1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự trôi dạt của những cái tên

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Lissette, 01/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Sự trôi dạt của những cái tên

    Sự trôi dạt của những cái tên

    TS. Trần Thị Thìn

    Vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi theo thầy cô về ?obên kia sống Đuống? nhằm tránh những cuộc oanh kích bằng không quân của đế quốc Mĩ. Những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh như chúng tôi thường sớm mang những nỗi lo của người lớn. Một chiều, đang tung nắm thóc gọi gà về chuồng, tôi bỗng nghe mặt đất rung chuyển và tiếng ai đó thất thanh: ?oNó ném bom cầu Luống rồi?. Hướng về nơi có tiếng nổ, nhìn những cột khói đen bốc lên, tôi lo lắng hỏi chị chủ nhà đâu là cầu Luống. Nắm tay tôi chị nhẹ nhàng cho biết cầu Luống chính là cây cầu mà hiện giờ mọi người gọi là Đuống.

    Năm tháng trôi qua, chiến tranh cũng đã kết thúc, con gái tôi giờ là sinh viên của một trường đại học. Có lần, sau ngày nghỉ của kì thực tập, cháu kể cho cả nhà nghe về vùng đất nơi mình vừa đến. Hướng về tôi, cháu tủm tỉm cười: ?oBuồn cười quá, ở đây các cụ đều gọi cầu Đuống là cầu Luống mẹ ạ!?. Vừa nghe vậy, tôi chợt nhớ lại cuộc sống của những năm đầu đại học. Cũng như tôi hồi đó, giờ con gái tôi đâu có hiểu, gọi Đuống hay Luống đều có nguyên nhân của nó.

    Nếu có dịp qua cầu Đuống, chúng ta sẽ thấy, kể phía Nam cầu, nằm sát đường quốc lộ là một ngôi làng trù phú, xinh xắn. Từ xa xưa, làng đã có tên gọi là làng Luống. Theo các cụ già kể lại, vào đầu thế kỷ 20, cây cầu sắt được xây dựng, mọi người gọi cây cầu theo tên làng - cầu Luống. Thời gian trôi, vì những lý do nào đó, cái tên cầu (Luống) đã được các thế hệ sau thay thế bằng (cầu) Đuống (theo đúng quy luật biến âm l-đ của ngôn ngữ). Thế là, theo dòng thời gian, cái tên cầu Luống đã bị chìm khuất.

    Ngày nay, thật khó mà nghe được cách gọi này từ những người trẻ tuổi, có chăng, nó chỉ còn xuất hiện ở những người già - tầng lấp được coi là bảo thủ, luôn nồng nhiệt với cái cũ và lạnh lùng với cái mới.

    Có lần, chúng tôi về Minh Tân (Yên Lạc ?" Vĩnh Phúc) ghi âm tiếng địa phương. Công việc khá trôi chảy. Trước khi chia tay, chúng tôi nhờ cán bộ xã chuyển lời cảm ơn tới các cộng tác viên. Ông cán bộ phụ trách văn hóa cười: ?oHọ phải cảm ơn chị mới đúng?. Tôi cười cười, xã giao. Thấy vậy, ông giải thích: ?oTôi nói thật đấy, bởi chị đã tạo điều kiện cho họ nói. Dân chỗ tôi chỉ thích nói thôi, có dịp là nói, nói ko ?ophanh? lại được. Chúng tôi là ?oKẻ Mơ? mà ?? Và cũng dường như không ?ophanh? được, ông lại tiếp tục, không chờ tôi phải hỏi: ?oThực ra, cái tên Kẻ Mơ là tên mới, làng tôi trước kia tên là chữ Vĩnh Mỗ, tên Nôm là Kẻ Mỗ nhưng vì dân làng nói thanh ngã thành thanh hỏi nên Kẻ Mỗ được nói thành Kẻ Mổ. Rồi Kẻ Mổ cũng không tồn tại được lâu bởi lẽ ở đây mỗi người dân là mỗi nhà hùng biện, đặc biệt là khi bảo vệ quyền lợi của mình. Trong một cuộc khẩu chiến quyết liệt ngoài chợ huyện, đối phương người làng bên đã hậm hực: ?oCái mồm ? cái mỏ ? đúng là Kẻ Mơ, Kẻ Mỏ chứ ko phải Kẻ Mỗ?. Dần dần thành quen, Kẻ Mơ đã thay thế hẳn Kẻ Mỗ. Cho đến giờ tôi vẫn không quên được vẻ mặt và giọng nói rầu rầu của một ông lão nông ngồi đó: ?oCái tính đành hanh đỏ mỏ của dân làng đã làm mất hẳn cái tên gọi cũ của làng, cái tên mới thì hay ho nỗi gì, giờ thì còn ai nhớ, nhắc đến tên cũ nữa đâu?.

    (còn tiếp)

    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương => Click here
  2. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Rời Yên Lạc, chúng tôi xuống Tiên Lữ (Lập Thạch ??" Vĩnh Phúc). Các cụ đưa chúng tôi đi thăm làng. Tôi nhận thấy làng có dáng vẻ của một thiếu nữ đang nằm, nghiêng người đón ánh bình minh. Màu tím của sim, màu đỏ của đất đồi, màu xanh của cọ. Thật đẹp, thật thanh lịch. Tôi thầm nghĩ, giá làng có tên là Tiên Nữ (chỉ thay l thành n) thì hợp biết bao. Cuối cùng, chúng tôi dừng bước trước nhà một lão nông. Mặc dù tuổi đã cao nhưng trông cụ vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn. Cụ mời chúng tôi vào nhà. Những câu chuyện rộ lên quanh bát nước chè xanh. Và cũng từ đây, tôi được biết rằng, từ thuở sơ khai, làng đã mang dáng hình của một làng tiên: Suối tóc dài chính là hàng cây lúp xúp chạy dọc ven làng, những đường cong trên cơ thể chính là những đường uốn lượn của làng ??? Vì vậy, các cụ xưa đã gọi làng với cái tên rất đẹp, đầy ẩn ý: Tiên nữ. Nhưng (lại nhưng), trong giao tiếp, dân làng nói n thành l, bởi vậy Tiên nữ được nói thành Tiên Lữ. Và cứ thế Tiên Lữ nghiễm nhiên tồn tại. Thật đơn giản, đặc trưng tiếng nói (ngữ âm) của làng đã lam mai một cái tên gốc của làng và thay vào đó, cái tên mới cũng do đặc trưng tiếng nói của làng quy định. Thế là, hoặc vì bản tính của dân làng, hoặc vì đặc trưng tiếng nói của dân làng, hoặc vì một lý do nào đó ??? những cái tên gốc, tên cũ đã bị lãng quên, thay vào đó những cái tên mới xuất hiện ??olên ngôi???, củng cố ??ođịa vị??? của mình qua việc sử dụng của mọi người.
    Như những làng xã khác của đất Hà Tây, xã Phú Luân (Ba Vì ??" Hà Tây) quê tôi mang đầy những huyền tích. Gắn với các huyền tích là những đình thờ, miếu mạo. Làng tôi có một ngôi đình, không biết được xây từ bao giờ. Tương truyền, thời kháng chiến chống Minh, có lần Nguyễn Trãi - vị quân sư đại tài của Lê Lợi bị giặc vây, sự sống như ngàn cân treo sợi tóc. Trước tình thế đó, hai vị lang súy Bùi Đôn và Bùi Chuẩn quyết liều mình giải vây cho ông. Nguyễn Trãi thoát hiểm còn nhị vị lang súy hi sinh. Tưởng nhớ công lao của hai vị trung thần, dân làng lập đền thờ. Cũng từ đó, dân làng tránh tiếng ??olang???: không ai được mang tên lang, trong nói năng hàng ngày không được dùng tiếng lang ??? Còn loại khoai mà nơi khác gọi là khoai lang thì quê tôi gọi tránh là khoai dèo. Mà cũng không chỉ quê tôi có hiện tượng này. Theo lời của anh trai tôi (trước đi bộ đội, đóng quân ở ngoại thành Hà Nội) thì ở thôn Hữu Lễ, xã Bằng A (Thanh Trì ??" Hà Nội) có ngôi đền thờ ??oĐức thánh linh lang đại vương???, để tránh phạm húy, dân ở đây gọi khoai lang là khoai dây. Như vậy, ở những vùng này, do kiêng kị mà từ (khoai) lang đã bị chôn vùi, và thế vào đó là một tên gọi mới với vỏ âm thành hoàn toàn khác hẳn: (khoai) dèo, (khoai) dây ??? Hiện tượng thay thế này cũng rất hay gặp trong kiêng quốc húy (tên vua chúa, hoàng thân quốc thích ???), thay đổi họ tên ??? Một trong những danh sĩ nổi tiếng cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn là Phan Huy Ích vốn tên Công Huệ nhưng vì kiêng tên bà chúa chè Đặng Thị Huệ nên phải đổi tên là Huy Ích. Cái tên của con trai ông cũng chịu số phận như vậy. Huy Hạo vốn là tên ông đặt cho con trai lúc nó chào đời, nhưng không ngờ sau đó, hoàng tộc cũng có người tên Hạo, vì vậy Huy Hạo phải đổi thành Huy Chú. Có lẽ trong chúng ta ai cũng biết Lý Thường Kiệt - vị tướng lừng danh trong cuộc đại thắng quân Tống. Ông cũng là tác giả của bài thơ bất hủ ??oNam quốc sơn hà??? ??? Lý Thường Kiệt vốn tên Ngô Tuấn nhưng do có nhiều công lao với triều đình nên được vua Lý ban cho ân sủng mang họ vua - họ Lý.
    (còn tiếp)
    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương => Click here
  3. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    Cũng nhân một lần đi công tác, chúng tôi có dịp đến Ninh (Thái Thụy, Thái Bình). Ven đường, ngoài làng ??? các thửa ruộng đều trồng ngô. Ngô bạt ngàn hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Anh chủ nhiệm hợp tác đi bên tôi không giấu nổi niềm vui và đôi chút tự hào. Tôi hỏi anh về ngô. Một lão nông đi cạnh nhanh miệng: ??oĐấy chị xem, các cánh đường của chúng tôi toàn nghênghê. nghê xen canh gối vụ, khỏi lo tháng ba ngày tám nữa ??????. Vốn kiệm lời lại sợ tiếp xúc với các cụ nên tôi dạ vâng cho qua chuyện, nhưng trong lòng không khỏi thắc mắc: Sao đang chuyện cây ngô cụ lại nói về nghê (thường gắn trên các đỉnh đồng), lại còn cánh đường nghĩa là gì? Mãi sau khi hỏi chuyện anh cán bộ phụ trách văn hóa xã nên tôi mới vỡ lẽ: Thời đánh quân Nam Hán, trong đội quân của Hai bà có một vị tướng rất giỏi tên Ngô Đồng. Trong một trận chiến, vị tướng tử trận tại nơi nà. Dân làng nhớ ơn, lập đền thờ, tôn ông làm ??othượng đẳng tối linh thần???. Để tránh phạm húy, dân làng nơi đây gọi ngô với một tên khác, na ná gần âm - nghê, còn đồng cũng được nói trệch đi thành một từ khác gần âm - đường.
    Lại có lần chúng tôi về Yên Tế (Yên Đồng ??" Yên Mô ??" Ninh Bình). Cả đoàn ở nhà dân. Trong chúng tôi có một chị lớn tuổi tên Mai. Chị coi tôi như em út. Mấy ngày đầu, tôi cứ vô tư ??ochị Mai ??? chị Mai ??????. Sau để ý thấy, mỗi lần tôi cất tiếng ??ochị Mai ?????? là hai cụ chủ nhà có vẻ ??othất thần???. Không rõ nguyên nhân nhưng tôi cũng ý tứ, tránh ??ochị Mai ??? chị Mai ??????. Một ngày trước khi rút quân, cụ chủ nhà đến bên chúng tôi với rất nhiều quà quê: ??oNgày mơi các chị về, gọi là cây nhà lá vườn ??????. Quái, sao lại ngày mơi mà không phải ngày mai như mọi người vẫn nói. Tôi chợt nhớ đến những lần ??ochị Mai ??? chị Mai ?????? và thái độ không mấy vui vẻ của cụ lúc đó. Nhân vui chuyện, tôi lựa lời hỏi cụ thì được biết, xưa có bà tên Mai, có công trong việc dậy nghề cho dân. Khi chết, được dân làng thờ làm thành hoàng. Vì vậy, kiêng gọi tên bà, ở đây không có ai tên là Mai, cái mai, ngày mai ??? được nói chệch đi là cái mơi, ngày mơi ??? Ra vậy, đất lề quê thói, chúng tôi vội vàng xin lỗi vì đã vi phạm vào tục lệ của địa phương.
    Như vậy, ở rất nhiều nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vì một nguyên nhân nào đó (tránh phạm húy, đặc điểm tiếng địa phương ???) mà phải thay tên cũ bằng một tên khác, thì, ngoài việc thay từ đó bằng một từ mới, khác hẳn về mặt âm thanh (lang ??" dèo, Huy Hạo ??" Huy Chú ???), người ta còn có thể thay bằng một từ khác, có quan hệ (gần âm) với từ cũ (mai ??" mơi).
    Thế rồi dần dần tên gọi cũ bị lãng quên, trong khi tên mới ngày càng khẳng định vị trí của mình. Đến một lúc nào đó, tên cũ chỉ còn lại trong ký ức của một số người.
    (hết)
    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương => Click here
  4. traucau

    traucau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    khong có gì tự viết ra được hay sao mà cứ sao chép bài của người khác vậy ? chán lắm !
    Một vài người trong chúng ta có cái đầu nhỏ hơn cái dạ dày của chính mình !
    TrauCau
  5. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác, việc viết ra được bài phải có sự nghiên cứu tìm hiểu, may ra chỉ có nhà ngôn ngữ học mới làm nổi, trừ một số ít người còn đa phần e rằng chúng ta chỉ đủ sức bình luận mà thôi. Bác có thể tham gia viết bài được không?
    Còn muốn đỡ chán thì vào Thiên đường vui vẻ vậy, hì, bác vẫn vào đó thường xuyên đấy chớ?

    :: Giáo Hoàng ::
  6. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    thông cảm nghen vì kiến thức của tôi chỉ có hạn thôi; tôi chỉ có thể tìm hiểu chứ chưa thể "phát minh" ra được một bài viết như thế; Trẻ con cũng phải lẫy, ngồi, bò rồi mới đến biết đi ... !!! Mong bạn "rộng lượng" hơn về những gì tôi post trong box này. Humh, mà nói vậy, bạn sẽ chỉ post những cái gì do bạn viết về tiếng Việt chứ gì ??? Rất hoan nghênh ... !!! (^_^)
    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương => Bấm vào đây

Chia sẻ trang này