trăm năm trứơc,người Bà La Môn tiến xuống Ấn Độ, áp đặt sự áp bức lên người Dravida. Sự thống trị này cũng có ngày suy yếu, vì người phương Bắc du mục, tuy thiện chiến, nhưng trình độ sản xuất và khoa học không thể thay được người Dravida. Khi sự thống trị suy yếu, người Dravida tổ chức lại truyền bá văn hóa của họ, lấy kiến thức tự luyện mình trong sáng làm đầu, và sinh ra đạo Phật. Việc kết hợp các dòng văn hoá khác nhau, thành một nhà nước Ấn Độ kỳ lạ.
    Ở Ai Cập, việc tập hợp một số lượng lớn nhân công, ban đầu để trị thuỷ sông Nin, đã dẫn đến việc hình thành Ai Cập cổ đại, nổi tiếng với những công trình, sau ảnh hưởng mạnh đến khoa học châu Âu.
    Trước đó, nhà nước Xume (Lưỡng Hà), có lẽ là nhà nước nô lệ có chữ viết đầu tiên của loài người.
    Các bộ lạc du mục đã truyền bá văn hoá, giống người, đến Trung Quốc, kết hợp với dân bản địa, thành nhà nước phong kiến lớn nhất. Các bộ lạc này còn đi xa hơn, trở thành Triều Tiên, Nhật Bản.
    Văn hoá châu Âu hình thành từ các thuyền buôn Hy Lạp, phát triển theo các bờ biển, trở thành một thứ xã hội nô lệ, không thể tồn tại nếu thiếu chiến tranh và thuộc địa. Nó luôn cần bóc lột tận gốc các thuộc địa, đem nô lệ về La Mã, làm đình trệ phát triển của các vùng ven Địa trung hải cho nên không thể tồn tại lâu dài-khi hết đất để chiến tranh mà không tổ chức phát triển được các thuộc địa. Trước sức ép của người Slaver, German, La MÃ tan rã, cùng sự ra đời của Thiên Chúa Giáo và các nhà nước châu Âu. Như vậy, ở châu ÂU, động lực hoà bình hầu như không có bên cạnh động lực chiến tranh, khi thành lập phong kiến. Châu Âu ngay từ khi thành lập đã chia 3: Đông Âu (Slaver) Trung Âu (German) và Tây Âu (La MÃ). Do động lực thống nhất xã hội để sản xuất ít ảnh hưởng, nên Tây ÂU không thể tổ chức ra nhà nước thật mạnh, quản lý chặt chẽ địa phương. Chính quyền tây Âu thời phong kiến rất cát cứ, quyền lực các lãnh chúa địa phương rất mạnh. Triều đình trên danh nghĩa chỉ là một lãnh chúa địa phương lớn. Điều đó, làm kinh tế kém phát triển và tây Âu có mật độ dân số, dân số rất ít so với các nhà nước phong kiến khác.
  3. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Trung Quốc, cúng được hình thành từ động lực hoà bình ban đầu: trị thuỷ song Hoàng Hà. Nhưng sau đó, đến thời quan trọng nhất (Xuân Thu-Chiến Quốc), thì lại theo động lực chiến tranh. Đây là cuộc cách mạng của Trung Quốc: Đồ Đồng sang Đồ Sắt, trong đó: "chiến tranh đem văn hoá đi các nơi"-Đông Chu Liệt Quốc. Nơi này, dân ta được đọc kỹ, thấy rằng, bên cạnh việc các nhà nước lớn mạnh và đánh nhau, còn có việc, tầng lớp bình dân dần tiếp xúc với chữ viết, việc tuyển chọn bình dân có trí thức cao, sử dụng trong chính quyền làm tăng sức cạnh tranh của nhà nước.
    Như vạy, theo em, việc xuất phát từ văn hoá của những đoàn tầu, tạo ra tính hiếu chiến và chia rẽ của nhà nước phong kiến châu Âu, có đúng không???????
  4. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    SỰ NÃY SINH CHỦ NGHIÃ TƯ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI PHONG KIẾN
    1- Sự Phát Triển Của Sức Sản Xuất

    a- Trong công nghiệp :
    - Phát minh lò cao làm tăng khối lượng gang thép (TK XV).
    - Phát minh nhiều máy móc : Máy bơm nước, bánh xe guồng nước, bánh xe quay sợi, máy in,... phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa,...
    - Kỹ nghệ chiến tranh cũng phát triển : súng đại bác, súng cầm tay, thuốc nổ,...
    - Có sự phân công trong lao động nên năng xuất cao.
    b- Trong nông nghiệp :
    - Xu hướng chuyên môn hóa xuất hiện, làm cho hiệu xuất lao động tăng : nuôi bò lấy sữa làm format ; nuôi cừu lấy lông dệt dạ; trồng nho ép rượu,...
    c- Trong thương nghiệp :
    - Công nông nghiệp phát triển đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển, quan hệ buôn bán ngày càng được đẩy mạnh, làm xuất hiện mần mống tư bản chủ nghiã.
    2- Sự giải thể của chế độ phong kiến

    - Vào thế kỷ XVI - XVII quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn chiếm địa vị thống trị. Tuy nhiên quan hệ phong kiến bắt đầu giải thể .
    Như vậy, từ sự phát triển của sức sản xuất và sự giải thể của chế độ phong kiến đã làm nãy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghiã. Mặc khác cũng do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tuy nhiên bản thân nền kinh tế hàng hoá không làm nãy sinh chủ nghiã tư bản, mà chủ nghiã tư bản có điều kiện căn bản là sự tích luỹ ban đầu.
    3 - Sự tích lũy ban đầu của chủ nghiã tư bản

    # Ðiều kiện để thực hiện TLTBNT :
    @ Tư bản :
    - Bằng sự phát triển buôn bán, của cải tập trung trong tay một số ít người.
    - Thuế má nặng nề đánh vào nông dân, làm cho thị dân giàu lên.
    - Cho Vua vay trước tiền thuế rồi đứng ra bao thầu việc thu thuế
    Tư bản ra đời đầm đìa những máu và bùn nhơ ở khắp mọi lổ chân lông của nó [Marx].
    @ Lực lượng lao động làm thuê :
    Lực lượng lao động làm thuê có thể có được là do chiến tranh, thuế má, cướp đoạt ruộng đất,... làm cho người nông dân bị phá sản, họ kéo lên thành thị ngày càng đông, thợ thủ công ngày càng xuất hiện nhiều, họ là một lực lượng lao động làn thuê đáng kể.
    Như vậy, việc cướp đoạt nông dân là điều kiện chủ yếu vừa tạo nên tư bản, vừa tạo nên lực lượng lao động làm thuê ( Anh là nước điển hình trong việc tích luỹ TBNT).
    Chủ nghiã tư bản ra đời là một bước ngoặt lớn của lịch sử, một bước tiến bộ rất dài so với chế độ phong kiến. Nó đã sản sinh ra một khối lượng của cải lớn hơn nhiều so với các xã hội trước và tạo nên một nền văn hóa phát triển cao. Tuy nhiên lịch sử vế sự tước đoạt họ (nông dân) không phải là một vấn đề nghi vấn : nó được ghi trong sử sách của nhân loại bằng nghững chữ máu và lửa không bao giờ phai .

    4 - Sự ra đời của Công trường thủ công


    Một đặc trưng cho sự ra đời của chủ nghiã tư bản thời ấy là sự xuất hiện của các công trường thủ công. Ðây là hình thức kinh doanh công nghiệp đầu tiêbn của CNTB. Vì CNTB ra đời bằng sự phát triển của kinh tế hàng hóa, thương mại, mậu dịch hàng hải, tổ chức ngân hàng tín dụng và các công trường thủ công .
    # Khái niệm CTTC :
    Công trường thủ công là một tổ chức có phân công lao động và kỹ thuật thủ công trong một qúa trình sản xuất, do những người có vốn bỏ vốn ra mua nguyên liệu và tập hợp những người lao động làm thuê lại để sản xuất hàng hóa, nhằm tạo ra nhiều gía trị thặng dư trong bóc lột.
    - Thế kỷ XV, những công trường thủ công ở Châu âu bắt đầu hình thành. Có hai loại công trường thủ công :
    + Công trường thủ công tập trung: Loại công trường nầy được nhà tư bản lập ra và tập hợp những người thợ thủ công khác ngành nghề tại một xưởng để sản xuất hàng hoá.
    + Công trường thủ công phân tán : Nhà tư bản cho những người thợ thủ công chuyên nghiệp nhận gnuyên liệu về làm gia công.
    Trong các công trường thủ công, căn bản là sản xuất bằng tay, có một vài kiểu máy móc thô sơ (khung cửi nửa tự động, lò cao đơn giản,...) Tuy nhiên lúc nầy công trường thủ công tập trung chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ so với công trường phân tán.
    Công trường thủ công xuất hiện trước hết ở những ngành cổ truyền , gắn với nhu cầu sinh hoạt của quần chúng (như nghề làm len dạ) , sau đó xuất hiện các công trường khai thác quặng, luyện kim, đóng tàu, chế tạo vũ khí,...
    Có thê nói, công trường thủ công ra đời vào thời kỳ nầy đã gớp phần làm cải tiến bộ mặt xã hội ( nhất là bộ mặt nông thôn) , nhưng chưa cải tiến một cách triệt để, việc nầy phải đợi đến nền đại công ngiệp sử dụng nhiều máy móc mới làm được.
    5- Sự ra đời của giai cấp Tư sản và Vô sản

    Thế kỷ XV, tầng lớp thương nhân và chủ xưởng ra sức kinh doanh lập ra nhiều công trường thủ công, bóc lột công nhân làm thuê, làm phá sản thợ thủ công và tước đoạt ruộng đất của nông dân, làm những người lao dộng ấy mất đi hết tư liệu sản xuất trở thành người vô sản. Nhờ qúa trình ấy, giai cấp tư sản ra đời đồng thời giai cấp vô sản cũng xuất hiện.
    # Giai cấp tư sản :
    - Thành phần xuất thân của giai cấp tư sản rất phức tạp, gồm : thợ cả, thương nhân, thị dân giàu, chủ nhà buôn, chủ ngân hàng,... họ nắm trong tay nhiều của cải, là lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản (có một bộ phận thân cận với triều đình, mua quan bán tước, quyền lợi của họ gắn liền với triều đình phong kiến gọi là tầng lớp qúi tộc áo dài- tiêu biểu ở Pháp).
    - Ngoài ra còn có bọn qúi tộc mới , xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau, họ kinh doanh theo lối tư bản chủ nghiã (rào đất, chuyên trồng đồng cò để nuôi cừu)
    Cả hai bộ phận nầy chưa ổn định về thành phần, có nhiều quan hệ với xã hội phong kiến, và bước đầu còn phục tùng và ủng hộ triều đình, bằng nhiều hình thức bóc lột khác nhau, nhưng đều nhằm chiếm lấy tư liệu sản xuất và làm vô sản hóa nhân dân lao động.
    # Giai cấp vô sản :
    Là những người bị tước đoạt mất tư liệu sản xuất, trở thành những người làm thuê (thợ thủ công, nông dân, dân nghèo thành thị) . Vào thời kỳ nầy họ còn quan hệ nhiều với nông thôn, đau khổ do chế độ phong kiến gây ra, nên theo giai cấp tư sản để làm cách mạng phản phong.
  5. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Tớ không rõ lắm câu hỏi của Phúc

Chia sẻ trang này