1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự tồn tại và phát triển của sinh vật ?

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi thanh786, 27/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Sự tồn tại và phát triển của sinh vật ?

    Các loài sinh vật duy trì khả năng tồn tại của mình chủ yếu là nhờ quá trình sinh sản nhanh chóng ,nhờ vậy mà nó có thể duy trì sự tồn tại của loài qua hàng vạn ,hàng triệu năm mà ít có sự biến đổi lắm .Và nhờ đó mà nó phát tán loài đi khắp nơi ,có số lượng rất nhiều .Loài người không ngoại lệ ,cho đến nay dân số thế giới là rất lớn .
    Có một điều thắc mắc là tại sao các loài không hướng đến việc duy trì tuổi thọ cho cao mà hướng đến việc sinh sản cho nhiều
  2. metavana

    metavana Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    1
    mỗi loài có 2 sự chọn lựa để sinh tồn:
    - sinh sản cho nhiều
    - cố gắng sống càng lâu càng tốt
    cái thứ 2 phụ thuộc vào mức độ tiến hóa, thực chất trong loài người ta cũng thấy rõ vấn đề này
    - đa số các gia đình đông con đều là gia đình nghèo, nước có tốc độ sinh sản cao là nước nghèo => nghèo khó thì ko có khả năng thực hiện cái thứ 2, nâng cao tuổi thọ (cái này đòi hỏi y tế, chế độ dd...), vậy thì bắt buộc phải đẻ nhiều để bù lại số hao hụt do tử vong
    tạo hóa đã ban cho các loài khả năng: loài nào càng dễ chết thì sinh sản càng nhiều (tiêu biểu là vi sinh vật) và ngược lại.
    Nếu nó có khả năng duy trì tuổi thọ thì nó là con người. hiện nay nhân tố tiêu diệt cuộc sống của chúng chính là con người đó
  3. quatao_xanh

    quatao_xanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    1
    quá trình sinh sản chắc chắn 100% phải đi chung với quá trình tạo ra 1 số đột biến (khi các NST liên kết lại trong kì đầu lần phân bào thứ nhất của giảm phân). và cũng tạo ra vô số các biến dị tổ hợp
    chỉ có loài sinh sản vô tính mới
    và để duy trì hệ gien đặc trưng cho loài mình nên loài sinh sản vô tính thường hướng đến việc sinh sản nhiều

    loài sinh sản hữu tính thì do phải liên tục biến đổi các tổ hợp gien của mình và cộng thêm sự hỗ trợ của cách li - chọn lọc nên chúng liên tục tiến hoá với tốc độ chóng mặt! (so với các loài sinh sản vô tính như VSV chẳng hạn). vì thế, để bảo tồn hệ gien đặc trưng cho loài, chúng thường hướng đến việc gia tăng tuổi thọ
    cũng đừng nên suy ngẫm về việc này và đặt ra câu hỏi "tại sao?" : thiên nhiên đã "mò mẫm" và "thí nghiệm" như 1 người mù!(biến dị phát sinh 1 cách vô hướng)
    riêng loài người (và các sinh vật có trí tuệ tương đương khác nếu có) thì đã và đang làm ngừng lại quá trình tiến hoá của chính mình! họ đã làm nên 1 "cách tiến hoá mới" : tiến hoá về cộng cụ và sự phân công trong xã hội!
    nói chung, vài trăm triệu năm sau, con người vẫn cứ như thế
  4. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Mục đích của sự sống là phát triển chứ không phải chỉ là tồn tại. Tất nhiên, muốn phát triển thì trước đó cần phải tồn tại. Dù sao thì để phát triển hay tồn tại cũng cần phải có khả năng thích nghi với điều kiện sống.
    Điều kiện sống nói chung là thay đổi theo thời gian nên mỗi loài nếu muốn tồn tại, cũng cần có sự biến đổi phù hợp. Sự biến đối có được nhờ biến dị, tức là thế hệ sau sẽ có những thay đổi ít nhiều so với thế hệ trước. Những thay đổi này có thể có lợi hoặc bất lợi cho mỗi cá thể. Những cá thể có biến dị bất lợi sẽ ít có cơ hội sinh tồn còn những cá thể có những biến dị có lợi sẽ có nhiều khả năng sinh tồn hơn. Để phát huy những lợi thế mới, các cá thể có biến dị có lợi cần phải truyền được những đặc điểm mới cho con của chúng, chúng làm được điều đó nhờ di truyền. Vậy là ta thấy: biến dị và di truyền là hai vế song hành của tiến hóa.
    Cùng một mục tiêu có những thế hệ sau phát triển, sinh vật có những xu hướng sinh nở khác nhau. Có những loài theo hướng đẻ nhiều, thường là sinh vật cấp thấp. Tuy đẻ nhiều nhưng phần lớn con non bị chết do thiếu chăm sóc khi chúng còn quá bé chứ không hẳn do chúng không có biến dị có lợi. Động vật cấp cao thường theo hướng đẻ ít và chăm sóc con tốt, nhằm đạt hiệu quả trưởng thành cao. Những động vật rất cao cấp còn có một thời gian dài để dạy dỗ con cái do chúng cần một thời gian rất dài để trưởng thành. Vì vậy, những động vật cấp thấp thường có tuổi thọ thấp, có khi chỉ sinh đẻ một lần duy nhất trong đời rồi chết ngay. Về nguyên tắc, thế hệ sau là những đứa con có bộ gen hoàn chỉnh hơn cha mẹ chúng, vậy nên để các con đẻ tiếp ra các cháu tốt hơn là để bố mẹ đẻ thêm các em vài lần nữa. Bởi vậy, chúng không cần sống lâu làm gì. Đối với động vật bậc cao, việc chăm sóc và dạy dỗ thế hệ sau là khá dài, và do mỗi lần chỉ đẻ ít nên chúng cần đẻ vài lần, nên chúng có tuổi thọ cao hơn, nhưng cũng không cần cao quá. Tóm lại, việc sinh vật sống quá lâu sẽ làm lão hóa gen nên nói chung là động vật thọ nhất cũng chỉ trên dưới 100 năm.
    Với con người, do những tiến bộ về y học và dinh dưỡng nói chung, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, nhưng chắc chắn rằng nếu sinh con ở tuổi cao sẽ không có lợi gì cho phát triển nòi giống. Xét về mặt di truyền học, việc tăng cao tuổi thọ con người là không có lợi, nhưng về mặt thích nghi lại khác. Nếu ở giai đoạn sống bầy đàn, một đứa trẻ chỉ cần khoảng chục năm để có những kỹ năng sống cơ bản thì bây giờ, do những quan hệ xã hội phức tạp và khối lượng kiến thức rất nhiều, chúng ta cần học 15 đến 20 năm hoặc hơn, trước khi có khả năng tự kiếm sống. Ngay cả sau đó, cha mẹ và ông bà vẫn thường xuyên giúp đỡ và chỉ bảo cho chúng ta những kinh nghiệm cùng với hỗ trợ vật chất cho dù ta đã có gia đình riêng và con cái.
    Như vậy, sinh nhiều và chóng chết hay sinh ít và sống lâu là những cách thức khác nhau để tồn tại và phát triển nòi giống. Những cách thức này đã trải qua hàng triệu triệu năm tiến hóa và cho đến nay, chúng là những phương pháp hữu hiệu, giống như các nghiệm khác nhau của một hệ phương trình đa nghiệm. Chẳng có cách nào đúng hơn cách nào, vì tất cả đều đúng.
  5. quatao_xanh

    quatao_xanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    1
    phân tích hay wa'' ^^
  6. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    DUY không đồng ý với dòng này!
    mục đích sự sống là tồn tại chứ không phải phát triển!
    sự phát triển của sinh vật chỉ vô tình xảy ra do sự tương tác của sinh vật với môi trường và giữa các sinh vật với nhau!
    CuO thích sự so sánh này:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Những cách thức này đã trải qua hàng triệu triệu năm tiến hóa và cho đến nay, chúng là những phương pháp hữu hiệu, giống như các nghiệm khác nhau của một hệ phương trình đa nghiệm. Chẳng có cách nào đúng hơn cách nào, vì tất cả đều đúng.[/QUOTE]
    [/QUOTE]
    Bạn Quả táo xanh (bạn Duy) thân mến,
    Tôi rất vui khi đọc những dòng tràn đầy nhựa sống của bạn. Bạn rất đúng và tôi cũng chẳng sai, chỉ có điều là bạn và tôi đã đề cập tới những phạm vi (hoặc phạm trù) khác nhau.
    Với mỗi cá thể, tồn tại đúng là điều quan trọng nhất. Nhưng với nòi giống (tức là theo quan điểm mỗi bộ gen) thì phát triển mới thực sự là mục đích tối thượng.Ở đây, tôi đang đề cập tới mục đích của sự sống nói chung.
    Bạn thử hình dung xem, nếu mỗi con ong thợ hay ong lính đều cho rằng sự tồn tại của bản thân mình là quan trọng nhất, liệu chúng có xả thân vì bầy đàn không và tổ ong còn có khả năng tồn tại lâu dài không? Dĩ nhiên là không rồi, vì con ong chúa nào mà đẻ ra bầy nghịch tử như vậy, chắc cả tổ sẽ chết chỉ sau một mùa lấy mật và không có cơ hội sinh tiếp ra những thế hệ "ích kỷ" như thế nữa!
    Loài người chúng ta cũng gần như vậy, tất nhiên là với "tầm cỡ" vĩ đại hơn, có "tư duy" hơn, chúng ta cũng có những tấm gương hy sinh vì nòi giống, khiến ai ai cũng đều cảm phục và thầm gắng noi theo. Họ chẳng quan tâm tới những điều bạn và tôi đang tranh luận đâu, bản năng đã xui khiến họ có những nghĩa cử cao đẹp như vậy đó! Vậy bản năng là gì, nếu không phải là những thôi thúc phát triển giống nòi?
    Vậy là chúng ta đã đi đến một câu hỏi khá tế nhị: những cá thể xả thân đó thường chết sớm, họ làm sao có nhiều cơ hội để sinh ra các thế hệ con cháu thừa hưởng được những đặc điểm "xả thân" giống như họ? Và rốt cục, các bầy đàn sẽ chỉ còn toàn những cá thể ích kỷ chăng? Xin thưa rằng: may mắn thay, "Tạo hóa" khôn ngoan hơn chúng ta tưởng nhiều! (Mở ngoặc để giải thích thêm về khái niệm Tạo hóa: đó chính là quy luật đào thải tự nhiên). Bạn là nam hay nữ? Chắc là nam, hoặc là nữ cũng được! Tôi có lẽ đã nhiều tuổi hơn bạn và tự tin để nói rằng: các cô gái rất mê những anh chàng hào hiệp! Điều đó lý giải cho vô vàn cơ hội truyền chủng của những gã "điên dại" chỉ muốn xả thân vì đồng loại! Thế thì tại sao các cô gái lại thích những ''''người hùng" mệnh yểu như vậy? Bởi vì chỉ những bộ tộc có những con người quả cảm mới có lý do tồn tại và những bộ lạc này chỉ có những đứa con quả cảm nếu có những bà mẹ yêu những ông bố quả cảm.
    Từ đây, rút ra một bài học luân lý khô khan nhưng đầy ý nghĩa: chúng ta hãy luôn vì sự phát triển của cộng đồng, xếp của bạn có thể không hiểu và chưa đánh giá đúng những hy sinh của bạn, nhưng đồng nghiệp nghĩ về bạn khác với ông ta, nhất là những đồng nghiệp khác giới!
  7. pepttvnol

    pepttvnol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Và phải chăng chiến tranh là một trong những hình thái đảm bảo sự phát triển của loài người? Hay những quy luật tạo hoá chịu sự ảnh hưởng của một yếu tố siêu thần nào đấy?

Chia sẻ trang này