Sự tương đồng? Các bạn hãy đọc đoạn sau (Trích trong cuốn Mỹ Học - NXB Thế giới). "Trong những bí ẩn của Tình yêu, ai đã tiến đến điểm điểm đạt tới mức cuối cùng của sự khai tâm bỗng nhiên sẽ thấy xuất hiện trước mặt mình một vẻ đẹp tuyệt vời, mà hỡi Socrate, đó sẽ là sự kết thúc tất cả mọi công việc trước đó: vẻ đẹp vĩnh hằng không sinh ra cũng không tiêu vong, không giảm xuống cũng không tăng lên... với sự tham gia của những vẻ đẹp khác; nhưng sự nảy sinh hay sự huỷ hoại của chúng không làm cho nó giảm đi hay tăng lên, không làm cho nó có một sự thay đổi nhỏ nào. Ôi Socrate thân yêu của tôi, cái đáng giá với cuộc đời này, đó là cảnh tượng của vẻ đẹp vĩnh hằng... Ta xin hỏi rằng một người bình thường được ngắm cái đẹp thuần khiết ấy trong sự trong sáng và giản dị của nó, không mang da thịt và màu sắc con người cũng như tất cả những tô điểm vô ích chắc chắn sẽ mất đi ấy, mà được nhìn thấy mặt đối mặt với VẺ ĐẸP THẦN THÁNH dưới hình thức duy nhất của nó, thì số phận của kẻ đó sẽ thế nào... Và phải chăng khi nắm vẻ đẹp vĩnh hằng với cơ quan duy nhất có thể nhìn thấy được nó, kẻ đó có thể sản sinh ra và tạo ra không phải là những hình ảnh đức hạnh, bởi anh ta không gắn bó với những hình ảnh này, mà là những đức hạnh có thực và đích thực, vì kẻ đó chỉ yêu có chân lý mà thôi" (Bữa tiệc, 211 d sq.). Bạn nào giỏi về Phật học hãy giải thích sự tương đồng của VẺ ĐẸP THẦN THÁNH nói trên với Tánh không trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh: "Chư pháp không tướng bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm...".
Nếu như có ai đó có thể giải thích được cho bạn thì đó ko phải là câu trả lời đúng .Bạn chỉ có thể tìm ra câu trả lời nếu như bạn nghiệm ra nó ,còn nếu ko thì đó cũng chỉ là tri thức của người khác mà thôi .Hãy tự tìm câu trả lời . ...................................................................................... ............................................................................................................. ........................................................................................... still LIVE & exist
Cách nói của bạn nghe có vẻ ?oThiền? quá nhỉ ?onếu ngươi không tự biết thì ai biết giùm ngươi?. Nhưng khoan đã! Theo ?oChân Thiền? của Taisen Deshimaru thì: ?oTạI Nhật, có ngườI nghĩ rằng ngài Long Thọ và các nhà sư du phương chịu ảnh hưởng của triết lý Trung và Cận Đông, vì thấy dấu vết trong biểu hiện gốc của một số kinh sách, thí dụ kinh Long Vương (Avatamsaka sutra) có truyền thuyết là thỉnh từ đền vua xứ Naga, kinh Du-già sư địa luận thì do ngài Asanga mang về từ xứ trờI Tu-xita, kinh ĐạI Thánh ngôn (sutralamkara) do ngài Vasubandhu đem về từ thiên đường phương Đông về. Những dữ kiện huyền thọai này có thể thuộc về truyền thuyết Hy Lạp. Ngược lạI, nhiều tác giả phương Tây thì cho rằng chính Phật giáo đã ảnh hưởng đến các triết gia Hy Lạp, chẳng hạn ngườI ta thấy gốc chữ La-tinh Pythagore là ?oBuddha guru? có nghĩa là ?ongườI có thầy là Phật?. Dù các giả thuyết đúng hay sai, điều chắc chắn là có sự tiếp xúc giữa các nhà triết học Đông tây. Kinh tiếng Phạn ?oNa-tiên tỳ-kheo? (Nagasena Sutra) hay ?oNhững câu hỏI của Mi Linh Đa? là một bằng chứng, vì trong kinh có ghi lạI lờI Na-tiên tỳ-kheo giảI đáp các câu hỏI của Mi Linh Đa tức Ménandre, một tướng lãnh của ĐạI đế Alexandre, vua nuứơc Macédoine, từng cai trị Hy Lạp, Ba Tư và Ai Cập.? Vì vậy, ý tôi là nói đến sự tương đồng và giao lưu văn hóa dẫn đến các điểm tương đồng về triết học chứ ý tôi không nói về ?othực chứng tâm linh?.