1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Su+. tha^.t trong mo^n pha'i Vovinam, ne^n hay kho^ng ne^n tie^'t lo^. ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi MinhTrinh, 15/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0

    Vì web Vovinạmcom bị hack và mất khá nhiều tài liệu, xin dùng chỗ này để phổ biến tài liệu môn phái .
    Nếu các mods cảm thấy không thích hợp xin cứ cho biết để tôi ... dọn nhà .
    ==================
    Để các đồng môn theo dõi các sinh hoạt VVN hải ngoại và để biết thêm về tổ chức Tổng Liên Đoàn , tôi xin copy lại biên bản đại hội năm 2000 được tổ chức tại California .
    Xin xác minh là tôi không nằm trong bất cứ hội đoàn nào của môn phái ; Tôi cũng chưa bao giờ gia nhập Liên Đoàn VVN Canada . Chỉ là 1 môn sinh Vovinam .
    ==================================
    Biên Bản Đại Hội Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới
    California ngày 17,18,19 và 20 tháng 8-2000
    I - Tiến trình trước đại hội
    - Đại hội năm 2000 là đại hội lần thứ 3 kể từ ngày thành lập Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái và Tổng Liên Đoàn Vovinam-VVĐ Thế Giới vào năm 1996 tại Paris.
    -Đại Hội Võ Sư VVN-VVĐ Thế Giới được triệu tập bởi Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái vào các ngày 17, 18, 19 và 20 tháng 8 -2000. Trọng trách tổ chức được giao cho Vovinam-Việt Võ Đạo Californina/USA và được đặt dưới sự điều hành của võ sư Lê Trọng Hiệp (trưởng ban) và võ sư Nguyễn Văn Đông (phó trưởng ban).
    I - Mục đích đại hội
    Mục đích đại hội năm 2000 được chia ra như sau :
    1.Bầu cử nhiệm kỳ 2000-2004 cho hai cơ quan tối cao của môn phái là Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái và Tổng Liên đoàn Vovinam-VVĐ thế giới.
    2.Tiếp tục thảo luận và biểu quyết các cơ chế để hoàn mỹ hệ thống tổ chức môn phái :
    ?Chương trình Huấn Luyện Quốc Tế.
    ?Quy ước Quốc Tế về đẳng cấp.
    3.Tổ chức trình luận án cho các trình độ cao đẳng.
    II - Ban Tổ Chức
    Nhân sự : Lê Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Đông, Phùng Mạnh Tâm, Lê Quang Liêm, Đinh Thanh Minh, Vương Huê, Vương Quốc và Bảo Anh.

    Thành phần tham dự đại hội gồm có 120 Vs, đại diện cho 11 Quốc Gia trên toàn thế giới, được chia ra như sau :
    Nhân số tham dự 120
    Hiện diện 58
    Ủy Quyền 62
    IV - Hình thức biểu quyết và bầu cử
    Nguyên tắc biểu quyết được Đại Hội thông qua theo các thể thức sau đây :
    - Thể thức giơ tay dành cho các biểu quyết về các cơ chế và không liên quan đến các cá nhân.
    - Thể thức bầu phiếu kín dành cho các hình thức bầu cử liên quan đến các cá nhân.
    - Quyền biểu quyết và quyền ứng cử được dựa trên nguyên tắc : phải là thành viên chính thức của HĐVS/ Thế Giới, chuẩn hồng đai trở lên, mỗi võ sư một phiếu và không ủy quyền.
    - Đặc biệt năm nay các Vs Hoàng đai đệ tam cấp được quyền biểu quyết và bỏ phiếu.
    * Tổng cộng số phiếu có quyền biểu quyết của đại hội là : 49 phiếu.
    V - Nghị trình đại hội.
    Đại hội được diễn ra liên tiếp trong 4 ngày thay vì 3 như đã dự trù và chương trình được chia ra như sau :
    Thứ năm 17 tháng 08 2000.
    - Trình luận án dành cho các trình độ cao đẳng.
    Thứ sáu 18 tháng 08 2000.
    - Hoàn chỉnh chương trình nghị sự, diễn văn chào mừng và giới thiệu các thành viên đại hội
    - Khai mạc đại hội và 1 phút mặc niệm võ sư sáng lập Môn Phái.
    - Giới thiệu chủ tọa đoàn, ấn định nội qui sinh hoạt.
    - Tường trình thành quả các đại hội thế giới nhiệm kỳ 1996-2000.
    - Bầu cử Ban Thường Trực Hội Đồng Vs Lãnh Đạo Môn Phái và TLĐ Vovinam-ViệtVõĐạo Thế Giới.
    - Bầu cử Ban Chấp Hành Vovinam-VVĐ Hoa Kỳ.
    - Dạ tiệc nội bộ
    Thứ bảy 19 tháng 08 2000.
    - Qui Ước Quốc Tế về đẳng cấp.
    - Chương trình Huấn Luyện Quốc Tế.
    - Thảo luận linh tinh.
    - Dạ tiệc với thân hữu, quan khách và gia đình.
    Chủ nhật 20 tháng 08 2000.
    - Lễ tưởng niệm võ sư sáng lập Nguyễn Lộc năm thứ 40.
    - Lễ thăng đẳng cấp cho các thí sinh cao đẳng, biểu diễn
    - Bế mạc đại hội.
    Tiến trình đại hội ngày 17-08-2000.
    VI - Trình luận án cao đẳng
    Năm 2000, cũng như đại hội năm 1998. Trình bầy luận án, bảo vệ, trả lời ... đã trở thành một trong những sinh hoạt quan trọng và đều đặn trong các đại hội.
    Qua các luận án võ học của các thí sinh cao đẳng năm 2000. Đẳng cấp của các võ sư Vovinam-VVĐ đã nghiễm nhiên bước qua một bực thang giá trị mới. Không ai và không một cá nhân nào có thể chối cãi hoặc chê bai đẳng cấp của môn phái chúng ta nữa. Giai đoạn hỗn loạn và lạm pháp đẳng cấp, kể từ nay đã trở thành quá khứ.
    Thành phần Ban Giám Khảo được chia ra như sau :
    - Ban Giám Khảo : Vs Hà Trọng Thịnh, Lê Trọng Hiệp, Phan Quỳnh, Lê Văn Phúc và Nguyễn Văn Cường
    - Điều khiển viên : Vs Ngô Hữu Liễn.
    - Thư Ký : Vs Trần Nguyên Đạo
    - Cố Vấn : Vs Trần Bản Quế, Trần Văn Bé, Ly Sary, Nguyễn Văn Đông và Nguyễn Thế Hùng.
    Các thí sinh và các đề tài luận án :
    Thí sinh, đơn vị trình độ thi Luận án- Tiểu luận án
    1 Hà Chí Thành,
    Thụy Sĩ - 48 tuổi (1952) - Nhập môn năm 1968. Hồng đai đệ nhị cấp - Tiểu luận gồm 17 trang .
    2 Huỳnh Hữu Quí
    Vương Quốc Bỉ - 43 tuổi (1957) - Nhập môn năm 1972 Hồng đai đệ nhất cấp - Phương pháp huấn luyện 10 thế chiến lược cơ bản
    - Luận án gồm 82 trang.
    3 Võ Thành Long
    Texas/USA - 46 tuổi (1954) - Nhập môn năm 1968 Hồng đai đệ nhất cấp - Công tác tổ chức buổi hội họp.
    - Tiểu luận gồm 15 trang.
    4 Đỗ Anh Tuấn
    Boston/USA - 51 tuổi (1949) - Nhập môn năm 1965. Chuẩn hồng đai - Hệ thống chiến lược VVĐ trong tiến trình phát triển Hải ngoại
    - Tiểu luận gồm 23 trang.
    5 Nguyễn Văn Đỏ
    Texas/USA- 48 tuổi (1952) - Nhập môn năm 1964 Chuẩn hồng đai - Vovinam-VVĐ và sự hội nhập thế vận hội Olimpic
    - Tiểu luận gồm 33 trang.
    6 Nguyễn T.K. Kevin
    Texas/USA- 39 tuổi (1961) - Nhập môn năm 1984 Chuẩn hồng đai - Heaven-Earth from Dual Pratice ( Thiên Địa Song Quyền)
    - Luận án gồm 40 trang.
    7 Lê Quang Danh
    Texas/USA- 26 tuổi (1974) Chuẩn hồng đai - First-Aid Guild to Emergency Care.
    - Tiểu luận gồm 20 trang.
    8 Nguyễn Cao Khanh
    Gia Nã Đại - 34 tuổi (1966) Nhập môn năm 1982 Chuẩn hồng đai - Vận dụng binh pháp vào Võ Thuật.
    - Tiểu luận gồm 30 trang.
    9 Nguyễn Chính
    Texas/USA Chuẩn hồng đai - Tài liệu giảng dậy từ nhập môn tới hoàng đai (Vietvodao Theory from beginning to yellow belt)
    - Tiểu luận gồm 30 trang.
    Tiến trình đại hội ngày 18-08-2000.
    VII - Khai mạc đại hội
    - Đại hội được khai mạc vào lúc 9g15 sáng ngày 18 tháng 8 năm 2000.- Chương trình được mở đầu bởi Vs Nguyễn Văn Cường qua phần giới thiệu nghị trình của đại hội, giới thiệu chủ tọa đoàn và thơ ký đoàn, thông báo nội quy sinh hoạt, quy lệ bầu cử và đồng tuyên đọc 10 điều tâm niệm.
    - Diễn văn chào mừng đại hội của Vs trưởng ban tổ chức, Vs Lê Trọng Hiệp.
    - Võ sư Hà Trọng Thịnh với tư cách là niên trưởng của Đại Hội, và đại diện cho Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái đã long trọng tuyên bố khai mạc đại hội.
    VIII - Chủ tọa đoàn
    Võ sư Nguyễn Văn Cường được tín nhiệm điều khiển đại hội và giới thiệu thành phần chủ tọa đoàn gồm :
    - Chủ tọa đoàn : Hà Trọng Thịnh, Lê Trọng Hiệp, Trần Bản Quế, Phan Quỳnh, Ngô Hữu Liễn và Lê Văn Phúc
    - Thơ Ký Đoàn gồm : Nguyễn Văn Đỏ, Lê Quang Liêm và Trần Nguyên Đạo.
    IX - Diễn tiến đại hội
    IX-1 : Tường trình các đại hội
    - Vs Ngô Hữu Liễn, Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Vovinam-ViệtVõĐạo/Thế giới, trình bầy sơ lược cơ chế tổ chức và tường trình các đại hội Vovinam-ViệtVõĐạo thế giới qua các giai đoạn :
    1. 1990 : Thành lập LĐ Vovinam-VVĐ/QT tại California, nhưng giải tán sau hơn một năm sinh hoạt.
    2. 1994 : Thành lập Hội Đồng Vs Lãnh Đạo Lâm Thời.
    3. 1995 : Tuyên cáo chính thức thành lập HĐVS Lãnh Đạo Môn Phái.
    4. 1996 : Đại hội tại Paris, bầu cử HĐ/VSLĐ/MP và Tổng Liên Đoàn Vovinam-ViệtVõĐạo Thế giới.
    5. 1998 : Đại hội tại Houston/Texas, thành lập Liên Đoàn Vovinam-ViệtVõĐạo Hoa Kỳ, dự án huấn luyện, dự án luật đấu và tranh giải, trình luận án các trình độ cao đẳng.
    IX-2 : Diễn văn chúc mừng đại hội
    Vs Nguyễn Văn Đông, đại diện ban tổ chức đọc các diễn văn chúc mừng đến từ :
    ? Vovinam-VVĐ Úc Đại Lợi của các Vs Lê Công Danh, Trần Huy Quyền, Nguyễn Hữu Hùng và Lê Thành Nhân.
    ? Các Vs tại Việt Nam : Trần Thế Phượng, Ngô Kim Tuyền, Vũ Kim Trọng, Nguyễn Văn Chi, Phạm Thị Cúc, Văn Chu Đồng, Lê Thành Ngân . . . .
    Vs Trần Nguyên Đạo, thông báo Email chúc mừng đại hội của võ sư Trần Công lý (Nha Trang-VN).
    Còn tiếp .
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    IX-3 : Kết quả trình luận án :
    - Vs Hà Trọng thịnh, nhân danh chánh chủ khảo tuyên bố kết quả các cuộc trình luận án của các võ sư cao đẳng. (xem danh sách ở trên).
    - Vs Trần Văn Trung, được vinh thăng Hồng đai đệ nhị cấp, sau khi cứu xét thành tích và thâm niên của đương sự. (Vs Trần Văn Trung nhập môn từ năm 1962, và là một trong "tứ hùng : Danh, Bé, Thông Trung", đã sát cánh với môn phái phát triển phong trào từ năm 1964.).
    IX-4 : Biểu quyết các thành viên mới gia nhập HĐVS/Thế giới
    Chiếu theo qui lệ của HĐVS/Thế giới, toàn thể đại hội đã biểu biết chấp nhận các thành viên mới gồm :
    - Vs Trần Văn Trung(Canada), Phạm Phú Thành(California), Nguyễn Hữu Tô Đồng(Canada), Lâm Quang Lân(Raleigh), Lê Tấn Khanh(Virginia), Nguyễn Văn Kính(Virginia), Đỗ Anh Tuấn(Boston), Đinh Thành Minh(California), Nguyễn Cao Khanh(Canada), Phạm Ngọc Danh(Canada), Trần Huỳnh Long(Chicago), Vũ Sơn Hải(IL), Trần Văn Hoài(Carolina), Lê Quang Danh(Texas), Nguyễn TK(Texas).
    IX-5 : Đề nghị thay đổi hệ thống tổ chức hội đồng võ sư lãnh đạo môn phái
    - Vs Nguyễn Văn Cường đề nghị giản dị hóa hệ thống tổ chức của HĐVS/LĐ/MP, gồm hai hệ thống như sau :
    Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái.(HĐ/VSLĐ/MP)
    ĐH/VSLĐ/MP : Là Hội Đồng Võ Sư Vovinam-ViệtVõĐạo thế giới, gồm tất cả các võ sư thành viên chính thức, là cơ quan tối cao của Môn Phái VOVINAM-Việt Võ Đạo, là cơ quan đại diện cho Môn Phái, là linh hồn của tập thể. HĐ/VS/LĐ/MP được triệu tập bởi Tổng Thư Ký Ban Thường Trực Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái, 4 năm một lần. HĐ/VSLĐ/MP có nhiệm vụ quyết định và biểu quyết các vấn đề như : bầu hoặc bãi bỏ các nhân sự trong Ban Thường Trực HĐ/VS/LĐ/MP, thông qua các báo cáo, kết nạp hoặc khai trừ các thành viên (võ sư), sửa đổi Nội Qui, Quy Lệ . . . .
    Ban Thường Trực hội đồng võ sư lãnh đạo môn phái (BTT/HĐ/VSLĐ/MP)
    BTT/HĐ/VSLĐ/MP gồm : 1 Chủ Tịch, 1 Phó Chủ Tịch (Xin bỏ trống tạm thời hai chức vụ này), 1 Tổng Thư Ký và 4 Ủy Viên với một nhiệm kỳ được ấn định là 4 năm. BTT/HĐ/VSLĐ/MP đại diện và thay thế Đại Hội Võ Sư VOVINAM-Việt Võ Đạo Thế Giới, lãnh đạo và điều hành tất cả các hệ thống võ thuật và võ đạo của Môn Phái. BTT/HĐ/VSLĐ/MP được triệu tập bởi Tổng Thư Ký Ban Thường Trực Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái 1 năm một lần. HĐ/VSLĐ/MP có nhiệm vụ quyết định và biểu quyết các vấn đề như : đề nghị bổ nhiệm hoặc bãi bỏ các Chủ Tịch Ủy Ban chuyên môn, các báo cáo, các chương trình sinh hoạt hàng năm của Tổng Thư Ký, kết nạp hoặc khai trừ tạm thời các thành viên (võ sư). Thông qua các chương trình võ thuật, võ đạo, tranh giải, công nhận các đẳng cấp quốc tế, đề nghị các chương trình sinh hoạt, v.v.v.
    Võ sư cố vấn tối cao
    Tiếp tục tín nhiệm và mời Vs Chưởng Môn Lê Sáng vào chức vụ này.
     Kết quả biểu quyết : 41 phiếu thuận, 8 phiếu vắng mặt
    IX-6 : Đề cử và bầu cử các nhân sự trong hội đồng võ sư lãnh đạo môn phái
    Bầu cử chức vụ Tổng Thư Ký BTT/HĐ/VSLĐ/MP
    Vs Nguyễn Văn Cường, đương kim TTK Ban Thường Trực HĐ/VSLĐ/MP, chính thức tuyên bố mãn nhiệm. Võ sư yêu cầu đại hội đề cử các võ sư thuộc thế hệ trẻ lên lãnh đạo. Tổng cộng có 10 võ sư được đề cử, nhưng tất cả đề từ chối và toàn thể đại hội đã khẩn khoản yêu cầu Vs Nguyễn Văn Cường tiếp tục nhiệm lãnh. Sau hơn 1 tiếng thảo luận và trao đổi, Vs Cường đã chấp nhận và toàn thể đại hội đồng biểu quyết :
     tín nhiệm vs Nguyễn Văn Cường và chức vụ Tổng Thư Ký Ban Thường Trực HĐ/VSLĐ/MP.
    Bầu cử 4 Ủy viên Ban Thường Trực/HĐ/VSLĐ/MP
    Cuộc bầu cử được biểu quyết theo thể thức bỏ phiếu kín và 4 sõ sư sau đây đã được đại hội tín nhiệm vào chức vụ thành viên Ban Thường Trực HĐ/VSLĐ/MP :
     Ngô Hữu Liễn, Lê Văn Phúc, Lê Trọng Hiệp và Hà Trọng Thịnh.
    IX-7 : Đề cử và bầu cử các nhân sự trong Tổng Liên đoàn Vovinam-ViệtVõĐạo Thế giới
    Vs Ngô Hữu Liễn, đương kim Chủ Tịch TLĐ/TG chính thức tuyên bố mãn nhiệm và sẽ không tái ứng cử vì theo nội qui, các thành viên trong Ban Thường Trực HĐ/VSLĐ/MP không được quyền ứng cử vào các chức vụ trong TLĐ. Vs Liễn yêu cầu các vs trẻ hy sinh ra nhận lãnh trách vụ để tiếp tục phát huy môn phái. Các Vs huynh trưởng đã hy sinh nhiều năm, nay đã đến lúc phải có sự tiếp nối.
    Trước khi bầu cử, Đại Hội đã đồng biểu quyết : chỉ bầu cử chức vụ Chủ Tịch TLĐ/TG, sau đó giao toàn quyền cho tân Chủ Tịch thành lập Ban Chấp Hành. Quyết định này với mục đích gây sự dễ dàng và sự hữu hiệu trên công việc tổ chức và lãnh đạo.
    Cuộc bầu cử được biểu quyết theo thể thức bỏ phiếu kín với 3 võ sư ứng cử viên sau đây : Trần Văn Bé, Trần Nguyên Đạo và Lý Hoàng Cát Long. Sau khi kiểm phiếu :
     Vs Trần Nguyên Đạo đắc cử vào chức vụ Chủ Tịch TLĐ Vovinam-ViệtVõĐạo Thế Giới.
     Đại hội được tạm chấm dứt vào lúc 18g ngày 18 tháng 8 năm 2000.
    IX-8 : Đề cử và bầu cử các nhân sự trong Liên đoàn Vovinam-ViệtVõĐạo Hoa Kỳ
    Lợi dụng sự có mặt đông đủ của các Vs tại Hoa Kỳ, Vs Lê Trọng Hiệp, đương kim Chủ Tịch LĐ/Vovinam-ViệtVõĐạo/Hoa Kỳ chính thức tuyên bố mãn nhiệm và sẽ không tái ứng cử. Vs đã yêu cầu và kêu gọi các vs trẻ ra nhận lãnh trách vụ để tiếp tục phát huy môn phái tại Hoa Kỳ.
    Cuộc bầu cử được biểu quyết theo thể thức bỏ phiếu kín với 2 võ sư ứng cử viên sau đây : Trần Văn Bé, và Nguyễn Thế Hùng. Sau khi kiểm phiếu :
     Vs Nguyễn Thế Hùng đắc cử vào chức vụ Chủ Tịch LĐ Vovinam-ViệtVõĐạo Hoa Kỳ.
    Tiến trình đại hội ngày 19-08-2000.
    - Đại hội được tái khai mạc vào lúc 9g30 sáng ngày 19 tháng 8 năm 2000
    X - Dự án qui ước quốc tế về đẳng cấp
    - Để giải quyết các vấn đề lạm pháp đẳng cấp và sự thống nhất hoá hệ thống đẳng cấp Vovinam-ViệtVõĐạo trên toàn thế giới. Vs Trần Nguyên Đạo đã đề nghị một "Qui Ước Quốc Tế về đẳng cấp Vovinam-ViệtVõĐạo" (Convention internationale des grades Vovinam-ViệtVõĐạo),
    - Dự án gồm 14 trang, 6 chương và 19 điều. Sau hơn 3 tiếng 30 phút thảo luận và sửa đổi từng khoản của dự án, đại hội đã đồng biểu quyết chấp thuận dự án-sửa đổi với tổng số 41 phiếu thuận trên 49 phiếu (8 phiếu vắng mặt).
    XI - Chương trình võ thuật quốc tế
    - Chương trình được khởi đầu qua sự trình bầy của Vs Võ Ước dành cho trình độ Tự Vệ Nhập Môn, sau đó được nối tiếp bởi Vs Trần Văn Bé tiếp tục trình bầy cho đến trình độ Hồng Đai. Cuộc thảo luận rất hào hứng và được sự lưu ý đặc biệt của đại hội. Tuy nhiên vì quá nhiều ý kiến khác biệt của nhiều nơi và nhiều quốc gia nên đại hội chưa thể biểu quyết được một chương trình chính thức.
    - Để tiếp tục thiết lập chương trình võ thuật thống nhất cho toàn thế giới, đại hội đã đồng biểu quyết các quyết định sau đây :
    1. Giao trách nhiệm cho Vs Trần Nguyên Đạo, thu thập các ý kiến của đại hội, xoạn thảo lại và đề nghị một chương trình huấn luyện quốc tế mới.
    2. Chương trình này phải được sự duyệt xét của 4 võ sư có uy tín nhất về phương diện võ thuật đó là các võ sư : Trần Văn Bé (Usa), Lê Công Danh (Úc Đại Lợi), Nguyễn Văn Thông (Úc Đại Lợi) và Trần Văn Trung (Gia Nã Đại).
    3. Sau đó phải được đệ trình lên Ban Thường Trực HĐ/VSLĐ/MP để chính thức công bố và ban hành.
     Đại hội được tạm chấm dứt vào lúc 18g30 ngày 19 tháng 8 năm 2000.
    Tiến trình đại hội ngày 20-08-2000.
    XII - Lễ tưởng niệm võ sư Nguyễn lộc năm thứ 40
    Đại hội được tái khai mạc vào lúc 8g30 sáng ngày 20 tháng 8 năm 2000, và được chia ra như sau :
    Điều hành buổi lễ : Vs Nguyễn Văn Cường.
    Điều hành chương trình biểu diễn : Vs Nguyễn Văn Đông.
    Chương trình được diễn tiến theo thứ tự sau đây :
    1. Tập họp, đón tiếp quan khách, tuyên đọc chương trình lễ tưởng niệm.
    2. Giới thiệu thành phần tham dự đại hội : Vs Nguyễn Văn Cường.
    3. Diễn văn chào mừng quan khách : Vs Lê Trọng Hiệp.
    4. Nghi Lễ lễ tưởng niệm võ sư sáng lập : Vs Nguyễn Văn Cường
    5. Tuyên đọc tiểu sử cố võ sư sáng lập môn phái : Vs Phạm Thị Loan (Úc Đại Lợi)
    6. Tường trình thành quả các đại hội thế giới : Vs Ngô Hữu Liễn.
    7. Tuyên đọc kết quả kỳ thi cao đẳng và điều khiển lễ thăng đai : Vs Trần Nguyên Đạo
    8. Phát biểu của một cựu môn sinh Vovinam-ViệtVõĐạo : Luật sư Đào Trọng Vinh.
    9. Tuyên đọc tuyên cáo đại hội võ sư Vovinam-ViệtVõĐạo thế giới năm 2000 : Vs Nguyễn Văn Cường.
    10. Chương trình biểu diễn võ thuật : Vs Nguyễn Văn Đông.
    11. Lời cảm ơn của ban tổ chức và tuyên bố bế mạc buổi lễ : Vs Lê Trọng Hiệp
    12. Nghi lễ tuyên bố bế mạc đại hội võ sư Vovinam-ViệtVõĐạo/năm 2000 : Vs niên trưởng Hà Trọng Thịnh
    Làm tại Paris ngày 30/10/2000.
    Tổng Thư Ký Ban Thường Trực Đại diện Ban Thư Ký đại hội
    Hội Đồng Võ Sư Lãnh Đạo Môn Phái
    Vs Nguyễn Văn Cường Vs Trần Nguyên Đạo
  3. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    Nên!

    Bởi vì cho dù hiện nay ở Việt Nam số lượng người tập Vovinam có gấp 10 lần thì với tôi vẫn còn quá ít

    Đó là lý do, mục tiêu xuyên suốt phải cho càng nhiều người biết đến cái tên Vovinam càng tốt. Đẩy càng nhiều những cái tranh cãi dở hơi, và cứ ông thích hóng hớt chuyện Vovinam để về mà tuyên truyền cho các đệ tử của môn phái, của bà con lối xóm, của hội liên đoàn võ thuật cổ truyền. Nói chung là bất cứ thành phần nào thích nghe chuyện hóng hớt, dở hơi ăn cám lợn =))

    =============

    Còn thằng nào thích danh hão, ăn tục nói phét, tưởng bở thì chỉ một câu "Ngu thì cho mày chết"

Chia sẻ trang này