1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự xuống cấp của giới trí thức Văn học nghệ thuật?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi timviet2007, 08/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thienha555

    thienha555 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Em rất đồng ý với joshgobarn ạ. Em cũng thấy bài này trên blog của anh rồi.
    Hồ sơ quan họ hay bất cứ công trình khoa học nào cũng cần phải được tôn trọng. Nếu các nhà nghiên cứu đều chỉ bo bo giữ cái danh của mình thì đến lúc cả nền khoa học của Việt Nam sẽ mục nát hết. Mặc dù em biết, vẫn còn rất nhiều người chuyên tâm đến công tác nghiên cứu. Bản thân nhữnình yêu đối với khoa học với ngành nghề của mình. Ai cũng say mê khog học viên, sinh viên đã chọn cái nghề nghiên cứu thì trong lòng tất có ta học. Nhưng để duy trì sự say mê trong sáng đó thì khó sống lắm ạ. Có lẽ vì vậy mà các nhà khoa học rất sợ bị mất vị trí của mình chăng??
  2. vnmedia789

    vnmedia789 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay lang thang , túm được bài này hay quá đi mất! Nghe phong phanh rằng hồ sơ quan họ Bắc Ninh đã được sửa chữa xong xuôi, các vị tai to mặt lớn đã chấp tí bút vào bộ hồ sơ, nhưng xem ra vẫn còn nhiều vấn đề lắm. Đọc Hồ sơ Quan họ giờ chót vẫn ''lạc đường'' đăng trên báo Đất Việt sẽ thấy những lỗi cơ bản của bộ hồ sơ rất khó giải quyết một sớm một chiều.
    Phải nói rằng, những lời nhận định của Ông Bùi Quang Thắng trong bài viết này khá xác đáng. Cá nhân tôi rất khoái việc ông so sánh giữa bộ hồ sơ ?oKhông gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên? trước đây và bộ hồ sơ ?~Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh? của Bền bây giờ. Quả là Chuẩn không cần chỉnh!
    http://www.baodatviet.vn/Home/vanhoa/2008/9/14697.datviet
    Hồ sơ Quan họ giờ chót vẫn ''lạc đường''
    Cập nhật lúc : 10:07 AM, 19/09/2008
    Gần đến hạn chót phải gửi cho UNESCO, bộ hồ sơ ?oKhông gian văn hóa Quan họ? vẫn mắc phải những sai sót nghiêm trọng đến mức khó tin.
    Bộ hồ sơ này sẽ lên đường sang Pháp trước ngày 30/9 để đề nghị UNESCO công nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể. Thế nhưng, cái tên gọi ?oKhông gian văn hóa quan họ? đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ phía Hội đồng Di sản quốc gia, những người thẩm định chất lượng nội dung.
    Gán ghép khiên cưỡng
    Dù Ban soạn thảo đổi tên bộ hồ sơ thành ?oQuan họ Bắc Ninh?, nhưng nội dung vẫn không xa rời ?okhông gian Quan họ?. Ông Bùi Quang Thắng, Trưởng ban Văn hóa - Thông tin, Viện Văn hóa - Nghệ thuật, nhận xét: ?oDù đổi tên, nhưng ngay từ lúc bắt đầu tiến hành dự án, đề tài "Không gian văn hóa quan họ" làm khó cho chính những người soạn thảo, bởi họ phải đối diện với đối tượng khảo cứu rộng và mơ hồ hơn?.
    Năm 2005, Viện Văn hóa- Thông tin, nay là Viện Văn hóa- Nghệ thuật được giao trọng trách nghiên cứu, xây dựng hồ sơ xin UNESCO công nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Sau ba năm, bộ hồ sơ gần như lạc hướng khi không đảm đương được những nhiệm vụ cần thiết, chưa làm nổi bật yếu tố nghệ thuật của loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo. Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia chỉ rõ: ?oHồ sơ chưa chú trọng đến nghệ thuật?.
    Ngay từ đầu, thay vì chứng minh giọng hát Quan họ hay ở đâu, độc đáo thế nào?, Ban soạn thảo lại đưa vào hồ sơ phần lớn nội dung liên quan đến các lễ hội, làng nghề, nghi lễ, tín ngưỡng... của con người Kinh Bắc, theo hướng ?oKhông gian văn hóa Quan họ?. [​IMG]
    Các liền anh trong phim..
    Ông Bùi Quang Thắng hoài nghi: ?oCó thể dự án ?oKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên? thành công, nên những người thực hiện dự án Quan họ sao chép cái tên này mà không cân nhắc đến đặc thù đối tượng khảo cứu riêng?. Theo ông Thắng, nếu như dự án này vẫn lấy nghệ thuật Quan họ làm trọng tâm thì nội dung hồ sơ chưa chắc đã lạc hướng. Trên thực tế, dự án "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" tuy nói đến những yếu tố văn hóa khác, nhưng nghệ thuật cồng chiêng vẫn được coi là nam châm tạo ra trường văn hóa bao quanh.
    Không dừng ở việc khuyếch trương đối tượng khảo cứu, cái tên ?oKhông gian Quan họ? còn khiến tỉnh Bắc Giang cũng ?onhập cuộc?, yêu cầu đưa thêm... 18 làng quan họ của tỉnh mình đứng chung danh sách với Bắc Ninh.
    Một sai sót nữa, theo các nhà nghiên cứu, bộ hồ sơ này đã ?ocưỡng duyên? Quan họ khi gắn vào đó các chức năng ngoài âm nhạc, với hàng loạt nghi lễ tín ngưỡng. Theo đó, kết bạn Quan họ cũng được hồ sơ này coi là... nghi lễ tín ngưỡng (?).
    Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cho rằng: ?oSự gán ghép này hết sức khiên cưỡng, bởi dân ca Quan họ có phần nào liên quan tới không gian thờ tự, nhưng đó là nghi thức rất bình thường và phổ biến?. Theo ông Hiền, Quan họ khi gặp nhau thường thắp hương trên bàn thờ gia tiên hoặc hát ở đình, chùa trong dịp hội hè. Tuy nhiên, nội dung bài hát chỉ hướng đến nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu đôi lứa chứ không hề liên quan đến tín ngưỡng.
    Tùy tiện và chủ quan
    Trong hồ sơ gửi lên UNESCO, Ban soạn thảo đưa vào một bộ phim khoa học dài 60 phút, song mắc nhiều lỗi chuyên môn nghiêm trọng. Theo các sách viết về Quan họ, trong truyền thống, những liền anh và liền chị kết nghĩa hát đối đáp với nhau, mỗi bên chỉ cơ cấu độ 5-6 người tương xứng, chia thành từng cặp tương đồng về giọng.
    [​IMG]
    ...còn đây là "lực lượng" liền chị áp đảo.
    Thế nhưng trong phim, lực lượng liền anh, liền chị ?ohùng hậu? đến khác thường, thậm chí số lượng liền chị gấp đôi liền anh. Hơn thế, cảnh diễn này còn vi phạm quy định ?ođồng niên, đồng tuế?, khi cặp ?oliền anh? trẻ măng phải hát đối đáp giao duyên với cặp ?oliền chị? đáng tuổi mẹ, tuổi bà. Các cụ bà ?oliền chị? phải xưng ?oem - anh? trong câu hát giao duyên với người đáng tuổi con cháu mình. Trang phục của các liền anh, liền chị hoàn toàn khác với nguyên mẫu và vô cùng hổ lốn. Các liền chị cao niên mặc áo giống như đi lễ chùa, trong khi các liền chị trẻ tuổi mặc trang phục ?ocải biên? nhiều màu.
    Nhận xét về phương pháp khảo sát và lập hồ sơ, ông Bùi Quang Thắng cho biết, dự án Quan họ có nhiều bất cập, thậm chí còn không có sự tham gia chỉ đạo của chuyên gia âm nhạc. Dự án ?oKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên? và ?oNghệ thuật ca trù?
    đi theo phương pháp chủ đạo là khảo sát thực địa tại cộng đồng, tìm ra đặc trưng nghệ thuật, mức độ bảo lưu vốn cổ truyền, sự biến đổi của nghệ thuật. Còn Ban soạn thảo hồ sơ Quan họ lại chỉ chú trọng vào khảo cứu hiện tượng văn hóa bao quanh Quan họ. Chính vì vậy, việc thể hiện nét độc đáo, mức độ bảo lưu và biến đổi nghệ thuật Quan họ không được tiến hành theo phương pháp tổng quát thực tế, mà chỉ rút ra từ những nhận xét sẵn có của một số nhà nghiên cứu đi trước. Điều đáng nói là trong đó có những nghiên cứu không cập nhật.
    Hồ sơ quan họ hiện được các nhà nghiên cứu chỉ ra sai sót và yêu cầu sửa chữa. Câu hỏi đặt ra là, với khoảng thời gian ngắn ngủi (chưa đến 10 ngày), các trang viết, phim khoa học, phụ lục... liệu có kịp sửa chữa và có chất lượng tốt?
    Ba năm soạn thảo hồ sơ quan họ so với sáu tháng lập hồ sơ cồng chiêng là khoảng thời gian khá lý tưởng để thực hiện dự án. Hơn nữa, Viện văn hóa nghệ thuật cũng là đơn vị có nhiều nhà nghiên cứu có chuyên môn, vậy nhưng những người làm vẫn mắc sai sót đến mức khó hiểu.
    Ngọc Thanh​

  3. nhanho

    nhanho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà,
    Sức nóng từ cái mớ hổ lốn và hết sức ngớ ngẩn mà VIỆT NAM ĐỆ NHẤT ĐẠO VĂN NGUYỄN CHÍ BỀN vẫn "tự sướng" gọi là hồ sơ "Không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh" đã làm giới truyền thông giật mình thon thót.
    Và chương trình tọa đàm "8h tối thứ sáu" trên VTV2 tối nay đã phần nào thể hiện sự quan ngại này. Nếu các bạn theo dõi chương trình này thì mới thấy hết được ai là chân nhạc sỹ và ai là ngụy tiến sỹ. Thử hỏi các bác có bao giờ thấy vai trò của quan họ như một thành tố gắn liền tới các nghi lễ thờ phụng hay tín ngưỡng không nhỉ? Có bác nào uyên bác mẫn tuệ làm ơn chỉ giáo dùm tôi vụ này cái ??? Đến ?~bó toàn thân?T với những bậc trí ?~giả?T này mất.
    Xin chân thành cảm ơn nhạc sỹ Hoành Loan và Dr. Quang Thắng đã giúp chúng ta, những kẻ luôn đau đáu đến sự vinh nhục của nước nhà có cơ hội được rõ thêm về cái cách ?onghiên cứu, phương pháp tiếp cận, xây dựng hồ sơ? của lũ ?oCHÍ GIẢ? tại VICAS đã thực hiện.
    Vĩ thanh: tôi thật sự lấy làm tiếc khi chứng kiến Dr. M. L với tư cách là một đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý cấp nhà nước vẫn ra sức cố gắng bảo vệ cái ?ođống rác bẩn thỉu? đó. Không rõ Dr. ML có biết và có khả năng hiểu hết được câu kết luận vô cùng đơn giản và cực kỳ rõ ràng của Dr. Quang Thắng hay không: ?onhững người thực hiện hồ sơ Không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh sau khi làm xong cũng không biết phải gìn giữ cái gì, bảo vệ ra sao ?? (tôi chỉ ghi đại ý vì không nhớ được hết).
    Xem xong chương trình này thấy bức xúc quá các bác ạ. Vì vậy, nếu chẳng may có đôi lời sàm ngôn nghịch nhĩ kính mong cả nhà lượng thứ và chỉ giáo.
    Đồ nho xứ Nghệ.
  4. timviet2007

    timviet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Được anh bạn thông báo về chương trình ?o8h tối thứ 6? bàn về nội dung và sự hạn chế của hồ sơ quan họ trình UNESCO, tôi lấy làm háo hức lắm. Tham gia diễn đàn này đã lâu, bàn luận về vấn đề này cũng nhiều, nên đây thực sự là một cơ hội cho tôi có thể lắng nghe những nhà chuyên môn nhận định về bộ hồ sơ như thế nào.
    Khách mời gồm: nhạc sĩ Đặng Hoành Loan- nguyên phó Viện trưởng Viện Âm nhạc (người đã điều hành dự án hồ sơ ca trù), Bà TS Lê Thị Minh Lý - Phó cục trưởng Cục Di sản Bộ VHTTDL và bà PGS.TS Nguyễn Thụy Loan. Họ đều là những chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý. Cứ cho là như vậy!
    Tuy nhiên, xem xong gần 60 phút trao đổi và tọa đàm của các vị khách mời, tôi hơi thất vọng. Nếu 2 phóng sự của những ngừơi làm chương trình nhìn thẳng vào bộ hồ sơ với cái nhìn khách quan, đối diện với cái vô lý ?orõ rành rành? để đặt ra những vấn đề nghiêm trọng của bộ hồ sơ thì các vị khách mời, đặc biệt là bà Lê Thị Minh Lý đáp lại bằng những câu trả lời?chống chế quanh co.
    Chống chế ở những chỗ nào?
    Giải thích cho nghi vấn ?osao chép? hồ sơ cồng chiêng của ông chủ dự án Hồ sơ quan họ, Bà Lý cho rằng:
    ?oCách đây 3 năm, Hồ sơ quan họ ứng cử vào vị trí Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Theo hướng dẫn của UNESCO khi đó, có một số biểu hiện văn hóa có thể đăng ký dưới loại hình ?okhông gian văn hóa?. Nhưng từ năm 2006, khi công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO có hiệu lực thì việc phân loại các di sản phi vật thể cũng rõ ràng hơn. Có 5 loại hình tất cả. Tuy nhiên, các di sản phi vật thể lại ít khi thuộc về 1 loại hình vì luôn có các thành tố có liên quan, trong trường hợp quan họ cũng như vậy. Như vậy, hồ sơ quan họ sẽ đăng ký vào ?onghệ thuật trình diễn? và các tập quán xã hội. Tuy nhiên, nghệ thuật trình diễn sẽ là cái lõi, cái nổi bật trong bộ hồ sơ. Chuyện thay đổi tên của bộ hồ sơ là do sự xét chọn của UNESCO chứ ko phải là sự sao chép của hồ sơ ?okhông gian văn hóa cồng chiêng?, nên để tập trung vào giá trị nghệ thuật của quan họ, tên của bộ hồ sơ đã được chuyển thành ?oDân ca quan họ Bắc Ninh?
    Sự chống chế ở đây là gì?
    Thứ nhất, Bà Lý cho rằng, cái tên ?okhông gian văn hóa? của hồ sơ quan họ là do trước đây đăng ký với UNESCO, giờ không thể thay đổi được. Coi như đây là một điều khó thay đổi được.
    Nhưng đến năm 2006, khi UNESCO thay đổi qui chế xét duyệt, mọi người trong ban quản lý đều biết rằng kết cấu của bộ hồ sơ sẽ phải thay đổi cho hợp lý, ứng với các tiêu chí trong phân loại loại hình di sản của UNESCO sao vẫn giữ nguyên cái tên như vậy?? Để đến tận phút chót là đến tháng 9.2008, cả nhóm dự án mới cong đuôi đi đổi tên của bộ hồ sơ? Bà Lý không đả động đến việc này? Trách nhiệm thuộc về ai cũng không nói. Như vậy có phải là chống chế không? Nếu không muốn nói là bà đã tỏ một thái độ rất vô trách nhiệm khi ?ophủi tay? những sai lầm trong nghiên cứu suốt 3 năm ròng bằng một câu nói: ?ochúng tôi đã thay đổi tên bộ hồ sơ? vào phút chót. Xem ra 3 năm ròng đổ tiền dự án xuống sông xuống biển cũng chẳng lấy gì làm ân hận.

    Thứ hai, Bà Lý còn khẳng định: ?oChuyện thay đổi tên của bộ hồ sơ là do sự xét chọn của UNESCO chứ ko phải là sự sao chép của hồ sơ ?okhông gian văn hóa cồng chiêng?, nên để tập trung vào giá trị nghệ thuật của quan họ, tên của bộ hồ sơ đã được chuyển thành ?oDân ca quan họ Bắc Ninh? Xem ra, đối với bà Lý nội dung của bộ hồ sơ đã đi từ tai trái, bay qua tai phải và tan vào không trung bao la mất rồi nên bà mới khẳng định như vậy. Sự thật là, tiêu đề của từng chương, từng mục của hồ sơ quan họ chỉ khác hồ sơ cồng chiêng ở chỗ: thay vì chữ ?ocồng chiêng Tây Nguyên? là chữ ?oQuan họ Bắc Ninh?. Chống chế như vậy liệu có hiệu quả?
    ?.quanh co.
    Trả lời câu hỏi về việc: hồ sơ ca trù xác định rất rõ đối tượng bảo tồn của mình, trong khi quan họ quá lan man, không xác định được mình cần bảo tồn cái gì, Bà Lý đã lý lẽ như sau: Tôi có theo dõi công việc này, các công tác điền dã, xây dựng chương trình hành động rất kỹ. Cái khó là do UNESCO thay đổi thể thức làm hồ sơ chuẩn. Có giới hạn về từ cho mỗi mục. Chắt lọc thông tin nào để đưa vào hồ sơ cho những người không phải là người Việt Nam đọc là rất khó. Cái đau đầu nhất của những người làm hồ sơ là việc đó. ?oViệc khó khăn không phải là chứng minh được giá trị mà chọn như thế nào để người thẩm định nhận dạng ra ngay được đấy là giá trị, đấy là đại diện của quốc gia.?
    Trước hết, tôi đã đọc mục chương trình hành động của hồ sơ quan họ. Vẫn như mọi chương trình hành động của các bộ, ban, ngành, của các nghị định, thông tư của Đảng và nhà nước khác, nó rất kỹ càng đúng như bà Lý nói. Nhưng, đối với một bộ hồ sơ mà?cái gì cũng nói, cái gì cũng nêu nhưng tổng thể cả bộ hồ sơ không ai biết được ông chủ dự án định nói gì. Nội dung dàn trải, tham lam nên chương trình hành động cũng phải hoành tráng và kỹ càng thôi. Hãy xem từ trang 50 đến trang 54:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trong câu nói của bà Lý, sự quanh co thể hiện ở đâu? Xin thưa, chính là ở câu ?oViệc khó khăn không phải là chứng minh được giá trị mà chọn như thế nào để người thẩm định nhận dạng ra ngay được đấy là giá trị, đấy là đại diện của quốc gia.? Thật khổ cho một người bị phân tích từng câu, từng chữ mà mình phát ngôn như thế này nhưng đây quả là một câu rất khó hiểu???? Chứng minh là gì? Là làm cho mọi người thấy rõ điều mình muốn nói bằng sự việc và bằng lý lẽ. Đối với bà Lý, việc làm cho mọi người thấy rõ giá trị của quan họ khác với việc ?ochọn như thế nào để người thẩm định nhận ra ngay đấy là giá trị, là đại diện của quốc gia??!?!?!?!?!
    Nếu hiểu một cách dễ dãi và cố tình thiên vị, thì ý của bà Lý là: quan họ có rất nhiều giá trị, nhưng chọn ra giá trị nào nổi bật mới khó. Đúng vậy, trong bộ hồ sơ quan họ có nêu rất nhiều ?ogiá trị? của Không gian văn hóa Bắc Ninh, từ cánh đồng lúa chín, từ các làng quan họ nằm ven dòng sông Tiêu tương (đã biến mất) quanh co uốn lượn với vẻ đẹp của người dân Bắc Ninh, thể hiện ở áo mớ ba mớ bảy, đặc biệt có áo dành riêng cho nam và dành riêng cho nữ (?!?!?) thì ta đủ hiểu, quan họ Bắc Ninh có nhiều ?ogiá trị? thế nào!!! Vấn đề là chọn ra giá trị nào mà thôi!!!! Hahaha??
    Đúng là câu nói của bà quanh co uốn lượn như sông Tiêu tương!!!!!

  5. ohmygodhn

    ohmygodhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Trời đất, tôi mới biết vụ này à!
    Bà Minh Lý tôi lấy làm ạ gì nữa đây! Hay là đã là phó cục trưởng nên bà mắc cái bệnh bao biện? Nguyễn Chí Bền đã sai rành rành ra đó, bà còn bao che làm chi cho mệt xác. Nghe cái câu: ?oViệc khó khăn không phải là chứng minh được giá trị mà chọn như thế nào để người thẩm định nhận dạng ra ngay được đấy là giá trị, đấy là đại diện của quốc gia.? là thấy rành rành bao biện ra đó rồi còn chi?
    Bữa rồi, ngồi với mấy thằng bạn, tôi có nhắc đến vụ của Bền, chúng nó nói: ?omày biết thừa mấy cha làm quan chức có ai ra gì đâu, rồi cũng bao che hết thôi mà?, nghĩ phát chán. Nhớ đợt trước chạy cho vụ cồng chiêng Tây Nguyên, hắn đã mất đến gần tiền tỉ, giờ để chạy cho hồ sơ quan họ, không biết mất thêm bao nhiêu. Thôi cũng tự an ủi rằng cha Bền cũng mất ối tiền về vụ này rồi.
  6. lapink

    lapink Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Nghe nói tiền này đâu phải là của Bền là mà tiền đục khoét từ Đề tài, từ cái nhà lô cốt mới xây của Viện đó chứ! Hừ?.dù sao thì khi xem hai phóng sự trong chương trình tôi cũng thấy khoái. Khớ?.nhất là cái vụ ?otiểu đội liền anh?, ?otrung đội liền chị??? cười không để đâu cho hết!
  7. joshgobarn

    joshgobarn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ sáng nay, chán thế nào tôi lại lần vào trang nhà của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch (cinet.gov.vn) nên đã gặp bài viết này. Thấy đây cũng là vấn đề mình quan tâm nên tôi cũng muốn bàn luận đôi chút. Đây là nội dung bài báo.
    ---
    http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=20&rootId=19&newsid=38505[/url]
    UNESCO công nhận di sản văn hóa: Không chỉ là hình ảnh quốc gia
    Ngày 29-9 tới, hồ sơ đề nghị UNESCO đưa dân ca Quan họ Bắc Ninh vào danh mục Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ được gửi đến tổ chức này.
    Theo công ước mới của UNESCO từ tháng 4-2006, việc công nhận diễn ra mỗi năm một lần với hai tên gọi mới: ?oDi sản phi vật thể của nhân loại? và ?oDi sản phi vật thể cần được bảo vệ? (dành cho những loại hình nghệ thuật có nguy cơ thất truyền). Mỗi quốc gia có thể gửi hồ sơ đề cử cho nhiều di sản văn hóa (DSVH). Với những quy định mới này, liệu các DSVH được công nhận có còn ý nghĩa như trước hay sẽ mất ?othiêng??
    Sức sống của DSVH sau khi được UNESCO công nhận
    Mới đây tại Hà Nội, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đã tổ chức phiên họp thứ bảy để đánh giá, thẩm định các hồ sơ đề nghị UNESCO xem xét ghi vào danh mục DSVH thế giới. Về hồ sơ dân ca Quan họ Bắc Ninh do Viện Văn hóa - Thông tin (nay là Viện Văn hóa Nghệ thuật) xây dựng, hội đồng lưu ý những vấn đề chính để hoàn chỉnh hồ sơ đạt chất lượng khoa học hơn nữa, trong đó có việc nêu vai trò của dòng sông Cầu, yếu tố tự nhiên cấu thành và gắn bó với văn hóa Quan họ và các biện pháp bảo vệ, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng và các nghệ nhân.
    Về tên gọi của hồ sơ, sau khi UBND tỉnh Bắc Giang có văn bản gửi Bộ VH-TT&DL đề nghị bổ sung 18 làng quan họ của Bắc Giang vào nghiên cứu và hồ sơ đề cử, có ý kiến nên lấy tên ?oQuan họ tên Bắc Ninh - Bắc Giang?, ?oQuan họ Kinh Bắc? hay chỉ cần là ?oQuan họ?, cuối cùng, Hội đồng thống nhất giữ nguyên tên gọi ?oQuan họ Bắc Ninh?.
    Về lo lắng, sau khi di sản được UNESCO công nhận, sức sống của di sản trong cộng đồng dân cư hay vai trò của nó trong đời sống có được phát huy, theo đánh giá của TS Lê Thị Minh Lý - Phó Cục trưởng Cục DSVH (Bộ VH-TT&DL), sau khi được UNESCO công nhận, việc bảo tồn và phát huy các di sản này có bước tiến đáng kể.
    Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã có đời sống thực trong cộng đồng dân cư ở Tây Nguyên chứ không tồn tại một cách hình thức trong các lễ hội hay các buổi trình diễn. Với sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế, mỗi di sản được công nhận có một kế hoạch hành động cụ thể và các biện pháp thực hiện ở tầm quốc gia và quốc tế. Cùng với kế hoạch hành động là kế hoạch tài chính với sự đóng góp trong nước và quốc tế.
    Vẫn mang ý nghĩa quốc tế
    Trong chương trình hành động để phát huy vai trò và ý nghĩa của di sản sau khi được công nhận, UNESCO đánh giá cao nhận thức của chủ thể hành động. Việc người dân nhận thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của di sản và có những hành động thiết thực để thể hiện nhận thức đó thì di sản mới có cơ sở để bảo tồn. Vì vậy, quan trọng không phải chuẩn bị một hồ sơ ?otinh tươm? để được UNESCO công nhận, mà các cơ quan và cá nhân trong nước cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm lớn lao đối với di sản khi nó không còn là của riêng Việt Nam nữa, mà đã trở thành di sản văn hóa của cả nhân loại.
    Trước đây, các di sản được UNESCO vinh danh ba năm một lần, với tên gọi ?oKiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại?, thông qua một cơ chế bình chọn hết sức gắt gao. Theo đó, VN đã có hai DSVH được công nhận: Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
    Tuy nhiên, TS Lê Thị Minh Lý cho rằng, việc thay đổi cách tôn vinh giúp cho số lượng DSVH được công nhận nhiều hơn, việc công nhận cụ thể và sát thực hơn chứ tính chất ?oquốc tế? thì vẫn không thay đổi so với trước.
    ?oKhi một DSVH được UNESCO công nhận thì nó không chỉ có ý nghĩa ở tầm quốc gia mà thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và mang ý nghĩa quốc tế?, TS Lê Thị Minh Lý nhấn mạnh.
    Cũng theo TS Lê Thị Minh Lý, sau ba lần công nhận kiệt tác, UNESCO có những điều chỉnh về mặt khoa học, hành chính và pháp lý... Cách tôn vinh theo công ước mới không đặt ra yêu cầu như trước, khi đánh giá DSVH phải là ?okiệt tác?. Vì trên bình diện quốc tế, không thể nói rằng, di sản của quốc gia này quý giá hơn di sản của quốc gia khác. Mỗi di sản đều có ý nghĩa đối với một cộng đồng nhất định và việc quốc tế công nhận là để tôn vinh di sản đó ở tầm cao hơn.

    ---
    Phần tôi bold vàng là những điểm tôi chú ý.
    Mở đầu bài báo, tôi thấy họ nhấn mạnh: ?o Mỗi quốc gia có thể gửi hồ sơ đề cử cho nhiều di sản văn hóa (DSVH). Với những quy định mới này, liệu các DSVH được công nhận có còn ý nghĩa như trước hay sẽ mất ?othiêng???. Cách đặt vấn đề rất hay. Bởi lẽ, việc hồ sơ ?oKhông gian văn hóa quan họ Bắc Ninh? có quá nhiều lỗi khiến nhiều người tự hỏi rằng: ?oliệu sự ?odễ dãi hơn? trong cơ chế và thời gian xét duyệt DSVH của UNESCO có khiến nhiều người coi thường giá trị của việc công nhận này??.
    Bài báo có một điểm tốt, đó là công nhận rằng hồ sơ quan họ đang gặp những thiếu sót. Nhận định vừa phải, cầu an. Tuy nhiên, mặc dù cách đặt vấn đề rất hay, song giải quyết vấn đề có một số điểm gây hiểu lầm cho người đọc, khiến những ai quan tâm đặc biệt đến bộ hồ sơ không khỏi suy nghĩ.
    "quan trọng không phải chuẩn bị một hồ sơ ?otinh tươm? để được UNESCO công nhận, mà các cơ quan và cá nhân trong nước cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm lớn lao đối với di sản khi nó không còn là của riêng Việt Nam nữa, mà đã trở thành di sản văn hóa của cả nhân loại."
    Tôi đồng ý với quan điểm của UNESCO là giảm thời gian cũng như những tiêu chí đánh giá di sản. Vấn đề quan trọng là các quốc gia có di sản nhận thức được nguy cơ biến mất của các di sản phi vật thể. Nhưng không thể nói rằng ?oquan trọng không phải là chuẩn bị một hồ sơ ?otinh tươm? để được UNESCO công nhận,?..?.
    Mọi người đã nghe nói đến câu chuyện ?olợn con? sinh viên và thạc sĩ chưa? Thế hệ trước, các sinh viên ra trường thường lấy làm tự hào và yên tâm lắm với vị trí của mình. Bởi lẽ, cả nước Việt Nam này, mấy ai được vào đại học. Tuy nhiên, dân số càng tăng, số lượng các trường đai học càng tăng, lượng tuyển sinh mỗi năm đều tăng lên. Giờ, sinh viên ra trường chẳng là cái gì hết. Người ta gọi sinh viên ra trường nhiều như ?olợn con?, muốn xin được việc không chỉ còn là cái bằng cử nhân nữa, mà cần phải có năng lực thực. Tuy nhiên, trong xã hội trọng bằng cấp này, các tân sinh viên lại đâm đầu làm thạc sĩ. Đến mức thạc sĩ, ai cũng nghĩ là to tát lắm rồi. Nhưng giờ thiên hạ lại đang đổ xô đi học ?othạc sĩ?. Đến lượt ?othạc sĩ? trở thành ?olợn con? mất rồi.
    Tương tự, đối với chuyện di sản, mong muốn của UNESCO là đơn giản hóa hồ sơ nhằm cứu các di sản ?okhông thể chờ đợi? để bảo tồn. Nhưng nó lại làm nảy sinh một vấn đề khác. Đó là, sự ?odễ dãi? trong công tác làm hồ sơ sẽ mở đầu cho mọi sự dễ dãi sau này. Để đến nỗi, một bộ hồ sơ quá lan man, khiến người đọc không hiểu nó viết gì, không hiểu cần bảo tồn những gì như bộ hồ sơ quan họ vẫn được chấp nhận với lý lẽ ?okhông cần ?otinh tươm?? của bài báo thì các giá trị di sản sắp tới sẽ thành nồi cám lợn cả lượt.
    UNESCO tạo điều kiện để những di sản sắp chết có thể được cứu kịp thời bằng cách đổi tiêu chí công nhận. Nhưng điều đó không có nghĩa là những người làm hồ sơ vô trách nhiệm một cách quá đà với sản phẩm của mình bằng lý lẽ ?othay đổi cơ chế xét duyệt nên không cần ?otinh tươm??. Bởi lẽ, nếu điều đó là sự thật, sẽ dẫn tới việc di sản được công nhận quá dễ dàng. Mà đã quá dễ dàng, thì đâu còn quí trong mắt những người ?odự thi???
  8. nhanho

    nhanho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bài phân tích của bác timviet2007 về "bệnh chống chế quanh co của bà lãnh đạo đại diện Cục Di sản trong buổi tọa đàm 8h tối thứ sáu". Thật quá đỉnh!
    Bác timviet2007 ơi, bệnh này nhiều quan chức nhà ta mắc phải lắm. Giá mà bọn họ chỉ cần cố tỏ ra thông minh thêm 1 chút xíu xíu nữa thôi thì đã chẳng dùng tên VIỆT NAM ĐỆ NHẤT ĐẠO VĂN NGUYỄN CHÍ BỀN rồi. Ngẫm ra mà buốt ruột tím gan buồn thay cho gia cảnh VICAS biết bao giờ mới hết bị thiên hạ chê cười.
    Được nhanho sửa chữa / chuyển vào 10:35 ngày 23/09/2008
    Được nhanho sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 23/09/2008
  9. thienha555

    thienha555 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Bài phân tích của timviet2007 hay quá. Được một chị bạn báo về buổi truyền hình trực tiếp này nên em cũng xem và cũng gửi câu hỏi tới chương trình. Câu hỏi của em là ?othấy các nhà nghiên cứu nói rằng bộ hồ sơ quan họ không xác định được rõ đối tượng bảo tồn. Vậy công tác bảo tồn sau này của quan họ sẽ là như thế nào trong trường hợp quan họ Bắc Ninh được công nhận??. Rất tiếc là câu hỏi của em không được chương trình giải đáp. Nhưng em thấy bà Minh Lý cũng đã nói đến vấn đề này. Đúng như timviet2007 nói, em thấy bà Minh Lý rất quanh co ạ. Và em thấy chưa thỏa đáng. Đọc phần chương trình hành động của bản hồ sơ thì thấy rất loanh quanh. Bộ hồ sơ với chất lượng như vậy, liệu Bộ VHTT&DL có thông qua không nhỉ?
  10. hoanghung456

    hoanghung456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Ô hô, Nguyễn Chí Bền lại chạy cửa quan
    Em mới nghe một số thông tin nói rằng Nguyễn Chí Bền đã làm cách nào đó khiến các báo đều được ngầm chỉ thị là không được phép nhắc đến vụ bê bối của Hồ sơ quan họ Bắc Ninh nữa. Chắc các bác cũng hiểu điều này là gì? Đó là đạo tặc khoa học Nguyễn chí Bền lại tung tiền và tung mồi ?osản xuất PGS.TS? để gạ các quan trên.
    Sự thật câu chuyện này là gì? Không ai biết cụ thể, nhưng có thể đóan được một số tình tiết dựa trên ?othói quen? trước đây của đạo tặc Nguyễn Chí Bền.
    Vụ này làm em nhớ lại thời điểm Nguyễn Chí Bền chạy cửa sau các quan trên để buộc báo chí không được phép nhắc đến vụ bê bối ?ocồng chiêng Tây Nguyên? trước đây. Xem ra chiêu bài bịt miệng báo chí vẫn được áp dụng với bộ hồ sơ khoa học.
    Trước đây, khi báo chí vào cuộc trong vụ sai sót ?ochiêng m?Tnhum đường kính 2m? ?ochiêng chi đấm đường kính 20cm? trong hồ sơ cồng chiêng Tây Nguyên, đạo tặc Nguyễn Chí Bền đã không thể chối cãi bởi các chi tiết quá rõ ràng. Thấy vậy, Nguyễn Chí Bền đã lập tức chạy khắp các cửa. Chỗ quen biết thì dùng cách ỉ ôi, rằng ?oanh ơi cứu em, cứu lấy danh tiếng của bộ hồ sơ?, chỗ không quen thì đút tiền cửa dưới và lại tiếp tục viện lý do ?ovì danh tiếng quốc gia, vì danh tiếng của bộ hồ sơ?. Có những chỗ đút tiền không hiệu quả, thì Bền đành đem cái chức PGS.TS ra làm mồi: ?. Các quan chức vốn đã quen với việc giấu nhẹm những sai sót của mình, nghe thấy vậy tội gì không đồng ý, mặc xác cho cái hồ sơ cồng chiêng nó như thế nào.
    Lần này, em chắc rằng đạo tặc Nguyễn Chí Bền cũng dùng những chiêu bài i xì phooc. Bất chấp việc ngăn bộ hồ sơ lọt ra ngoài bằng cách cấm hội đồng thẩm định photo, nhưng cuối cùng nội dung bộ hồ sơ ?ocám thối? cũng bị phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Quá nhiều điểm sai sót, mà toàn là lỗi lớn khiến nguy cơ bị đạp đổ của bộ hồ sơ là rất cao. Thấy vậy, Bền lập tức chạy quan trên và bịt miệng báo chí. Do không thể vu khống ai ?ochống lại lợi ích của quốc gia, của dân tộc? nên hắn đã cầu cạnh một vị quan chức cấp cao ở Bộ ngầm chỉ thị cho các tổng biên tập tuyệt đối không được nhắc đến vụ này nữa.
    Trước đó, được biết, ông chủ bộ hồ sơ quan họ ?ocám thối? đã đi cầu cứu một số nhà nghiên cứu viết hộ mình vì không có khả năng sửa chữa. Hình như hắn đã gửi bộ hồ sơ 2 lần lên bộ rồi lại rút xuống để sửa tiếp. Cái nồi cám thối đó có sửa nữa thì cũng bung bét. Bởi lẽ, lão chủ dự án hồ sơ quan họ đã sai ngay từ luận đề.
    Thật đau đớn thay cho nền khoa học Việt Nam. Không chừng, sắp tới Nguyễn Chí Bền sẽ gửi đơn kiện các tờ báo đã vạch trần những sai sót nghiêm trọng của bộ hồ sơ quan họ với tội danh "xỉ nhục danh dự quốc gia" Mịe kiếp, đạo tặc Nguyễn Chí Bền!

Chia sẻ trang này