1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự xuống cấp của giới trí thức Văn học nghệ thuật?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi timviet2007, 08/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. timviet2007

    timviet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Sự xuống cấp của giới trí thức Văn học nghệ thuật?

    Ngày 30/9/2008 này, bộ hồ sơ quan họ Bắc Ninh sẽ có được gửi tới hội đồng xét duyệt Di sản tiêu biểu của UNESCO tại Paris. Có lẽ, thành công của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã phần nào gây sức ép vô hình cho Hồ sơ Quan họ. Vì vậy, cuối năm 2005, Viện VHNT đã được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch giao trọng trách nghiên cứu xây dựng bộ hồ sơ này. Ông Nguyễn Chí Bền là Chủ nhiệm dự án này.
    Sau 3 năm kể từ ngày khởi động xây dựng bộ hồ sơ, bộ hồ sơ đã sẵn sàng lên đường sang Paris. Nhưng dường như sự ?osẵn sàng? ấy chẳng đúng tí nào. Bởi lẽ, Bản ?obáo có KH Hồ sơ quan họ? đã bị các nhà khoa học phản biện và chỉ ra những lỗi từ phức tạp đến sơ đẳng nhất. Có thể nói, Sau 3 năm, Hồ sơ quan họ từ không có gì đã trở thành?.be bét, một bước giật lùi đáng ái ngại.

    Trong đó, có một số lỗi cơ bản như sau:

    1) Tên bộ hồ sơ: ?oKhông gian văn hóa quan họ Bắc Ninh?. Có lẽ, do ?ocopy? từ bộ hồ sơ ?oKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên? nên ông Bền đã vấp phải sai lầm nghiêm trọng. Bởi lẽ, từ lâu, phong tục kết nghĩa hát Quan họ đã mất, chỉ còn lại hình thức hát giao duyên đối đáp nam nữ của người dân Kinh Bắc. Vì vậy, bộ hồ sơ, thay vì bàn đến những kỹ thuật sắc sảo của nghệ thuật quan họ, thì lại đề cập đến những vấn đề rất ?orâu ria? không cần thiết như: các làng nghề, nghi lễ, tín ngưỡng, con người Kinh Bắc?.Đây là sự lạc đề.

    2) Nhiều lỗi kỹ thuật khó hiểu. Tần suất những dấu ??? xuất hiện rất nhiều. Các đoạn như: Phía Bắc vùng quan họ Bắc Ninh tiếp giáp với??? Phía Nam vùng quan họ Bắc Ninh tiếp giáp với??? Phía Đông tiếp giáp với??? Phía Tây tiếp giáp với??? Đối với những bản nghiên cứu nhỏ như tiểu luận, khóa luân v.v..những lỗi này còn không thể chấp nhận được, huống chi là Bộ hồ sơ đại diện cho cả đất nước đi ?othi thố? cùng năm châu?

    3) Những lỗi sơ đẳng về chuyên môn: ví dụ, trong trang 6 của bộ hồ sơ, có chi tiết ?o..đã tìm thấy di tích quả cân bằng đá bằng đồng thuộc văn hóa Phùng Nguyên ?" Đông Sơn? . Trong chi tiết này, ông Chủ nhiệm dự án đã ?oxác định? một di tích thuộc về một loại văn hóa mới gọi là văn hóa ?oPhùng Nguyên (thời đại đồ đồng đá) ?" Đông Sơn (thời đại đồ sắt)?, chạy gần 2000 năm, từ năm 2000 ?" 100 trước CN. Thật ngạc nhiên đối với một người đang giữ chức Viện trưởng 1 Viên nghiên cứu VHNT.

    4)?.còn vô vàn các lỗi khác! Do quá dài nên tôi không tiện nêu ở đây. Dưới đây là kho chứa Bộ Hồ sơ Quan họ của anh bạn tôi:

    http://www.flickr.com/photos/30264946@N06/[/url]

    Hiện, các nhà khoa học đang tìm thêm các lỗi sai của bộ hồ sơ để ?ocứu? nó thoát khỏi tình trạng be bét như hiện nay. Song, muốn cứu cũng không thể được bởi Bộ Hồ sơ đã bị sai ngay từ xuất phát điểm. Đó là, thay vì nghiên cứu nghệ thuật hát quan họ, thì ông Nguyễn Chí Bền lại cố áp đặt quan họ phải gắn với tin ngưỡng (trong khi bản thân quan họ không có đặc điểm này). Điều đó gây ra cho bộ hồ sơ một vẻ bàng bạc không có trọng điểm.

    Ở đây có một vài điều đáng nói. Đó là vị chủ nhiệm dự án của Quan họ Bắc Ninh: Ông PGS.TS. Nguyễn Chí Bền.
    Với kiến thức hết sức nông cạn về quan họ Bắc Ninh, có lẽ vai Chủ nhiệm dự án xây dựng bộ hồ sơ Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh đệ trình UNESCO là tấm áo quá nặng đối với ông. Trong 3 năm qua, nguồn kinh phí khổng lồ dành cho quan họ đã được bỏ ra để tổ chức các cuộc điền dã không mục đích. Hậu quả chính là Bản báo cáo KH Hồ sơ Quan họ Bắc Ninh có chất lượng kém như ngày hôm nay.

    Cái tên Nguyễn Chí Bền đã quá nổi tiếng trong lĩnh vực "đạo văn", nghiên cứu nửa vời và phi thực tế. Những bài viết về đạo đức trong khoa học của ông Bền đã được bàn đến rất nhiều. Vì vậy, tôi sẽ không tốn nhiều chữ để nói đến nữa.
    Chỉ có điều, đến bao giờ, khoa học Việt Nam mới thoát được cảnh ?onhầm người nhầm việc? như vậy? Những công trình khó lại bị giao vào tay những kẻ chuyên môn kém, chỉ giỏi đục khoét tiền đề tài cho riêng mình. Còn những người có chuyên môn thì bị ghen ghét, trù dập. Khi những chuyện đó còn tiếp diễn, thì chúng ta đừng hỏi tại sao nền khoa học của Việt nam vẫn dậm chân tại chỗ, đừng hỏi tại sao VHNT của Việt nam càng ngày càng đi xuống như hiện nay?



    Được timviet2007 sửa chữa / chuyển vào 00:00 ngày 10/09/2008
  2. nhanho

    nhanho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0

    Ầy à, cái tay CHÍ BỀN này củ chuối thế nhỉ. Đang ngập ngụa trong vụ ĐẠO VĂN, sao lại còn tòi ra cái của thối tha thế này.
    Sao các vị lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn không chịu nhận ra bản chất tên ĐẠO TẶC này nhỉ.
    Tôi nghĩ việc các cấp lãnh đạo Bộ VH, TT và DL còn giao những việc trọng đại như thế cho tay "Chí" này thì ngang bằng vứt xuống cống rồi còn gì? Việc đề nghị UNESCO vinh danh cho Quan họ là việc làm vẻ vang cho đất nước ta, con người Việt Nam thì phải chọn mặt gửi vàng chứ. Không hiểu họ có tư duy, có ý thức không nhỉ??????????? Tôi là tôi nghi lắm !!!!!!!!!!!!!!! Chả lẽ lại ... như vậy chăng? Có ai trả lời giúp tôi việc này không đây?
    Biết bao giờ nước ta mới sánh được cùng các nước khác đây, Bác kính yêu ơi!
  3. hoanghung456

    hoanghung456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác!
    Chí phải chí phải, trong 3 năm trời, Viện Văn hóa ?"Nghệ thuật Việt Nam dưới sự ?ochỉ đạo? của Viện trưởng PGS.TS Nguyễn Chí Bền đã tiêu tốn cả chục tỉ đồng của Nhà nước để xây dựng bộ hồ sơ quan họ, mà kết quả lại be bét thế. Để hưởng ứng lời hiệu triệu của bác timviet2007, em xin đưa lên đây một bài báo mới vẫn nóng hôi hổi. Đó là cuộc phản biện trái chiều ngoạn mục của một nhà báo có tên Dương Xuân, phủ định những ?otri thức? về quan họ Bắc Ninh của Viện trưởng Nguyễn Chí Bền, cái mà trước đó ông Chí Bền đã đăng đàn phát ngôn trên báo Biên phòng. Chuyện này hiện đang xôn xao dư luận trong giới nghiên cứu Văn hóa, vì một nhà báo bình thường đã tỏ ra am hiểu về quan họ Bắc Ninh còn hơn cả một ông Chủ nhiệm dự án hồ sơ quan họ- ngài Viện trưởng Nguyễn Chí Bền, vốn đã quá nhiều tai tiếng về tội đạo văn.
    http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/4713/index.aspx
    Viện trưởng mơ ước về một "làng quan họ" phi thực tế?
    05/09/2008 08:43 (GMT + 7)
    Phản biện của một độc giả Tuần Việt Nam về những quan điểm của vị Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật VN về vấn đề rạn vỡ không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh.
    Gần đây, PGS.TS Nguyễn Chí Bền ?" Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam ?" Bộ VHTT&DL trả lời báo Biên phòng về vấn đề rạn vỡ của không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh. Bài phỏng vấn ông Nguyễn Chí Bền đăng trên website của báo: bienphong.com.vn ngày 26-6-2008 với đầu đề ?oĐáng ngại là không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh đã rạn vỡ?.
    [​IMG]
    Không phải là điều đáng lo ngại
    Trong phần trả lời câu hỏi đầu tiên về những tác động tiêu cực của đời sống hiện đại lên không gian văn hóa quan họ, ông Bền có nói: ?oViệc vừa hát quan họ vừa xin tiền, tổ chức lều hát quan họ bên cạnh các hàng quán tạp nham trong hội Lim mấy năm trước... cũng không phải là điều đáng lo ngại. Bởi những hiện tượng tiêu cực này có thể sửa chữa rất nhanh, nó trong tầm tay của nhà quản lý văn hóa?.
    Câu nói này thể hiện sự thiếu quan sát thực tế của một Viện trưởng, đang phụ trách công tác xây dựng Hồ sơ Không gian văn hóa quan họ trình UNESCO trong nay mai.
    Trước thực trạng mà nhiều năm qua vẫn trở đi trở lại tại một số lễ hội lớn ở Bắc Ninh, có thể lấy ví dụ như hội làng Diềm (Viêm Xá), xã Hòa Phong, Yên Phong, Bắc Ninh ?" làng thủy tổ quan họ hay hội Lim thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, ông Bền lại cho rằng ?ocũng không phải là điều đáng ngại?. Vì theo ông, ?onhững hiện tượng tiêu cực này có thể sửa chữa rất nhanh, nó trong tầm tay của nhà quản lý văn hóa?. Nếu sửa được, thì ngay trong những năm qua, người ta đã giải quyết, không để đến nỗi báo chí năm nào cũng lên tiếng phê phán.
    Ông cho rằng, ?ocó thể sửa chữa rất nhanh?. Được biết, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam bắt tay vào xây dựng hồ sơ từ cuối năm 2005, không hiểu trong mấy mùa lễ hội qua, ông Nguyễn Chí Bền có cố vấn, góp ý gì với ngành VHTT&DL Bắc Ninh trong việc ổn định trật tự, đảm bảo cho sự trong sạch, thuần chất và nghiêm túc của lễ hội không?

    [​IMG]
    Quan họ nhạt tín ngưỡng và bị thế tục hóa?
    Trong phần trả lời câu hỏi ?oVậy điều gì khiến ông lo ngại nhất trong sự phát triển của quan họ hiện nay??, ông Bền có nói: ?oĐiều đáng lo ngại là tính nghi lễ trong quan họ nhạt dần. Hiện nay quan họ không còn gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng, lễ hội nữa?. ?oĐiều đáng lo ngại? này của ông là rất đáng ngờ!
    Dân ca quan họ là tiếng hát giao duyên của các liền anh liền chị hai làng kết chạ với nhau, nó hầu như gắn bó với đời sống thế tục và sinh hoạt đời thường trong quá trình gặp gỡ, làm quen, qua lại thăm hỏi và giao tiếp, giao lưu v.v? giữa các bọn quan họ.
    Dân ca quan họ có phần nào liên quan với không gian thờ tự là ở chỗ khi bọn quan họ này làng này sang thăm bọn quan họ làng khác, hai bên thường cùng nhau đến thắp hương tại đình hay chùa của làng sở tại, hoặc người quan họ đến với nhau thường thắp hương trên bàn thờ gia tiên.
    Đó cũng là những nghi thức rất bình thường và phổ biến trong đời sống, thể hiện nét lịch sự, đạo lý ?ouống nước nhớ nguồn? của người quan họ. Ngoài ra, các dịp hội hè, lễ lạt, các bọn quan họ có thể gặp gỡ và hát ở đình hay bên chùa nhưng nội dung lời ca và mục đích cuộc hát đó không liên quan đến hoạt động thờ tự, cúng bái mà là nói về đời sống, về nỗi nhớ, niềm thương, khát vọng hạnh phúc v.v? của đôi lứa, của con người chứ đâu có vì mục đích tôn giáo, tín ngưỡng nào mà ông Bền gán cho quan họ ?otính nghi lễ?, và rồi ?olo ngại? khi ?otính nghi lễ? đó ?onhạt dần?. Không lẽ ?onhạt dần? rồi thì phải tìm cách làm cho ?ođậm đà trở lại?, làm cho ?ogắn kết chặt chẽ??
    Ông Bền nói tiếp: ?oGiờ người ta thế tục hóa nó, mang nó vào hát ở nhà hàng?. Dân ca quan họ không bị ?othế tục hóa? vì thực chất nó là sản phẩm tinh thần của đời sống thế tục và phục vụ cho đời sống thế tục ở khía cạnh tình cảm, nhu cầu giao lưu, giãi bày với bạn bè của con người.
    Hiện tượng ?omang nó vào hát ở nhà hàng? như ông Bền nói hay như việc cải biên, đặt lời mới một cách vội vàng, thiếu chắt lọc, gán ghép chủ đề một cách bừa bãi cho các bài ca quan họ, cần phải gọi là ?odung tục hóa?, ?othô thiển hóa? quan họ.

    [​IMG]
    Mơ ước về một làng văn hóa - du lịch quan họ
    Ở phần cuối bài phỏng vấn, khi ông trả lời phóng viên về ?oước mơ của mình cho quan họ Bắc Ninh?. Đó là:
    ?oNếu được ước mơ, tôi mơ ước có một làng văn hóa - du lịch quan họ. Trong làng này có đầy đủ cảnh quan của quan họ, có đồi, núi, sông, có khu vực dành riêng cho các nghệ nhân trình diễn và có khu vực để giới thiệu đồng thời trình chiếu quan họ... Du khách không chỉ được thưởng thức quan họ, mà còn thưởng thức ẩm thực, trang phục, nói rộng ra là cả nền văn hóa Kinh Bắc. Nghĩa là vừa bảo tồn theo hình thức ?ođông lạnh?, vừa bảo tồn ?osống?. Tôi nghĩ địa điểm thích hợp xây dựng làng quan họ này là khu vực đồi Lim?.
    Mơ ước này của ông Viện trưởng dường như là không tưởng và bất khả thi. Tất nhiên ước mơ chưa đồng nghĩa với hành động và hiện thực. Nhưng có thể đáng ngại khi người ước mơ là Viện trưởng của một viện chuyên môn đang xây dựng bộ hồ sơ Không gian văn hóa quan họ để đệ trình UNESCO, đề nghị công nhận danh hiệu di sản thế giới.
    Những ước mơ này, cùng một số suy nghĩ, nhận định trên, trong một chừng mực nào đó, có thể ảnh hưởng đến các quan điểm, biện pháp bảo tồn không gian văn hóa quan họ, dân ca quan họ được thể hiện trong bộ hồ sơ.
    Ông ước mơ một ?olàng văn hóa ?" du lịch quan họ? có đầy đủ ?ocảnh quan của quan họ, có đồi, có núi, có sông??.
    ?oCảnh quan của quan họ? theo ông là những gì, và có phải đồi, núi, sông là ?ocảnh quan của quan họ? không? Ông lại nghĩ ?ođịa điểm thích hợp xây dựng làng quan họ này là khu vực đồi Lim?. Xưa nay, đây là một quả núi thấp nơi có chùa Hồng Ân và lăng tướng công Nguyễn Đình Diễn (đã bị phá, đang xây lại) chứ không hề có làng quan họ nào ở đây cả. Kể cả ông mong muốn xây mới một cái làng khu vực này thì không hiểu sẽ xây thế nào và làm sao có thể xây được?
    Thứ nhất, núi Lim là nơi diễn ra các hoạt động hội là lễ của hội Lim theo truyền thống hàng năm. Liệu có thể lấy không gian sinh hoạt truyền thống này cho việc xây dựng một mô hình mới ?olàng văn hóa ?" du lịch quan họ? như ông nói?
    Thứ hai, xung quanh chân núi gần như đã bao kín bởi nhà dân và các cơ quan, đoàn thể của huyện Tiên Du, cái ?olàng văn hóa ?" du lịch quan họ? của ông chẳng lẽ sẽ chen chúc trong ?ohệ thống? cũ ?" mới, hiện đại ?" cổ truyền, dân tộc ?" lai căng? hay sao?
    Ông nói ?ocó đồi, có núi, có sông??. Khu vực này chỉ có mỗi núi Lim tọa lạc, xung quanh là đất đai bằng phẳng, phải đi khá xa người ta mới gặp những quả núi khác. Sông Tiêu tương huyền thoại thì theo dòng lịch sử đã bị lấp, nay chỉ còn là những ao hồ rải rác với những khoảng cách khá xa nhau. Làm gì có đồi, núi, sông nào nữa để mà trải ra cho đủ một cái ?olàng văn hóa ?" du lịch quan họ??
    Trong ?olàng của mình? ông Viện trưởng còn ?ohình dung?: Ở đó, ?odu khách không chỉ được thưởng thức quan họ, mà còn thưởng thức ẩm thực, trang phục (không hiểu việc ?othưởng thức trang phục? sẽ được thực hiện như thế nào?!), nói rộng ra cả nền văn hóa Kinh Bắc?.
    Văn hóa vùng Kinh Bắc là tập hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau mà dân ca quan họ chỉ là một bộ phận. Ngoài dân ca quan họ là một loại hình diễn xướng dân gian, vùng Kinh Bắc còn có nghệ thuật hát chèo, chèo Chải hê, hát ca trù, có múa rối nước v.v? về mỹ thuật, điêu khắc lại có tranh Đông Hồ và nghệ thuật chạm khắc các đình, chùa qua nhiều thế kỷ. Vùng Kinh Bắc lại là nơi tập trung rất nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng.
    Đấy là chưa nói đến việc ở đây có những trung tâm được coi là nơi đầu tiên tiếp nhận và lan tỏa ánh sáng Phật giáo ở Việt Nam, nơi ẩn chứa biết bao giá trị rực rỡ của tín ngưỡng, tôn giáo v.v? Thế mà chỉ với ?ohình dung? về một ?olàng quan họ mới tinh? ở khu vực đồi Lim, ông Bền muốn cho du khách đến đây sẽ được thưởng thức cả nền văn hóa phong phú và lâu đời của Kinh Bắc.
    Thêm nữa, Kinh Bắc xưa bao gồm cả các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần Hưng Yên và huyện Gia Lâm ?" Hà Nội? mà dân ca quan họ tập trung ở tỉnh Bắc Ninh, chủ yếu trong và ở các địa bàn lân cận TP.Bắc Ninh. Ông Bền, muốn bảo tồn quan họ, lại ước ao quán xuyến một phạm vi rộng lớn như vậy liệu có thực tế?
    Bạn đọc: Dương Xuân
    Còn bài ông Nguyễn Chí Bền trả lời phỏng vấn về quan họ, xin xem ở link dưới đây:
    http://bienphong.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=8611
  4. timviet2007

    timviet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    @nhanho thân mến, bộ VH, TT và DL giao cho 2 đơn vị thực hiện nghiên cứu hoàn thành 2 bộ hồ sơ Quan họ và ca trù cho hai đơn vị mà họ cho rằng có chuyên môn trong lĩnh vực này là Viện VHNT và Viện Âm nhạc. Trong đó, Viện VHNT chịu trách nhiệm hoàn thành hồ sơ quan họ. Bộ không rành rẽ về chuyên môn nên thấy Ông Bền là viện trưởng là giao cho ông ta làm chủ biên. Đợt làm hồ sơ cồng chiêng, mọi người trong viện rất hăng hái nhiệt tình nên kết quả là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, có chất lượng tốt. Bộ hồ sơ quan họ lại không được như vậy, bởi giờ đây, những người có chuyên môn đã bỏ đi vì không chịu nổi thói ăn cắp, trù dập của ông. Với chuyên môn "không thể kém hơn" của mình, tất yếu ông Bền sẽ cho ra sản phẩm "tương xứng".
    Được timviet2007 sửa chữa / chuyển vào 16:59 ngày 10/09/2008
  5. lapink

    lapink Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Hehê?Ỉ>c mỈ của ông Vi?n trỈYng về mTt làng du l ?othỈYng thức trang phục? sẽ 'Ỉợc thực hi?n nhỈ thế nào?!), nói rTng ra cả nền vfn hóa Kinh Bắc[/I]?? ThỈYng thức?trang phục nghĩa là?.. hehe
  6. thienha555

    thienha555 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, lâu rồi không tham gia được với mọi người. Giờ mới biết các bác lập topic mới nhanh quá!
    Em đọc thấy bài các bác viết là: để đỡ bị lòi đuôi, ông Bền đã đóng dấu bìa bản Báo cáo KH và cấm các thành viên hội đồng không được photocopy tài liệu. Các bác lấy được bản này thì em phục quá.
  7. vnmedia789

    vnmedia789 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Hèm, mặc dù vẫn theo dõi diễn đàn nhưng lâu lắm rồi mới tôi được đóng góp ý kiến.
    Theo tôi biết, đúng là hiện nay có hai đơn vị tiến hành xây dựng hai bộ hồ sơ đệ trình UNESCO. Viện VHNT làm hồ sơ quan họ do ông Nguyễn Chí Bền làm chủ nhiệm. Viện Âm nhạc làm hồ sơ ca trù, do ông Đặng Hoành Loan làm chủ nhiệm. Mặc dù có cùng xuất phát điểm, nhưng đến nay, hai bộ hồ sơ lại có hai ?osố phận? hoàn toàn khác nhau. Nếu bộ hồ sơ ca trù đã hoàn thành và được các hội đồng thẩm định và GS.Trần Văn Khê đánh giá rất cao, thì hồ sơ quan họ đang gặp phải sự chỉ trích cao độ.
    Nói dài như vậy, nhưng ý của tôi chỉ là so sánh một chút về cách thức triển khai vấn đề của hai bộ hồ sơ.
    Theo ông Đặng Hoành Loan, chủ nhiệm hồ sơ ca trù thì phải chứng minh giọng hát ca trù hay ở đâu, độc đáo thế nào bằng cách tìm đến các nghệ nhân, đào nương kép đàn bậc thầy. Những người tham gia tác nghiệp nghệ thuật trong nhóm lập hồ sơ phải là những người rất am hiểu về ca trù. Nếu không, sẽ tìm sai đối tượng và đánh giá sai nghệ nhân. Như vậy, cái ông Loan quan tâm đầu tiên là yếu tố âm nhạc của bản thân nghệ thuật ca trù. Chí ít ông Loan cũng đi đúng đường rồi còn gì?

    Còn ông Nguyễn Chí Bền thì sao?
    Tôi đọc trên blog của NCB?Ts bo mat that nói là ông Bền bê nguyên xi cái tít từ bộ hồ sơ ?okhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên? sang bộ hồ sơ quan họ. Thế nên, quan họ, từ một ?ohình thức hát giao duyên đối đáp nam nữ? đã trở thành ?oKhông gian văn hóa quan họ Bắc Ninh?. Thế này là ông Bến Chì từ đổ lên đầu mình sao quả tạ rồi còn gì?
    Vì thế, thay vì tập trung vào nghiên cứu âm nhạc, thì ông Bền cho các đệ tử đi sưu tầm đủ các thứ hầm bà lằng ngoài âm nhạc, tổ chức phục dựng các lễ hội nửa kim nửa cổ, nghiên cứu các?.làng nghề?thay vì yếu tố âm nhạc của quan họ. Còn nữa, về đội ngũ ?onghiên cứu viên? của ông Bền thì?.thôi rồi!! Có rất nhiều tay nghiên cứu chủ chốt cho bộ hồ sơ không biết tí rì về quan họ, nên cứ lang thang tìm kiếm ?okhông gian văn hóa quan họ? trong?.vô vọng. Cá biệt, có tay Bùi Quang Thanh đi quay phim gần chục làng quan họ chỉ trong?1 ngày. Cưỡi ngựa xem hoa còn gọi bằng?..cê ụ
    Các bác thấy tôi nói có đúng không?
  8. timviet2007

    timviet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    @Lapink: ông Nguyễn Chí Bền lấy kinh nghiệm thực tế từ đâu thì tôi không biết. Chỉ biết rằng, kết quả là một bản báo cáo khoa học đầy lỗi ngớ ngẩn thôi.
    @thienha: chào mừng em. Lâu rồi ko gặp.
    @vnmedia789: bác nói rất đúng. Chuyên môn của ông Nguyễn Chí Bền ?osâu sắc? như thế nào chắc ai trong chúng ta cũng biết. Hiện, mọi người mới biết đến bản text của bộ hồ sơ thôi, còn đến khi xem hai bộ phim gửi đi thì còn nhiều lỗi nữa. Với kiểu quay phim của Bùi Quang Thanh, khi hình gần chục làng quan họ chỉ trong?1 ngày thì biết sản phẩm sẽ là thế nào rồi.
    Mong các bác gần xa góp chung ý kiến để giúp chúng tôi vạch trần những bộ mặt trí thức rởm như Nguyễn Chí Bền, mạo danh khoa học chân chính chuyên ?ođẻ? ra những ?ođứa con? dị dạng như Bộ hồ sơ quan họ này.
  9. tuanvietbass

    tuanvietbass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Timviet2007 nói đúng lắm, ?onền văn hóa Phùng Nguyên ?"Đông Sơn? quả là ?otri thức sáng tạo? riêng của ông Nguyễn Chí Bền- Viện trưởng Viện Văn hóa- Nghệ thuật Việt Nam- Chủ nhiệm dự án hồ sơ quan họ Bắc Ninh. Kiến thức cơ bản về các thời kỳ văn hóa này vốn thuộc giáo trình năm thứ nhất của sinh viên khoa Lịch Sử- trường đại học KHXH&NVQG. Đáng thương là ông Viện trưởng Chí Bền không được học Sử ngày nào (giá hồi đấy chịu khó xin vào lớp của tuanvietbass học ké thì đâu đến nỗi), bản thân lại chuyên ĐẠO TẶC KHOA HỌC, cái thói chép sách, thuổng kết quả nghiên cứu của người khác đã quá quen tay mất rồi. Hãy xem thêm những câu văn, kiến thức thật sự mang nhãn hiệu Chí Bền thì biết, ví dụ ở Báo cáo KH, tr6- tr8.
    [​IMG]
    -?oTrải qua tiến trình lịch sử, người Việt nơi đây đã phải đấu tranh chống những thách thức từ thiên nhiên và những kẻ xâm lược?. Tôi không hiểu hội đồng khoa học &giáo dục của UNESCO sẽ nghĩ như thế nào về đoạn văn vỡ lòng này, hay là dịch sang tiếng Anh thì tự nhiên nó ổn nhể???
    -?oĐơn vị xã hội của người Việt ở vùng quan họ Bắc Ninh là gia đình và làng xã?. Không biết ở vùng Bắc Ninh, bên cạnh người Kinh (mà ông Bền gọi là người Việt) thì còn có tộc người nào khác sinh sống? Hơn nữa, nói thế thì ở những miền quê khác trên đất nước, ?ogia đình và làng xã? không phải là ?ođơn vị xã hội? à?
    -?oHầu hết các làng quan họ bên cạnh nghề trồng lúa nước vốn giữ thế chủ đạo, đều có thêm nghề phụ và có quan hệ giao lưu buôn bán. Hệ thống nghề phụ/thủ công của các làng quan họ rất phong phú và đa dạng với các nghề chính sau đây:...? Ở đây, bỏ qua câu đầu tiên vô thưởng vô phạt, dễ nhận thấy ở câu sau sự nghịch nghĩa ở việc đặt nghề phụ/thủ công, rồi sự dẫn giải lẩn thẩn ?oHệ thống nghề phụ... rất phong phú và đa dạng với các nghề chính sau đây:...? Quá luộm thuộm!
    [​IMG]
    -Sẽ thấy danh mục các ?onghề phụ/thủ công? mà ông Nguyễn Chí Bền liệt kê hầm bà lằng thật hài hước (tr7-8). Trong đó, nghề trồng rau, trồng hoa, trồng dâu nuôi tằm... được xếp lẫn lộn với nghề kéo gỗ, đánh cá, làm mã, nấu rượu, cắt tóc... Rồi có cái nghề "buôn bán và dịch vụ ở Thanh Sơn? thì không hiểu là nghề gì? Hay nực cười cái nghề... ?otrồng rau diếp ở Đặng Xá (Đặng)?, không hiểu loại rau này bán chạy không mà cũng thành 1 nghề định danh thế nhỉ? Hiện nay, không biết cái nghề ?odịch vụ thầy ký, thầy nho ở Niềm Xá? còn hay mất? Hê hê... Đọc đoạn này thấy thối kinh người, chán chả muốn phân tích... bởi Nguyễn Chí Bền chắc chắn đi chép sách hổ lốn lần lần theo địa danh, mà không có khả năng tổng hợp rút gọn theo tiêu chí NGHỀ. Ấy là chưa kể đến việc tuanvietbass thách đứa nào dịch được sang tiếng Anh cho ban giám giảo UNESCO hiểu hết ngữ nghĩa.
    [​IMG]
    -Còn đoạn văn cuối trang 8, bác nào đủ bình tĩnh cố mà đọc cho thêm kinh hồn nhé! Trong đó, tuanvietbass thấy ghê nhất là câu ?oTừ thế đất trung châu cao hơn hẳn các vùng đất của Thuận Thành.., tại các làng quan họ thuộc thành phố Bắc Ninh..., dễ thấy làng/xóm đan xen ven các dãy núi sót rải rác thấp dần về phía Nam... Và vòng lượn, uốn quanh các dãy núi sót đó là các dòng sông cổ như sông Cầu (Nguyệt Đức), sông Ngũ Huyện Khê (sông Thiếp), sông Tiêu Tương?. Chưa cần bàn đến lối văn tán hươu tán vượn lòng vòng chóng mặt, sẽ thấy ngay chi tiết ?osông Tiêu Tương?. Đây vốn là con sông chảy qua Tiên Du gắn với huyền thoại Chương Chi- Mỵ Nương, đã bị lấp từ đời nảo đời nào rồi, giờ dấu vết chỉ là vài cái ao làng cách nhau xa lắc xa lơ. Nguyễn Chí Bền hẳn không ý thức điều đó nên cứ tả cảnh như thật. Mịe, ban giám khảo UNESCO nhỡ mà phát hiện ra thì toi. Còn nữa, tả cảnh sông Tiêu Tương như thật, thảo nào trả lời phỏng vấn trên bienphong.com, ông ĐẠO TẶC KHOA HỌC này ?oước mơ? xây dựng một làng quan họ ?ocó đầy đủ cảnh quan của quan họ, có đồi, núi, sông...? và ông Bền định lấy đồi Lim làm địa bàn, vì cứ tưởng ở đó có dòng sông Tiêu Tương huyền thoại. Chết mất!
    [​IMG]
    Xin hưởng ứng và cám ơn nguồn tư liệu vô cùng quý hiếm của hoanghung456!!!
  10. mytime2931

    mytime2931 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2008
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Sao lão này bựa thế nhỉ???? Hết tai tiếng vụ này sang vụ khác....Đến bao h lão này mới về vườn cho nhân dân đc nhờ đây chứ.....Lão cẩu tặc già.

Chia sẻ trang này