1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự sinh tồn và sự nhân văn

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Merganius, 04/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Merganius

    Merganius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Sự sinh tồn và sự nhân văn

    Con người cũng hình thành từ những động vật bậc thấp , cũng từng một thời ăn lông ở lỗ và cũng biết giết hại nhau để sinh tồn . Trải qua bao nhiêu năm tiến bộ về khoa học , về trình độ nhận thức , con người đã dần biết loại bỏ những thú tính ấy đi , từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ tàn nhẫn đến thời kỳ phong kiến chuyên quyền , những người yếu thế luôn bị đe dọa hoặc chà đạp ...cho đến ngày nay , con người đã bình đẳng hơn rất nhiều , thậm chí đã nghĩ đến cả những dự án bảo tồn động vật quý hiếm ..
    Thế nhưng ko thể phủ nhận là trong mỗi cá nhân của cá thể loài người vẫn luôn tồn tại bản năng về sự sinh tồn , về sự tự cao mà khởi điểm nhỏ nhất hình như là sự ích kỷ ...
    Có những con người tài giỏi , xuất chúng nhưng dã tâm hướng theo 1 điều dc người khác gọi là độc ác , là sự tàn nhẫn thậm chí dẫn đến nạn phát xít diệt chủng như Hitler ...Nhưng hiểu theo quan điểm về sự sinh tồn , nếu như con người cứ muốn làm theo cách mà họ muốn thì sao ..và họ biện minh bằng lý do như vậy ...Rồi những vụ giết người , những sự lừa dối tán tận lương tâm , làm tổn thương cho đến sát hại lẫn nhau .
    Vì thế mà đọc bài về tư duy đạo đức của anh trietgia em nghĩ rất nhiều đến điều này khi mà chính bản thân em từ bé vốn đã nghĩ đến chuyện này ......
    Em thấy thật đáng lo nếu như xã hội càng ngày càng có nhiều toan tính , càng có nhiều hoàn cảnh trớ trêu khiến chúng ta " kô còn cách nào khác đến nỗi làm liều " ...thực tế đã chứng minh rất nhiều trường hợp như thế ....Và em thấy đạo đức có lẽ vẫn là điều quan trọng nhất .....Thế mà các vấn đề về giáo dục đạo đức ngay từ thửo còn thơ bé của 1 con người , cũng như những việc tự ý thức bản thân mình gần như bị che lấp đi ....Hay đây là một xã hội thì nó cũng giống như 1 hệ sinh thái , có đấu tranh lẫn nhau , có sự sinh tồn và có sự đào thải ....Em có phải hâm ko khi rất hay nghĩ đến một thế giới của hòa bình và yêu thương , như trong những câu chuyện cổ tích hay hoạt hình
    Theo quan điểm phật giáo thì chắc ko nói làm gì , còn tâm lý học nghĩ về điều này ra sao
  2. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Tương lai thì anh không biết ;nhưng trong quá khứ đã có một thời đại vàng son của nhận thức ; nói "sinh tồn" thôi là chưa đủ mà đầy đủ hơn là sự đồng sinh tồn (năng lực của các nhà Lão học chính là cái năng lực duy trì sự đồng sinh tồn)

    ...Người đời xưa trí của họ đã tới được chỗ rất mực. Đến đâu là rất mực? Có người cho rằng bắt đầu chưa hề có vật gì(chưa có cái "cá thể" ;cái "NGÃ" của mỗi vật, thế là rất mực rồi? Thế là hết rồi, không thể hơn được nữa! (điều này có nói đi nói lại cũng không cạn ý nghĩa; bởi nó không phải là cái để "hiểu" bằng lý tính; lý tính chỉ có thể hiểu khi xem xét sự vật một cách tách biệt; hoặc một nỗ lực đáng khen của lý tính là cái "biện chứng" cố gắng nghiên cứu sự vật trong mối liên hệ với các vật khác; trong tiến trình lịch sử; nó đi gần lại minh triết nhưng vẫn chưa đạt đến minh triết ; bởi cái minh triết quan tâm là cái tổng thể ;nghiên cứu 1 tỷ bình diện cũng không phải là tổng thể ;trong dòng chảy lớn ta chỉ thấy sự trôi đi của vô số hiện tượng; bất kì một cái "NGÃ" nào cũng trôi đi; bởi nó "giả lập ; tạm bợ" nó chỉ là cái "góc" nhỏ bé mà cái tổng thể kia đã hiện thực hóa)
    Thứ nữa là có vật rồi; nhưng bắt đầu chưa từng có đối phương.
    Thứ nữa là có đối phương, nhưng bắt đầu chưa từng có phải; trái. (giành giật cái "đúng" cái "thiện" và đẩy đối phương vào cái "sai" cái "ác")
    Phải trái mà rõ rệt ,ấy đạo hỏng vì thế. Đạo vì thế hỏng, ham mê vì thế gây nên.

    Thượng nguồn nơi còn chưa có sự "phán xét" phân liệt ;nhà tư tưởng Lão học ông bước từng bước xuống cái "phả hệ" ấy :Khởi đầu chỉ đơn giản là có sự "đồng sinh tồn" ;được quan niệm là cái vốn không tách biệt, và chưa có gì tách ra khỏi đó cả => rồi có đối phương(sự đồng sinh tồn được "đặc thù hóa"; sự đặc thù hóa dẫn đến sự tách biệt và loại trừ nhau ; loại trừ nhau đỉnh cao là dẫn đến "chiến tranh"
  3. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Nếu em nói thế là nói cả những người có tuy duy tích cực và tiến bộ là hâm đấy
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.603
    Đã được thích:
    49
    Bác trietgia2006 ấn tượng thật đấy siêu tư duy đấy:
    đồng sinh tồn hay cộng tồn theo ng viết thì 2 Khái niệm này có hơi khác nhau:
    * "đồng sinh tồn" là tách biệt k0 có tương hổ nhau
    * cộng tồn là có tương hổ nhau (mặt giá trị của sự tương hổ nhau thế nào là chuyện khác).
  5. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    "Đồng sinh tồn" không chỉ có nghĩa thuần túy sinh học (cộng tồn;cộng sinh) ;phải mở ngoặc kép vì ngôn ngữ quá chật hẹp ;nó bị "vênh đi" mỗi khi người ta muốn nói về nó
    Sự "đồng sinh tồn" không gạt bỏ bất cứ điều gì ;thậm chí ngay cả sự "phối hợp" đôi khi cũng là thừa (Chúa là chiến tranh ;hòa bình; nóng; lạnh; no đói; yêu ghét ..v..v..)
    Còn có một số chuyện khá buồn cười; khi người ta đối lập quan điểm đến bất phân thắng bại và dẫn đến chiến tranh thì lập tức có một quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của "môi trường" và để buộc tội phe đối lập thay vì để cho tự nhiên người ta lại yêu sách "thiện chí"

Chia sẻ trang này