1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự sáng tạo và những khả năng tiềm ẩn của bộ não

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi tuonghoangnam4488, 16/06/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    (Bản có bổ sung)
    Trong sinh học, bạn biết rằng một phân tử ADN bao gồm hai chuỗi peptide. Trên mỗi chuỗi peptide có bốn loại nucleotide viết tắt là A, T, C, G. Mỗi nucleotide trên một chuỗi sẽ gắn kết với một nucleotide trên chuỗi kia bằng các liên kết hydro. Số lượng, sự sắp xếp theo những trật tự khác nhau của các nucleotide đã tạo ra sự đa dạng trong tự nhiên. Khi có sự thay đổi ở vị trí, số lượng, thành phần các loại nucleotide, dù chỉ là một chút xíu thì cũng sẽ có sự thay đổi về hình thái sinh vật. Hệ sinh thái đã trở nên đa dạng theo cách đó. Bạn sẽ thấy có điểm tương đồng trong cách thức hình thành vạn vật trong vũ trụ theo nguyên lý âm dương. Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái và Bát Quái biến hóa khôn lường. Việc đặt giả thuyết theo nguyên lý âm dương đã cho chúng ta thấy toàn bộ mọi thứ tồn tại trong vũ trụ từ cụ thể đến trừu tượng, từ hữu hình đến vô hình đều được cấu thành từ hai loại lượng tử đó là vật chất động và vật chất tĩnh với những tỉ lệ trộn khác nhau. Hai loại lượng tử này với hai loại lực hấp dẫn khác nhau đã kết hợp lại tạo nên những vật chất cơ bản như tế bào, phân tử, nguyên tử, hạ nguyên tử, rồi từ đó tạo nên sự đa dạng của vũ trụ. Các nhà vật lý học cho đến nay đã tổng kết ra có bốn lực cơ bản chi phối toàn bộ thế giới tự nhiên đó là lực điện từ, lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu, và lực hấp dẫn. Để có được một bức tranh vũ trụ thống nhất, cả bốn lực này phải được hợp nhất thành một. Nỗ lực của các nhà vật lý mới chỉ giúp hợp nhất được lực điện từ và lực hạt nhân yếu thành một lực đó là lực điện-yếu, còn lực hạt nhân mạnh và lực hấp dẫn thì vẫn chưa hợp nhất được. Dựa trên nguyên lý âm dương, chúng ta tách lực hấp dẫn ra làm hai loại mang tính chất động và tĩnh, từ đó thống nhất tất cả các lực trong thế giới tự nhiên. Có thể nói, tất cả mọi thứ trong vũ trụ này được sinh ra một cách tự nhiên, một cách bị động nhờ lực hấp dẫn chứ không phải do sự cố ý của bất cứ một thế lực nào. Mọi hành vi của con người đều là do những cảm xúc, tư tưởng trong tâm trí. Bạn có tất cả những cảm xúc và tư tưởng đó một cách bị động do tiếp xúc với thế giới bên ngoài chứ không phải chủ động. Lý do mà bạn luôn cảm thấy cần phải chủ động đó là do những cảm xúc hay tư tưởng khác nhau trong bạn xung khắc với nhau và làm bạn khó chịu, chẳng hạn như một khát vọng nào đó mâu thuẫn với nỗi sợ hãi trong bạn. Nếu bạn bị ngứa thì tất nhiên là bạn phải gãi rồi. Thậm chí cả sự chủ động trong tâm trí bạn cũng chỉ là một phản xạ vô điều kiện. Khát vọng và nỗi sợ là hai cảm xúc cơ bản của con người. Chúng xuất hiện do lực hấp dẫn lượng tử nên chúng ta không thể ngăn chặn chúng xuất hiện mà chỉ có thể tìm cách loại bỏ chúng đi. Con người chúng ta loại bỏ những cảm xúc này bằng sự giúp đỡ của thế giới bên ngoài. Chẳng hạn nếu bạn thèm nghe một bản nhạc có giai điệu du dương, bạn sẽ lên Internet tìm kiếm những bản nhạc như vậy để nghe cho đã. Nếu bạn thèm ăn bún chả, bạn sẽ đi tìm bằng được quán bún chả để ăn một bát cho thỏa cơn khát khao. Nếu không phải vì nỗi khát khao trong tâm lý thì ăn gì mà chẳng được. Tuy nhiên, cuộc sống không dễ dàng như vậy. Có những nỗi âu lo mà bạn không thể tìm ra cách giải quyết, có những khát khao mà bạn không có cách thỏa mãn. Muốn những cảm xúc này biến mất, bạn chỉ có một cách là phải động não tư duy. Có một sai lầm trong nhận thức của con người về sự tư duy đó là cho rằng động não tức là chủ động thúc đẩy bộ não phải nghĩ. Thực tế, cũng giống như cảm xúc, ý tưởng cũng đến với chúng ta một cách bị động theo lực hấp dẫn. Nó phải được sinh ra tự nhiên như cách mà một đứa trẻ chào đời.

    Sự sáng tạo đến từ khả năng liên tưởng của con người. Bạn có thể chủ động nghe, chủ động nhìn nhưng lại không thể chủ động liên tưởng. Các liên tưởng đến với bộ óc bạn một cách tự động nằm ngoài sự chi phối của bạn. Chúng giống như những vị khách muốn đến thì đến, muốn đi thì đi, không mời cũng đến, lúc mời thì lại không đến. Khi cần giải quyết một vấn đề, chúng ta thường không để ý tới các liên tưởng bởi thường thì chúng chẳng ăn nhập gì với vấn đề bạn đang nghĩ cả. Bạn nghĩ bạn đang mất tập trung và cảm thấy cần phải loại bỏ những ý nghĩ vu vơ đi. Nếu như sự tập trung là điều kiện tiên quyết trong lao động chân tay thì sự tập trung lại là sai lầm chết người trong lao động trí óc bởi hai hình thức lao động này là một cặp đối lập. Chúng mang tính chất trái ngược nhau. Lao động chân tay là hành động còn lao động trí óc là tìm đường lối cho hành động. Các ý nghĩ, ý tưởng là sản phẩm của lao động trí óc và thông qua những ý nghĩ, ý tưởng này thì bộ não mới đưa ra chỉ thị cho tay chân để chúng hành động. Bạn hãy hình dung về một cái chai với một cái phễu nằm ở miệng và bạn đang đổ nước vào chai thông qua cái phễu. Mực nước trong chai chính là lượng công việc bạn đã hoàn thành. Khi nào đổ nước đầy chai thì công việc của bạn sẽ hoàn thành. Phần miệng phễu được ví như hoạt động trí óc, phần đuôi phễu được ví như lao động chân tay. Các ý nghĩ, ý tưởng giống như nước được đổ ào ạt vào miệng phễu, rồi sau đó tất cả nước đổ vào phễu sẽ dần được rút xuống cái chai thông qua đuôi phễu. Sự tập trung vào một vấn đề trong lao động trí óc giống như bạn đang lật úp cái phễu lại khiến cho phần lớn nước bị đổ ra ngoài, không có bao nhiêu nước đi vào trong chai.

    Vậy bằng cách nào mà các liên tưởng lại có thể kết tụ lại thành một ý tưởng rõ ràng định hướng cho hành động của bạn? Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên chúng ta hãy cùng xem xét cách tư duy của một thám tử. Nếu là một fan của các câu truyện trinh thám, bạn biết rằng một thám tử luôn có khả năng quan sát, trực giác và xâu chuỗi các sự kiện rất tốt. Anh ta có thể nhìn thấy thứ mà người khác không nhìn thấy, hình dung được trong quá khứ điều gì đã xảy ra cũng như tương lai sẽ xảy ra điều gì. Khi tư duy, người thám tử thường không suy luận theo cái logic mà người khác nghĩ. Khi gây án, đôi khi kẻ thủ ác tạo hiện trường giả để đánh lạc hướng điều tra của cảnh sát. Nếu anh chàng nào mà suy diễn theo lối mòn tư duy thì đã mắc bẫy của hung thủ rồi. Thám tử luôn quan sát ở khắp mọi nơi, kể cả những nơi chẳng có liên quan gì đến hiện trường vụ án cả. Điều này giúp anh ta có thể nhận biết được những mâu thuẫn trong các dấu hiệu và dần hình dung ra trong đầu cách thức gây án của hung thủ cũng như đoán được hung thủ là ai. Người thám tử với tài quan sát, liên tưởng có thể biết được chuyện gì đã xảy ra trong quá khứ như thể anh ta đã tận mắt chứng kiến, đồng thời có khả năng biết được chuyện gì sẽ xảy ra sắp tới mà đi trước đón đầu. Những người khác không tư duy giống thám tử được bởi cách tư duy của họ hạn chế đi sự quan sát và liên tưởng. Hồi phổ thông, khi làm các bài tập Toán, Lý, Hóa, bạn biết rằng một bài toán dù giải ra kết quả vẫn bị sai nếu người giải không tận dụng tất cả các dữ kiện đầu bài cho. Những vấn đề trong cuộc sống là một bài toán động chứ không tĩnh như bài toán trên trang giấy do vũ trụ luôn biến đổi. Hơn nữa, các dữ kiện của bài toán cuộc sống luôn bị giấu nhẹm đi chứ không lộ rõ ra để bạn nắm bắt. Sự tin tưởng tuyệt đối vào logic đã kích hoạt hệ thống logic ở trạng thái bật. Mỗi một dấu hiệu bạn nhìn thấy ở thế giới bên ngoài đều ngay lập tức kích hoạt một chuỗi logic trong não. Khi sự suy diễn là ăn khớp, không chút mâu thuẫn, bộ não thoải mái kết luận bài toán đã giải xong. Bài toán đã được giải xong nên các dữ kiện khác nếu có đều bị loại bỏ. Bạn sẽ nhìn thấy cái bạn tin chứ không thấy sự thực. Người thám tử do đặc điểm nghề nghiệp nên thận trọng hơn trong tư duy. Anh ta luôn tin rằng rất có thể mọi chuyện không như cái vẻ bề ngoài của nó, cho nên trong mọi vụ án, thám tử luôn quan sát tỉ mỉ từng chi tiết chứ không vội kết luận ngay. Bằng suy nghĩ này, anh ta vô tình tắt hệ thống logic của mình và sử dụng tư duy quan sát. Tư duy phân tích và tư duy quan sát là một cặp đối lập. Kiểu tư duy phân tích thiên về việc cố gắng tạo ra một hệ logic chặt chẽ, khiến bạn tin tưởng để hành động chứ không thực sự mô tả được thực tại. Sự quan sát trong tư duy phân tích bị bó hẹp trong những gì bạn nhìn thấy tận mắt ở cự li gần. Kiểu tư duy quan sát thiên về tiếp nhận thật nhiều thông tin để bộ óc có thể hình thành một chuỗi logic đúng với thực tế sự việc đã diễn ra. Dưới lăng kính là nguyên lý âm dương kết hợp với tư duy tin học, chúng ta sẽ thấy toàn bộ vũ trụ giống một cái máy tính với vật chất tĩnh mang giá trị 0, vật chất động mang giá trị 1. Hoạt động tư duy của con người cũng là do lực hấp dẫn được tạo ra bởi hai loại lượng tử này. Tư duy phân tích với việc bật hệ thống logic khiến bộ não coi vật chất tĩnh mang giá trị 1 còn vật chất động mang giá trị 0, ngược lại với tự nhiên. Tư duy phân tích đặt cái tĩnh làm nền tảng, cái động không có ý nghĩa gì hết. Các sự vật, hiện tượng bị cô lập riêng rẽ, không có liên quan gì tới nhau. Sự chuyển động của một sự vật, hiện tượng được coi là tính chất riêng của sự vật đó. Bất kỳ thay đổi nào trong sự chuyển động đó đều là do bị một sự vật khác tác động vào. Vật chất động là loại lượng tử nhỏ cực điểm và chuyển động với vận tốc nhanh cực điểm trong vũ trụ. Chúng ở dạng phân tán nên sẽ không một máy móc nào của con người nhận biết được sự tồn tại của chúng. Vật chất tĩnh là loại lượng tử mang tính kết tụ. Khi sự kết tụ đủ lớn, chúng tạo thành những vật thể mà con người và máy móc có thể quan sát được. Vật chất động tạo ra mọi sự chuyển động trong vũ trụ. Sự chuyển động của vật chất động tạo ra những dòng chảy sự kiện mà dấu vết của chúng nằm trên tất các sự vật hiện tượng nhìn thấy được. Tư duy quan sát tắt hệ thống logic và lấy cái động làm nền tảng, vật chất động sẽ mang giá trị 1 còn vật chất tĩnh sẽ mang giá trị 0, đúng chiều với tự nhiên. Khi đó, bộ óc sẽ không coi mọi điều được thấy là bản chất của sự vật hiện tượng mà sẽ coi đó như là dấu vết mà các dòng chảy sự kiện để lại. Não bạn sẽ hướng tới tìm mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng vốn tưởng không liên quan gì tới nhau đó. Giữa các sự vật hiện tượng cách xa nhau trong không gian và thời gian luôn có liên hệ với nhau theo kiểu họ hàng xa. Điều đó giống như mối liên hệ giữa các huyệt đạo trên cơ thể vậy. Khi cần chữa đau đầu, bác sĩ Đông y có thể sẽ không làm gì ở đầu của bạn cả mà lại đi châm cứu, bấm huyệt ở bàn chân, nơi cách rất xa đầu bởi những huyệt đạo ở bàn chân có mối liên hệ mật thiết với vùng đầu. Khi không chịu sự gò bó của logic, vật chất động và vật chất tĩnh sẽ kết hợp để tái tạo lại những sự kiện đã diễn ra ở thế giới bên ngoài dựa theo những thông tin quan sát được. Bộ não sẽ vẽ đồ thị cho sự di chuyển của các dòng chảy sự kiện chỉ dựa vào một số điểm đã xác định. Đồ thị sẽ càng chính xác hơn nếu thu được nhiều thông tin hơn. Nếu cho rằng sự quan sát lấy cái tĩnh làm nền tảng giúp bạn vẽ một bản đồ chi tiết cho một ngôi làng thì sự quan sát lấy cái động làm nền tảng sẽ giúp bạn vẽ bản đồ khái quát cho cả một đất nước, cho toàn thế giới, thậm chí cho toàn vũ trụ. Quan sát lấy cái động làm nền tảng không những mở rộng tầm nhìn trong không gian mà còn cả trong thời gian. Bạn nhìn thấy điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ cũng như điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai. Bạn giống như đang đứng trên đỉnh núi cao nhất, có thể nhìn khắp mọi nơi, tuy không nhìn thấy chi tiết nhưng xác định được hướng đi và mục tiêu dễ hơn.

    Các nhà khoa học phân hoạt động trong bộ não thành hai phần đó là hoạt động ý thức và hoạt động vô thức. Tư duy quan sát giúp bạn phát huy trực giác, cảm giác bạn biết một cái gì đó nhưng không thể hiểu tại sao. Tư duy phân tích tổng kết cho bạn các bước hành động cụ thể, nhưng không chắc ăn. Bộ não đã tổng kết ra tấm bản đồ khái quát trong vô thức và dựa vào đó, bạn tiếp tục vừa hành động vừa quan sát để vẽ ra tấm bản đồ chi tiết, hoàn thiện ý tưởng của mình. Sau một quá trình quan sát và hành động liên tục, ý tưởng của bạn mới thực sự rõ ràng. Trước đó thì ý tưởng của bạn chỉ là những mảnh ghép rời rạc có mối liên hệ với nhau, giống như một bào thai chưa thành hình thù rõ ràng, nên bạn sẽ chẳng thể giải thích gì với ai cả. Bởi vậy, tôi mới nói tư duy quan sát là tư duy để hành động chứ không phải để lý luận. Tư duy phân tích thì tổng kết cho bạn các bước hành động cụ thể, có thể tiến hành nhanh chóng nhưng trong dài hạn sẽ gặp nhiều chướng ngại dẫn đến vỡ kế hoạch. Các công việc không mang tính phức tạp, khó lường thì có thể dùng tư duy phân tích. Tư duy quan sát kết hợp cả suy luận, quan sát và liên tưởng, trong đó chức năng liên tưởng được tận dụng tối đa và là sản phẩm đầu vào, lý lẽ là cái đến sau, là sản phẩm đầu ra được bộ óc tổng kết ra sau quá trình hoạt động. Tư duy phân tích thì tập trung chủ yếu vào suy luận, hạn chế tầm quan sát và không tận dụng được chức năng liên tưởng, và lý luận là đầu vào. Với tư duy quan sát, bạn để cho vô thức của bạn làm việc là chủ yếu chứ không phải ý thức. Các nhà khoa học ngày nay đã làm nhiều thí nghiệm chứng minh vô thức có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp tốt hơn ý thức nhưng chưa hiểu được nguyên lý của điều này. Với việc tắt hệ logic đi, bộ óc sẽ xác định chiều hướng di chuyển của các dòng chảy sự kiện do vật chất động tạo ra thông qua các dấu hiệu ở các sự vật, hiện tượng. Tư duy quan sát mang tính tâm linh, do hoạt động vô thức chỉ đạo, tư duy phân tích mang tính khoa học, do hoạt động ý thức chỉ đạo. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp tư duy quan sát với tư duy phân tích để xây dựng một công trình khoa học, tạo ra các phát minh có tính ứng dụng cao. Tư duy quan sát rất hạn chế sử dụng ngôn từ làm đầu vào bởi ngôn từ cố định ý niệm trong óc bạn lại, kích hoạt ý thức và hạn chế hoạt động của vô thức, khiến bạn dễ tập trung hơn nhưng lại khó có sáng kiến hơn. Kiểu tư duy này sử dụng thị giác là chủ yếu. Trong năm giác quan, thị giác mang lại tới 80% thông tin cho não bộ nên việc tập trung vào quan sát giúp bộ óc thu nhận được một số lượng thông tin khổng lồ trong một thời gian rất ngắn. Nếu tôi cho bạn nhìn ảnh chân dung của một người rồi cho bạn tìm ra người đó trong một đám đông. Bạn chỉ cần quan sát kỹ, dù người đó có thay đổi kiểu tóc, cách ăn mặc, đeo kính thì bạn vẫn có thể nhận ra người đó bằng mắt. Nhưng nếu tôi dùng lời nói để miêu tả người đó rồi bắt bạn tìm thì sẽ hạn chế khả năng bạn tìm ra người đó trong đám đông bởi bộ óc bạn thiếu rất nhiều thông tin để có thể nhận diện người đó.

    Như vậy, liên tưởng là một chức năng của vô thức, có thể được tận dụng thông qua thị giác. Chúng ta có thể ví chức năng liên tưởng của bộ não giống như sự linh hoạt của đôi bàn tay. Các loài động vật khác không có khả năng sử dụng công cụ để kiếm ăn mà chỉ có thể dùng sức của chính bản thân chúng. Con người tuy yếu hơn các loài động vật khác về nhiều mặt nhưng nhờ có đôi bàn tay đã biết mượn sức mạnh từ những sự vật trong thiên nhiên để làm công cụ kiếm ăn. Đôi bàn tay thậm chí có thể kết hợp nhiều công cụ khác nhau để tạo thành công cụ mới. Bằng đôi bàn tay, con người có thể chế biến mọi sản phẩm thành một sản phẩm khác có giá trị hơn. Của cải vật chất ngày nay chúng ta có đều từ đôi bàn tay con người mà ra. Tuy nhiên, đôi bàn tay của thể xác cần sự hướng dẫn của “bàn tay” của trí não. Người tiền sử nhờ chưa có ngôn ngữ để tư duy nên phải dùng khả năng quan sát. Sự quan sát kích hoạt chức năng liên tưởng khiến người tiền sử biết cách sáng tạo ra công cụ và các sản phẩm chế biến. Ngôn ngữ là một phát minh vĩ đại của loài người giúp họ giao tiếp, tư duy và truyền đạt kinh nghiệm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tư duy bằng ngôn ngữ hạn chế đi khả năng quan sát và liên tưởng. Con người đã quá lạm dụng ngôn ngữ trong cuộc sống và dần dần việc đó trở thành một thói quen, một phản xạ có điều kiện. Cứ mỗi khi gặp vấn đề là lại lôi ngôn từ ra để suy luận. Tâm trí của chúng ta ngày nay không thể giữ im lặng nữa mà lúc nào cũng thấy có tiếng nói bên trong nội tâm. Người Do Thái là dân tộc có thể nói là thành công nhất thế giới. Bí quyết tạo nên thành công của họ chính là biết sử dụng chức năng liên tưởng. Chúng ta đều biết rằng trước kia người Do Thái bị mất quê hương nên họ phải phân tán ra khắp thế giới mà sống. Hoàn cảnh của họ thuộc vào loại khắc nghiệt nhất lúc đó. Nhưng cái khó ló cái khôn, họ buộc phải cố tìm cách làm cho bộ óc họ linh hoạt hơn để tồn tại. Con người chúng ta rất dễ bị rơi xuống tư duy phân tích do thói quen sử dụng ngôn từ để diễn đạt từ lúc còn nhỏ. Để có thể khiến bộ não linh hoạt trở lại và phục vụ chúng ta tốt hơn, chúng ta phải kích hoạt chức năng liên tưởng. Dân Do Thái luôn luyện tập chức năng liên tưởng bằng một số bài tập. Những bài tập để kích hoạt chức năng này chỉ đơn giản kiểu như bạn vẽ một hình tròn trong không trung và liên tục hỏi “Đây là gì?”. Bạn sẽ phải hình dung về tất cả những thứ có hình tròn như thế, càng nhiều càng tốt, như đồng xu, bánh xe, mặt trời, con ngươi mắt, quả bóng, v.v… Bằng cách này, bộ óc sẽ hạn chế bớt đi hoạt động ý thức mang tính chủ động và kích hoạt hoạt động vô thức mang tính bị động.

    Vấn đề trong cuộc sống của một con người chia làm hai loại, một là những vấn đề về sự không có định hướng, hai là những vấn đề về sự có định hướng nhưng bị ngăn cản. Loại vấn đề thứ nhất chỉ liên quan tới thế giới quan trong tâm trí bạn, không liên quan tới thế giới bên ngoài. Bạn chưa có mục tiêu hoặc đã có mục tiêu nhưng chưa rõ đường lối thực hiện như thế nào. Đối với loại vấn đề này thì bạn chỉ cần luôn giữ mình ở trạng thái quan sát, chỉ dùng ngôn từ để miêu tả tính chất của sự vật, hiện tượng và sự kiện bạn thấy được ở thế giới xung quanh chứ đừng đánh giá, tìm hiểu kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không phải để nhớ mà là để chức năng liên tưởng phác họa ra mối liên hệ giữa tất cả những kiến thức rời rạc đó với nhau và với chính bạn, từ đó chỉ lối cho bạn đi thông qua trực giác. Giải thích theo ngôn ngữ toán học thì có thể hiểu là bạn phải cố gắng thu thập thêm càng nhiều thông tin càng tốt, từ đó khiến bài toán trong bộ óc biến đổi thành bài toán khác có thể giải được. Bên cạnh loại vấn đề thứ nhất, trong cuộc sống còn có những điều mà tôi gọi là những rắc rối không đâu. Chúng là những vấn đề đến từ thế giới bên ngoài, khiến bạn khó chịu, hoảng sợ, cáu giận. Bạn có công việc của mình, ước mơ của mình nhưng lại cảm thấy có rất nhiều lực ngăn cản dưới nhiều hình thức không biết từ đâu kéo tới cản trở, gây khó dễ bạn, làm bạn phải mất thời gian giải quyết chúng. Những lực ngăn cản này nếu lớn thì gọi là nghịch cảnh, nếu nhỏ thì gọi là xui xẻo. Những vấn đề loại này thường thúc ép bạn phải giải quyết chúng ngay lập tức, khiến bạn vô cùng căng thẳng. Cách thức giải quyết loại vấn đề này do đó không giống cách thức giải quyết loại vấn đề thứ nhất. Bạn sẽ không có thời gian để bổ sung thông tin, thay đổi bài toán cần giải mà bị buộc phải giải chúng. Có một thầy giáo dạy Toán đã từng nói rằng: “Cuộc sống không phải lúc nào cũng có lời giải nhưng một bài toán thì luôn luôn có lời giải.” Một bài toán khó thường là bài toán mà bạn không xác định được dạng của nó. Chỉ cần có một phép biến đổi thích hợp thì bài toán sẽ trở thành dạng quen thuộc giúp bạn giải nó một cách dễ dàng. Bài toán cuộc sống khác với bài toán trên giấy. Bài toán trên giấy là bài toán bạn giải bằng hoạt động ý thức, bài toán cuộc sống là bài toán mà hoạt động vô thức ở bộ não tự giải. Phép biến đổi phải tìm ở thế giới bên ngoài thông qua quan sát và chức năng liên tưởng. Con người thông qua quan sát các loài sinh vật trong tự nhiên đã sáng tạo ra các môn võ mô phỏng lại động tác của các loài sinh vật đó. Tương tự như vậy, trí não có thể mô phỏng lại đặc điểm của bất kỳ sự vật hiện tượng nào ở thế giới bên ngoài để làm biến đổi bài toán thành dạng có thể giải được thông qua sự tương đồng giữa vấn đề và sự vật, hiện tượng đó. Mọi thứ trong vũ trụ, kể cả con người và những sản phẩm do họ tạo ra đều phải tuân theo những nguyên lý tồn tại và vận động của tự nhiên, chịu sự chi phối của lực hấp dẫn. Mỗi sự vật, hiện tượng có nguyên lý tồn tại và vận động của riêng nó. Đó là cái logic của chính sự vật, hiện tượng đó. Logic trong vũ trụ này là thiên biến vạn hóa, đúng theo từng hoàn cảnh, từng thời điểm và với từng sự vật, hiện tượng. Đối với những vấn đề bạn chưa đối mặt bao giờ thì bạn không biết cái logic cho hành động ở đây là như thế nào. Để biết được phải làm gì, bạn chỉ cần “hỏi ý kiến” của các sự vật, hiện tượng xung quanh bằng cách quan sát, miêu tả các đặc điểm của chúng khi chúng tĩnh hoặc khi chúng đang vận động, tức là khi đang được sử dụng trong lao động. Việc quan sát tính chất của các sự vật, hiện tượng để rút ra cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống không phải là điều mới. Bạn luôn bắt gặp chúng trong ca dao, tục ngữ, trong các câu truyện ngụ ngôn. Tuy nhiên, chính thói quen giải quyết vấn đề bằng cách chìm sâu vào suy nghĩ cùng lối tư duy “vắt óc” đã hạn chế đi sự quan sát, liên tưởng của bạn. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy câu trả lời cho vấn đề của mình từ một đồ vật nào đó nội trong căn phòng của bạn như chiếc bút, cuốn vở, cái bàn, cái tủ, cánh cửa,… Mỗi đồ vật sẽ cho bạn một gợi ý. Thế nào cũng có đồ vật giúp được bạn tìm ra lối thoát. Giống như sự đa dạng của muôn loài là do các cách sắp xếp khác nhau của bốn loại nucleotide, các dạng toán tuy có nhiều nhưng cũng bắt nguồn từ một số dạng cơ bản, và các phép biến đổi cũng thế. Do đó, thông qua quan sát đặc điểm của chỉ một vài sự vật nội trong một căn phòng thôi, bạn cũng đã có thể dễ dàng nghĩ ra cách thức giải quyết vấn đề rồi.

    “Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome.” Mỗi sự vật, hiện tượng bất kỳ bạn nhìn thấy, và cả các sự kiện dù rất nhỏ mà bạn gặp trong ngày, đều có thể tạo ra phép biến đổi cho vấn đề của bạn và có thể giúp bạn giải quyết vấn đề theo nhiều hướng khác nhau tùy theo cái mà bạn quan sát. Tất nhiên, không phải phép biến đổi nào cũng giúp bộ óc giải được bài toán mà bạn cần từ từ quan sát các sự vật khác nhau cho đến khi có một phép biến đổi thích hợp xuất hiện. Chính việc nhíu mày suy nghĩ khi gặp vấn đề đã đóng tư duy của bạn lại, khiến bạn bỏ qua không biết bao nhiêu là lối thoát mà tự nhiên muốn chỉ cho bạn. Niềm tin rằng logic là tuyệt đối đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào và bất kỳ thời điểm nào khiến hầu hết mọi người ngụp lặn trong các lý luận và tranh cãi. Vì lý do đó mà những mâu thuẫn sinh ra giữa người với người, con người tách rời khỏi tự nhiên trong tư duy và không hiểu được thông điệp của tự nhiên, không hiểu được sự dịu dàng, ưu ái mà tự nhiên dành tặng cho mình, dẫn đến tàn phá tự nhiên. Logic là do hoàn cảnh sống cũng như tính cách của mỗi người mang lại cho người đó. Đôi khi kiến thức và kinh nghiệm của bạn là đúng, mang lại điều tốt đẹp, đôi khi là sai và nếu bạn làm theo cái logic đó thì sẽ chữa lợn lành thành lợn què, chưa kể con người ta còn có thể hưởng ứng theo những suy diễn cực đoan. Bạn nghĩ bằng cách nào mà một người lại trở thành kẻ khủng bố bắn giết đồng loại của mình? Bởi vậy, khi tư duy bạn phải thả lỏng bộ óc hoàn toàn, đừng gồng cứng các cơ bắp trí não của mình. Khi bạn bị cái gì đó tấn công mà không thể chạy trốn cũng chẳng thể phản kháng, cơ bắp trên cơ thể bạn sẽ căng lên hết cỡ để chống đỡ, phòng thủ. Thân thể bạn ở tình trạng đứng yên chịu trận và chỉ quay lại trạng thái bình thường sau khi thứ tấn công bạn kết thúc công việc của nó. Điều này cũng là điều xảy ra với bộ óc bạn khi bạn hốt hoảng trước một vấn đề nào đó và tập trung vắt óc suy nghĩ. Sự chủ động cương cứng đó đã khiến bộ não thay vì giải quyết vấn đề cho bạn thì chỉ đứng yên chờ tai ương đổ xuống đầu. Đấy là lý do mà bạn luôn cảm thấy ám ảnh, mất ăn mất ngủ với một vấn đề chưa tìm ra cách giải quyết, muốn dừng suy nghĩ cũng không dừng được. Tư duy quan sát là tư duy lấy nhu khắc cương. Bạn cần phải tin tưởng vào bộ não của mình, phải thật dịu dàng với nó, khi nó chưa cho ra kết quả cũng đừng thúc ép nó. Hãy quan sát những gợi ý từ thế giới bên ngoài thông qua liên tưởng. Cái bạn quan sát là công cụ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề. Vấn đề của bạn là người mẹ, công cụ để giải quyết vấn đề là người cha, ý tưởng của bạn được sinh ra một cách tự nhiên khi vấn đề và công cụ giải quyết vấn đề tương tác với nhau trong hoạt động vô thức của bộ não.

    Một điều nữa thường lôi kéo bạn hưởng ứng theo những chuỗi logic cực đoan mà không tập trung vào sự quan sát đó là sự giao tiếp. Chúng ta đều biết mặt tích cực của giao tiếp xã hội nhưng không để ý tới mặt tiêu cực của nó. Tâm trí con người luôn tuân theo hiệu ứng lan truyền. Khi cuộc sống khó khăn, con người ta dễ sinh bực dọc, lo lắng và những cảm xúc tiêu cực ấy nếu không có cách giải tỏa thì nhất định sẽ lan sang người khác thông qua giao tiếp. Câu thành ngữ “Giận cá chém thớt” thể hiện rõ điều này. Chuỗi logic trong óc chúng ta luôn hưởng ứng theo chuỗi cảm xúc. Chúng ta thường hay rơi vào những cuộc tranh cãi nhiều khi chỉ vì mất bình tĩnh chứ chuyện chẳng có gì để mà phải cãi nhau. Nhưng cái gì đã khiến chúng ta mất bình tĩnh đến vậy? Chúng ta hãy đến với công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa lời nói và phân tử nước của giáo sư Emoto Masaru. Nếu bạn nghe một điều tiêu cực, cấu trúc tinh thể của phân tử nước trong cơ thể bạn sẽ bị phá vỡ. Điều này sẽ khiến bạn sinh bệnh, các vết thương khó phục hồi hơn. Nước là khởi nguồn của sự sống, là thành phần chủ đạo của cơ thể, có liên quan đến sự sinh sản và bài tiết. Nếu như ánh sáng mang lại phần lớn thông tin cho não bộ thì tất cả cảm xúc và động lực của con người là do nước tạo ra là chủ yếu. Sở dĩ con người ta có những nhận định và phản ứng cảm xúc khác nhau khi nhìn thấy cùng một thứ đó là do tinh thể phân tử nước của họ ở hình dạng khác nhau. Hình dạng phân tử nước sẽ thay đổi tùy theo những tác động từ thế giới bên ngoài, đặc biệt là ngôn từ. Nếu có ai đó khen bạn một câu chân thành, bạn sẽ cảm thấy vui thậm chí là trong nhiều ngày, nhưng nếu bị một câu xúc phạm thì cảm xúc buồn bực sẽ đeo bám bạn khá lâu. Một lời nói tích cực từ chính bạn hoặc từ người khác sẽ làm cấu trúc tinh thể của phân tử nước trở nên cân xứng, còn một lời nói tiêu cực sẽ làm cấu trúc tinh thể của phân tử nước bị méo mó, biến dạng. Những nhận định về mọi việc và hành vi của bạn sau đó đều bị ảnh hưởng bởi sự biến dạng của tinh thể phân tử nước. Những lời nói tiêu cực làm ô nhiễm nước trong cơ thể và sự tiêu cực này sẽ lan ra trong xã hội theo hiệu ứng quân cờ domino. Nước có cấu trúc tinh thể cân xứng làm hồi sinh cơ thể, giúp bạn trẻ lâu; nước có cấu trúc tinh thể biến dạng làm lão hóa cơ thể, khiến cơ thể sinh nhiều bệnh. Nếu một người thường xuyên nhận được những chuyện không vui trong cuộc sống cũng như những lời bình phẩm tiêu cực về mình thì cơ thể người đó sẽ bị lão hóa rất nhanh.

    Vậy làm cách nào để luôn giữ cho nước trong cơ thể bạn ở trạng thái tinh khiết? Đối kháng lại với những ý nghĩ tiêu cực từ thế giới bên ngoài và cả từ chính bạn đó chính là những ý nghĩ yêu thương, trìu mến, quan tâm. Tuy nhiên, nếu xung quanh bạn chỉ toàn là những người đang ở trạng thái tiêu cực thì tâm trí bạn nhất định bị ảnh hưởng, chưa kể là bạn có thể đang là cái tâm điểm để những cảm xúc tiêu cực từ người khác trút vào. Nếu lúc này mà không biết làm gì để bình ổn suy nghĩ thì bạn sẽ vừa mất đi sức khỏe vừa không thể bình tĩnh xử lý vấn đề. Thông qua cặp đối lập động/ tĩnh, tôi sẽ chỉ cho bạn một phương pháp bình ổn tâm lý rất hiệu quả. Khi một vận động viên chơi tennis phải luyện tập một mình, vận động viên đó sẽ dùng bức tường để luyện tập. Chỉ cần đánh trái banh vào bức tường thì trái banh sẽ bật lại để người đó đánh tiếp như thể đang có người luyện tập cùng. Tương tự như vậy, bạn cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của một đồ vật để tự làm cân bằng cảm xúc của mình những lúc cần. Đồ vật là cái không sống nhưng luôn luôn tĩnh tại, tâm trí con người là sự sống nhưng luôn biến động không ngừng. Cái tĩnh và cái động phải tựa vào nhau thì mới tạo sự cân bằng, hài hòa. Nếu bạn nhân cách hóa một đồ vật trong tâm trí, coi đồ vật đó như một con người thì đồ vật đó còn hơn cả một vị thiền sư bởi vị thiền sư phải nỗ lực để tĩnh tại còn đồ vật thì không cần chút nỗ lực nào vẫn tĩnh tại. Bạn hãy coi đồ vật đó như một người đang sống và nhìn vật đó với những cảm xúc yêu thương, quan tâm. Sự tiếp xúc bằng xúc giác với đồ vật đó sẽ nâng cao hiệu quả. Cũng giống như trái banh tennis bị đánh vào tường và bật trở lại, những cảm xúc yêu thương của bạn cũng sẽ bật ngược trở lại bạn, khiến bạn có cảm giác như mình đang được yêu thương, che chở. Sự giao tiếp cảm xúc với một đồ vật giúp tâm bạn yên trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đó cũng là một phần lý do vì sao khi cầm bút viết nhật ký hoặc viết bất cứ thứ gì, bạn đều cảm thấy cân bằng hơn trong tâm lý. Những cảm xúc nhẹ nhàng, tin tưởng và quan tâm được bạn truyền vào trang giấy và chúng bật ngược trở lại bạn. Bởi vậy mới có câu nói “Trang giấy kiên nhẫn hơn con người”. Cũng có thể ví phương pháp này giống như sự soi gương. Nếu bạn muốn trang điểm, chải chuốt cho bản thân thật bảnh mà không có ai xem giúp bạn xem trông bạn thế nào thì bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của một tấm gương. Tóm lại, dù là lao động, tư duy hay cân bằng cảm xúc thì con người vẫn luôn cần tới sự hỗ trợ của những công cụ. Phương pháp giữ cảm xúc tích cực bằng cách giao tiếp với một đồ vật không những giúp bạn luôn minh mẫn nhìn nhận vấn đề, giúp bạn sáng tạo mà còn giúp bạn gìn giữ được tình yêu thương và sự cảm thông với người khác, từ đó làm bền chặt hơn các mối quan hệ.

    Bên cạnh cách thức giao tiếp với đồ vật, chúng ta còn một điểm tựa khác cũng cực kỳ hữu hiệu để giúp giữ vững được sự cân bằng tâm lý cũng như hỗ trợ cho nhận thức đó chính là đôi mắt số. Bạn biết rằng chiếc máy tính chỉ hiểu được hai con số là 0 và 1. Có thể làm cho một vật thể vô tri vô giác hiểu được mọi thứ chứng tỏ ngôn ngữ số mà đặc biệt là hai con số nằm ở trung tâm là 0 và 1 chính là ngôn ngữ chung của vạn vật trong vũ trụ. Ngôn ngữ lời nói của con người chúng ta là tương đối còn ngôn ngữ số là tuyệt đối. Ngôn ngữ lời nói có cả hai tính chất là biểu cảm và biểu nghĩa. Do đó, khi tư duy bằng ngôn ngữ lời nói, tính biểu cảm và tính biểu nghĩa của ngôn ngữ lời nói sẽ gây cản trở cho nhau, khiến chúng ta cứ đi lòng vòng mà không thể tư duy ra được gì. Thực tế, tính khế ước xã hội của ngôn từ chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Phần chìm của nó chiếm tới bẩy mươi phần trăm, là phần quyết định kết quả tư duy của bạn. Phần chìm của một từ ngữ chính là những liên tưởng mà từ ngữ đó mang lại cho bộ óc bạn. Các liên tưởng của chúng ta luôn quá xáo trộn, không có trật tự. Ngôn ngữ số vốn chỉ có chức năng biểu nghĩa, không có chức năng biểu cảm nên sẽ hạn chế sự rối loạn cảm xúc, đồng thời tăng cường tính minh bạch cho nhận thức. Khi tư duy ứng dụng đôi mắt số 0 và 1, bạn không cần nói nhiều mà chỉ cần chú ý xem vấn đề bạn đang lo nghĩ có liên quan tới những cặp đối lập nào. Tôi xin lấy một ví dụ sau để giúp bạn thấy rõ được khả năng của đôi mắt số. Xét cặp đối lập “cân bằng” và “mất cân bằng”, bạn liên tưởng thấy từ nào giống với số 0 hơn, từ nào giống với số 1 hơn. Rồi tiếp tục, xét cặp đối lập “hy vọng” và “tuyệt vọng”, bạn lại cảm nhận xem từ nào giống 0, từ nào giống 1. Sau khi đã có đáp án của mình thì hãy tiếp tục đọc. Nhìn vào cặp đối lập thứ nhất, đó là một cặp đối lập tạo ra liên tưởng rất cụ thể, sự cân bằng và sự mất cân bằng. Giữa số 0 và số 1, bạn sẽ thấy sự cân bằng giống với số 0 hơn là số 1. Tuy nhiên, khi nhìn vào cặp đối lập thứ hai, đó là một cặp đối lập trừu tượng hơn nên khó xác định được từ nào giống số 0, từ nào giống số 1. Khả năng rất cao là bạn sẽ liên tưởng sự tuyệt vọng giống với số 0 hơn bởi chúng ta thường tuyệt vọng khi nghĩ tới sự mất mát, không còn gì cả. Nhưng bạn sẽ thấy có sự mâu thuẫn. Bạn xác định sự hy vọng mang giá trị 1, sự tuyệt vọng mang giá trị 0. Ta đem so sánh với cặp đối lập đầu tiên, bạn sẽ thấy một điều vô lý: khi hy vọng thì lại thấy mất cân bằng tâm lý, khi tuyệt vọng thì lại thấy cân bằng tâm lý. Điều này rõ ràng không đúng với thực tế của tâm lý. Khi bạn tuyệt vọng, bạn luôn thấy mất cân bằng tâm lý nhiều hơn và ngay khi hy vọng trở lại, tâm lý bạn sẽ trở nên cân bằng hơn. Trước sự mâu thuẫn trong kết quả này, bạn buộc phải nghi ngờ liên tưởng của mình đối với một trong hai cặp đối lập. Bạn buộc phải thay đổi cặp đối lập cân bằng và mất cân bằng hoặc cặp đối lập hy vọng và tuyệt vọng. Nhưng ý niệm về sự cân bằng và mất cân bằng nó mang tính vật lý, rất rõ ràng, minh bạch nên nếu thay đổi nó, bạn sẽ thấy không ổn. Ngược lại, ý niệm về sự hy vọng và sự tuyệt vọng không mang tính vật lý, thiếu sự rõ ràng, minh bạch nên chúng ta nên ưu tiên thay đổi nó. Cuối cùng ta có: cân bằng = hy vọng = 0; mất cân bằng = tuyệt vọng = 1. Bạn lại tiếp tục xác định giá trị của các cặp đối lập khác như “hữu hình” và “vô hình”, bạn sẽ thấy tâm lý và tư duy trở nên thông suốt hơn rất nhiều. Đôi mắt số có tác dụng giống như chiếc thước kẻ căn chỉnh lại hệ thống các khái niệm trong bạn, giúp bạn thoát khỏi sự vô minh đối với những điều trừu tượng. Nó làm sự tư duy của bạn tuyến tính hơn, không còn rẽ ngang rẽ dọc, rối rắm như trước nữa.

    Như vậy, liên tưởng là chức năng cơ bản mang tính tâm linh, từ đó có thể phát triển các chức năng khác như trực giác, ngoại cảm. Khả năng tâm linh được định nghĩa đơn giản là “khả năng nhìn thấy các dòng chảy”. Tâm linh hướng tới đối tượng là vật chất động, tức cái không nhìn thấy được, khoa học hướng tới đối tượng là vật chất tĩnh, tức cái nhìn thấy được. Khoa học luôn luôn liên quan tới thực nghiệm, giúp con người kiến tạo thế giới, nhưng chính tâm linh mới giúp con người nhận thức về thế giới. Sự quan sát của khoa học chỉ giúp con người thấy được cái bề mặt, chủ yếu dựa vào sự suy diễn logic mà mô tả thế giới. Sự suy diễn này mang tính lần mò, không có định hướng. Bởi vậy mà ngày nay chúng ta thấy có nhiều quan điểm trái chiều trong khoa học cùng tồn tại một lúc. Có thể nói, tâm linh là bộ não còn khoa học là chân tay. Chỉ khi bộ não chỉ đạo chân tay thì chân tay mới hành động đúng được. Từ bỏ logic, thả lỏng tâm trí, và quan sát ở khắp mọi lĩnh vực, quan sát bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào và để cho sự liên tưởng phát triển tự do chính là cách phát huy trực giác và phát triển các năng lực tâm linh. Tôi muốn chỉ cho bạn thấy một bằng chứng cho việc con người đã tư duy sai cách và hạn chế đi những khả năng mà bộ não vốn có. Sau trận sóng thần năm 2004 ở châu Á, người ta quan sát thấy hàng trăm xác người được biển đưa lên nhưng lại chẳng thấy có bất kỳ một cái xác của động vật nào. Chỉ vài phút trước khi nước biển dâng lên, động vật và thổ dân trên đảo bỗng chạy thục mạng tới vùng cao của hòn đảo nên đã thoát nạn, còn những con người của nền khoa học hiện đại thì lại chẳng nhận biết được gì cả nên đã bỏ mạng. Điều này cho thấy khả năng nhận biết được những hiểm nguy chắc chắn phải là một chức năng vốn có của bộ não con người nhưng đã bị thui chột đi vì một lý do nào đó. Ở trung tâm của bộ não, nằm giữa hai bán cầu não là một bộ phận có hình dạng như một quả tùng nhỏ. Y học gọi nó là tuyến tùng và một tên gọi khác của nó là “con mắt thứ ba”. Đó là một tuyến nội tiết nhỏ trong thần kinh thực vật, tạo ra melatonin, một hormone tác động lên nhịp thức ngủ của bạn. Tuyến tùng có một cấu trúc giống con mắt bên ngoài của con người, có mô võng mạc và nhạy cảm với ánh sáng. Melatonin do tuyến tùng sản xuất ra ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, sinh sản và chống lão hóa. Nó có khả năng chống được bệnh ung thư cũng như ngăn cản sự lão hóa của con người. Tuyến tùng sản xuất ra melatonin trong môi trường ánh sáng và ngừng lại trong môi trường tối. Nó được cho là một trung tâm điều khiển trong bộ não con người, xử lý các thông tin ở bên ngoài và điều khiển thân thể người. Con mắt thứ ba này trưởng thành tới mức độ tối đa trong thời kỳ thơ ấu nhưng theo tuổi tác, nó dần bị vôi hóa và teo lại, không còn khả năng gì nữa. Tuyến tùng cho đến ngày nay vẫn là một điều bí ẩn với y học, tuy nhiên giới y học đều kết luận tuyến tùng và melatonin có ảnh hưởng rất quan trọng đối với cơ thể người. Những nghiên cứu chỉ ra rằng tuyến tùng chậm phát triển làm trẻ sơ sinh bị chết bất ngờ. Người lớn và trẻ em bị buồn khổ trong tâm trí có lượng melatonin thấp hơn so với những người có tâm trí ổn định. Lượng melatonin thấp sẽ làm gia tăng chứng ung thư. Tuyến tùng còn liên quan đến các khả năng siêu nhiên của con người. Tuy các nhà khoa học không thể giải thích được cơ chế nhưng những hiện tượng siêu năng lực đó đều được công nhận là có liên quan đến con mắt thứ ba trong đại não. Dasha Absalyamova, một cô bé 13 tuổi người Nga, có khả năng bịt mắt vẫn nhìn thấy được mọi thứ. Ở Việt Nam cũng có trường hợp tương tự đó là Hoàng Thị Thiêm. Chị đã từng lên sóng ở chương trình “Những chuyện lạ Việt Nam” của VTV3 và còn được hãng truyền hình Nhật mời sang thực nghiệm và biểu diễn. Chị có khả năng bịt mắt mà vẫn lái xe, đọc báo, chơi điện tử và làm mọi thứ khác y như người bình thường. Một cô gái Nga khác tên là Natasha Demkina sở hữu khả năng nhìn xuyên cơ thể người để thấy các cơ quan nội tạng bên trong, thậm chí còn có thể nhìn thấy những góc chết mà tia X-quang và sóng siêu âm không thể dò tới được. Tuy nhiên cô chỉ thực hiện được việc đó vào ban ngày, còn ban đêm thì không. Một thiếu nữ người Mỹ tên là Heise cũng có thể nhìn như tia X-quang, đồng thời có khả năng nhìn thấy các màu sắc khác nhau của hào quang xung quanh cơ thể mỗi người và từ đó xác định được người kia có bệnh hay không.

    Tuyến tùng quan trọng như vậy, tại sao lại bị vôi hóa và teo nhỏ đi? Mọi thứ tồn tại trên cơ thể đều có một công dụng nào đó, chỉ khi chúng ta không sử dụng nó thì nó mới teo đi. Ngay cả ruột thừa, bộ phận mà ngày xưa người ta chỉ muốn cắt trước cho nhẹ gánh vì cho rằng nó chẳng có ích gì thì nay đã được chứng minh là một bộ phận rất quan trọng với hệ tiêu hóa, là nguồn dự trữ các vi khuẩn có ích cho tiêu hóa. Trái tim là trung tâm của cơ thể và chúng ta đều biết một trái tim khỏe thì quan trọng đến thế nào, vậy một cơ quan nằm ở trung tâm của bộ não có thể không quan trọng không? Chắc chắn sự tư duy không đúng cách của con người chính là nguyên nhân chính gây ra sự vôi hóa và teo nhỏ của con mắt thứ ba. Điều gì sẽ xảy ra nếu con mắt thứ ba được khôi phục hoàn toàn ở người trưởng thành? Nếu bộ não được coi là chiếc siêu máy tính thì tuyến tùng có lẽ hoạt động giống như một loại ăng-ten thu phát sóng không gian. Không gian trong toàn vũ trụ là môi trường ether cho sự lan truyền của mọi loại vật chất dạng sóng. Khi suy nghĩ, con người có thể phát ra những sóng não và con mắt thứ ba của một người có thể bắt được những sóng não đó, dẫn đến khả năng đọc được ý nghĩ người khác của một số người trên thế giới. Vậy còn những công năng đặc dị khó hiểu khác như thần giao cách cảm, hay tiên tri, tức là biết một cái gì đó cách rất xa về không gian hay thời gian hoặc cả hai, thì giải thích như thế nào? Thuyết Ma trận vũ trụ khẳng định vũ trụ này hoạt động như một chiếc máy tính. Chiếc máy tính này chắc chắn phải lưu trữ tất cả các thông tin về những điều đã, đang và sẽ xảy ra và lan truyền những thông tin đó khắp nơi dưới dạng sóng không gian. Bộ não con người với con mắt thứ ba phát triển cực thịnh hẳn phải giống như cái máy tính nối mạng. Chỉ cần ta muốn biết điều gì là có thể biết ngay giống như cách chúng ta vẫn hay sử dụng các công cụ tra cứu trên mạng như google, bing. Và còn khả năng liên lạc với cõi bên kia của nhiều người nữa? Tuyến tùng quả phát triển tối đa trong thời kỳ thơ ấu phải chăng chính là nguyên nhân của việc trẻ em có khả năng trông thấy cõi bên kia và rồi lối tư duy lạm dụng ngôn ngữ do nền giáo dục của loài người ngày nay đã khiến tuyến tùng bị yếu đi? Sự khôi phục lại hoàn toàn tuyến tùng có lẽ sẽ giúp con người phát huy 100% sức mạnh bộ não. Những năng lực đã bị thui chột sẽ dần dần trở về với chúng ta nếu chúng ta tư duy đúng cách kết hợp với việc luyện tập thiền định và thay đổi chế độ ăn uống.
    [​IMG]
  2. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    ^^
  3. hoaceo2

    hoaceo2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2016
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    1
    bộ não của con người là vô tận, chưa có ai khám phá ra hết những bí mật sâu trong đó
  4. viluan9xx

    viluan9xx Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2016
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    1
  5. canhdongbattan92

    canhdongbattan92 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2016
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    não bộ có cơ cấu phức tạp, ví nó là một cái tiểu vũ trụ cũng không sai
  6. viluan9xx

    viluan9xx Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2016
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    1
  7. bui_van_hoang

    bui_van_hoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    1
    ai cũng có trí thông minh tiềm ẩn, và người càng biết phát huy nó thi càng thông minh
  8. quechi2903

    quechi2903 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2017
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    3
    Anh ơi, bài nào cũng hay hết, em đọc bài của anh mãi. Cơ mà bài này dài quá, đoạn nào cũng to to, em đọc nhức hết cả mắt. Haha, copy về word em tách đoạn ra đọc đây ạ.
  9. tuonghoangnam4488

    tuonghoangnam4488 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2014
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    12
    ^^ Bài này anh viết từ mấy năm trước. Hồi đó anh viết kiểu tuôn trào xối xả nên nó mới dài như vậy.
    quechi2903 thích bài này.
  10. quechi2903

    quechi2903 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2017
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    3
    Hjhj, Anh ơi. Em có cái đoạn này chưa hiểu lắm, em mới đọc đến đây thôi. Anh giải thích hộ em cái nhé, giải thích dài như hôm bữa thì em tiếc công anh quá, sợ anh bận bịu. Anh xem hộ em phần bôi đen nhé!

    Loại vấn đề thứ nhất chỉ liên quan tới thế giới quan trong tâm trí bạn, không liên quan tới thế giới bên ngoài. Bạn chưa có mục tiêu hoặc đã có mục tiêu nhưng chưa rõ đường lối thực hiện như thế nào. Đối với loại vấn đề này thì bạn chỉ cần luôn giữ mình ở trạng thái quan sát, chỉ dùng ngôn từ để miêu tả tính chất của sự vật, hiện tượng và sự kiện bạn thấy được ở thế giới xung quanh chứ đừng đánh giá, tìm hiểu kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không phải để nhớ mà là để chức năng liên tưởng phác họa ra mối liên hệ giữa tất cả những kiến thức rời rạc đó với nhau và với chính bạn, từ đó chỉ lối cho bạn đi thông qua trực giác.
    --- Gộp bài viết: 12/10/2017, Bài cũ từ: 12/10/2017 ---
    Cũng giống như trái banh tennis bị đánh vào tường và bật trở lại, những cảm xúc yêu thương của bạn cũng sẽ bật ngược trở lại bạn, khiến bạn có cảm giác như mình đang được yêu thương, che chở. Sự giao tiếp cảm xúc với một đồ vật giúp tâm bạn yên trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đó cũng là một phần lý do vì sao khi cầm bút viết nhật ký hoặc viết bất cứ thứ gì, bạn đều cảm thấy cân bằng hơn trong tâm lý. Những cảm xúc nhẹ nhàng, tin tưởng và quan tâm được bạn truyền vào trang giấy và chúng bật ngược trở lại bạn. Bởi vậy mới có câu nói “Trang giấy kiên nhẫn hơn con người”.

    Woaw, so beautiful mind.

Chia sẻ trang này