1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súng bộ binh!!!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 272chip272, 04/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenchithong32

    nguyenchithong32 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    64
    Hehe, giờ bác đã hiểu vụ kim hỏa M-79 rồi chứ gì [:D] Đó chính là tại sao VN ta phải chế cái súng ổ quay phóng lựu kia
  2. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Thằng Mỹ có một ưu điểm lớn là nó ....nhiều tiền[:D]. Chuyên đi trước thời đại, sản xuất ra những loại vũ khí chỉ có trong phim. M79 vào thời điểm nó ra đời là một loại súng xa xỉ, kết cấu đạn rất phức tạp, dẫn đến chi phí chế tạo cao. Kết cấu ngòi nổ chính xác như chế đồng hồ. Với tư duy Nga ngố thì giá một quả đạn M79 có khi chế được quả đạn B40, B41 roài, trong khi uy lực kém hơn.
    Nhưng nhiều khi kiểm nghiệm thực tế chiến trường lại làm sáng mắt các chiến lược gia bàn giấy. Khẩu M79 đã chứng tỏ uy lực thực chiến. Còn bên sử dụng B40, B41 lại vác đạn chống tăng đi bắn bộ binh, mang dao mổ trâu đi giết gà. Xét về độ lãng phí thì không biết ai hơn ai.
    Nói chung khẩu M79 là một thành công lớn của người Mỹ. Và bị cả thế giới copy, trong đó có LX[:D]

    Về súng bắn lựu đầu nòng. Thời chống Pháp quân giới nhà ta đã làm được đạn AT chuyên bắn kiểu đó. Trước khi có M79 và các súng phóng lựu nhỏ gọn đính kèm kiểu M16A1 thì thế giới vẫn bắn đạn lựu đầu nòng. Không hiểu sao bây giờ Nga lại quay lại kiểu bắn này. Hay là đạn bây giờ có đạn lõm chống thiết giáp~X

    Kiểu súng săn bắn đạn ria hoa cà hoa cải nhà ta làm phút mốt. Chỗ em bán súng hoa cải có 2,5 - 3,5tr thôi. Dân miền núi súng săn đầy. Lắp thêm cái ống đầu nòng là thành súng phóng lựu chứ gì. Cho công an dùng súng này cũng hay nhỉ.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Em chưa hỉu. Súng ổ quay phóng lựu thì liên quan gì đến kim hỏa với đạn lõm[-(
  3. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Sự thực về khẩu Daewoo K11 đây này:

    Đường đạn phức tạp, tầm bắn thực chỉ 300 m. Ở tầm đó rất khó bắn trúng cái lỗ đường kính 3 mét.

    Sức sát thương đạn grenade 20 mm chỉ trong khoảng 3-7 m.

    XM-25 chắc cũng chỉ đến thế. Các chó dại cầm đi mà bắn tỉa.

    [​IMG]
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    @Jenna1987
    Bác cho anh em xin cái đường link
  5. kuemhoito

    kuemhoito Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2012
    Bài viết:
    2.675
    Đã được thích:
    15
    cái này bác huyphuc viết bên vndefence nhưng giờ ko còn link.em đã cop lại đây
    Vũ khí của Nam Hàn còn rởm nhiều. Nam Hàn mất thời gian quá lâu để thoát cảnh lệ thuộc các quyết định dốt nát của Mỹ. Mỹ đã dốt về kỹ thuật quân sự cho chính mình, với các nước lệ thuộc vì vì những mục tiêu quái thai chả ai biết là gì, sự dốt nát đó còn bị lèo lái cho tệ hại thêm nữa.

    Khẩu súng này ?? Sao không dùng AK cho rồi. AK nếu không phóng lựu thì 2,9kg, nếu có phóng lựu thì 3,8kg.
    Anh này là 6,1kg. Đây là trái phá nhỏ, công dụng hạn hẹp. Còn các nước đều có phóng lựu chống tăng lớn cho bộ binh, nằm ngoài súng, như RPG-18 Nga hay AT-4 Mỹ.

    Đạn trái phá 20mm cho đến nay vẫn dừng ở thử nghiệm. Nó quá nhỏ, nếu cần gây hiệu quả như đạn lớn của AK thì cần đạn có ngòi đặc biệt, ví dụ ngòi điện tử để nổ chụm hơn, và như thế thì khối lượng đạn tiêu tốn lại lớn hơn.

    Từ khi ông Bush lên, một loạt các chương trình kỹ thuật quân sự được tiến hành, trong đó có vài chương trình rất lớn như F22, MMD, FCS. Ngày nay, tất cả các chương trình này có đặc tính chung là sụp đổ sạch. Bush còn đấu tranh cho F-22 một thời gian nữa vì các phái chính trị thân Bush ở Nhật, Hàn còn tồn tại thêm một thời gian nữa. Còn các chương trình không liên quan đến các phái này như MMD và FCS thì kết thúc gọn từ năm ngoái.

    Khẩu súng này là một trong những thành phần đó. Nghiên cứu mãi mà không bằng AK cổ lỗ thì nghiên cứu làm gì, làm tiền chứ còn làm gì.
    Kinh nhẩy, thế làm hỏa lực tiểu đội à, sao không lấy RPG-18. K11 bắn được xe tăng không ?? grenadier nếu mang k11 thì có bao nhiêu grenadier ?? trong khi RPG-18 là trang bị cho lính thường, như vũ khí dùng thêm (ví dụ lưu đan), vẫn là hỏa lực cá nhân, còn hỏa lực tiêu đội ??
    Hỏa lực GP trước nay vẫn dùng cá nhân. Một tiểu đội bộ binh đi bộ thường dùng hỏa lực tiểu đội là một trung liên RPK và một B41 (RPG-7). B41 có khả năng diệt tăng tầm xa hơn RPG-18, hiện nay được thay bằng RPG-16, RPG-32, so với cái của nợ trên khác gì bom hạt nhân. Khi chống bộ binh, người ta không dùng B41 mà dùng RPG-18, tuy độ chính xác và tầm bắn kém hơn, khó chống tăng hơn, nhưng cả tiểu đội dùng như vũ khí thêm, không nặng hơn. Thêm nữa, cả tiểu đội bắn đồng loạt thả phanh, đâu cần thằng xạ thủ chuyên nghiệp, xạ thủ chuyên nghiệp để chống tăng, chứ để phóng lựu thì có phải bốc phét không đúng kiểu không ??

    Một loạt 9 cái súng RPG-18 thổi bay xe tăng, đổ sập nhà hơn hay 1-2 khẩu 20mm đểu kia tốt hơn ??



    Còn nếu dùng làm súng phóng lựu tiểu đội ?? AK là súng cá nhân, còn súng phóng lựu tiểu đội loại phổ biến là RPG-18, riêng Nga phát triển cho quân đội mình các loại như AGS-17, AGS-30, cũng chả còn là riêng gì nữa vì xuất khẩu khá nhiều rồi. So với cái đầu đạn bé tạo trên thì khác gì so đại bác với súng lục. Độ chính xác cao làm gì, sai số chục mét thì AGS nó quét cả nải.


    Đó mới là hỏa lực tiểu đội. Còn 1-2 khẩu 20mm trên, chưa cần so với 9 cái RPG-18, chỉ cần so với 7 cái GP-30 thì ai hơn ?? cần gì chính xác nữa đây khi so 7 với 2.



    Nổ trên không chỉ là một tiểu tiết của đạn, không ai cấm các GP25, GP30 hoặc AGS cải tiến đạn dùng ngòi điện tử cả. Thực chất, Nga đi trước ngòi điện tử. Muốn dùng ngòi điện tử phải có giao tiếp ngòi điện tử cho súng-đạn, điều đó đã được thực hiện trên T-72 30 năm nay, sau đó là trên các súng phóng lự sát thương 30mm, 40mm của BMP hoặc như vũ khí lắp thêm của xe tăng, hoặc xe hỏa lực chống bộ binh hạng nặng BMPT. Giao tiếp ngòi điện tử là kỹ thuật truyền dữ liệu cho đạn khi bắn, cộng thêm thiết bị đo xa chính xác, và tất nhiên là hệ thống máy tính trên xe tính toán đường bay và thời gian điểm hỏa chính xác.

    Không có giao tiếp điện tử mà bắn nổ trên không thì vẫn ước lượng qua thước ngắm, bắn phát một với điều chỉnh ngòi thiếu tin cậy, thì khác gì về chính xác ?? Chứ cho ngày nay môi lính mang được máy đo xa chính xác gọn nhẹ, thế cái gì làm nó điểm hỏa chính xác ngay trên đầu địch ??
    Lại giả thiết mỗi linh mang được máy đo xa, máy tính và súng đạn có giao tiếp điện tử, vậy pin cho chúng lấy ở đâu thế, ở niềm tin chắc ??

    Tất cả các đạn phòng không trước nay, cả đạn GP và đạn AGS đều có chức năng nổ trên không, vậy nổ trên không có gì mới mà phải đáng khoe khoang ??. Thêm nữa, từ thế kỷ 19 người ta đã cải tiến đạn chạm nổ, nó nổ ngay trên bề mặt chứ không khoan sâu vào. đạn GP đơn giản có 3 tính năng trong ngòi: chảm nổ, an toàn (bắn xa ít nhất 40 mét mới được nổ), và tự hủy. Ngòi tự hủy là ngòi cháy chậm.

    Việc đưa khả năng phát nổ trên không lên xe là việc người Nga đi tiên phong, nhưng họ chưa thực hiện trên súng bộ binh vì các lý do trên, vẫn dùng trên xe. Mặt khác, bộ binh cũng không thiếu các khả năng này khi cần, bằng các đạn có điều khiển như đạn AT-14 hoặc đạn cối, đạn pháo tầm xa được dẫn đường bởi bộ binh tiền tuyến (thiết bị nhỏ hơn súng trường).

    Còn khoe có khả năng phát nổ trên không mà không có giao tiếp điện tử thì khác gì pháo 37mm của Việt Nam, không riêng gì pháo phòng không 37mm, đến cối đơn giản nhất quả đất là cối 60mm cũng lắp được ngòi cháy chậm tha hồ nổ trên không. Lính VN đầy cối 60mm mà có cần nghiên cứu khoe khoang gì đâu ??




    Một loại các chương trình FCS được dự kiến thành công vào 2008. Trong đó có loại đạn 20mm này. Không phải trước đây người Mỹ không nghĩ đến chuyện này, chỉ vì người ta chưa đưa vào thực tế mà thôi. Đến thời Bush thì ông làm trận FCS hoành tráng. Loại đạn 20mm này chỉ là một bộ phận phụ nhỏ không đáng kể thôi, còn loại xe bọc thép chạy điện, bắn súng điện nữa cơ. Năm 2008 qua được 1 năm rồi, ông Bush cũng đi rồi. FCS chết rồi, ông Bush khôn, lên kế hoạch kết thúc tất cả bọ chúng trước nhiệm kỳ TT sau, không để lại cho Obama xu quái nào.
    Bạn nói chuyện Nam Hàn kém vũ trang là sai rồi.

    Sơ lược lịch sử chiến tranh Triều Tiên: toàn bộ cuộc chiến này chỉ là sự yếu kém, thất bại thế thảm, những cuộc chạy trốn khổng lồ và thương vong khủng khiếp của Nam Hàn và Mỹ.
    Không còn gì để nghi ngờ ưu thế tuyệt đối về quân sự của Bắc Hàn cả. Và vì vậy, tuy thời Bush, Nam Hàn, Mỹ, Nhật to còi, nhưng vừa hét vừa run đái ra quần.

    Kết quả của CTTT rất buồn rầu thảm thê. Không ai chiến thắng cả, nước TT bị chia cắt lâu dài. Người Nam Hàn bắt đầu cuộc đấu tranh chính trị lâu dài thoát khỏi sự áp bức của các chính quyền bù nhìn do Mỹ chế tạo. Họ bước song hành vời Đức, Ý, Nhật, như những kẻ bại trận khác trong WWII, mà đáng ra họ nằm trong nhóm những người chiến thắng. Bắc Hàn bị bao vây và vô cùng tài giỏi khi thoát khỏi các âm mưu can thiệp của Tầu, cái giá phải trả quá đắt. Vaxiliev của Liên Xô, MacArthur và các tư lệnh kế nghiệp ông đều kết thúc sự nghiệp bằng thất bại chán chường, 2 tư lệnh Mỹ chết tại trận do .... tai nạn. Nhưng thê thảm nhất vẫn là Bành Đức Hoài, ông bị đấm đá đến chết. Vâng, tất cả các tư lệnh chiến trường, trừ Bắc TT và Taylor (tư lệnh cuối cùng Mỹ), đều bại trận. Thật ra, Bắc TT và Taylor đều không bại trận chỉ vì... đầu hàng, chấp nhận không đạt mục đích.



    Bạn nói Nam Hàn kém vũ khí là sai. Còn Bắc Hàn, bạn bảo Kim Nhật Thành nhiều kinh nhiệm quân sự là sai. Ông ấy là sỹ quan Hồng Quân, có tham chiến trong chiến dịch chiếm Mãn Châu, nhưng cả đời Hồng Quân ông ấy chỉ tham chiến có một vài ngày của chiến dịch đó mà thôi, và vì vị trí của ông ấy, người ta cũng không cho ông ra trận thật sự phút nào cả.


    Chiến tranh TT có thể chia ra 3 giai đoạn:
    Bắc Hàn tấn công, đặc trưng bởi sự kém cỏi về chính trị của Liên Xô.
    Mỹ tấn công, đặc trưng bởi sự điên rồ của MacArthur.
    Tầu tiến công, Mỹ lãnh đủ, từ đây, cả thế giới nhìn thấy sự kém cỏi của quân Mỹ. CHiến tranh VN sau này không hẹn mà gặp, Mỹ thất bại cũng do những nguyên nhân này. Bản chất kém cỏi về quân sự của Mỹ là sự điên rồ. CHiến tranh là diễn biễn nhanh, mạnh, chiến thắng là sự tỉnh táo. Trong diễn biến dữ dội của chiến tranh, sự điên rồ được ngụy trang bằng dũng cảm, tài năng... và tồn tại trong các thể chế chính trị dối trá, sự ngụy trang được dối trá ủng hộ, tồn tại và đem đến thất bại. Bản chất này của quân Mỹ không những giữ lại trong VN, mà đến Iraq vẫn như vậy. Nước Mỹ giỏi dối trá, phét lác, tiếp tục thất bại và tiếp tục dối trá.




    Không biết quân đội xứ nào mà một tiểu đội được trang bị 9 cây RPG-18, 7 khẩu GP, 1 cây B41, 1 AGS thế?
    Quân đội xứ nào cũng thế. Quân đội Việt Nam chưa trang bị RPG-18 phổ biến, thì một tiểu đội có 7 AK, 1 RPK và 1 B41, còn lại là AK. Bậy bạ quá. AK thì lắp GP hay không là việc của lính, lắp đầy đủ là 8 GP. Chẳng có lý do gì để ngăn AK lắp GP cả, về giá, GP chắc chỉ bằng phần trăm K11, về khối lượng, AK lắp GP chỉ 3,7 kg so với 6,1 kg. 3,7kg là nhẹ hơn AK đời đầu (không lắp GP), nên chẳng có lý do gì cấm AK lắp GP cả. Lính không lắp GP chỉ do lười, mà lười do GP tất nhiên là ít ảnh hưởng hơn lười do K11, vì K11 nặng, lại cần bảo quản...
    GP được sản xuất khác với các súng khác như vậy. Nó có khối lượng và sự cồng kềnh không đáng kể, nên chưa cần tính vào vũ khí cố định. Các ống phóng M203 khá cồng kềnh, Đức có loại gọn như GP, nhưng Mỹ không thèm mua.

    Khi trang bị RPG-18 thì không phải mỗi lính một cây, mà là nhiều cây. RPG-18 là vũ khí đùng thêm như lưu đạn, tùy nhiệm vụ mà có mang hay không, mang nhiều hay ít. Bạn không biết gì về RPG-18 à ?? nó chỉ là viên đạn bắn không cần súng, ống chứa của nó chính là súng luôn, vì vậy ưu thế của nó là cả tiểu đội bắn đồng loạt, không như B41. Một lợi thế so với B-41 là tiếng nổ nhỏ, bắn thoải mái nhiều viên. K11 so với giàn 9 RPG-18 ?? tốc độ bắn của RPG-18 là 6 phát phút, nhân 9 là 54 phát phút, đạn xuyên được xe tăng hạng nặng so với loại đạn nhỏ như ngón chân. RPG-18 được chế tạo sung song với các loại dùng súng như B41, RPG-16, RPG-32... vì ưu thế này. Để chống tăng, RPG-18 bắn kém chính xác và vì vậy tầm bắn hiệu quả thấp, nhưng để chống người thì khác, nó biến tiểu đội thành một giàn pháo lớn trong tầm bắn bộ binh.

    Một tiểu đội cơ giới Nga có gì?? về cá nhân, mỗi người có hơn một súng vì mang theo đại liên và súng bắn tỉa, cũng như mang nhiều B41 và RPG-18 (nhìn các ảnh chiến trường ở Chenia). Về vũ khí cộng đồng, tiểu đội đó có thêm một pháo liên thanh 2 nòng 30mm (chính là loại điều khiển qua ngòi điện tử đó) hoặc 1 cối liên thanh 73mm, 4 đạn tự hành chống tăng AT-14 hoặc AT-16. Đương nhiên là mỗi người có một AK hoặc RPK. Tất nhiên, tiểu đội loại này đầy đủ máy đo xa, máy tính, máy liên lạc số.... Còn để đạn nổ trên đầu đối phương thì đã có thiết bị điều khiển đạn pháo cho bộ binh, nó nhẹ như súng trường, pháo chỉ cần bắn gần vào khu vực, đến tiền tuyến, đạn pháo bắt tín hiệu từ thiết bị để hiệu chỉnh đường bay, thiết bị này vừa có tác dụng chống bộ binh nhóm nhỏ, bộ binh trải trên diện tích lớn và chống tăng.

    AGS là vũ khí tùy chọn, tức là tiểu đội có nhưng tùy nhiệm vụ mới đem ra dùng, mặt này như RPG-18. Tiểu đội bộ binh đi bộ không phải lúc nào cũng mang. AGS cũng không phải hỏa lực chung cả tiểu đội dùng, mà trang bị cho tiểu đội thôi, tức hỏa lực cấp tiểu đội. Theo biên chế Nga, tổ dùng AGS gồm 2 người, một người mang súng AGS, một người mang AK và có thể thêm điện đài. Đây là biên chế khi đi bộ, còn trên xe đã có sẵn thiết bị gá lắp AGS, lúc đó thì nó thừa kế luôn máy tính và máy đo xa của xe.


    Tại sao pháo liên thanh 30mm của BMPT, pháo 125mm của xe tăng mới có ngòi điện tử chứ không phải AGS. Nga có các loại súng ít dùng, là "thiết bị D" cho mục đích này khi dùng cá nhân, không có xe. Dùng không phổ biến vì đo xa hiện nay chưa đủ chính xác. Yêu cầu chính xác của đo xa và hiệu chỉnh ngòi phải là cỡ mét, hiện đại như máy ảnh còn chưa có nữa là phổ biến ở súng cá nhân. Tuy không phổ biến, nhưng không phải là người ta không thiết kế chế tạo.


    Về so sánh, K11 mình nói rồi, là một sản phẩm nhỏ trong chương trình FCS Mỹ. Bên Mỹ, FCS đã kết thúc rồi, còn Hàn Quốc thì hết nhiệm kỳ TT này họ mới cắt kinh phí. Tên bên Mỹ là Heckler-Koch XM-29 SABR hoặc tên Mỹ là "Small Arms System 2000" (SAS-2000). Nhược điểm chung của chúng là nặng, chưa đủ điều kiện kỹ thuật nên hiện nay đều dừng ở mức thử nghiệm.

    Heckler-Koch XM-29 thiết kế đúng đắn hơn K11, thực tế mà nói K11 là bản thiết kế thiếu, nên mang tính viển vông. Điểm khác nhau của Heckler-Koch XM-29 và K11 là giao tiếp xạ thủ-súng. Dùng máy tính để làm gì, khi người xạ thủ đọc số liệu trên máy tính, hiệu chỉnh thước ngắm theo đó bằng tay ?? từ đó lệ thuộc độ chính xác vào thao tác thủ công ?? Heckler-Koch XM-29 có một màn hình hiển thị trên mũ, qua đó, đường ngắm và kết quả tính toán phần tử được hiển thị visual .

    Về đánh giá, Heckler-Koch XM-29 cũng được đánh giá nghiêm túc hơn. K11 khoe đạn nổ trên không chính xác là viển vông. Ưu thế của Heckler-Koch XM-29 được đem khoe là tầm bắn lớn. Tại sao lại tầm bắn lớn ?? vì bắn được đường đạn cao. Đường đạn cao trước đây ít được dùng cho súng cá nhân vì tính toán của người kém chính xác, khi kết nối được máy tính-người-súng thì mới dùng được. AGS bắn xa là vì nó bắn loạt, kém chính xác thì nó dội cả băng, đó là ưu thế của các súng bắn loạt. Heckler-Koch XM-29 không bắn loạt nhưng dùng được đường đạn cao là ưu thế của máy tính. Dùng máy tính để nổ trên không là viển vông, nhưng dùng máy tính để bắn cầu vồng là thực tế.

    Tại sao dùng máy tính để đạn 20mm nổ trên không là viển vông, còn 125mm của T-72 là thực tế. Vì đạn T-72 nặng 50kg, có hàng trăm ngàn mảnh, sát thương đường kính cả trăm mét. Còn K11 muốn nổ trên không hiệu quả phải tính đường đạn chính xác đến hàng mét.

    Tại sao Đức, quê hương của Heckler-Koch XM-29 và Heckler-Koch XM-29 là nguyên bản đầy đủ của K11, lại chưa tính đến kế hoạch sử dụng chính thức ?? Vì người Đức thiếu sự viển vông, vì sao họ thiếu viển vông, vì kiến thức quân sực của họ nhiều để đè chết viển vông trừ trong trứng.

    Bạn nói là remote ? à, chuyện này người ta cũng nghĩ đến rồi. Các thiết bị RF đầy một đống, ví dụ 24FR08 (24C08 RF hoá) giá dưới $1, nhỏ bằng đầu đũa. Máy xách tay của bạn nếu dùng IBM thì RF có từ thời R-30, chục năm rồi, cái RF trong đó dùng cho mật khẩu, một thiết bị sẽ đặt một mật khẩu đặc biệt vào trong đó và chỉ ở gần thiết bị đó thì máy mới chạy, mới đọc được ổ cứng. Các RF này không cần điện, vì chúng dùng năng lượng của sóng radio ghi chương trình cho chúng. Khi đạn bay, máy phát điện trong đạn mới hoạt động và cung cấp cho thiết bị điểm hoả, khi thiết bị điểm hỏa chạy, nó đọc dữ liệu từ RF và nhận được chương trình phát đi từ súng.

    T-72 và BMPT không dùng remote, mà dùng tiếp xúc có dây ở sau đầu đạn, cánh tay của máy nạp đạn có một chốt cắm vào miếng đồng mềm ở đó, truyền lệnh cho đầu đạn và nạp luôn điện cho máy tính điện tử trong đầu đạn.

    Việc sử dụng air-burst đem đến nhiều rắc rối. Ví dụ, đạn này sát thương tốt nhưng rất kém khả năng đâm xuyên. Trong khi súng trường thường dễ dàng bắn xuyên tường mỏng, cây cối, thì air-burst bắn cầu vồng tịt ngóp, Chính vì vậy, BMPT dùng súng 30mm có nhiều băng đạn lắp nhiều loại đạn. Súng có thể có nhiều nòng, 1 hoặc 2, hoặc 4 nòng, nhưng không phải mỗi nòng bắn riêng một loại đạn, mà chúng dùng được tất cả các loại đạn. Các súng chung băng, nhưng có nhiều băng. Xạ thủ dễ dàng dùng cò điện tử để chuyển các loại đạn, chế độ bắn. Khi sát thương người, dùng một loại đạn, bắn tốc độ thấp, nổ trên không. Nhưng khi chống xe thì dùng đạn xuyên mạnh hơn, bắn loạt ngắn nhưng tốc độ bắn cao. Đương nhiên T-72 cũng vậy, T-72 chỉ có một băng, nhưng vị trí từng viên đạn trên băng được máy tính lưu trữ, khi chọn đạn nào thì băng quay đến đó.

    K11 và các súng cá nhân thì không thể làm như vậy, mới 5 viên một loại đạn duy nhất mà K11 đã nặng 6,1kg (nhưng lại chưa lắp băng mới cân được như thế, lắp cả băng súng trường và trái nổ súng nặng 8kg, trên là nói băng nhỏ, không có máy đổi đạn, không có máy liên thanh). Đương nhiên, xạ thủ có thể mang nhiều băng, lúc lắp băng này, lúc thay băng khác. Thế nhưng khi đối phương chạy nấp sau tưởng mỏng, K11 thay băng xong thì liệu còn sống mà bắn nữa không ??

    Chính vì những rắc rối này mà những nước hàng đầu về kỹ thuật quân sự như Nga, Đức, đi tiên phong từ lâu trong việc lập trình cho đầu đạn, nhưng lại chưa đưa chương trình dùng chính thức súng loại này. Nước Mỹ kém hơn Nga Đức một chút thì mới dừng kế hoạch trang bị nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu (Heckler-Koch là hãng của Đức). Hàn Quốc thì viển vông nên mới giữ lại chương trình này.

    Và tất nhiên, Nga và Đức không viển vông như Hàn Quốc và Mỹ, nhưng lại rất thực tế khi lắp loại đạn đó cho xe từ rất lâu rồi. Cái lạc hậu của Hàn Quốc và Mỹ chính là xe của họ chả có thiết bị nào như BMPT hay T-72.

    Nhân đây, nói về Panzerfaust 3 (Pzf 3).
    Đây là một sản phẩm của Dynamit-Nobel, tất nhiên là của Đức. Đời trước của Pzf 3 là Pzf-44 Lanze được coi là so sánh với B41. Tuy nhiên, Pzf-44 Lanze có nhiều điểm khác biệt, nó phức tạp, nặng và không tin cậy như B41, không chính xác bằng nên tàm bắn hiệu quả thấp hơn. Ưu thế của các súng do Dynamit-Nobel là tiếng nổ nhỏ, bắn được nhiều phát. Một ưu thế B41 giữ trong suốt 30 năm trời là kiểu trạm truyền nổ hình chữ U, cho phép sức xuyên ít giảm theo góc chạm, xác suất diệt mực tiêu cao hơn.

    Panzerfaust 3 (Pzf 3) phát triển tiếp các ưu thế của tiền nhiệm. Nhưng điểm phát triển lớn nhất của Panzerfaust 3 (Pzf 3) là bắt trước đầu đạn B41, do những kỹ thuật tính toán du nhập từ Đông Đức. Panzerfaust 3 (Pzf 3) cải tiến đầu đạn nhiều đời, về sau này có đầy đủ trạm truyền nổ chữ U và đầu đạn nhiều tâng. Nhược điểm cua nó so với các súng Nga là rất nặng (RPG-32 10kg, Panzerfaust 3 15kg nếu dùng đạn hai tầng). Nhược điểm này thừa kế từ truyền thống, nhưng như độ tin cậy. Vì Đức hướng tới thị trường các nước giầu, dùng cho quân chính quy đánh lớn, bảo quản tốt và nhiều xe. Còn Nga thì thiên hướng chế đồ này cho quân nghèo hơn, trong lý luận của họ, quân đội của họ nếu đánh lớn chính quy thì lấy T-72 và ATGM. Một ưu thế nữa của Panzerfaust 3 là sức xuyên lớn hơn, do xe Nga có vỏ tốt hơn, mà xe Nga là mục tiêu hàng đầu của súng Đức.





    Tuy nhiên, ở đây có lẽ bạn nhầm, RPG-18 và Panzerfaust 3 có vai trò khác nhau. Người Mỹ trước đây sản xuất M72. Súng này thể hiện tồi tệ trong chiến tranh VN (bắn PT-76 cũng văng ra), nên sau này chính người Mỹ khai tử M72, nhập khẩu AT của Thụy Điển. Thực chất, không phải Thụy Điển mà là cửa xuất khẩu vũ khí của Đức, khi nước này làm tù binh.

    Tuy M72 tồi, nhưng các nước khác như Nga, Đức, lại thấy điểm hay của nó chứ không ném cả đi như anh Mỹ ngớ ngẩn. Điểm hay của M72 được VC hiểu trong chiến tranh. Người Mỹ khai tử M72, nhưng ý tưởng của họ được Nga phát triển thành một dòng RPG mới, song song với dòng cũ. Các phiên bản phát triển từ B41 (RPG-7) là RPG-16, RPG-29, RPG-32. Còn các phiên bản RPG-18, RPG-22, RPG-26, RPG-27, RPG-28 là phát triển từ ý tưởng của M72, tất nhiên phần đầu đạn thì Nga cũng bắt chước Mỹ, ném mịe M72 đi. Tất cả các đầu đạn Nga đều có đặc trưng là đầu đạn có trạm truyền nổ chữ U, có từ B40 (RPG-2), sức xuyên rất tin cậy. Đầu đạn M72 có góc hẹp và truyền nổ dưới lên, tương đương lớp RPG-1, sức xuyên giảm theo góc chạm mạnh, nên dễ văng ra.

    Trừ đạn RPG-1, thì từ đời RPG-2 là B40 đều áp dụng đầu đạn ít giảm sức xuyên theo góc chạm, đạt được bằng góc mở liều lõm rộng và trạm truyền nổ chữ U. Pzf-44 Lanze và các đạn của Đức có góc mở đầu đạn rộng, cái này một số đạn Hitler đã tính đến, nhưng trước khi có Đông Đức thì súng Tây Đức chưa có trạm truyền nổ chữ U. Loại đạn đầu tiên của phương Tây áp dụng kỹ thuật này là Pzf 3 những năm 199x. Còn đạn M72, góc lõm hẹp và truyền nổ dưới lên, nó có thể có ngòi và thuốc tốt hơn, nhưng kỹ thuật truyền nổ chưa bằng đạn Hitler trong WW2.

    Họ RPG-18 tận dụng ý tưởng của M72, là làm nòng liền với đạn dùng một lần, bắn rất dễ chỉ cần huấn luyện sơ sơ là được, tầm bắn gần hơn. Nhờ thế, như bạn thấy đấy, bây giờ cả tiểu đội có thể có 9 súng phóng lự hạng nặng bắn cấp tập mà chẳng cần vứt đi khẩu AK nào. Sốp lược chủng loại của dòng này lớn do ở B41, một súng có thể bắn nhiều loại đạn, nhưng ở dòng này thì cần ký hiệu riêng.

    RPG-18 là loại nhẹ, chỉ 2,7kg, tầm bắn 150 mét, xuyên như B41.
    RPG-22 là hiện đại hóa của loại nhẹ, tầm bắn 160mm, xuyên 400mm, vẫn 2,7kg. Cải tiến cả đạn và nòng (ống bảo quản), nòng không kép dài ra như RPG-18
    RPG-26 là phiên bản áp dụng kỹ thuật mới trong động cơ, mang được đầu đạn lớn hơn. 2,9kg tầm 170mm và xuyên 440mm.

    Sau đó, do xe tăng Leopard II phát triển, nên Nga cải tiến tiếp các RPG dòng này theo hướng tăng khối lượng đầu đạn. Tất nhiên là cải tiến chống xe Đức, chứ xe Mỹ dậm chân tại chỗ, Các loịa đạn trên đều có đường kính 72,5mm.

    RPG-27 mang đạn 105mm hai tầng, tầng đầu 64mm. 8,3kg, tầm bắn 140 mét, xuyên 600mm qua RHA.
    RPG-28 125mm, nặng 13kg, xa 180 mét, xuyên 1000mm qua RHA.

    (Do các cánh tính toán khác nhau nên các số liệu trên phải được hiểu đúng. Ví dụ, M72 Mỹ nói có tầm bắn 1100 mét, nhưng theo tiêu chuẩn Nga là 140 mét, do Mỹ lấy tầm bắn tối đa nói thành tầm bắn hiệu quả nên về sau không ai dùng số liệu kiểu bốc phét này nữa, mà dùng các cách đánh giá của Nga và Đức. Sức xuyên B41 theo Nga là 270mm, nhưng theo tiêu chuẩn Đức là 330mm. Cũng như vậy, B41 theo Nga có tầm bắn hiệu quả 350 mét, còn Đức là 500 mét.)

    Vì tính chất dùng một lần, nên các đạn này không tính là trang bị cố định như B41, Panzerfaust 3 hay RPG-29, RPG-32.

    Nói về quân sự Hàn Quốc như vậy, do lệ thuộc vào nhập khẩu kỹ thuật, kém truyền thống quân sự và bị các chương trình quảng cáo viển vông hóa, nên vũ khí của họ không hữu dụng như họ mong muốn.

    Một ví dụ. Trong số các nước gắn bó với Mỹ về quân sự, chỉ có Nam Việt Nam và Nam Hàn dùng M16 là súng trường chính như Mỹ, nói thật ra, tính chất này đậm chất nô lệ. Châu Âu chấp nhận 30 năm (1949-1980) không có súng trường xung phong đua với AK, chứ không dùng M16 bao giờ cả. Sau này, để NATO chấp nhận đạn chung, Mỹ phải dùng nòng và đạn châu Âu (NATO 5,56x45), đây là đạn FN SS193 của Bỉ, cũng là một cửa xuất khẩu từ Đức. Trong suốt thời gian trước 1980, châu Âu dùng đạn NATO 7,62x51, rất nặng cho cả súng lẫn đạn. Thậm chí, Đức thiết kế G3 dùng 7,62x51, nhưng cắt ngắn nòng đi làm súng trường xung phong. Tức là dùng đạn to nhưng lại vứt thuốc đạn đi khi bắn. Cả Úc, Canada, Nhật và Nam Mỹ cũng vậy.

    Chỉ có Anh và Nhật mua đạn M16A1 cho các mục tiêu không phải súng trường chính, nhưng lại dùng các thiết kế súng khác, như AR-18, AR-15(M16) là phiên bản đẻ non chưa hoàn thiện của AR-18. Việc sử dụng M16A1 làm súng trường chính chỉ thể hiện sự lệ thuộc quân sự mà thôi.
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.351
    Đã được thích:
    26.691
    Thán phục cụ mèo. Súng bắn đạn ria của cụ phóng được quả lựu to bằng hạt mít ấy cụ nhẩy. Công an thì cần phải giao đại liên và xe tăng, xe bọc thép cho họ chứ~X
  7. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.154
    Đã được thích:
    4.517
    =))=))=))=))=)) khẩu XK-11 dùng đạn 20mm , tầm bắn hiệu quả 300m, cái trang trước đã phân tích con này cùng XM-25 rồi mà giờ đào lại , ăn cám rồi kêu nó bắn hiệu quả 3m hả thánh ^:)^^:)^^:)^^:)^. thánh đọc lộn nó nổ ở trên đầu nạn nhân 3 m ấy =))=))=))=))=)). cũng ko có thằng hâm nào mang XM-25 đi bắn tỉa cả
  8. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Sự thực về khẩu Daewoo K11 đây này:

    Đường đạn phức tạp, tầm bắn thực chỉ 300 m. Ở tầm đó rất khó bắn trúng cái lỗ đường kính 3 mét.

    Sức sát thương đạn grenade 20 mm chỉ trong khoảng 3-7 m.

    XM-25 chắc cũng chỉ đến thế. Các chó dại cầm đi mà bắn tỉa.


    Thím mày viết như trên rõ chửa? Nói chung thím chả quan tâm phân tích cái gì vì điên như chó ngu như lợn thì chỉ biết mỗi việc ôm ****** thôi.

    Thằng hâm nào ôm ****** đi bắn tỉa thì giở lại mấy trang trước.
  9. Kalashnjkov

    Kalashnjkov Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2009
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    5
    Các bác cho em hỏi chiều cao của sight có ảnh hưởng như thế nào đến đường đạn ạ? Vì em nghịch thử phần mềm tính toán đường đạn của bọn Mỹ thấy có cả vụ nhập chiều cao sight nữa
  10. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Tia ngắm (line of sight) bao giờ cũng làm 1 góc với trục nòng chứ không song song, tùy loại súng mà góc này to hay nhỏ, nên chắc nó nhập chiều cao để tính sơ ra xem đường đạn của súng bắn cầu vồng hay súng bắn thẳng :))

Chia sẻ trang này