1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súng bộ binh!!!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 272chip272, 04/08/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 272chip272

    272chip272 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    1.717
    Đã được thích:
    3
    Không có ảnh là được phép phủ định hả? Hài quá Chim oi! Thôi tảng lờ đi, nói chuyện khác cho nó lành! =))
  2. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4
    http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_People%27s_Army
    Theo link trên thì VN có AK-74 và AKS-74U. Vì từ wikipedia nên cần phải kiểm chứng lại.
  3. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Guest

    Thế chip tìm xem trong các tài liệu của các cục hậu cần và lịch sử ngành quân giới xem có AK74 xuất hiện ko nhé
  4. 272chip272

    272chip272 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    1.717
    Đã được thích:
    3
    Trước khi bước vào tìm hiểu súng trường xung phong, chúng ta đi qua giải thích một số khái niệm xung quanh nó. Điểm khác biệt của súng trường xung phong với các loại súng khác là gì. Làm sao nó có thể vừa bắn uy lực, chuẩn xác gần như súng trường bắn phát một, vừa có tốc độ cao như súng ngắn liên thanh. Đó phải là một cuộc cách mạng. Thay đổi đường đạn của súng, làm cho súng uy lực hơn, chính là bí quyết tạo nên sự khác biệt của súng trường xung phong. Đường đạn trong và đường đạn ngoài.
    1 - Đường đạn trong: Hiểu nôm na là điều chỉnh đường đạn khi đạn vẫn còn nằm trong súng. Điều này thì phụ thuộc vào bản thân súng, bản thân đạn và đầu đạn. Không như điều chỉnh đường đạn ngoài thì chỉ phụ thuộc vào đầu đạn.
    a. Súng: Súng phải đảm bảo những yếu tố mà tôi nói ở trên: độ kín khít, chiều dài nòng, độ ổn định... Nói về độ kín khít, súng trường xung phong hiện đại đều bắn từ khoá nòng đóng. Tức là bệ khoá nòng đóng trong khi khai hoả. Điều này không như súng ngắn liên thanh, một số súng bắn từ khoá nòng mở mà như ta đã biết, ngoài việc làm cho súng thiếu sự kín khít ra thì khoá nòng mở ngay khi viên đạn chưa đi ra khỏi súng cũng gây ra một chuyển động nội tại của khoá nòng trong súng, chuyển động nào sinh ra một quán tính làm cho rung súng dẫn đến thiếu ổn định trong khi bắn. Hơn nữa, cấu tạo kim hoả luôn là kim hoả rời so với bệ khoá nòng. Khi khoá nòng đã đóng và viên đạn nằm trong buồng đạn ổn định, thì kim hoả mới lao lên điểm hoả. Điều này hạn chế rất lớn những rung động có thể sinh ra trong quá trình điểm hoả, một điều rất quan trọng của súng tự động. Khác với súng trường bắn phát một, loại súng bắn rất chậm nên sau mỗi lần bắn, xạ thủ hoàn toàn có thể điều chỉnh lại súng về vị trí ban đầu, vị trí chính xác. Súng tự động bắn liên tiếp trong khoảng thời gian ngắn nên việc xạ thủ dùng tay để đưa súng về trạng thái ban đầu gần như là không thể. Súng sẽ bị nẩy rung rất mạnh. Và việc cấu tạo khoá nòng đóng, kim hoả rời đã giải quyết được rất nhiều việc đó. So với súng ngắn liên thanh, loại súng tự động vô cùng kém chính xác, súng trường xung phong chính xác hơn nhiều. Nòng súng trường xung phong cũng dài hơn nòng súng ngắn liên thanh nhiều. Người ta vẫn sử dụng biện pháp ổn định đường đạn bằng cách tạo rãnh trên nòng súng trường xung phong. Điều này là cho đạn sau khi ra khỏi súng sẽ tự quay quanh trục dọc của nó, chuyển động quay này sẽ làm giảm ảnh hưởng có hại lên đường đạn. Khác với súng trường bắn phát một, súng trường xung phong hiện đại đóng và mở khoá nòng một cách tự động. Việc này được thực hiện bởi cách tái sử dụng năng lượng của khí thuốc phóng. Ở đây, một số bác không thống nhất ý kiến gọi khí thuốc này là khí thuốc phản lực. Nhưng phân tích kỹ ra ta thấy, thay cho việc chỉ có một phản lực xuất phát từ bệ khoá nòng tác dụng đẩy viên đạn thì nay có tới 2 phản lực, một từ bệ khoá nòng, lực thứ hai từ xy lanh trích khí. Việc trích khí này nhằm mục đích sử dụng một phần năng lượng của khí thuốc để mở khoá nòng, lên cò, đẩy vỏ đạn ra, lên viên đạn tiếp theo. Tức là tiêu hao một phần năng lượng của khí thuốc vào việc có ích thay cho để nó biến thành việc có hại (làm giật súng). Chính vì thế, khoá nòng có thể giảm bớt khối lượng so với súng ngắn liên thanh. Ví dụ: MP-44 nặng tới 5,22kg (chưa có đạn) so với 4,3kg của AK-47 (chưa có đạn). Nói chung, súng vẫn cần các cơ cấu hãm khoá nòng nhằm giảm bớt trọng lượng của khẩu súng. Ở các súng trường xung phong hiện đại hơn, người ta còn sử dụng khí thuốc phóng như một biện pháp thêm vào cho sự ổn định, bằng cách dùng khí này để hoạt động một cơ cấu thăng bằng. Ví dụ: các súng AK-10x.
    [​IMG]
    Một khẩu AK-107 tháo rời.
    [​IMG]
    Họat động của cơ cấu thăng bằng trong súng AK-107.​
    b. Đạn: Một trong những yếu tố quyết định đến súng chính là đạn. Đạn ở đây xin nói thêm là phần viên đạn không kể đầu đạn, đầu đạn sẽ được nói riêng vì tính quan trọng của nó. Thuốc phóng là một thành phần quan trọng nhất của đạn. Thuốc phóng là hợp lý khi thuốc không cháy nhanh hơn thời gian viên đạn chưa bay ra khỏi nòng (điều này thường xảy ra). Tốc độ cháy của thuốc phóng thường rất cao, nhất là với thuốc nổ đen kiểu cũ và thuốc corna***e nhồi trong đạn SS109 của NATO. Tốc độ cháy cao của thuốc là đồ thị cháy rất xấu. Ta cứ tưởng tượng đơn giản, khi vừa khai hoả, thuốc bùng cháy hết ngay, thế là áp suất vọt lên cao và tập trung ngay ở giai đoạn đầu. Tất nhiên với điều này, buộc súng phải có kết cấu khoẻ để chịu áp suất lớn và tập trung này, tức là súng phải nặng hơn. Đồng thời súng phải được chế tạo hoàn toàn chính xác để làm tăng độ kín khít, với áp suất cao như thế, chỉ cần hở nhỏ là súng đã bị mất áp khí thuốc rồi, nhất là hở ở khu vực buồng đạn, bệ khoá nòng. Tất nhiên, theo thời gian, theo tần suất sử dụng, những bộ phận này sẽ hao mòn bớt đi, làm cho uy lực của súng giảm dần theo thời gian sử dụng. Thuốc chuẩn là thuốc cháy chậm, đảm bảo đạn ra khỏi nòng thì thuốc cháy mới xong, không bùng lên một lúc, bất hợp lý.
  5. 272chip272

    272chip272 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    1.717
    Đã được thích:
    3
    c. Đầu đạn: Đầu đạn, như ta đã biết ở các bài trên, đầu đạn quyết định phần khá quan trọng trong việc tạo nên uy lực của súng. Để ổn định đường đạn của súng, người ta tạo ra rãnh xoắn trong nòng súng, các rãnh này sẽ xiết chặt vào đầu đạn, đảm bảo khi viên đạn trong quá trình chạy ra khỏi nòng sẽ được truyền một chuyển động tự quay quanh trục dọc của nó. Do siết chặt đồng thời viên đạn chuyển động trong nòng súng tốc độ cao gây nên ma sát rất lớn. Do đó, để giảm sự mài mòn trong nòng súng, người ta bọc đồng ra vỏ ngoài viên đạn. Trong lòng viên đạn thì có rất nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, các lựa chọn đó ta sẽ nói ở bài khác vì nó ít ảnh hưởng đến đường đạn trong.
    2- Đường đạn ngoài: Nếu đường đạn trong thì ảnh hưởng của súng, của thuốc đạn là lớn hơn thì đường đạn ngoài, yếu tố đầu đạn gây ra ảnh hưởng lớn hơn. Với súng ngắn cầm một tay, súng ngắn bán tự động, viên đạn cần ngắn vì đạn để trong tay cầm của súng luôn. Vì viên đạn ngắn, để nó đảm bảo đủ nặng, đủ sức tiếp nhận năng lượng từ thuốc phóng để chuyển thành động năng (có động năng đủ lớn), người ta buộc phải làm cho đường kính viên đạn lớn. Ví dụ: đạn súng ngắn nổi tiếng Parabellum là 9x19mm, đạn súng ngắn Makarov (K59) của Nga 9x18mm. Vì vậy, hình dạng viên đạn gần như giống với hình cầu. Với hình dạng như thế, viên đạn nhanh chóng bị ảnh hưởng bởi lực có hại cho đường đạn như lục hút trái đất, lực gió ngang, lực cản không khí. Đường kính càng lớn, diện tích càng lớn, viên đạn càng chịu lực cản lớn. Do chiều dài viên đạn ngắn, rất khó chuốt nhọn đầu đạn, tính khí động của đầu đạn kém. Em xin nói lại về hiệu ứng spitzer, nó chính là hiệu ứng làm nên tính khí động của viên đạn. Giống như một chiếc xuồng bơi trong nước sẽ rẽ nước ra hai bên, khi bay trong không khí viên đạn sẽ vạch ra một khoảng chân không ở đằng sau nó. Khoảng chân không này và sự ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào hình dạng viên đạn rất nhiều. Một viên đạn nhọn sẽ nằm trọn trong khoảng chân không do nó vạch ra. Nếu viên đạn to bè bè, và khoảng chân không thì luôn là nhọn, nó sẽ có phần thừa chìa ra ngoài cái khoảng chân ko đó. Ngoài ra nếu viên đạn dài quá nó cũng lòi ra ngoài khoảng chân không ấy. Nếu viên đạn càng nằm trọn trong khoảng chân không này bao nhiêu, ma sát do lực gió tác động lên nó càng ít bấy nhiêu, nó sẽ giữ được càng nhiều năng lượng cho quãng đường bay bấy nhiêu. Điều ấy làm tăng tầm cho viên đạn cũng lực sát thương của viên đạn. Để hình dáng viên đạn phù hợp với khoảng chân không do nó vạch ra, người ta còn làm cho nó có đuôi giống như đuôi cái thuyền. Ngoài ra, nghĩa spitzer còn bao gồm ý "chống lên không khí". Khi bay, viên đạn sẽ nằm trong khoảng chân không mà nó vạch ra đồng thời, giống như con quay khi đang bay nó sẽ tự quay quanh thân. Do đằng sau nó là chân không, đằng trước lại là không khí, vì thế xuất hiện sự chênh lệch về môi trường, đằng trước thì "rắn hơn", đằng sau "mềm hơn". Trong khi đó, viên đạn thì có một động năng lớn, động năng này ép lên đuôi của nó một lực nhất định, lực này cộng với việc viên đạn vẫn tự quay (do tác dụng của các rãnh xoắn trong nòng súng) sẽ làm viên đạn quay càng mạnh. Điều cốt tử của hiệu ứng spitzer đó chính là làm sao duy trì thời gian và cường độ tự quay của viên đạn càng lâu càng tốt. Việc tự quay ấy càng tít khi trọng tâm của con quay càng dồn lên cao, ta vẫn thấy các con quay được tiện sao cho càng lên cao thì đường kính càng phình ra, cái tu của con quay chỉ có ý nghĩa ổn định. Con quay nếu duy trì được tốc độ quay thì sẽ không bị đổ ra, còn khi nó quay yếu đi, nó sẽ đảo dần. Viên đạn cũng vậy, khi không còn quay nữa, nó sẽ bị nghiêng trục quay không đúng phương của đường đạn nữa. Nói cách khác, trục dọc của viên đạn không trùng phương của đường đạn, làm ảnh hưởng đến đường đạn, lái dần đầu đạn đi thiếu chính xác. Muốn duy trì tốc độ quay cao của đầu đạn, trọng tâm của viên đạn phải lùi ra đằng sau viên đạn. Với đầu đạn quá nhỏ và dài, xử lý việc này là rất khó. Đầu đạn hợp lý là đầu đạn có đường kính không quá to, chiều dài không quá dài, trọng tâm của viên đạn lùi ra đằng sau. Ở đạn súng bắn tỉa, để tăng tầm cho nó, người ta có thể sử dụng phương pháp khoan rỗng đầu viên đạn, làm cho đầu nhẹ, đít nặng.
    [​IMG]
    Đạn Makarov 9x18mm đặt cạnh đạn hollow point .22LR
    [​IMG]
    Đạn .50 NATO của súng M82 Barrett - Mỹ.
    [​IMG]
    Đạn bắn tỉa của súng Dragunov 7,62x54R - Nga.
    [​IMG]
    Đạn súng trường Mosin-Nagant cỡ 7,62x54R của Nga. (cùng cỡ đạn mà đầu đạn khác với đạn bắn tỉa quá đúng không).​
    Được 272chip272 sửa chữa / chuyển vào 21:03 ngày 24/10/2009
    Được 272chip272 sửa chữa / chuyển vào 21:37 ngày 24/10/2009
    Được 272chip272 sửa chữa / chuyển vào 15:09 ngày 25/10/2009
  6. 272chip272

    272chip272 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    1.717
    Đã được thích:
    3
    Một chút vui vẻ với về đạn và đầu đạn.
    [​IMG]
    Hình ảnh chụp bóng của một viên đạn bay với tốc độ siêu âm (supersonic).
    [​IMG]
    Một chiếc Humvee bắn đạn tracer, đạn vạch đường.
    [​IMG]
    Một viên đạn ghém được chụp lại với máy ảnh tốc độ cao.
    [​IMG]
    Một viên đạn chống tăng (sabot) đang trên đường đến mục tiêu.
    [​IMG]
    Viên đạn chống tăng cỡ 125mm của Nga. (@ Nhoccongsan: Có phải loại này dành cho T90 không nhỉ).
    [​IMG]
    Đạn súng trường.​
  7. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    [​IMG]
    Có phải loại này dành cho T90 không nhỉ
    cái cánh đuôi cố định chèn bẹt ra như dậymà bác hỏi dành cho T90 nào .Xe tăng hay máy bay T90?
  8. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Guest

    Lạy thánh alah thương xót
  9. 272chip272

    272chip272 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    1.717
    Đã được thích:
    3
    @Spyder: Ông bạn đọc lại bản vẽ cái nhá! Chỗ to nhất của nó vẫn là 125,18mm. Nên cánh nó thế nào thì kệ nó nhá!
    @ChimTo: Đừng ném đá hội nghị nữa! Có bản lĩnh thì phân tích nhá! Nể lắm mới @ cho đấy.
    Còn đây là hình thức hoạt động của đạn sabot:
    Đoạn này miêu tả đạn sabot của M1 Mỹ nó bắn, loại này là Spindle sabot. Cách thức hơi khác ring sabot của Nga nhưng mà nguyên lý chung thì vưỡn vậy.​
    [​IMG]
    Còn giải thích đơn giản thì sabot 125mm của Nga nó hoạt động thế này (Nguyên lý số 5).​
    P/S: Hình trên cùng là hình của Penetration Rod, thanh xuyên bằng Vonfram của Nga bắn qua cỡ nòng súng 125mm. Đây là kiểu ring sabot, tức là có 1 vòng (ring) kích thước 125mm bọc bên ngoài lõi xuyên giáp Vonfram. Cánh đuôi là để lái thanh xuyên, bạn spyder nhé, và cánh này có đường kính cũng không lớn hơn 125mm (để đút lọt nòng súng 125mm mà)! À, còn một số đạn cứ bắn ra khỏi nòng nó mới bung cánh đuôi, cánh đuôi đó có đường kính lớn hơn cái sabot 125mm của Nga này.
    Này thì bung cánh đuôi này.​
    Này thì Spindle Sabot nó tung cánh ra này! ​
    Được 272chip272 sửa chữa / chuyển vào 17:54 ngày 28/10/2009
    Được 272chip272 sửa chữa / chuyển vào 17:58 ngày 28/10/2009
    Được 272chip272 sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 28/10/2009
  10. TrymAiToThe

    TrymAiToThe Guest

    Chip không hiểu nghĩa từ @ đừng xài lung tung, bị cười đới
    Nhân tiện nói về đạn tăng, chip khai sáng luôn đạn KE cho anh em đi

Chia sẻ trang này