1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súc mạnh Võ thuật T.hoa ở đâu?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi fire92, 05/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bigpanda75

    bigpanda75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2009
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Chính là chỗ này.
    Trong suốt quá trình phát triển mấy ngàn năm của Trung của, đã có rất nhiều cuộc du nhập như vậy.
    Ban đầu Trung của chỉ là một vùng châu thổ giữa 2 con sông ( Hoàng Hà và Trường giang thì phải), đất đai màu mỡ phì nhiêu. Các dân tộc hoang dã từ phía bắc, phía tây xâm nhập, truyền bá văn hóa và dần dần đồng hóa với văn hóa bản địa của người Trung của.
    Nhà Tần, lúc đầu chỉ là một đất nước nhỏ bé man di ở phía tây Trung của, sau này thống nhất thiên hạ. Thời ngũ triều thập quốc, các dân tộc man di ở phía bắc dần dần lấn xuống trung nguyên. Thời Tống Kim cũng vậy, Minh Thanh về sau cũng vậy. Điểm đặc biệt của văn hóa Trung của là dần dần hòa đồng và biến những văn hóa ngoại lai thành văn hóa của chính mình.
    Riêng về võ thuật, một trong những thuyết về nội gia quyền và ngoại gia quyền như sau. Nội gia quyền là những môn quyền thuật được người Trung quốc sáng tạo. Ngoại gia là những môn du nhập từ bên ngoài vào. Đơn cử như Thiếu lâm chẳng hạn. Về lịch sử, Bồ Đề Đạt Ma được coi là tổ của Thiếu lâm, cũng là người Ấn Độ. Sau này trong suốt qúa trình phát triển của Thiếu lâm tự, võ thuật được du nhập từ rất nhiều môn phái trong giang hồ, tổng hợp lại mà thành. Đến nay thì người Trung của rất tự hào về võ thiếu lâm - Thiên hạ công phu xuất thiếu lâm.
    Cái mạnh của võ thuật trung của nói riêng hay văn hóa trung của nói chung chính là sự hòa đồng với sự khác biệt, dần dần biến thành của mình. Để lâu c....trâu hóa bùn. Chiến lược này người Tàu đã áp dụng với dân Việt từ hàng ngàn năm về trước. Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hóa của chính mình.
    Hơ hơ hơ, hơi lạc đề một chút, muợn văn hóa để nói về võ thuật, mong các bác thông cảm
    Được bigpanda75 sửa chữa / chuyển vào 08:49 ngày 12/06/2009
  2. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    1. Kim Dung tiên sinh khởi động.
    2. Lí Tiểu Long tăng tốc.
    3. Có trớn rồi vượt qua chướng ngại vật, cứ thế lắc lư con tàu đi...
    4. Đi xa tới đâu và có về đích được hay không là do mọi người (trong đó có anh em ta) cùng nhau tiếp sức ! ! !
    Chúc mọi người vui !
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bác nói rõ chỗ này hơn được không ạ? cảm ơn bác.
  4. bigpanda75

    bigpanda75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2009
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Dạ, có rất nhiều thứ đã hòa đồng, nhưng có một thứ không thể hòa đồng được. Đấy là tinh thần dân tộc, tính tự tôn của một dân tộc. Bị đô hộ suốt 1000 năm, qua biết bao nhiêu thế hệ, cái ngón chân Giao chỉ nó thẳng như ngón chân người Tàu ..... nhưng người Việt vẫn coi mình là người Việt. Thế mới có Hai Bà Trưng, Bà Triệu, mới có Đinh Lý Trần Lê......Làng xã Việt Nam vẫn là làng xã Việt Nam, đình chùa miếu mạo vẫn là đình chùa miếu mạo của người Việt. Tín ngưỡng dân gian vẫn là đạo mẫu. Binh pháp các cụ nhà ta đánh Tàu vẫn là chiến tranh nhân dân....Liệt kê ra thì không thiếu nhưng em không muốn tầm chương trích cú nó lan man.
    Em cá với bác là bây giờ Tàu nó vào phá nhà bác, cướp đất của bác thì bác (cho dù có học võ Tàu) cũng muốn đánh bỏ bu nhà nó đi nhỉ .Kính bác
  5. haidangtim

    haidangtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    ông thầy thúôc Bình Nhất Chỉ nổi tiếng vì cứu đc một người sẽ lấy mạng 1 người khác... hihi ... hiểu chưa anh LYHL ?
  6. sunshine74

    sunshine74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Nói đến võ thuật thực ra là đại đồng , tiểu dị mà thôi, các môn cũng học lẫn của nhau để tự hoàn thiện bản thân mình mà thôi.
    Dân VN ta lấy võ cổ truyền của vùng Bình Định làm tự hào vì nó đã từng phát triển rực rỡ. Nhưng các bác có biết võ cổ truyền của quân Tây Sơn Bình Định cũng là võ được tổng hợp từ các môn võ trong võ lâm kể cả võ THiếu Lâm, hay như các giòng võ khác. Nhưng nó hay là được vân dụng cho phù hợp với lôi đánh của người VN nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn.
    Còn nói về võ thuật Trung Hoa, giống như 1 bác đã nói ở trên các môn phái TH họ cũng học hỏi lẫm của nhau trong võ lâm .
    Võ thuật TH hoa thật sự mạnh, nếu không thì làm sao mà nó tồn tại và lan toả mạnh khắp thế giới được. Bon tây dương khi xưa tiến đánh TQ cũng đã phái những võ sĩ to khoẻ đến để thách đấu. Nhưng rút cục đều bị thẩm bại dưới tay của các VS TQ.
    Nói cho cùng thì môn võ nào cũng có cái hay cái giở cả thôi. Võ tầu họ cũng có đủ cả võ đứng, võ nằm, và cả không chiến quyền, địa đường quyền nữa. Nhưng vấn đề là cần phải tìm được đúng thầy. Và điều quan trọng là võ sinh phải tự luyện tập là chính, chứ đến lớp tuần 3 buổi mỗi buổi 2 tiếng thì học đến bao giờ mới thành tài được. Học như thế thì 10 năm tập không bẳng võ sĩ Tán Thủ tập trên tuyển khoảng 3 năm, ngày hai buổi mỗi buổi ít là 3 tiếng.
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nếu bác nghiên cứu về văn hóa sẽ thấy, văn hóa có 1 thuộc tính là tính cố hữu. Một cộng đồng không dễ gì đánh mất đi bản sắc của mình. Ví như người Tày, nguời Mường, người Chăm,v.v...đều có bản sắc rõ nét, cho dù sống cùng người Kinh khá lâu nhưng không bị người Kinh đồng hóa. Người Tây Tạng tuy chưa độc lập, nhưng họ cũng có tinh thần dân tộc mạnh mẽ, có bản sắc không thể nào trộn lẫn. Cho nên tinh thần dân tộc là cái trân trọng gìn giữ, phát huy nhưng không nên lấy nó làm niềm tự hào, tự tôn.
    Còn nếu nói về tín ngưỡng, tui xin lấy ví dụ về chùa, cụ thể hơn là chùa ở miền Bắc Việt Nam. Bác để ý sẽ thấy, có khá nhiều thứ mà cha ông ta vay mượn từ văn hóa tín ngưỡng Ấn, Tàu, Tây tạng, ví như Phật bà quan âm, tượng La hán, hình tượng rồng, Lân, Chuông, tháp,... ( Tàu) ; cửu phẩm liên hoa ( Tây Tạng); Chim hai đầu, hộ pháp,..( Ấn). Bên cạnh những thứ vay mượn, có những thứ của riêng mình.
    Ngay như tục thờ mẫu ( mà người ta gọi là đạo mẫu, để khẳng định người việt cũng có 1 đạo riêng), người ta cứ tưởng là của riêng người Việt. Đâu phải chỉ có người Việt mới có thờ mẫu.
    Do đó, hình như cái bản sắc của người Việt nó nằm ở chỗ nào đó khác. Bác thử nêu thêm xem?
  8. apollo3785

    apollo3785 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Sức mạnh võ thuật trung hoa xuất phát từ sức mạnh tinh thần
    [
    Được apollo3785 sửa chữa / chuyển vào 14:49 ngày 12/06/2009
  9. bigpanda75

    bigpanda75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2009
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ hơ, bác làm khó em rồi. Em không phải nhà nghiên cứu văn hoá. Chẳng qua bác hỏi nên em nêu ra một vài thứ làm ví dụ thôi. Đặc trưng văn hoá của mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng. Em không phủ nhận rằng Việt Nam, vốn là cái nôi hội tụ nên chịu ảnh hưởng của nhiều nền. Phía bắc thì ảnh hưởng của Trung của, phía tây bị ảnh hưởng bởi Ấn độ. Thế kỷ thứ 18, thêm sự ảnh hưởng của nền văn minh Phương tây...Tuy nhiên vẫn những nét văn hoá đó khi du nhập vào Việt Nam dần dần được chuyển hoá và mang những sắc thái riêng. Riêng, cụ thể như thế nào thì em chịu, em không giống như các nhà văn hóa ngồi nghiên cứu chỗ khác biệt để mà chỉ ra. Em chỉ có thể cảm nhận nó mang máng thế thôi.
    Phải chăng bác là một nhà nghiên cứu văn hóa, hay ít ra cũng có sự am hiểu về văn hóa dân gian Việt Nam, bác có thể chỉ ra cho em học hỏi được chăng.
    Kính bác
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tui đùa chút thôi. Đang đi lạc đề rồi. Chúc bác vui !

Chia sẻ trang này