1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sức mạnh của PR

Chủ đề trong 'PR' bởi tom_nongdan, 15/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tom_nongdan

    tom_nongdan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Sức mạnh của PR

    http://vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc-viet/2005/12/3B9E5132/
    Tôi không hài lòng với cách đưa tin về nghi án bán độ
    Những ngày qua, dư luận nước ta đang nóng lên từng ngày với vụ nghi án bán độ của các tuyển thủ U23 Việt Nam. Là người theo dõi thông tin trên các mặt báo, tôi cảm thấy bức xúc, nhưng không phải là với các cầu thủ, mà với báo chí.
    Người gửi: Nguyễn Tuấn Huy
    Gửi tới: Ban Biên tập
    Tiêu đề: Tôi cũng bức xúc từ vụ bán độ của U23
    Xin chào Ban biên tập!
    Khi tôi đọc tin, cái cảm giác đầu tiên mà tôi có, là các báo đang cảm thấy hết sức "sung sướng" với một vụ việc nóng hổi mà họ có được. Họ đang ngây ngất với việc số lượng báo phát hành sẽ tăng lên trong nay mai, để rồi quên hết cả lương tâm của một người làm báo - Đó là trách nhiệm cung cấp thông tin một cách chính xác và nhiều chiều cho độc giả. Là trách nhiệm trước danh dự của những con người mà họ đang sỉ vả một cách "thiếu căn cứ".

    Hãy trở lại với vụ việc, VnExpress thừa hiểu thế nào là lệnh triệu tập. Triệu tập không có nghĩa là anh ta có tội. Thậm chí kể cả tạm giam cũng chưa đủ kết luận là có tội. Vì vậy, chuyện Quyến, Lâm, Hiếu, Trương bị triệu tập là chuyện hết sức bình thường. Vậy nhưng, chúng ta đã làm gì?
    Hầu hết tất cả các tờ báo từ lớn đến bé, đều dùng các thủ thuật khác nhau trong hành văn để "kết tội sớm" các cầu thủ. Tất cả độc giả, sau khi đọc tin đều kết luận và bàn tán: Văn Quyến, Văn Trương bán độ. Không ai đủ tỉnh táo để suy nghĩ rằng mọi việc chỉ là một sự nghi ngờ. Để thêm phần sinh động, và thuyết phục, họ đang lật dần lại từng trận đấu, từng cử chỉ của các cầu thủ, để từ đó góp phần cho độc giả kết luận. Những bình luận mang tính khách quan thường đưa một cách mờ nhạt và hờ hững, chỉ để cho có.
    Tôi đang tự hỏi nếu Văn Quyến, Văn Trương vô tội, các tờ báo này sẽ bị trừng phạt thế nào? Vậy sao họ dám liều đến vậy? Đã rất nhiều lần, các cầu thủ luôn là con tốt thí, là nạn nhân của một cuộc chơi bất công mà chẳng phải do họ tạo ra.
    Vì bóng đá mang tính xã hội cao, vì bóng đá là lĩnh vực duy nhất mà họ có thể nói ngang, nói ngửa kiểu gì cũng được, không bao giờ phải sợ trách nhiệm. Đưa tin sai chẳng cần đính chính. "Chúng tôi nghe đồn thế, chúng tôi không nói thế". Hãy xem lại những tội đồ của bóng đá Việt Nam, tất cả sẽ thấy cầu thủ đã thiệt thòi như thế nào trước "người lớn" và giới truyền thông. Dương Hồng Sơn của Nghệ An đến bây giờ vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình khi bị kết tội là bán độ, tiêu cực. Đã có tờ báo nào, phóng viên nào để Sơn được nói hoặc dám nói những điều Sơn biết và muốn nói chưa? Đã có phóng viên nào nghĩ gì đến bố mẹ, họ hàng của Sơn phải chịu đựng những gì? Quốc Vượng đã phải chịu đựng những gì với tính nóng nảy của mình? "Bán độ, tiêu cực". Họ gán hết cho Vượng đấy. Rồi lại tâng bốc lên sau. Cũng y hệt như vậy, là những cầu thủ đang chịu trận hiện nay? Không báo nào cho họ một mối thiện cảm hoặc sự tin cậy để họ dốc lòng?
    Chuyện nghi ngờ bán độ là chuyện bình thường, vì nó là một vấn đề đã xảy ra ở Việt Nam nhiều. Mà nghi ngờ thì phải có nghi can, và nghi can tất nhiên là những người sa sút. Nhưng nó chỉ dừng lại ở đấy. Đằng này báo chí đang đẩy nó lên đến tột cùng của hận thù. Họ đang làm cho 4 người kia, và bây giờ là 5, phải đối đầu với hàng triệu triệu người khác mà không hề được một lời phân bua? Bất công đến thế là cùng.

    Quay lại với từng con người, từng vụ việc, việc cầu thủ đòi tiền thưởng, tôi cho nó là việc không nên. Nhưng nếu có thì chẳng phải là chuyện gì ghê gớm. Đã ai thử điều tra và tìm hiểu xem, từ trước đến nay, tiền thưởng của các tuyển thủ được xử lý như thế nào? Tại sao họ lại hay bức xúc đến vậy? Ở Anh, ở Italy hay ở bất kỳ một quốc gia có nền bóng đá phát triển nào khác, tiền thưởng vẫn là một vấn đề mà họ phải đối mặt. Mà đấy là cầu thủ họ còn rất sung túc đấy nhé. Tiền là tiền. Không thể có chuyện lằng nhằng với tiền được. Công sức tôi bỏ ra, tôi có quyền đòi hỏi, cho dù tôi có đang làm nghĩa vụ quốc gia cũng thế. Mà hơn nữa, tôi có đòi đâu? Tự nhiên các ông bảo thưởng, bảo cho cơ mà? Nếu họ bảo là phải cho tiền mới chịu lên đội tuyển thì nó là một nhẽ.

    Nếu cứ sa sút là bán độ (Văn Quyến, Văn Trương, Hải Lâm), xử lý hỏng dẫn đến bàn thua là bán độ (Bật Hiếu, Dương Hồng Sơn), đánh nguội dẫn đến thẻ đỏ là bán độ (Quốc Vượng), thì có lẽ thế giới sắp bắt giam Zidane (sa sút phong độ), Beckham (dính thẻ đỏ ngớ ngẩn), Casilas (mấy lần làm thua) và có lẽ là nên bắt giam hết Rooney, Fernidand, Messi...
    Những ai từng chơi bóng đá đều biết, phong độ cầu thủ là không thể tuyệt đối. Thậm chí nó khác nhau theo từng ngày. Vậy sao cứ buộc các cầu thủ Việt Nam không bao giờ được chuyền trượt? Thật hài hước khi bây giờ báo chí còn đưa chuyện Quốc Vượng hay chuyền trượt trong trận chung kết để buộc tội anh ta. Hay thử cho cầu thủ này một cái nhìn công tâm đi! Ai trong số các phóng viên sẽ chơi bóng tốt nếu cái đầu gối của họ bị rạn, bị thẻ vàng vô lý từ phút 20, và một mình tranh chấp với 4 tiền vệ Thái Lan? Nếu có là Makelele, Lampard cũng chịu, chứ chưa nói đến Vượng. Hãy thử xem lại Vượng đã phải chiến đấu ra sao trong suốt SEA Games vừa rồi?

    Hay như Quyến, xem cậu ta đá, ai cũng biết là Quyến bây giờ không còn như ngày xưa, Quyến hay quá, nên khi cậu ta không hay là tất cả chúng ta đều phát điên lên. Làm hỏng cậu ta là ai? Đưa lên mây cũng là báo chí. Dìm xuống đáy địa ngục cũng là báo chí. Rồi lại vẫn là báo chí tung hê cậu ta lên mỗi khi Quyến ghi bàn. Quyến có thể là một thanh niên có phần hư hỏng (ăn chơi, nhậu nhẹt), nhưng còn đáng quý gấp trăm lần các cậu ấm, tiền Quyến tự làm ra đấy chứ? Có ăn cắp của ai một xu?
    Cuối cùng, điều tôi cảm thấy buồn nhất, có lẽ là cái thiếu về tình người của truyền thông trong lĩnh vực bóng đá. Hôm qua các anh vất vả mới làm quen được với họ để xin số điện thoại phỏng vấn. Hôm nay các anh đã có thể "lăng nhục" họ khi chưa hề có một bằng chứng nào trong tay. Tôi không biết, các phóng viên lúc viết có run tay?
    -------------------
    Đề nghị mời ngay ông này vào PR Club làm chuyên gia phản biện để nâng cao trình độ cho members.
  2. nambuna2

    nambuna2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Có cái nhìn sâu sắc. Hầu như tất cả đều nhìn theo cái hướng mà báo chí chỉ ra.
    Nhắc lại chuyện xưa: Vụ tự tử của Đỗ Quang, không biết những tai pv của TN, của VNE có bị bỏ tù hay khiển trách gì không nhỉ? Lương tâm của một đồng loại không biết họ để vào góc nào?
    Rồi cái vụ YV, lên án 1 YV cho tất cả giới nghệ sỹ nổi danh ăn chơi xa đoạ. Đây có phải là một cái giá quá đắt cho một con người như thế YV không? Cô còn có gia đình, có bè bạn và họ hàng mà. Ko biết những pv có nghĩ thay cho họ không?
  3. emyeuemlamco

    emyeuemlamco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Em thấy dạo này báo chí quá đà rùi. Thương cho các cầu thủ quá .
  4. vegemite

    vegemite Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Nếu không có lửa thì sao có khói được nhẩy ???
    Dưng mà đây là diễn đàn về "MARKETING" cơ mà, sao lại lôi chuyện này ra thía. Hãy mặc kệ bên công an họ điều tra.
    Ý của bạn là bài báo này là một PR thành công? Xin thưa với bạn là "quan hệ công chúng" không chỉ dừng lại ở báo chí.
    Xin miễn bàn đến những cầu thủ bán độ tại đây.
  5. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    Tôi không thích cái kiểu Vnexpress đưa tin, và tôi thích cách đưa bài của Tuổi trẻ hơn. Cùng 1 vấn đế nhưng nếu xoáy vào những điểm khác nhau sẽ dễ dẫn đến sự nhìn nhận khác nhau. Nói cho cùng thì các phóng viên quả thật có thủ thuật để đánh bên này, đập bên kia.
    Nhớ hồi vụ Nutifood, chỉ có câu lưng chừng là "cần giám định chất lượng sữa" cũng đã làm Nutifood nửa sống nửa chết. Quả thật sức mạnh của báo chí quả thật đáng sợ. Và có thể 1 phần do người Việt thích tin lá cải hơn... đừng trách báo chí, họ cũng không thể có 1 cái nhìn khách quan hoàn toàn được
  6. desperados13

    desperados13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2005
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    Miễn bàn về bóng đá. Ở đây cũng không thể trách báo chí được, đó là một cái gì đó rất riêng của Việt Nam mình rồi. Mình cũng hay tiếp súc với tụi Tây qua đây du lịch. Bạn biết câu nó thích nói nhất là gì không? "Only Viet Nam!!" Ở VN mình, bất cứ một lĩnh vực nào, ngành nghề nào cũng có "điểm đen " cả. Báo chí cũng không tách rời ra được, nó cũng có những cái lỗi, đó là tất yếu.
    Nhưng xét về ngành báo chí, nó được xem là tiếng nói của nhân dân, là kênh thông tin của xã hội, nó cũng là một phần không thể tách rời với PR...(nói xong nghĩ lại hong biết mình nói gì ). Ngòi bút của các trang báo có một sức hút rất lớn, một đường nét của họ có thể ảnh hưởng đến sự sinh tồn của một vài cá nhân, của một tổ chức...
    Mình chợt nghĩ, ở những ngòi bút kia, đôi lúc họ cũng cắn rứt và đau khổ lắm. Giữa một bên là nhuận bút, là miếng cơm manh áo của cả một tờ báo, với một bênh là sự hi sinh của một cá nhân, nhóm nhỏ nào đó. Với tư cách là nhà báo, mình sẽ chọn bên nào đây.
    Quay trở lại chủ đề chính. Báo chí có khả năng PR cực tốt. Có thể chỉ với một hạt bụi, báo chí có thể chẳng quan tâm, nhưng có lúc nó lại biến hạt bụi đó trở thành một cơn lốc xoáy.
  7. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Nên chuyển tên topic này thành: The Press and their right of abuse (Báo chí và quyền lăng mạ)
  8. MarketingMaster

    MarketingMaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.031
    Đã được thích:
    0
    Báo chí là con dao 2 lưỡi, ai cũng biết điều đó và nếu biết cách tận dụng sự nhạy cảm báo chí thì 1 người có thể nổi danh chỉ qua 1 đêm, vd như ông thầy chùa điên...đúng là ông ta nổi như cồn sau chỉ sau 1 đêm
    hay là Janet Jackson, khốn đốn vì báo chí quên mình, thế là chỉ một vụ xì căng đan (em dùng tiếng Việt cho các bác hài lòng) một cách cố tình thì JJ nổi lên liền.
    Nhạy cảm với tin tức - đó là đặc điểm của báo chí mà chúng ta phải sống với nó, ăn với nó, ngủ với nó.
  9. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Các lĩnh vực hoạt động của PR:· Tư vấn chiến lược với lãnh đạo công ty
    · Quan hệ báo chí: tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí, thu xếp các buổi phỏng vấn...
    Tổ chức các sự kiện: khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm...
    · Đối phó với các rủi ro: khiếu nại, tranh chấp... hoặc những lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm của DN.
    · Các hoạt động tài trợ cộng đồng.
    · Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng.
    · Quan hệ PR đối nội.
    · Tư vấn cho các yếu nhân trong giao tế, phát ngôn...
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Cái topic của bác tom_nongdan có lẽ nên đổi là "Sức mạnh của báo chí" thì đúng hơn.Bởi vì PR ko có chức năng đi làm ra khủng hoảng cho người khác.
  10. tom_nongdan

    tom_nongdan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    PR không chỉ còn là công cụ kinh doanh mà còn là phương tiện cực kỳ hiệu quả trong chính trị. Ở các nước phát triển thì các nhà chính trị hàng đầu luôn có các tập đoàn truyền thông đi kèm. Rõ ràng nhất là thủ tướng Italia & thủ tướng Thái Lan là chủ sở hữu của các đài truyền hình và báo. Ông chủ của các tập đoàn truyền thông là một trong những người có quyền lực nhất trong xã hội. Mỹ thua tại VN một phần do không quản lý được báo chí, Mỹ thắng tại Iraq cũng một phần do PR tốt.
    Còn về loạt báo này, tớ nhận xét đây là một chiến dịch PR với các con tốt là các cầu thủ, bán độ là phương tiện để đưa thông điệp còn mục tiêu trên 2 chiến tuyến là các tướng thì lấp ló đằng sau.
    Còn nói về PR không làm ra khủng hoảng cho người khác chỉ là trên lý thuyết, còn trên thực tế thương trường & chính trị là chiến trường thì PR làm ra khủng hoảng có gì là lạ đâu. Mình không tin mấy vụ sữa, dầu ăn, ... được lên báo nhiều mà các đối thủ lại ngồi yên, không thêm mắm thêm muối đâu.
    Chính vì thế một trong những điều quan trọng trong xử lý khủng hoảng là phải tính đến việc các đối thủ sẽ làm gì, vì họ là người trong nghề, hiểu rõ tình hình và là người luôn sẵn sàng khai thác các điểm yếu của đối thủ.

Chia sẻ trang này