1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sukhoi PAK-FA | Chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga !

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi doantrk, 10/07/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. codemaster

    codemaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    114
    Gửi bạn,
    1. Mỹ đã từng có nguyên 1 con MIG-25 nguyên vẹn nhưng vẫn không sao chế tạo được khung titan như nó. Nên giả sử Nga có xác con F-117 mà chế tạo được cái xxx gì đấy thì nó quả là rất giỏi.
    2. Tớ học ít ngu si nên phiền bạn nói rõ hơn PAK-FA học được gì từ F-117?

    3. Bạn cho link cái nguồn xem nó có đáng tin cậy hơn TTVNOL ko hay bạn tự viết ra ở đâu đó rồi đăng lên đây như nguồn tham khảo?
    4. Cho mình hỏi câu riêng tư: Cái gì ở trên cổ bạn vậy?
  2. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Nguồn đây:
    http://www.ausairpower.net/APA-2010-01.html
    Hề hề, phải nói là Nga học của F 117, F 117 thì học thầy U phim xép, thế là loanh quanh Nga tự học chính mình
  3. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.521
    Đã được thích:
    3.620

    Thấy Tây nó đồn là không thể đánh chặn được con T-50 này vì tính năng tàng hình cực cao của nó, Rađa của PAC-3 hay Hawk, Aster của Anh Pháp không thể phát hiện ra T-50, còn nếu dùng F-22 đánh chặn cũng không khả thi bởi chỉ cần hệ thống quang điện của con này với tầm phát hiện F-22 trong khoảng 130km, nghĩa là gấp đôi tầm của AIM-120 nên T-50 không cần bật rađa cũng thừa khả năng tiêu diệt F-22. Tuy nhiên khả năng duy nhất có thể tiêu diệt được T-50 là lúc nó bổ nhào ném bom đường kính nhỏ SDB ( FAB-250), lúc này mặc dù tàng hình với rađa nhưng các hệ thống phòng không có trang bị ống ngắm quang học như pháo phòng không có thể phát hiện ra nó và tiêu diệt khi nó bổ nhào vào mục tiêu, hoặc bay sát qua mục tiêu để rải bom FAB-250.
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Cô gái trẻ cưỡi lựu pháo lại tầm bậy rồi.
    F-117 và B1 là lớp kỹ thuật tàng hình khác F-22 và T-50, lớp này là nhánh cụt không phát triển, nguyên lý hai nhánh khác nhau..
    F-22 và T-50 sử dụng các kỹ thuật tàng hình đã áp dụng từ lâu trên bom đạn hay một số máy bay như Tornado, Su-25, là các mạch vòng kín nhỏ dẫn điện xoáy hấp thụ dần năng lượng. Về kỹ thuật này, tuy có nhiều lớp, nhưng nguyên lý như nhau, F-22 và Su đời cũ, cũng như đạn, dùng bóng kim loại, còn T-50 dùng mạch in tròn. Cái tiến bộ của F-22 và T-50 là chúng thiết kế lại cấu trúc máy bay để giấu kỹ đồ, dùng vật liệu tiên tiến đắt tiền để hâp thụ kỹ.
    Nguyên lý B-2, F-117 hoàn toàn khác, nó không dùng mạch vòng kín nhỏ hấp thụ sóng, mà dùng mạch chạy dọc theo bề mặt, cho phép tạo dòng điện bề mặt, nhưng không xoáy tán xạ rộng, mà chỉ phản xạ theo một hướng, tránh sóng lộn về đài. Nhánh này cụt vì hiệu quả kém. Người Nga không có phương tiện nào dùng nhánh này cả.
    Nhưng cái rác rưởi như thế chỉ dùng nhồi sọ những cái đầu thối não thật kỹ thôi. Cô gái về cưỡi lựu pháo đi, chứ bay là rớt đấy.
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Hê, bạn phắc nhầm chỗ lại phắc nhầm cô gái cưỡi lựu pháo à. hén hén, mới phắc nhầm não bạn Bò Ho, làm bạn ấy ho sặc sụa cả tuần, nay lại so tài với lựu pháo.
    Bên báo quân đội nhân dân có bài viết phê T-50 không che đủ động cơ, vẫn đề này đã có từ lâu, do cánh báo chí ngu si thôi.
    http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/115/115/115/104623/Default.aspx
    Nhân các bạn post mấy cái sơ đồ, mình thêm thắt tí cho dễ, đúng là đứng từ ngoài nhìn thấy động cơ , nhưng đó là trường hợp không có thân. Có một góc có thể lộ một chút động cơ, nhưng góc đó được thân chắn.
    [​IMG]
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 11:58 ngày 04/03/2010
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 12:00 ngày 04/03/2010
  6. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    3.146
    Hô hố, cái báo QDND nhục thế là cùng. Ở cuối bài nó ghi là Theo: Ky thuat - Cong nghe Quan su http://ktcnqs.blogspot.com/#ixzz0gnfL4FEa mà cái nick "ktcnqs" ở ttvnol này thì ai cũng biết trình cỡ nào rồi. Hô hố, đúng là hài chịu không nổi.
  7. huyphongssi

    huyphongssi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    7
    Đúng thế anh giai Trước đây huyphong này có kể ngày trước được huấn luyện bài pháo 57 bắn máy bay tàng hình F-22 nhưng nhiều anh giai trên này không tin
    T-50 cũng như F-22 được thiết kế để đánh nhau với những thằng có tổ chức phòng không bài bản nhưng đã bị cấm vận gần đứt hơi, chứ không dùng chống phỉ hay khủng bố để không biết phải bắn vũ khí thông minh vào đâu. Nếu dùng 2 loại này đi chế áp pháo phòng không di động thì chúng sớm bị bắn rụng như lá tre
  8. huyphongssi

    huyphongssi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    7
    TỔNG QUAN TÍNH NĂNG KĨ CHIẾN THUẬT CỦA T-50 PAK FA
    Tổ hợp tên lửa đối không tầm ngắn RVV-MD theo mã thiết kế K-MD​
    Bên cạnh tổ hợp RVV-MD dùng mẫu đạn theo mã thiết kế K-74, tổ hợp nhà thầu gồm Tổng công ty cổ phần các tổ hợp tên lửa chiến thuậtCông ty cổ phần Phòng thiết kế quốc gia về máy công cụ Vympel mang tên I.I. Toropov đang tiếp tục hoàn thiện tổ hợp RVV-MD dùng mẫu đạn mới. Hiện có 2 mẫu đạn tên lửa ứng cử viên cho mẫu đạn RVV-MD mới đang đồng thời được các ban thiết kế khác nhau của Vympel phát triển là mẫu đạn K-MD theo mã sản phẩm 300 (K-MD-300) và mẫu đạn K-MD theo mã sản phẩm 760 (K-MD-760).
    Mẫu đạn K-MD theo mã sản phẩm 760
    Mẫu đạn K-MD theo mã sản phẩm 760 là quá trình hiện đại hoá mẫu đạn K-74M theo các tiêu chí TTZ của RVV-MD phát triển cho Đề án PAK FA. Nói cách khác, K-MD chính là bản nâng cấp lần 2 của mẫu đạn K-74 theo tiêu chí RVV-MD và là cách tiếp cận an toàn, bài bản của Vympel nói riêng, tổ hợp nhà thầu nói chung trong việc cung cấp tổ hợp tên lửa tầm ngắn cho Đề án PAK FA.
    Mẫu đạn K-MD-760 giữ lại hầu hết các tính năng chiến thuật và hình dáng bề ngoài của mẫu đạn K-74, đồng thời bổ sung một số đặc điểm kĩ thuật mới:
    - Đạn có đầu tự dẫn hồng ngoại thụ động nhiều băng sóng (gồm 2 băng sóng cận hồng ngoại và hồng ngoại băng giữa kết hợp với 1 băng sóng tử ngoại) dùng công nghệ tạo ảnh nhiệt trên mảng tiêu diện và xử lí hình ảnh dạng ma trận, đồng thời mở rộng góc quét lệch trục thêm ± 20 độ so với mẫu đạn K-74. Với đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến vừa nêu, mẫu đạn K-MD-760 có khả năng bắt bám mục tiêu từ mọi phía, tăng cường khả năng kháng lọc nhiễu và tránh mồi bẫy hồng ngoại, kết hợp giữa tín hiệu ảnh số mục tiêu với phần tử trong bộ nhớ máy tính phần tử của đạn để nhận diện và tái nhận diện mục tiêu trong chế độ xác nhận phần tử sau khi phóng.
    - Đạn sử dụng hệ thống điều khiển tích hợp dẫn đường quán tính, điều khiển và cập nhật phần tử ở pha giữa, tự dẫn hồng ngoại thụ động nhiều băng sóng ở pha cuối. Hệ thống điều khiển tích hợp cho phép đạn tối ưu quĩ đạo và tầm phóng ở chế độ xác nhận phần tử sau khi phóng.
    - Đạn sử dụng động cơ thuốc phóng rắn lõi kép đốt 2 chế độ 516-IM kết hợp với 4 cánh lái lực đẩy. Động cơ kiểu mới cho phép đạn tăng tầm nhờ tối ưu quĩ đạo phóng, đồng thời đảm bảo tích luỹ tốc độ sau cơ động giữa pha và duy trì tốc tiếp cận mục tiêu lớn tại pha cuối.
    Mẫu đạn K-MD theo mã sản phẩm 300
    Mẫu đạn K-MD-300 là cách tiếp cận mới về thiết kế khí động so với mẫu đạn K-MD-760 nói riêng và các thiết kế tổ hợp tên lửa đối không tầm ngắn của Vympel nói chung. Nhờ cải tiến thiết kế khí động nên đạn có tầm phóng lớn hơn K-MD-760 và được xếp vào nhóm tổ hợp tên lửa đối không tầm ngắn/trung RVV-MD/SD.
    Mẫu đạn RVV-MD K-MD-300 (ảnh dùng lại từ www.paralay.com)
    [​IMG]
    Mẫu đạn K-MD-300 có các tính năng kĩ chiến thuật của K-MD-760 cùng một số cải tiến kĩ thuật như sau:
    - Đầu tự dẫn hồng ngoại thụ động của đạn mở rộng góc quét lệch trục thêm ± 10 độ so với mẫu đạn K-MD-760.
    - Hệ thống cánh điều hướng/ổn hướng: Không dùng các cụm cánh ổn hướng/điều hướng phía mũi dù vẫn duy trì 4 cánh tấn cho hệ thống dẫn đường quán tính; sử dụng 4 cánh ổn hướng lớn chạy dọc thân đạn để tăng lực nâng khi đạn bay theo quĩ đạo dẫn đường quá tính; sử dụng 4 cánh điều hướng toàn động kích cỡ nhỏ ở phần đuôi đạn.
    - Hệ thống động cơ thuốc phóng rắn lõi kép đốt 2 chế độ có tổng thời gian đốt tới 100 giây (tính cả chế độ chờ chuyển chế độ đốt) cùng 3 cánh lái lực đẩy động cơ.
    Hiện tại các thông số tính năng kĩ chiến thuật cụ thể của tổ hợp RVV-MD K-MD vẫn chưa được tổ hợp nhà thầu công bố, ngoại trừ thông tin về tính năng kĩ chiến thuật của nó sẽ vượt xa tổ hợp RVV-MD K-74 nhờ những yếu tố nêu trên.
    -------
    PHẦN TRƯỚC:
    Khởi nguồn PAK FA
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg196315#msg196315
    Nguyên lí thiết kế PAK FA
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg196694#msg196694
    Tên gọi đề án T-50 PAK FA của Sukhoi
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg197195#msg197195
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Phần thông số kĩ thuật máy bay
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg197917#msg197917
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Phần thông số hoạt động
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg198128#msg198128
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Phần thông số hệ thống radar trinh sát dẫn bắn N050
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg198394#msg198394
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Phần thông số hệ thống khí tài đa nhiệm băng sóng dm gắn trên cánh tà trước
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg198745#msg198745
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Phần thông số hệ thống khí tài trinh sát quang điện tử OLS-50
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg200256#msg200256
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Mặt cắt và hình 3D minh hoạ T-50-1
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg200933#msg200933
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Một số hệ thống khí tài dự kiến
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg201710#msg201710
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Hệ thống vũ khí đường không
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg202583#msg202583
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Tổ hợp tên lửa đối không tầm ngắn RVV-MD
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg203473#msg203473
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Tổ hợp tên lửa đối không tầm ngắn RVV-MD theo mã thiết kế K-74
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg204028#msg204028
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Tổ hợp tên lửa đối không tầm ngắn RVV-MD theo mã thiết kế K-MD
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg204350#msg204350
    PHẦN SAU:
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Tổ hợp tên lửa đối không tầm trung RVV-SD
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg205113#msg205113
    Tổng quan tính năng kĩ chiến thuật của T-50 PAK FA - Tổ hợp tên lửa đối không tầm trung RVV-SD theo mã thiết kế K-77M
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=13010.msg205683#msg205683
  9. huyphongssi

    huyphongssi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    7
    Trên này có nhiều chiên da chê chiên da viết bài được báo Quân đội nhân dân điện tử đăng lại bài Tại sao lại chê và chê thế có đúng không sẽ được Huyphongssi làm rõ trong phần bình luận PAK FA sau loạt bài thống kê.
    Cho tới lúc đó thì huyphong này xin mở bát một chút: nếu chiên da ở bài viết trên qdnd.vn mới chỉ nhìn mẫu thử PAK FA T-50 ở các chi tiết thiết kế khí động nhằm giảm lộ diện điện từ thụ động băng sóng X của F-22 thì đây là cách tiếp cận so sánh sai ngay từ đầu. PAK FA T-50 là máy bay phòng không và chế áp phòng không chiến trường nên theo cách tiếp cận của người Nga, T-50 phải có khả năng giảm lộ diện điện từ thụ động trước các hệ thống vũ khí phòng không kháng tàng hình băng X đang được chính Nga và các nước phát triển.
    Vậy T-50 phải có thiết kế ra sao nhằm tàng hình ở băng sóng chủ đạo nào và tàng hình tương đối ở các băng sóng kế tiếp dùng cho F-22 và F-35 trong khi vẫn duy trì tính năng linh hoạt khí động? Câu hỏi này xin được nhường lại cho các chiên da thực thụ tại ttvnol phát biểu trước
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thật ra, F-22 cũng là máy bay đối đất, chuyện này cũng là bình thường, bên Mỹ chưa từng có máy bay đánh chặn chuyên nghiệp, mà chỉ có các máy bay không chiến được cải tiến tăng tính không chiến trên mẫu máy bay đa năng. Từ F-4, F-15, F-8.... vẫn thế. Cái này cộng với tầu sân bay lớn là sự đông não từ chiến tranh WW2 lận, mặc dù ngày nay điều kiện đã hoàn toàn khác, có các máy bay xuyên lục địa và đạn tự hành, nhưng người Mỹ vẫn thế. Thật ra, người Mỹ đông não là vì cái cơ cấu này họ học từ Nhật, do không thể tự nghĩ ra cơ cấu nào, nên vẫn dùng cái cơ cấu học Nhật thủa ấy.
    Máy bay đa năng 2 trong 1 đặc biệt ưu thế trên tầu sân bay, ở đó chỗ đậu ít, chơi một không chiến một đối đất chuyên nghiệp thì bất tiện, nên đành amater.
    Ở Nga, các máy bay amater lưỡng dụng, đối không đối đất vẫn chiếm số lượng lớn hơn cả, nhưng bao giờ cũng duy trì lực lượng không chiến chuyên nghiệp, nối dòng là MiG-17, MiG-21, MiG-25, MiG-31, Su-27 một chỗ ngồi, Su-35,Su-47 (tương lai), MiG-7.1(mẫu thử phiên bản tàng hình của MiG-31, có khả năng cancel).
    MiG-19, MiG-23, MiG-29, MiG-33, Su-27 các dòng 2 chỗ ngồi như Su-30, Su-32 (không kịp sản xuất lớn), Su-34 (thay thế Su-32)... là đa dụng. Lâu rồi Nga không xuất khẩu phiên bản không chiến chuyên nghiệp do các khách hàng không cần đồ chơi quá pờ rồ.
    Máy bay lưỡng dụng , máy bay đa năng thực hiện nhiệm vụ chính của lực lượng không quân. Trong khi đó, không chiến chuyên nghiệp, đánh chặn, thực hiện nhiệm vụ chính của phòng không. Vậy nên T-50 được ưu tiên cho không quân, chứ không phải phòng không. Trong quân Nga, hiện nay T-50 không đắt giá, ưu tiên chủ yếu là trinh sát và tấn công phủ đầu hệ thống phòng không, nhu cầu về số lượng không cao.
    Đứng trước nhiệm vụ đó, thì mục tiêu tàng hình phía trước, nơi lộ máy nén, là ưu tiên, rất nhiều nhiệm vụ đối đất chĩa thằng phía trước vào radar địch. Vậy nên như mình vẽ trên, nó rất kín. Các bạn bên qdnd khi vẽ vòng tròn đỏ có động cơ đã không biết đến bướu lồi phiá trên, bên trong, ống dẫn khí của T-50 như hình vẽ, là hình chữ S nghiêng chéo lên trên và vào trong (hai ống chụm lưng trên), chứ không nằm ngang và hình chữ C như F-22. Góc này là góc ưu tiên nhất trong các nhiệm vụ đa năng vì rất nhiều nhiệm vụ mũi máy bay chĩa vào mục tiêu, Su-25 giáp dầy hướng này. Trong khi đó, các nhiệm vụ không chiến thì chủ yếu là đuổi theo hay bắn ngang, Tây không có radar đuôi như Su, nên không cần che máy nén quá kín.
    Không như F-22 quá hy sinh khả năng vận động, T-50 vẫn là dạng máy bay thân hẹp thừa kế Su-27. Nhờ thế, quán tính xoáy không lớn quá, máy bay "ăn lái" hơn. Khả năng lái tự động xuất hiện từ thời MiG-25, nhưng tiến bổ ất chậm, đến mẫu tử Su-47 thì đã hoàn thiện. Ở T-50, khả năng lái tự động bằng máy tính đóng vai trò quan trọng trong cả vận động và tàng hình. Điểm vận động nâng cao khả năng đối kháng trên không.
    Đại khái thế này. Người ta làm máy bay có nhiều tấm đuôi (3 ở MiG-21, 4 ở Su-27), đảm bảo hai chiều đứng ngang, để phi công dễ tính toán thực tế, trong khi đó nếu lái tự động hoàn hảo thì chỉ cần hai tấm hình chữ V, thậm chí chỉ cần kéo dài cánh về sau làm đuôi ngang, không cần đuôi đứng. Khi ít tấm, thì lượng mép tấm nguy hiểm giảm đi, tổng diện tích các tấm giảm đi, thuận lợi cho tàng hình cũng như khối lượng máy bay, tăng khả năng vận động.
    Tuy vậy, việc lái tự động tiến bộ rất chậm, F-22 vẫn giữ đuôi ngang, các máy bay châu Âu thì nhỏ và không tham vọng nhiều. T-50 thừa kế khả năng lái tự động, hỗ trợ mạnh cho cả tàng hình và vận động.
    Như vậy, chỉ với hai điểm trên, thì T-50 có khả năng vận động cao hơn nhiều F-22.
    Với các nhiệm vụ trên, thì T-50 phải chống được các băng sóng cỡ dm, cho nhiệm vụ luồn sâu chống hệ thống radar đất đối không, đa phần các đất đối không đều có phần cảnh giới dm, một số radar Nga chơi luôn dẫn bắn đất đối không dm, trong khi tất cả các dẫn bắn bên Tây là cm.
    F-22 thật ra chỉ tàng hình với Tây, còn với Đông thì các giàn cổ nhất SAM-3, SAM-6 vẫn tẩn được ở 30km, phát hiện 50km, do đặc tính chính là sử dụng bước sóng dài hơn. Còn các giàn đất đối không hiện nay của Đông thì tất cả các vũ khí tàng hình Tây đều phí tiền may áo.
    Tuy yêu cầu chiến đấu là tàng hình được với băng dm, nhưng trên thực tế, điều đó thực hiện rất khó. Công nghệ plasma cho phép hấp thụ sóng dài đến mét nhưng lại không thích hợp với tốc độ cao. Để hấp thụ sóng dài, cần có chất điện môi có hằng số điện môi rất cao và tổ chức các mạch vòng tinh vi, trong khi vẫn đảm bảo độ bền cơ học, nhiệt học. Điều này được T-50 thực hiện bằng công nghệ nano. Ban đầu, người Nga sử dụng kỹ thuật như của F-22, nhưng chỉ cho bom đạn, đó là các bóng kim loại metal ball, trộn trong keo sơn, loại này tàng hình cm tốt nhưng độ bền cơ học kém, đây là chuyện nổi tiếng của F-22, chính vì độ bền cơ học kém nên Nga mới mua cho đồ dùng một lần. T-50 đắt đỏ nhất là áo, làm bằng các vòng xoắn carbon, mạch điện vòng và chất điện môi, hiện vẫn bí mật.
    Vẫn đề tàng hình với băng sóng dm hiện nay của T-50 mình không rõ, chắc người ta còn giữ bí mật, nhưng với băng sóng cm thì nó hoàn hảo, điều này đủ để nó tàng hình hoàn toàn trước các động tác dẫn bắn của khối Tây. Tuy là bí mật, nhưng người Nga đánh giá khả năng trinh sát của nó rất cao, cho thấy rằng, khả năng tàng hình trước các radar cảnh giới băng song dm của T-50 phải khá tốt.
    Đây là hình ảnh ống dẫn khí cong lên trên và vào trong, hình chữ S chứ không phải chữ C như F-22.
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này