1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự thực thì Ngọc Hân đã ra sao trong những năm tháng cuối đời?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi MinhCuc90, 06/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhCuc90

    MinhCuc90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2011
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Em đọc mấy sách mà thấy nói khác nhau quá.
    Có sách bảo bà bị hành hình cùng hai con.
    Có sách lại bảo bà cùng hai con trốn vào Quảng Nam, sau bị Gia Long bắt ra Huế rồi giết.
    Có sách lại bảo ba người ấy trốn ra vùng Hưng Yên, rồi bị bắt.
    Có sách lại bảo bà chết trước khi Gia Long giành toàn thắng.
    Rồi thì, Đền Gềnh gần đầu cầu Chương Dương bây giờ là nơi nhà Nguyễn từng đổ xương cốt của bà, sau khi đào lên từ quê ngoại của bà là làng Nành (Gia Lâm).
    ...

    Thực sự em thấy chả biết đường nào mà tin ai.
    Em mong được chỉ giáo rõ hơn ạ.
  2. Pagan

    Pagan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    3.118
    Đã được thích:
    1
    Theo Wiki: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Ngọc_Hân

    Hoàng thái hậu yểu mệnh

    Quang Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế.
    Theo bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4-12-1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
    Lễ bộ Thượng thư Ðoan Nham hầu nhà Tây SơnPhan Huy Ích đã phụng chỉ soạn năm bài văn tế Ngọc Hân cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê, và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh. Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn tế trên còn được chép trong sách Dụ Am văn tập[1].
    Triều đình Cảnh Thịnh lục đục và suy yếu, ngày càng bị Nguyễn Ánh đe dọa. Hai con bà phải đổi sang họ Trần. Nhưng với sự sụp đổ của triều Tây Sơn, theo tộc phả họ Nguyễn Đình, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23-12-1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18-5-1802) công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.

    Sự trả thù của nhà Nguyễn


    Theo "Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đình: Bà Nguyễn Thị Huyền thương con gái và các cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, năm 1804[2] đã thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân, ngày 24 tháng 3 năm Giáp Tý (3-5-1804) xuống thuyền vượt biển, ngày 20 tháng 5 (28-6) về đến bến Ái Mộ[3], ngày mồng 4 tháng sau (11-7-1804) đưa về bản dinh[4], ngày mồng 9 (16-7-1804) đưa về làng, giờ Ngọ an táng hài cốt bà Ngọc hân, phụ chôn hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là Bãi Cây Đại hay Bãi Đầu Voi ở đầu làng Nành (Bắc Ninh).
    Chu Quang Trứ dẫn theo Đại Nam thực lục cũng nói về việc này năm 1842:
    "Khoảng năm đầu Gia Long, ng.uỵ đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích". Gần 50 năm sau, dưới thời Thiệu Trị, miếu bị đổ nát. Một ông tú người làng Nành nhớ công lao của Chiêu Nghi họ Nguyễn đối với dân làng đã quyên tiền tu sửa ngôi miếu. Không ngờ, có tên phó tổng cùng làng có thù riêng với ông tú, đã vào Huế tâu vua về việc thờ "ng.uỵ Huệ". Triều đình Huế liền hạ lệnh triệt phá ngôi miếu, quật ba ngôi mộ, vứt hài cốt xuống sông. Ông tú kia bị trọng tội, Tổng đốc Bắc Ninh Nguyễn Đăng Giai cũng bị giáng chức. [5]
  3. MinhCuc90

    MinhCuc90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2011
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0


    1- Em cảm ơn sự chỉ dẫn của Pagan.
    Các thông tin đó thì em cũng đã đọc trên mạng và một số tài liệu khác rồi. Nó khẳng định 2 điều:
    - Ngọc Hân chết tại Huế trước khi Gia Long toàn thắng;
    - Việc bà Chiêu Nghi cho mang xương cốt Ngọc Hân và hai con bà về làng Nành và việc tố giác, việc đào xương cốt 3 mẹ con bà, rồi đổ ra bờ sông Hồng là những sự thật dưới thời Thiệu Trị.

    2- Nhưng những điều trên hình như chỉ là một trong các gải thuyết về những năm tháng cuối đời của ba mẹ con bà thì phải? Em sẽ giới thiệu từng giả thuyết khác để xin ý kiến các bác, anh chị nhé.:bz
  4. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
  5. linhthuydanhbo

    linhthuydanhbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    4
    Dung tục thế mà cũng đưa ra giới thiệu àh! Thật trơ trẽn! Chỉ có sự hận thù mù quáng đến bẩn thỉu mới thế thôi chứ cái lão ấy đâu phải con thằn lằn trên trần nhà mà thấy! Lại càng không thể vào một nơi được xem là cấm địa của quân Tây Sơn được!
  6. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
  7. kid_of_myth

    kid_of_myth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    191
    Cái lão viết ra này chắc có hận nghìn năm với ngài Nguyễn Huệ. Tôi nhgiệp thay khi ông còn sống thì họ chẳng dám ho he gì với ông. Đến khi ông nằm xuống thì múa bút viết ra những thứ như vậy...

    Chắc tác giả bài viết trêm có tổ tiên được vinh hạnh nằm lại tại gò Đống Đa quá [r23)]

Chia sẻ trang này