1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sự xuống cấp của giới trí thức Văn học nghệ thuật?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi timviet2007, 08/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranquang71

    tranquang71 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2007
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Các bác kính mến!
    Trang http://ykien-binhluan.blogspot.com/ va? trang diêfn đa?n http://daovan.forumotion.com/ đaf được xây dựng gộp tha?nh portal: Ý kiến - Bi?nh luận .
    Mơ?i các cao thu? tham gia va? cho ý kiến!
  2. timviet2007

    timviet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Nhà nho thân mến, cái sự đời nó vần vũ khiến tôi chểnh mảng. Phần vì quá chán nản với bà Minh Lý, phó cục trưởng Cục Di sản bỏ ngòai tai mọi phân tích xác đáng về cái tổ thối mang tên ?ohồ sơ quan họ?, phần vì thời kỳ kinh tế khó khăn, anh em phải chạy tất tưởi kiếm việc nên có chút xao nhãng. Dân thì khổ mà bọn quan chức phẩm chất kém vẫn tham nhũng ầm ầm. Cám ơn bác đã chúc topic của tui thành công, chứ trong năm mới 2009 không có gì vui hơn là những kẻ như đạo tặc khoa học Nguyễn Chí Bền không bao giờ rờ được tới mấy cái ghế quan chức. Kẻo lúc đó VN sẽ mãi mãi trên đà?đi xuống mất bác ạ.
    Cám ơn tranquang71 rất nhiều!
    Website của bác là một trong những trang thông tin đầy đủ nhất và vẽ rõ nhất bản chất khuôn mặt của đạo tặc khoa học Nguyễn Chí Bền cũng như tiến trình của vụ vu khống trắn trợn nhà nghiên cứu Bùi trọng Hiền.
    Tui thấy việc bác gộp diễn đàn với trang thông tin ý kiến ?" bình luận rất hay. Rất tiện lợi bác ạ. Anh em nhà chúng ta có thêm một kỹ thuật viên như bác quả là đáng quí!
    Hiện giờ, tôi thấy Quan họ đang được Bắc Giang với Bắc Ninh xâu xé nhau. (vừa xem thời sự, đã thấy mấy bác Bắc Giang khoe Quan họ của mình là nhứt rồi) . Xem ra, sắp tới Nguyễn Chí Bền ăn đủ cái vụ này rồi. Nhưng mà tôi nghĩ vụ xâu xé này nó sẽ không lâu đâu, vì với cái bộ hồ sơ lỏng lẻo chắp vá kiểu Bền gửi đi thì không biết mấy bác UNESCO có chịu công nhận không.
  3. hoanghung456

    hoanghung456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Từ hồi em copy post bài chuyên đề tổng hợp về kẻ đạo văn II có vẻ như lão Bền cẩn trọng hơn thì phải. hehe?cầu cho lúc nào đó bác zuzazu lại tiếp tục ủng hộ anh em. Em sẽ thử lục xem trong đống sách mà lão Bền ?oviết? từ trước tới giờ có gì hay không. Bây giờ ta đành bàn tạm đến cái hồ sơ quan họ vậy
    Lại nhớ câu trả lời nổi tiếng của ngài viện trưởng Nguyễn Chí Bền: ?oTôi mơ ước có một làng văn hóa-du lịch quan họ. Trong làng này có đầy đủ cảnh quan của quan họ, có đồi, núi, sông, có khu vực dành riêng cho các nghệ nhân trình diễn và có khu vực để giới thiệu đồng thời trình chiếu quan họ... Du khách không chỉ được thưởng thức quan họ, mà còn thưởng thức ẩm thực, trang phục, nói rộng ra là cả nền văn hóa Kinh Bắc. Tôi nghĩ địa điểm thích hợp xây dựng làng quan họ này là khu vực đồi Lim? thì mới thấy chắc là ông ý liên hệ với cái tít ?okhông gian văn hóa quan họ bắc ninh?, giờ tên của hồ sơ thay đổi rồi: đổi thành Hồ sơ ?odân ca quan họ bắc ninh?, chắc ông Bền phải MƠ ƯỚC lại mất! hô hô?
    chắc giờ sẽ thành: ?ocác nghệ nhân giờ đã già hết, nhưng chúng tôi đã tập hợp được gần 200 nghệ nhân (theo mô tả của ông Bền thì có những ?onghệ nhân? sinh năm 1990 nữa cơ ạ). Tôi mơ ước sẽ tổ chức một TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUAN HỌ. Trong đó, 200 nghệ nhân này sẽ là những hạt nhât cốt cán để truyền lại những tục lệ và kỹ thuật của quan họ như: Tục kết chạ, kết nghĩa; Tục kết bọn Quan họ; Tục ngủ bọn để học luyện giọng; Truyền thống ứng tác tại nơi trình diện trong hát canh, hát đối và thi lấy giải; Âm điệu; Giọng hát (đạt nghệ thuật cao bởi chất ?ovang, rền, nền, nẩy? và cách đổ hạt); Hát đối giọng; Lề lối hát tổ chức chặt chẽ; Lời ca chau chuốt, tròn trĩnh, trong sáng?
    ôi chết mất, chết mất
    Bác nào rảnh vào bình loạn với em cho vui
  4. timviet2007

    timviet2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhận thấy trong các bài viết hay trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Chí Bền rất thích nói về những thứ VĨ MÔ. Một điều hay ho nữa là lối viết kiểu khệnh khạng, ra cái điều là mình biết hết mọi thứ được sử dụng để làm nền cho những nội dung vĩ mô đó.
    Kiểu như những dòng này ?oChúng tôi cho rằng ngành văn hóa thông tin sẽ có thị trường văn hóa. Thị trường văn hóa vừa mang những nét chung của thị trường nói chung, vừa có những nét đặc thù của mình, do hàng hóa ở đây là sản phẩm văn hoá! Là một ngành kinh tế xã hội, ngành văn hóa thông tin đương nhiên sẽ chịu những tác động cả tiêu cực lẫn tích cực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? (trích cuốn ?oVăn hóa Việt nam ?" Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn ?" tác giả Nguyễn Chí Bền ?" trang 148) hoặc là ?oĐội ngũ cán bộ quản lý của ngành văn hóa thông tin, vừa là chiến sĩ tư tưởng của đảng trên mặt trận tư tưởng, lại vừa là những nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật (đã dẫn, trang 149 ?" xin cho biết thêm, đây là ý thứ hai mà NCB chứng minh có một ?othị trường văn hóa?. Thú thực, tôi chẳng thấy có chút liên quan nào)
    Thế nên hoanghung ạ, cái sự liên tưởng của bác sẽ thành sự thật trong nay mai dưới phát ngôn của NCB! Bác cứ chờ xem
  5. Baron282

    Baron282 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác
    Chủ đề của các bác hay quá, em thức trắng một đêm để đọc hơn 100 trang diễn biến toàn bộ quá trình của cái làng Văn Tin này. Em cũng là dân khoa học nhưng bên lĩnh vực công nghệ chứ không phải bên văn hoá nghệ thuật như các bác. Chính vì vậy về chuyên môn thì chẳng dám bình luận gì. Tuy nhiên, cách tiếp cận khoa học thì mọi lĩnh vực đều phải có điểm chung nên em mạn phép được vào bi bô một chút. Cá nhân em cũng là người nghiêm túc trong nghiên cứu nên ghét những người gian dối trong khoa học như kẻ thù. Vì theo quan điểm của em, một người đi buôn nói dối thì chỉ làm hại một vài người trong một thời điểm, còn 1 nhà khoa học, một nhà giáo dục mà nói dối thì hại cả một tương lai của thế hệ trẻ và đất nước trong cả một quá trình phát triển.
    Tuy nhiên có điều em chưa được rõ lắm là vụ việc từ năm 2006 đến nay mà vẫn cứ để như thế xảy ra à? Các báo chí chính thống và các tác phẩm xuất bản đã thể hiện rõ điều đó rồi mà sao các cơ quan chức năng chưa lên tiếng??? Lại còn vấn đề làng nghề Quan họ, nghe mà nẫu ruột, thật là xấu mặt quuốc thể. Còn bác B T Hiền bây giờ như thế nào rồi ạ???
    Có lẽ em chưa kịp tìm hiểu hết nên mới hỏi như vậy, nếu có gì sai sót mong các bác đại xá .
    Em có cái Topic bên box Thảo luận cũng nói về vấn đề "trí thức nửa mùa". các bác vận dụng hình ảnh của Chí Bền để phân tích cho bọn em được sáng con mắt với nhé.
    http://ttvnol.com/forum/ThaoLuan/1163075.ttvn
    Hy vọng sẽ có dịp được làm quen và giao lưu với các bác. Vì em là dân công nghệ nhưng có tý máu lãng mạn .
  6. tuanvietbass

    tuanvietbass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Các bác đi đâu hết ý nhảy, chơi tiếp nào, cuộc chiến vưỡn còn nhiều điều thú vị, đạo tặc khoa học Nguyễn Chí Bền vưỡn tiếp tục tại vị sau khi đã mua chuộc được tân quan thượng Bộ Văn -Thể-Du (chuyện này hay cực, sẽ bàn sau). He he, tạm thời khai cuộc bằng một bài viết hơi cũ nhưng lại vưỡn hot. Chả là Chí Bền VICAS thuộc loại háo danh có tiếng, nhưng bản chất dốt nát, chuyên đạo văn, ăn cắp nghiên cứu của người khác nhanh như chảo chớp. Trước khi bình luận về bài trả lời ngơ ngẩn mới đây của PGS.TS.NGƯT Nguyễn Chí Bền trên tờ Thanh Niên, xin mời các bác đọc lại bài này trước đã, coi như tiền đề hâm nóng cái sự xuống cấp của giới trí thấp VHNT.
    [​IMG]
    MỘT BÀI BÁO NGU
    Hẳn các bác còn nhớ vụ ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền trả lời ngớ ngẩn về quan họ Bắc Ninh trên báo Biên phòng, đã bị Dương Xuân- độc giả báo điện tử Tuần Việt Nam phản biện cho tơi tả. Đặc biệt là chương trình 8 giờ tối thứ sáu trên VTV2 hồi cuối tháng 9/2008 đã phanh phui toàn bộ sự bê bối đến không thể hiểu nổi của bộ hồ sơ Quan họ (Báo Đất Việt cũng có bài bình luận tương tự). Là chủ nhiệm dự án xây dựng hồ sơ, Nguyễn Chí Bền đã để cho một? tiểu đội liền anh hát đối đáp ?oanh anh, em em? với hơn một? trung đội liền chị đáng tuổi bà, tuổi mẹ mình? Trong khi thời xưa hát giao duyên Quan họ mỗi bên chỉ độ 5-6 người và phải cùng trang lứa (xin xem ở các Entry trước trong Blog Nguyễn Chí Bền- Bộ mặt thật). Sau các làn sóng dữ dội gây xôn xao dư luận XH trong và ngoài giới nghiên cứu VH, Viện trưởng ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền đã ngậm đắng nuốt cay rồi trốn biệt vào im lặng, không dám ho he trả lời phỏng vấn với báo giới về vụ hồ sơ Quan họ Bắc Ninh. Mới đây, sau một hồi im hơi lặng tiếng, y lại liều mạng đăng đàn trả lời phỏng vấn về di sản văn hóa trên báo Người cao tuổi. Lần này, sự ngu dốt của ông Viện trưởng Viện văn hóa nghệ thuật tiếp tục được phơi bày khi nhận định hết sức ngớ ngẩn về vai trò của người cao tuổi.
    http://www.nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=9&ID=1865
    Vấn đề được đưa ra về vai trò người cao tuổi vốn nằm trong khoảng xác định ở giới những NGHỆ NHÂN DÂN GIAN, hiện đã được UNESCO coi như BÁU VẬT NHÂN VĂN SỐNG của nhân loại. Nhưng nói thế không có nghĩa? bất cứ người cao tuổi nào cũng được coi là BÁU VẬT NHÂN VĂN SỐNG, ngay cả trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa!!! Vậy mà ý tưởng đó được ông Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Nguyễn Chí Bền vơ đũa cả nắm. Người xưa có câu, ?othầy già con hát trẻ?, tức đã thấy rõ 2 vế của mệnh đề, người thầy già thì nhiều kinh nghiệm với vốn sống cũng như vốn nghề trải nghiệm nhiều năm. Nhưng nếu không có lớp trẻ kế cận nối tiếp thì nghề nghiệp đó coi như? chấm hết khi người thầy qua đời.
    Do không nắm được bản chất của văn hóa nghệ thuật nói chung cũng như do Nguyễn Chí Bền vốn không nghiên cứu, chỉ chực đạo văn hớt váng của người khác nên ông ta đã lạc đề một cách cơ bản. Kiểu máy bay bay đằng Đông (tức chỉ thị của UNESCO), còn ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền thì dương súng bắn đằng Tây (tức vơ hết người già thành BÁU VẬT NHÂN VĂN SỐNG), rồi nhận định và đưa ra các ví dụ rất ?othông minh? như sau:
    1.?oCó nhiều tác phẩm được các văn nghệ sĩ sáng tạo lúc đầu đời, khi còn trẻ, nhưng rất nhiều sáng tạo văn hoá, nghệ thuật lại do người cao tuổi làm nên. Biết bao tác phẩm lớn của Việt Nam, của nhân loại được các văn nghệ sĩ sáng tạo khi họ không còn trẻ nữa?. Các bác thấy luận chứng về người già kinh chưa???
    2. ?oVới di sản văn hoá vật thể, việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản trong đời sống hiện nay đã khẳng định người cao tuổi có vị thế quan trọng. Tiếng nói của họ trong việc trùng tu, tôn tạo và bảo vệ di tích lịch sử- văn hoá, di tích cách mạng- kháng chiến rất cần thiết. ở nhiều địa phương hiện nay, nhiều ban khánh tiết, ban trị sự trông nom, bảo vệ các di tích thường là người cao tuổi.? Từ nay các bác đi tham quan đình chùa đền miếu, nếu gặp mấy cụ từ về hưu làm bảo vệ hay thu vé xe thì nhớ rằng đó là BÁU VẬT NHÂN VĂN SỐNG đấy nhé! Và nhớ là nếu ai còn TRẺ thì đừng có mơ được trông nom di tích, còn lâu mới đủ trình làm BÁU VẬT!!!
    Đặc biệt ngớ ngẩn là phần cuối, khi phóng viên hỏi một đằng, ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền lại trả lời một nẻo:
    ?oP.V: Vậy chúng ta đã làm gì để phát huy vai trò của người cao tuổi trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá? ít nhất là lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể mà Phó Giáo sư có nhiều tâm huyết?
    PGS. TS Nguyễn Chí Bền: Là thành viên Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trực tiếp phụ trách mục tiêu sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc Việt Nam, trước hết, tôi vô cùng biết ơn các nghệ nhân dân gian ở mọi miền quê của đất nước đã tạo điều kiện cho các cán bộ trong, ngoài Viện Văn hoá-Nghệ thuật Việt Nam cũng như ở Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các địa phương hoàn thành tốt các dự án sưu tầm, bảo tồn các di sản văn hoá phi vật thể từ năm 1997 đến nay. Chính các nghệ nhân dân gian, chính thế hệ người cao tuổi đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ, để xây dựng bộ hồ sơ Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trình UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào tháng 11-2005, nếu không có những nghệ nhân cao tuổi của 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thì chúng tôi không thể hoàn thành dự án. Các cụ già ở các buôn, plei, plơi, bon... cho chúng tôi ghi chép những bài chiêng, những điệu xoang, những lễ thức... của Không gian văn hoá cồng chiêng để xây dựng bộ hồ sơ. Tôi cho rằng, để có danh hiệu cao quý mà UNESCO trao cho Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên: Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, công lao đầu tiên thuộc về đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, nhất là người cao tuổi.?
    Mời các bác xem ảnh đội cồng chiêng Tây Nguyên có trong hồ sơ UNESCO dưới đây để thấy các nghệ nhân này có phải là ?oNGƯỜI CAO TUỔI? như Nguyễn Chí Bền nhận định hay không, bởi ông Viện trưởng ĐẠO TẶC này không hề tham gia vào cuộc điền dã xây dựng hồ sơ năm 2004, mà chỉ nói phét, tán láo!
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sợ chưa??? Bác nào chưa nghe Nguyễn Chí Bền ăn nói luyên thuyên bao giờ, chịu khó nghe lại đoạn trả lời của gã ĐẠO TẶC trên VTV1 qua link dưới đây:
    http://ykien-binhluan.blogspot.com/2008/02/khng-gian-quan-h.html
    (Trích nguồn Blog Nguyễn Chí Bền- Bộ mặt thật)
    Còn dưới đây là link đến bài trả lời phỏng vấn ngu ngơ tiếp theo, mời các bác thưởng lãm.
    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200930/20090720230310.aspx
    Hãy xem tuanvietbass phân tích nhé:
    1.Dù chưa có tin chính thức là Nhà nước sẽ lập hồ sơ cho tín ngưỡng Tứ phủ để đệ trình lên UNESCO xin công nhận di sản thế giới, nhưng Chí Bền vẫn tuyên bố như thật rằng ?oSắp tới, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia sẽ bàn bạc để đề cử một số di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trình UNESCO xem xét?. Đủ biết đạo tặc Nguyễn Chí Bền ngông nghênh đến cỡ nào, dám vượt mặt các quan chức cấp Bộ để tự tung ra quyết định lựa chọn theo ý cá nhân.
    2.Chí Bền nói ?oCá nhân tôi, tôi nghĩ đến nhiều di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng (hầu bóng).? Việt Nam không có ĐẠO MẪU, mà chỉ có những tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu đơn lẻ ở các miền, ngoài Bắc là Tứ phủ công đồng với ngôi Tam Tòa Thánh Mẫu, miền Trung thờ Thiên Y Ana, miền Nam thờ Bà Chúa Xứ. Mỗi phương một quan niệm tín ngưỡng tục hèm, nguồn gốc xuất xứ, cấu trúc điện thần rất khác nhau. Chí Bền nghe hơi nồi chõ vơ quàng cả vào một rọ gọi là ĐẠO mới óach.
    3.Chí Bền nói ?oBản chất của hầu đồng là việc người ta mượn thân xác các ông đồng, bà đồng để thần linh của Đạo Mẫu nhập vào nhằm cầu xin tài lộc, sức khỏe. Về nghệ thuật, hầu đồng là nghệ thuật trình diễn tổng hợp, có âm nhạc, có lời ca, có điệu múa... Xét về hiệu quả tác động, hầu đồng có sức cuốn hút mãnh liệt đối với một bộ phận không nhỏ cư dân, đặc biệt là phụ nữ.? He he, người hầu đồng bản chất tự mình hóa thân thành các vị thần linh trong trí tưởng tượng, làm gì có ai (chủ thể) lại đi ?omượn thân xác các ông đồng, bà đồng? bao giờ. Nói thế hóa ra các ông đồng bà đồng là ?ocông cụ? để ?ongười ta mượn? hay sao??? Về nghệ thuật, đã nói là có ?oâm nhạc?, lại còn nói có ?olời ca?, hóa ra lời ca khác âm nhạc à??? Còn nữa, Chí Bền giảng giải ?ohiệu quả tác động? của hầu đồng là có ?osức cuốn hút mãnh liệt?, diễn giải thế thì bố thằng nào hiểu được???
    4.Câu này ngớ ngẩn: ?oHầu đồng không phải là một nghi lễ độc lập, mà là một trong những nghi lễ tiêu biểu của Đạo Mẫu.? Bác nào học qua logic hình thức phân tích hộ phát, không lại bẩu em nói điêu.
    5.Câu nói cạnh cái ảnh ?olàm hàng? hồi trẻ mới kinh ?oUNESCO cũng quan tâm đến tính chất lâu đời và những giá trị sáng tạo mang tầm nhân loại của di sản. Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng đáp ứng được những tiêu chí này?. Xin bố cáo thiên hạ, câu này lấy nguyên câu chữ đề mục ?oGiá trị nổi bật ngang tầm kiệt tác sáng tạo của nhân loại? trong mẫu làm hồ sơ trình UNESCO. Muốn làm rõ tiêu chí đó thì phải có quá trình nghiên cứu, hiểu biết đối tượng chuyên sâu mới có thể chứng minh, Chí Bền nghe hơi nồi chõ mà khẳng định như thể đã biết rõ mồn một. Dưới đây là hồ sơ cồng chiêng (bản gốc) do GS.TS Tô Ngọc Thanh chấp bút. Như đã biết, bản này bị Chí Bền ăn cắp gần hết và đứng tên mình để in sách riêng.
    http://my.opera.com/edu.com.vn/blog/
    Tạm thế cái đã, mỏi mồm quá, bấm máy chụp phóng sự cả ngày cũng không mỏi bằng phân tích những cái ngu của lão đạo tặc khoa học Nguyễn Chí Bền!!!
    Nhân dịp 360 đóng cửa, các chiến binh đã lập một loại chung cư cao cấp mới cho Nguyễn Chí Bền để dư luận rộng đường tiếp cận thông tin về kẻ man trá quái đản này.
    http://nguyenchiben.multiply.com/journal/item/12/12
    http://my.opera.com/Nguyenchibenbomatthat/blog/
    http://nguyenchibenbomatthat.blogspot.com/2009/06/mot-bai-bao-ngu.html
    http://vn.myblog.yahoo.com/tuanvietbass
    http://nguyenchiben.wordpress.com/
  7. bluethorn

    bluethorn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2003
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    Viết rất hay... nhưng liệu có thay đổi được gì không nhỉ?
  8. headhunter15

    headhunter15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
  9. hoanghung456

    hoanghung456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    tuanvietbass nói chí phải, phân tích có nghề di sản lắm, cho vào Viện VHNT của Chí Bền làm việc hơi bị ngon, ít nhất còn giỏi hơn mấy thằng ĐẠO TẶC KHOA HỌC ở cái viện thối tha đó. Hé hé hé hé? Quả đúng như bác phân tích, TS Lê Thị Minh Lý, Cục phó Cục Di sản VH đã chính thức phát ngôn Bộ VHTT&DL chưa hề có ý định đưa hầu đồng vào danh sách đề cử lên UNESCO. Thế mà thằng ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền cứ xưng xưng như là bố của Bộ trưởng không bằng, vênh váo phết nhở. Anh em xem bài này sẽ rõ:
    http://vietnamnet.vn/vanhoa/2009/07/861002/
    Còn nữa, ngay cả lão Trần Lâm Biền, người đã mối lái để Chí Bền được hầu hạ, viết bài làm sách cho ngài Phạm Quang Nghị cũng thấy việc đưa hầu đồng đi di sản UNESCO là hơi bị lố, cũng đành lên báo chửi kháy thằng em trí tuệ đần độn của lão, xem bài này:
    http://www.thethaovanhoa.vn/133N200908010119065T0/pgs-tran-lam-bien-dung-non-nong-de-cu-hau-dong-la-di-san-the-gioi.htm
    Xem chừng phát ngôn của ĐẠO TẶC Chí Bền làm giới khoa học phát ớn, thối quá không chịu nổi sự ngông nghênh của hắn.
    Em có cái ảnh độc, mời các bác bình luận, bác nào đoán đúng em xin vote cho vài phát chứ chả nói chơi, quả này không thể không cười vì sự bỉ báng quốc sỉ của thằng ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền.
    [​IMG]
    Còn bác nào muốn xem chi tiết quả Báo cáo hồ sơ quan họ bị UNESCO trả về hồi trước Tết thì nháy vào link dưới mà thưởng ngoạn cho khiếp luôn trí thấp nước nhà ở Viện VNNT.
  10. vietvanxuan

    vietvanxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Làng Phù Đổng diễn lại chiến công bắt hai mươi tám cô gái xinh đẹp của làng làm tướng giặc của Thánh Gióng!!!
    Theo đơn đặt hàng, cuối cùng huynh đệ cũng lừa được ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền lên báo làm thằng hề lần nữa, để góp thêm bộ sưu tập những bài báo ngu của viện trưởng phá giáo sư thiến sót Viện Văn hóa ?"Nghệ thuật Việt Nam (32 Hào Nam Hà Nội, mobile: 0913211008). Có điều Chí Bền nhà em lần này cảnh giác cao độ, nhất quyết không cho phóng viên chụp ảnh đưa lên báo, chắc sợ bị bờ lốc gơ Nguyễn Chí Bền- Bộ mặt thật cho vào bộ sưu tập hàng mẫu. He he he? Xin bon chen cùng tuanvietbass tí nha!
    [​IMG]
    A- Bài một: ?oĐề cử Hội Gióng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Hội đủ những tiêu chí cần thiết?. Mời các bác xem link báo Hà Nội Mới:
    http://www.hanoimoi.com.vn/vn/53/215559/
    Trong bài này, ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền đã phát ngôn ngớ ngẩn như sau:
    +ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền: ?oHiện tại, Thánh Gióng được phụng thờ tại một số xã của các huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, Từ Liêm, Thường Tín và quận Long Biên, trong đó hội Gióng ở xã Phù Đổng (Gia Lâm) là một lễ hội ?ođộc nhất vô nhị? ở nước ta. Nó là một ?ohội trận?, vừa thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ, vừa thể hiện mong ước ?oquốc thái dân an? của nhân dân,..?
    +vietvanxuan: Nói hiện tại, Thánh Gióng được thờ ở huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, Từ Liêm, Thường Tín và quận Long Biên, vậy không biết trong quá khứ, Thánh Gióng được thờ ở nơi nào nhỉ??? Lễ hội là một ?ohội trận?, vừa thể hiện tinh thần chống ngoại xâm, vừa mong ước quốc thái dân an. Thế chống ngoại xâm không vì mục đích thái bình (quốc thái dân an) à???
    +ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền: ?osáng tạo trong lễ hội Thánh Gióng mang tầm nhân loại. Hằng năm, các địa phương có đền thờ Thánh Gióng đều tổ chức lễ hội tưởng nhớ công ơn ngài, nhưng mỗi nơi lại có sự sáng tạo khác nhau. Làng Phù Đổng diễn lại chiến công bắt hai mươi tám cô gái xinh đẹp của làng làm tướng giặc của Thánh Gióng. Làng Sóc diễn lại cảnh Thánh Gióng đánh trận rồi bay về trời... Song điểm nhấn của hội Gióng ở các địa phương là hội trận mà không có gươm đao, tất cả được tái hiện bằng biểu tượng. Do đó có thể khẳng định, lễ hội Thánh Gióng là một hệ thống biểu tượng có những tầng ý nghĩa sâu xa, lâu đời, nhưng cũng có tầng ý nghĩa mới mẻ, cô đọng.?
    +vietvanxuan: Quả đúng như tuanvietbass phân tích, đề mục ?oGiá trị nổi bật ngang tầm kiệt tác sáng tạo của nhân loại? ở bản mẫu hồ sơ cồng chiêng được ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền nhai đi nhai lại, ?osáng tạo trong lễ hội Thánh Gióng mang tầm nhân loại?, đố ai hiểu nổi tầm nhân loại là cái quái gì ở đây? Câu này kinh nhất: Làng Phù Đổng diễn lại chiến công bắt hai mươi tám cô gái xinh đẹp của làng làm tướng giặc của Thánh Gióng. Em thách bác nào để lọt tai câu này, sợ vãi hàng ông chủ nhiệm cơ sở đào tạo tiến sĩ ngành văn hóa lớn nhất của Việt Nam, ngu không để đâu cho hết. Tóm lại, theo ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền, ?odiễn lại chiến công bắt hai mươi tám cô gái xinh đẹp của làng làm tướng giặc?+ ?odiễn lại cảnh Thánh Gióng đánh trận rồi bay về trời?+ ?ohội trận mà không có gươm đao, tất cả được tái hiện bằng biểu tượng? là những SÁNG TẠO MANG TẦM NHÂN LOẠI??? Sợ quá sợ quá, rồi lão lại còn khẳng định lễ hội Thánh Gióng có 2 tầng ý nghĩa: Ý NGHĨA XÂU XA LÂU ĐỜI+ Ý NGHĨA MỚI MẺ CÔ ĐỌNG. Mẹ kiếp, trong tôn giáo tín ngưỡng cũng như trong văn hóa nghệ thuật, tính biểu tượng cô đọng đâu phải là TẦNG Ý NGHĨA MỚI MẺ??? Nó là yếu tố xưa như trái đất, đến thằng học dốt nhất khoa Sử cũng hiểu điều này, không hiểu ĐẠO TẶC Chí Bền ngày xưa học môn lịch sử được mấy điểm???
    +ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền: ?okhó mà xác định đâu là ?oyếu tố gốc? của một di sản văn hóa phi vật thể. Bởi lẽ, về bản chất, di sản văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức con người qua các thế hệ, gắn bó với con người.?
    +vietvanxuan: Câu trên vừa khẳng định ?onhững tầng ý nghĩa sâu xa, lâu đời? trong lễ hội Thánh Gióng, câu dưới lại nói ?okhó mà xác định đâu là ?oyếu tố gốc? của một di sản văn hóa phi vật thể?. Có lẽ Chí Bền ba hoa lý thuyết vĩ mô chứ thực tế không hiểu phóng viên hỏi cái gì???
    +ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền: ?oLà một thực thể, lễ hội vừa được bồi đắp thêm những lớp phù sa văn hóa - tín ngưỡng, đồng thời cũng sẽ mất đi những lớp phù sa văn hóa - tín ngưỡng khác. Lễ hội Thánh Gióng đã tồn tại, phát triển qua hàng ngàn năm, vì thế những gì chúng ta quan sát và thấy được chỉ là lát cắt đương đại. Nếu so sánh với những tư liệu bằng chữ Hán ghi chép về lễ hội Thánh Gióng đầu thế kỷ XX, chúng tôi thấy nó còn khá ?onguyên vẹn?.
    +vietvanxuan: Có bác nào hiểu cách lập luận -vừa được bồi đắp thêm những lớp phù sa văn hóa -tín ngưỡng, đồng thời cũng sẽ mất đi những lớp phù sa văn hóa -tín ngưỡng khác là cái quái gì??? Chắc Chí Bền ngày xưa học văn cực dốt!!! So với các tư liệu ghi chép đầu thế kỷ XX (tức cách đây tầm một thế kỷ), lễ hội Thánh Gióng bây giờ vẫn nguyên vẹn, vậy lát cắt đương đại của Chí Bền khoanh vùng thời gian tầm một thế kỷ, oách tờ roách chưa???
    +ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền: ?olễ hội Thánh Gióng là một di sản văn hóa phi vật thể thuộc lĩnh vực tín ngưỡng và các sự kiện lễ hội. Nó được nhà nước phong kiến chú trọng phát triển từ thời Lý và cộng đồng cũng có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn qua hàng ngàn năm lịch sử.?
    +vietvanxuan: Lễ hội Thánh Gióng được nhà nước phong kiến chú trọng phát triển từ thời Lý và được bảo tồn qua hàng ngàn năm lịch sử??? Thời nhà Lý tính đến nay còn hơn 400 ngày nữa là tròn 1000 năm ứng với lịch sử kinh thành Thăng Long. Hàng ngàn năm lịch sử lễ hội Thánh Gióng là ?osáng tạo? ngu xuẩn nhất của phá giáo sư thiến sót Nguyễn Chí bền!!!
    +ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền: ?oKhi nhận trách nhiệm lập hồ sơ cho một di sản phi vật thể để trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, việc đầu tiên mà chúng tôi làm là đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc sáng tạo và lưu giữ nó như thế nào, thái độ của họ ra sao? Với hồ sơ lễ hội Thánh Gióng, chúng tôi có một số thuận lợi. Một là, lễ hội này đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và đánh giá cao như G.Dumoutier (Pháp) GS-TS Nguyễn Văn Huyên; Trần Quốc Vượng, Cao Huy Đỉnh, Toan Ánh, Trần Bá Chí??
    +vietvanxuan: đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc sáng tạo và lưu giữ nó như thế nào, thái độ của họ ra sao? là việc đầu tiên mà Chí Bền nhà em tiến hành để lập hồ sơ hội Gióng, các bác thấy vất vả cực nhọc chưa? Dễ thường từ xưa đến nay lễ hội Thánh Gióng là của nhà nước chứ không phải của cộng đồng, để bây giờ Viện VHNT phải mất công đánh giá tìm hiểu, tiêu núi tiền nhà nước? Còn cái danh mục các học giả đã nêu, dễ hiểu đó là ?ocẩm nang vàng? để ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền moi ra mà chép lia chép lịa cho đủ ý đủ lý đủ lẽ để làm bộ hồ sơ UNESCO. Quá bằng chuột sa chĩnh gạo các bác nhể???
    [​IMG]
    B- Bài hai: ?oXây dựng hồ sơ Lễ hội Thánh Gióng trình Unesco?. Mời các bác xem link của An ninh Thủ đô:
    http://www.anninhthudo.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=52881&ChannelID=8
    +ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền: ?oQua 3 đợt công nhận Di sản phi vật thể của UNESCO vào các năm 2001, 2003 và 2005, có 90 di sản phi vật thể của nhân loại đã được công nhận. Nhưng theo tôi được biết, các di sản được công nhận này, có cái bao hàm cả lễ hội, chẳng hạn như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Còn việc công nhận một lễ hội độc lập thì... chưa có.?
    +vietvanxuan: ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền nói láo, mang tiếng là thành viên Hội đồng Di sản. Ngày 25/11/2005, UNESCO chính thức công nhận lễ hội Dano của Hàn Quốc (còn gọi là Gangneung Danoje) là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, vinh danh cùng đợt xét duyệt với cồng chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Dano ?otổ chức vào ngày 5 tháng Năm âm lịch hàng năm cùng với lễ kỷ niệm truyền thống cầu mong mùa màng bội thu?. Xin xem cái này:
    http://www.psc.edu.vn/vi/van-hoa/van-hoa-tg/172-l-hi-dano-di-sn-vn-hoa-th-gii-mi-c-cong-nhn.html
    +ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền: ?oNói đến giá trị của Lễ hội Thánh Gióng, đây là bản anh hùng ca của dân tộc Việt Nam. Lễ hội lưu giữ những tín ngưỡng cổ xưa của người Việt cổ như tín ngưỡng thờ đá, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp??
    +vietvanxuan: Hé hé hé, tín ngưỡng phồn thực vốn là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp cầu cho mùa màng tốt tươi và vạn vật sinh sôi nảy nở, không biết tại sao ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền lại phân loại riêng: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp...???
    +ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền: ?oLễ hội Thánh Gióng đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử. Nét độc đáo của lễ hội này là cư dân Việt cổ đã lịch sử hóa một nhân vật huyền thoại, biến thành một nhân vật tín ngưỡng và từ đó phát triển thành lễ hội. Đặc biệt, lễ hội này có sức thu hút, hấp dẫn mãnh liệt các thế hệ.?
    +vietvanxuan: Lại hàng ngàn năm lịch sử của lễ hội Thánh Gióng, lại bốc phét 1 tấc đến giời. Lễ hội này có sức thu hút, hấp dẫn mãnh liệt các thế hệ??? Nhưng chắc chắn trong đó không có ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền và Thứ trưởng Trần Chiến Thắng, vì Chí Bền chỉ dùng xe công đưa Chiến Thắng đi mỗi Lễ khai ấn đền Trần thôi!
    [​IMG]
    +ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền: ?oLễ hội là một thực thể, nó vận động trong không gian và thời gian, trong dòng chảy lịch sử, có nhiều phôi pha nhưng cũng có nhiều cái được đắp bồi. Chúng ta còn chưa xác định được lễ hội này bắt đầu từ khi nào.?
    +vietvanxuan: Chưa xác định được lễ hội Thánh Gióng có từ khi nào mà cứ xưng xưng lịch sử hàng ngàn năm của nó. Điêu rách mép anh viện trưởng.
    +ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền: ?oCũng có nhiều quan niệm về cách gọi. ?oThánh Dóng? là quan niệm của nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh - quan niệm này được rất nhiều ý kiến tán thành, còn việc viết là ?oThánh Gióng? lại cũng được một số nhà nghiên cứu tán thành.?
    +vietvanxuan: Chị Vân Quế báo An ninh Thủ đô chơi ?oác? quá, phỏng vấn cách gọi Dóng hay Gióng quá bằng đập vào mặt Chí Bền nhà em, có nghiên cứu bao giờ đâu, chỉ quen nghề chép sách nói dựa theo người khác thôi. Nên mới trả lời ngô nghê như vậy!
    +ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền: ?oHiện tại mới có đề xuất của UBND thành phố Hà Nội, việc xây dựng hồ sơ hay không còn phải đợi Chính phủ phê duyệt. Dự kiến, công tác xây dựng hồ sơ sẽ do Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam đảm nhiệm.?
    +vietvanxuan: Đọc câu này, biết ngay ai là người quăng miếng mồi ?oHồ sơ UNESCO? này cho ĐẠO TẶC Chí Bền. Đó chính là lão ĐẠO TẶC 2 mà anh em đã phân tích chi li ở topic Ô hô? lần trước, kẻ được Chí Bền viết hộ, làm sách hộ.., Chính cái ?oÔ dù? này đã xin với Ban tuyên giáo TƯ tha cho Chí Bền thoát hiểm khỏi vụ tố cáo lịch sử năm 2006 ở Bộ VHTT&DL. Vụ lũ lụt ở Hà Nội năm ngoái ngập úng nặng khiến 20 người chết, trả lời phóng viên, lão ấy cũng là người tỉnh bơ khi đổ lỗi cho người? dân ỷ lại Nhà nước.
    http://ttvnol.com/forum/vanhoc/866642/trang-100.ttvn
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/11/811500/

Chia sẻ trang này