1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súng bộ binh!!!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 272chip272, 04/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.351
    Đã được thích:
    26.691
    Lính Thổ nó xài M4 thật hả cụ? Ôi cụ thật là thông thái quá xá đi
    --- Gộp bài viết: 13/12/2019, Bài cũ từ: 13/12/2019 ---
    Bắn ít thì xài nó khoẻ hơn thật chứ. Tầm ngoài 100m thì nó hiệu quả hơn hẳn
  2. petertran261

    petertran261 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
  3. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Sau khi khẩu bullpup QBZ-95 quá phế , buộc Trung Quốc phải thiết kế lại về style truyền thống QBZ-191 với ray picanti thần thánh
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 15/04/2020
    meo-utombuys thích bài này.
  4. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    bọn Cam và Lào gặm 1 mớ bả chó này ấy nhỉ :))
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.351
    Đã được thích:
    26.691
    Cái thứ ấy bắn chính xác lắm ấy. Bắn ít thì xài ngon. Mai này nó đem thứ ấy qua viện trợ hàng loạt cho cả cam&lào để đổi qua xài đạn 5ly8 như nó thì mới vui
  6. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    Dự đoán tính chất TQ buôn hàng thì TQ sẽ bán rẻ QBZ 19 - quảng bá sản phẩm với đạn 5.8 .
    Còn không TQ sẽ đem qua 1 số mẫu khác bắn 7.62x39 cũng đc .
    Noricon thì ko phải lo
  7. Nguoidemsao92

    Nguoidemsao92 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2017
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    6
    Súng bộ binh Type20 mới của Nhật bổn.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nhìn chung thì cũng là cái máy súng AR18 cũ rích xào với kiểu dáng cóp nhặt từ FN SCAR chứ không có gì mới.
    hoalongtrang, souri, meo-u3 người khác thích bài này.
  8. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Dù gì cũng có lời khen thằng đầu bếp Nhật nó biết biến tấu món bác ui :D
  9. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    SÚNG PHÓNG LỰU TỰ ĐỘNG & SÚNG PHÓNG LỰU TỰ ĐỘNG HIỆN ĐẠI - NHỮNG CẢI TIẾN TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

    [​IMG]
    (súng phóng lựu tự động QLB-87 của TQ)

    Đây là loại súng cung cấp hoả lực bộ binh ra đời nhằm giải quyết yêu cầu tiêu diệt sinh lực địch nấp sau công sự, dưới hầm hào hoặc đang sắp xếp đội hình xung phong luân phiên. Sự xuất hiện của loại hoả khí này có thể thấy vào gian đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam với súng phóng lựu MK-19 bắn lựu đạn 40x53ly nổ phân mảnh dùng ngòi chạm nổ.

    [​IMG]
    (súng phóng lựu tự động MK-19 của Mỹ)

    Súng có cở nòng từ 30ly đến 40 ly có khả năng bắn liên thanh đến 400 phát/phút với tầm bắn dao động từ 1500m đến 2500m. Loại đạn dùng chủ yếu thời kỳ đầu là đạn chạm nổ phân mảnh bên cạnh 1 số loại đạn khói tạo màn chắn tầm nhìn cản trở kẻ địch lấy đường ngắm.

    Chiến tranh càng hiện đại càng làm xuất hiện nhiều nguy cơ giao tranh trong các đô thị với các toà nhà, con phố, cống rảnh chính là công sự ẩn nấp. Lựu đạn chạm nổ kiểu cũ phát sinh các hạn chế sát thương kém khi nó rơi xuống các hầm hào không có địch, rơi phía trước công sự...
    Do nhu cần thực tế nên các loại súng phóng lựu tự động này phát triển rất nhiều phiên bản ở các nước với nhiều thiết bị ngắm bắn, nhiều loại lựu đạn ngày càng hiện đại hơn chỉ trong vòng chưa tới 50 năm qua.
    [​IMG]
    (súng phóng lựu tự động Heckler & Koch GMG của Đức với ống ngắm quang học)

    Hướng phát triển chủ yếu của súng phóng lựu tự động là phát triển các loại thiết bị ghi phần tử bắn (FCS) và các loại lựu đạn phân mảnh nổ trên không (hay còn gọi là đạn chùm định thời, đạn Airburst, KETF, PABM, ABM...và PTFP, tức Programmable Time Fuze Pre-fragmented của TQ).
    Nhu cầu về 1 loại súng phóng lựu tự động với khả năng bắn chính xác, bắn đạn chùm nổ ngay bên trên công sự ẩn nấp của kẻ địch đã làm xuất hiện các loại đạn (và súng tương ứng) chủ yếu sau đây

    Súng MK-47 cở nòng 40mm bắn đạn Mk-285.

    Đây là súng phóng lựu hiện đại dùng đạn định thời được đưa vào trang bị sớm nhất, năm 2004. Nó do Genaral Dynamics sản xuất theo đơn đặt hàng của quân đội Mỹ nhằm thay thế dần cho các súng Mk-19 đã cũ. Tất nhiên ngoài các loại đạn mới thì nó vẫn bắn được các loại đạn cũ dùng trên Mk-19.
    [​IMG]
    Mk-47 bắn đạn 40x53mm MK-285 Mod0
    [​IMG]
    Đây là loại đạn lập trình dùng ngòi điện tử. Nó dùng 1 liều nổ phân mảnh DM-11 của Diehl kết hợp với ngòi điện tử 3P (Pre-fragement, Programmable, Proximity = Phân mảnh, Khả trình, Cận đích) của Bofor vốn dùng cho các loại đạn của hải pháo cở nòng từ 40-57mm.

    Súng trang bị 1 cổng ghi ngòi ngay tại cửa buồng đạn như trên pháo tự động Burstmaster III MK-44 của ATK bắn đạn chùm định thời Mk-310 Mod0 mà tớ từng trình bày cách đây 3 năm
    [​IMG]
    Máy tính FCS sẽ đo khoảng cách từ súng đến mục tiêu cần bắn và căn cứ vào sơ tốc chuẩn tính ra ngay thời gian cần bay đến mục tiêu rồi ghi thời gian ấy vào ngòi đạn ngay trước khi điểm hoả. Khi đạn được điểm hoả thì ngòi bắt đầu đếm thời gian. Đạn cứ bay hết thời gian ấy thì nổ ngay trên đầu mục tiêu để văng mảnh xuống hầm hào công sự tiêu diệt địch.
    Vì đạn dùng ngòi 3P cận đích nên nếu lúc bay ngang mục tiêu nào đủ gần mà không phải mục tiêu xạ thủ ngăm thì nó vẫn nổ văng mảnh vào mục tiêu đó chứ không ưu tiên chạm nổ như đạn Mk-310Mod0. Hoặc đạn đến mục tiêu sớm hơn thì nó vẫn nổ phía trên mục tiêu để trùm mảnh xuống.

    Ngoài đạn Mk-285 nổ phân mảnh định thời trên không thì sau này Namo còn phát triển đạn Mk-314 với đầu nổ đa dụng ưu tiên chạm nổ xuyên phá nhưng cũng dùng ngòi định thời 3P của Bofor tương tự Mk-285

    [​IMG]

    Nhược điểm của loại đạn này là nó được ghi định thời từ tham số sơ tốc bình quân nên khi từng viên bắn ra có sơ tốc khác nhau sẽ nổ ở các tầm khác nhau gây tản mát hoả lực trong 1 loạt bắn. Đó là chưa xét đến các yếu tố thời tiết như gió, mưa... làm quả lựu không đến được mục tiêu như tính toán trên máy.

    Chính vì 1 số hạn chế đó mà người ta tiếp tục phát triển các loại súng đạn mới

    Súng CIS 40 AGL của ST Kinetics (Singapore) bắn đạn chùm định thời HTE 309
    [​IMG]
    Ngoài ra hãng ST Kinetics còn cung cấp nguyên bộ kit lắp cho bất kỳ loại súng phóng lựu tự động 40x53mm nào. Bộ này lần đầu tiên được nhìn thấy tại Eurosatory 2006.
    [​IMG]
    Súng bao gồm 1 khẩu phóng lựu tự động cở đạn 40x53mm thông thường như bao khẩu súng khác và 1 bộ FCS (fire control system) bao gồm 1 máy ngắm và đo xa laser, 1 máy tính và 1 bộ đo sơ tốc và ghi ngòi phi tiếp xúc lắp ở đầu nòng.
    [​IMG]
    Đạn HTE 309 là loại đạn chùm (airburst) có ngòi điện tử định thời ưu tiên chạm nổ và tự huỷ tương thích với bộ ghi ngòi nêu trên. Đạn này dùng ngòi bản quyền của Oerlikon/Rheinmetall tương tự như đạn phòng không đa dụng AHEAD. Tuy nhiên, ngòi này chỉ cho phép ghi tầm từ 10-1600m thôi. Có nghĩa là tầm tối đa của đạn HTE309 chỉ là 1600m.

    [​IMG]

    Khi xạ thủ ngắm mục tiêu thì máy đo xa laser sẽ đo khoảng cách đến mục tiêu và chuyển thông tin vào máy tính. Đạn được điểm hoả bay qua nòng sẽ được đo sơ tốc từng viên, chuyển vào máy tính kết hợp với khoảng cách mục tiêu tính ra và ghi thời gian nổ tương ứng cho từng viên khác nhau ngay trên đầu nòng. Đạn bay hết thời gian tính toán thì đến mục tiêu và nổ trên không/trên đầu mục tiêu để văng mảnh xuống diệt mục tiêu.
    Ở đây, tất nhiên máy tính sẽ phải giả sử sức cản không khí tác động lên viên đạn trong suốt đạn đạo là tuyến tính. Một điều mà thực tế không bao giờ lý tưởng như phương trình trên giấy.

    Như vậy giả pháp súng lắp bộ định thời CIS 40 và đạn HTE309 thì có ưu điểm hơn súng Mk-47 và đạn định thời cận đích Mk-285 là nó ghi định thời cho từng viên đạn căn cứ vào sơ tốc thực đo được nên chính xác hơn. Tuy nhiên nó cũng phải giả sử sức cản không khí, độ cong đạn đạo là tuyến tính như trên giấy.
    Giải pháp này của ST Kinetics đúng là 1 nổ lực rất đáng tự hào của chú lính mới về công nghệ quốc phòng trong khu vực ĐNA dù có liên kết với General Dynamics. Đến nay chưa thấy quân đội nước nào đưa vào trang bị hàng loạt giải pháp này trừ Thuỵ Điển có mua 1 lượng hạn chế để thử nghiệm. Chắc là lobby kém.

    Kiểu súng đạn này có anh Aselsan của Thổ Nhĩ Kỳ cũng có sản xuất bên cạnh súng đạn AHEAD dùng trên xe phòng không lục quan đa dụng ACV 30 có xuất hiện ở Syria trong thời gian qua.
    [​IMG]

    Súng Heckler & Koch GMG bắn đạn định tầm quang học DM131 (và nhiều loại súng phóng lựu tự động 40x53mm khác) dùng bộ FCS Vingmate 4500 của Rheinmetall
    Lần đầu tiên được trưng bày năm 2017
    https://www.rheinmetall-defence.com...fs/infanterieausrstung/Vingmate_Family_A4.pdf

    [​IMG]
    Súng dùng 1 bộ quang điện tử để theo dõi cả mục tiêu và đo vận tốc, khoảng cách của cả từng viên đạn bắn ra đang bay kiêm luôn đo xa laser to vật vả mang theo cả 1 monitor lắp phía trên và 1 bộ ghi phần tử bằng tia laser. Chỉ có khối ghi ngòi định tầm là 1 máy phát laser truyền số liệu kỹ thuật số nằm riêng ra
    [​IMG]
    Đạn có 8 con mắt quang học thu phát tia laser xung quanh đầu đạn
    [​IMG]

    Xạ thủ chả cần làm gì cả ngoài việc khoá mục tiêu trên màn hình rồi bóp cò. Súng sẽ bắn đạn về phía mục tiêu mà chả ghi cái quái gì vào cái đầu đạn dở người ấy cả. Vì đơn giản là ghi sớm sợ sai nên không ghi :-D

    [​IMG]

    Máy tính Vingmate 4500 sẽ theo sát viên đạn đến khi nó đi gần đến mục tiêu mới phát tín hiệu laser để ghi ngòi cho nó nổ. Sau khi có đủ 4 trong 8 con mắt trên đạn kia nhận được tín hiệu tương ứng với từng bước sóng thì nó khoá ngòi và nổ thôi vì đã sát rạt mục tiêu. Như vậy viên đạn được kích nổ là viên đạn thật bắn thật bay thật đến sát được mục tiêu mới được cân đo đong đếm rồi kích nổ nên khỏi sai số từ lý thuyết ra thực tế chi cả nhoé =)) THẬT LÀ VÃI LINH HỒN.

    Hỏi các cụ vậy đã hết thứ ăn chơi chưa???? Xin thưa là chưa nhé. Vẫn còn sai. Thằng NAMO bảo thế.
    Lần cập nhật cuối: 07/06/2020
    thanhVNW, donkisot2711, tombuys4 người khác thích bài này.
  10. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Vingmate 4500 và đạn DM131 vẫn tồn tại 1 điểm yếu muôn thưở của quang học là nếu đạn đã bắn ra thì mình ăn 1 loạt đạn khói VUS-30 của 1 khẩu AGS-17 cổ lổ bắn trật rơi ngay trước mặt mình tạo thành 1 màn khói dày đặc thì xem như đạn DM131 đắt như vàng cũng vứt đi vì tia laser với máy tính thánh cũng chả thấy kịp quả đạn DM131 đang bay đến đâu và truyền laser như nào cho nó nổ.

    Máy quang điện tử ảnh nhiệt trên Vingmate bị loá vì VUS-30 nổ và tia laser truyền qua khói không xong thì thôi bó tay. Đạn DM131 nó rơi lộp độp vào đầu địch :-D. Nói chơi chứ nó vẫn còn tự huỷ nhưng trật lất.

    Vậy phải có cái gì đó xuyên qua khói và truyền lệnh cho đạn chứ trông chờ vào laser có ngày húp cháo.
    Đó là lý do thằng Namo không chịu thằng Rheinmetall nên làm tiếp ra viên đạn phóng lựu kích nổ định tầm bằng sóng radio
    [​IMG][​IMG]

    [​IMG]

    Thứ này (mã đạn nhà sản xuất là NM264, còn 1 loại nữa là C171) nó cũng dùng FCS dò đạn kiểu tương tự như Vingmate 4500 của Rheinmetall nhưng thay vì ghi ngòi kích nổ bằng tia laser nó lại dùng sóng radio

    [​IMG]
    Và cái bộ ghi ngòi bằng sóng radio đó nó như này, nặng 1 cân 2 và được xem là đồ giá rẻ :-D

    [​IMG]
    Nhìn từ phía sau[​IMG]

    Và khẩu súng Mk-47 mới trang bị còn chưa xong thì đã phải lắp thêm đồ để bắn 2 cái viên đạn trên kia cho ra cái của dị hợm thế này đây

    [​IMG]

    Vậy là tạm hết đồ tây. Còn cái đồ chơi của anh tầu và anh Nga khi có thời gian tớ chém tiếp nhá
    Lần cập nhật cuối: 07/06/2020
    thanhVNW, donkisot2711, Racuta3 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này