1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súng hơi CZ Slavia 631-Czech Republic - các loại súng săn,súng hơi khác- Săn bắnn và bảo tồn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi number11, 01/05/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. shooter007

    shooter007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2009
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc
  2. MrAnhDung

    MrAnhDung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    3
    Buồn gì mà bác cứ nhảy lưng tưng lên thế? có cao kiến gì thì cứ chia sẽ cho anh em trên đây học hỏi nhé!
  3. duythanhlv70

    duythanhlv70 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2010
    Bài viết:
    989
    Đã được thích:
    19
    chào các bác ! có bác nào có tài liệu hoặc hướng dẫn dùm em cách ráp bộ cò súng trung quốc 12kg không , tháo ra rồi hihihihih bây giờ không ráp lại được , các bác nào biết giúp em tý với nhé ,
  4. Na000014

    Na000014 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/01/2010
    Bài viết:
    1.529
    Đã được thích:
    22
    Bác Thanh làm em mắc cười quá! Bác cứ nghiên cứu sẽ ráp được thôi mà, lo gì súng còn đó mất đâu mà lo! Nói chơi với bác cho vui tí đừng giận nhé!
    lâu quá không thấy bác lên DĐ lúc trước nghe nói bác ở An Giang hay Cthơ gì đó phải k? Em ở An Giang nếu tiện anh em giao lưu một bữa! có gì đi săn ae hú hí đi cho vui bác! cũng sắp tới mùa cò rồi đó! ở đây cũng có vài bãi bắn ngon lắm đó bác! em định tuần này đi làm một bữa cho thư thả chủ yếu là vui thôi!
  5. duythanhlv70

    duythanhlv70 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2010
    Bài viết:
    989
    Đã được thích:
    19
    chào bác . em ở giáp ranh ở an giang và đồng tháp , ở đây hình như là không còn có người đi bắn nữa bác ơi , em lâu lâu hay đi bắn đêm thôi , sẻ và cò nhiều lắm , em biết rất nhiều bãi bắn đêm rất tốt , lâu quá không đi không biết còn nữa không , có gì liên lạc với bác sao nhé , chào bác
  6. linhtrhoang

    linhtrhoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2010
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    6
  7. linhtrhoang

    linhtrhoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2010
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    6
    Những người sống quanh dãy núi con Voi đều gọi ông Triệu Nguyên Tư là ông ?oTư Gấu?. Ông không còn nhớ mình đã bắn hạ bao nhiêu muông thú, cuộc đời của ông gắn với rừng. Nhưng lạ thay, đã hơn hai mươi năm nay ông không bắn một con thú nào nữa, mặc dù nhiều lần ông vẫn gặp chúng trên rừng.

    Ông Tư Gấu và khẩu súng săn.
    Kỳ 1: Săn thú - cuộc cạnh tranh sinh tồn
    Ông Tư Gấu người dân tộc Dao đỏ sống ở làng Khay, đây là chốn ?osơn cùng thuỷ tận?, ngay chính những người dân xã Lâm Giang, huyện Văn Yên (Yên Bái) mỗi khi nhắc đến cũng phải lắc đầu. Nhà ông nằm trong khe núi, nơi đầu nguồn của dòng suối Khay chảy từ dãy núi con Voi xuống. Mặc dù đã ngót tám mươi tuổi, nhưng nom ông vẫn còn cường tráng, da thịt đỏ au, mắt sáng quắc tinh tường như mắt của loài báo có thể nhìn thấu màn đêm.
    Vừa nhấp chén rượu nấu bằng cây đao rừng trong veo, ông khà một tiếng rồi kể: Tôi là người Dao đỏ, sinh ra ở đất Long Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) phía bên kia dãy núi con Voi. Mẹ tôi chết khi tôi mới 12 tuổi, năm 16 tuổi thì bố tôi cũng theo mẹ tôi về với tổ tiên, ông bà. Tôi được bà con dân bản nuôi, nay sống ở nhà này vài tháng rồi lại sang nhà kia, đi chăn trâu, xới cỏ ngô hay lên rừng đốn củi. Ngày ấy đói lắm, chẳng ai biết làm ruộng, chỉ biết phát rừng làm nương rẫy. Lúa ngô rất tốt, nhưng khi lúa vừa đông sữa, ngô vừa đóng hạt thì chim chóc và thú rừng khắp nơi kéo đến phá. Nhiều mảnh nương chỉ sau vài đêm bị thú rừng tàn phá không còn một khóm lúa, hay một bắp ngô. Nhiều đêm tôi ngủ trên chòi nương để trông coi lũ thú rừng, ngày ấy tuổi trẻ vừa đặt lưng xuống là ngủ không biết gì, sáng ra thì thấy nương lúa giập nát không còn một bông, chỉ biết khóc thôi. Đói quanh năm, phải vào rừng đào củ, bẻ măng mà sống nên ghét bọn thú rừng lắm. Từ Long Khánh chúng tôi vượt qua dãy núi con Voi sang Khe Gỗ phía sườn núi ngoài kia, lang thang khắp nơi rồi sang Lang Thíp lấy vợ đẻ một lũ con 12 đứa rồi lại kéo nhau vào đây sinh sống từ bấy đến giờ?
    Ông Tư Gấu nhìn ra khoảnh rừng xanh trước mặt, nắng chói chang nhưng rừng vẫn xanh ngằn ngặt, ông lắc đầu:
    - Ngày ấy đói quá, thú rừng lại nhiều, chúng ăn cắp hết lương thực của mình. Tôi nghĩ mình phải ăn thịt nó, chứ không để chúng ăn thịt mình. Đánh bẫy chỉ được lũ chuột và đám gà rừng thôi, còn những con thú lớn, như: Hươu nai, lợn rừng, gấu?thì không thể nào bắt được, thế là tôi nghĩ cách phải chế ra súng mà săn bắn.
    - Ai dạy ông chế tạo súng hoả mai? Tôi hỏi. Ông cười nheo nheo đôi mắt, đặt chén rượu uống mâm:
    - Chẳng ai dạy cả, hồi ấy giá mỗi khẩu súng hoả mai chỉ 12-13 đồng, nhưng chẳng có tiền mua nên tôi tự chế tạo lấy. Thuốc súng thì vào hang đá hót phân dơi, bây giờ phân dơi trên hang đá vẫn còn nhiều lắm. Năm 21 tuổi thì tôi vác súng vào rừng săn thú, mới đầu cũng chỉ dám bắn những con thú nhỏ, chưa dám động đến gấu và lợn rừng. Các cụ bảo, bắn lợn rừng và gấu phải cẩn thận, nếu không chúng sẽ xông vào cắn chết mình ngay. Năm sau tôi quyết định bắn chúng, bởi chúng phá nương ngô, nương lúa của chúng tôi nhiều lắm, cứ đến mùa thu hoạch là chúng từ trong rừng thẳm kéo nhau ra, chỉ vài đêm là cả đám nương bị phá tanh bành?

    Nhà của ông Tư Gấu dưới chân núi Voi.
    Đôi mắt ông Tư Gấu chợt long lanh, gương mặt giãn ra như trở lại cái thuở trai tráng, leo rừng suốt đêm theo chân bầy thú không biết mỏi. Ông lặng im hồi tưởng lại cái đêm đầu tiên cách nay đã hơn 50 năm, trên đám nương ngô của gia đình dưới chân núi Voi. Đêm vùng núi im ắng lạ thường, mảnh trăng cuối tháng như chiếc liềm bạc lấp ló trên đỉnh rừng, xanh đen. Về khuya, sương mỗi lúc mỗi lạnh, gió xào xạc thổi qua các tán lá, tiếng của những loài chim ăn đêm rời rạc.
    - Tôi nấp trong một lùm cây trong nương ngô, khuya lắm rồi có lẽ đã nửa đêm, sương ướt đẫm hai vai và cả trên lưng áo, tôi nghĩ hay đêm nay lũ gấu không qua nương này, tôi định chui ra khỏi lùm cây để về thì chợt nghe tiếng bước chân ràn rạt của lũ gấu từ trong rừng đi ra, chúng bẻ ngô nhai rau ráu. Tôi nín thở chờ một con đi tới thật gần, trong ánh sáng mờ mờ của đêm tối, tôi nhằm vào chiếc ức trăng trắng của con gấu vươn lên bẻ bắp ngô khi chỉ cách tôi chừng hai sải tay bóp cò. Con gấu nhảy dựng lên lao qua đầu tôi khiến cả đám ngô đổ rạp xuống, tôi chạy tạt sang bên nấp sau một gốc cây nghe ngóng, trống ngực đập thình thịch, muốn chạy mà không chạy được, chân cứ ríu lại. Con gấu thở hồng hộc, lao qua lao lại cào cấu đất đá tung lên rào rào, khiến đám nương ngô nát bét, một lúc sau thì không nghe thấy gì. Lúc ấy tôi mới bớt sợ, nhẹ nhàng đi về phía nó, tin rằng con gấu đã chết nên soi đèn pin vào mắt nó. Đôi mắt con gấu đỏ như hai hòn than, đầu nó cố ngóc lên như định lao vào tôi, nhưng không được, nó gầm lên một tiếng nghe rợn lắm rồi tắt thở. Con gấu ấy phải bốn người mới khiêng nổi?
    Ông Tư Gấu rót thêm cho tôi một chén rượu, mỉm cười:
    - Tôi không nhớ chính xác mình đã bắn được bao nhiêu con gấu, khoảng 20 con chứ không ít đâu. Có hai loại gấu, gấu lợn và gấu chó, gấu lợn thịt ăn ngon hơn gấu chó, gấu chó thịt hôi không ngọt như thịt gấu lợn. Số tôi sát gấu và lợn rừng, cứ vài ngày lại bắn được một con, bởi thế nên người ta mới gọi tôi là ông Tư Gấu. Lợn rừng tôi bắn được khoảng 60 con, có con phải sáu người mới khiêng nổi. Còn hươu, nai, hoẵng?cũng mấy trăm con, gà rừng thì không tính được. Ngày trước gà rừng nhiều lắm, ngày nào cũng bắn được, chúng về ngay cạnh nhà mình đây gáy te te như gà nhà. Một lần tôi bắn được con nai to lắm, cặp sừng của nó nặng gần chục cân, khoảng cách của hai cái sừng từ đỉnh nọ sang đỉnh kia đo được một mét, tôi đem cặp sừng nai ấy đổi được 5 đồng bạc trắng?
    Nói đến đây gương mặt ông Tư Gấu thoáng buồn, ông chỉ người phụ nữ lưng còng đi vào nhà từ cửa sau, ông bảo:
    Vợ ông Tư Gấu.
    - Vợ tôi đấy, bà ấy kém tôi sáu tuổi, nhưng bị bệnh đau lưng không có thuốc gì chữa được nên lưng còng thế kia?
    Tôi không thể nào tin nổi người đàn bà đang ngồi trước mặt tôi là vợ ông Tư Gấu, nom bà già hơn ông đến chục tuổi, có lẽ bà quá vất vả lại đẻ nhiều, những 14 lần sinh nở nhưng còn sống 12 người. Tóc bà cắt ngắn và đã bạc trắng, bà mặc áo mà chả cần đóng cúc, đôi bầu vú teo tóp thõng xuống như quả mướp khô. Nghe tôi và ông Tư Gấu nói chuyện bà cười cười, tôi hỏi:
    - Bà nhà mình biết tiếng phổ thông chứ?
    - Bà ấy nghe được ít thôi, chẳng nói được nhiều đâu?
    - Ngày xưa ông cưới vợ hết bao nhiêu đồng bạc trắng?
    - Bảy mươi đồng đấy anh ạ - Ông Tư Gấu nhìn vợ đáp - Vì bố mẹ tôi mất sớm, chả có bạc trắng đi hỏi vợ, mãi tới năm 28 tuổi tôi mới lấy vợ. Có người hỏi tôi: Mày có bạc trắng đâu mà đòi lấy vợ? Tôi bảo: Có chứ, bạc trắng tôi cất trong rừng, mỗi năm tôi lấy về một ít, trả đủ số bạc trắng nhà vợ tôi yêu cầu?Tôi đi săn, được gấu thì lấy mật đem bán, thịt thì chia cho cả bản cùng ăn, còn ít nào thì mang ra ga Lang Khay, Lang Thíp. Ngày trước thịt thú rừng chẳng hiếm và đắt như bây giờ, mỗi cân chỉ bán được mấy đồng, gom mãi cũng đủ số bạc trắng trả cho bố mẹ vợ. Cái lý của dân tộc Dao đỏ, nếu không kiếm đủ số bạc trắng cho nhà bố mẹ vợ, thì chưa mang được vợ con về nhà mình đâu - Ông Tư Gấu chợt cười tít mắt - Cuối cùng tôi cũng mang được vợ con về nhà mình anh ạ?
    Rừng núi Voi từ Lang Khay, Lang Thíp, Lâm Giang đến tận Khánh Hoà, Long Khánh, Lương Sơn? không chỗ nào là ông Tư Gấu không đặt chân tới.
    - Bây giờ Nhà nước cấm săn bắn thú rừng, ông còn đi săn nữa chứ? Tôi hỏi. Ông Tư Gấu lắc đầu, gương mặt trở nên buồn thăm thẳm:
    - Không, tôi không đi săn từ năm 1984. Tôi ăn của rừng nhiều quá nên phải trả nợ rừng anh ạ? (Còn nữa)
  8. linhtrhoang

    linhtrhoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2010
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    6
    ?oĂn của rừng rưng rưng nước mắt?, ông Tư Gấu đã lấy của rừng quá nhiều, không chỉ mình ông mà các con ông cũng lấy của rừng. Cho đến một ngày kia, tai hoạ ập xuống đầu gia đình ông, khi đó ông mới ngộ ra rằng: Rừng là kho vàng lộ thiên, nhưng không phải là vô chủ. Lấy của rừng bao nhiêu thì rừng đòi lại bấy nhiêu, đời ông không trả được thì đời con cháu ông phải trả nợ thay?

    Ông tư Gấu và những cán bộ kiểm lâm Văn Yên
    >> Chuyện về người săn gấu trên núi Voi
    Tôi cùng ông Tư Gấu uống rượu tại nhà Đặng Phúc Tiến là con rể ông, ông bảo: Sớm nay thằng Tiến và thằng Triệu Văn Thanh con trai tôi cùng đoàn cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng rồi, đến tối chúng mới về...
    Trên đường vào làng Khay tôi thấy nhiều đứa trẻ áo quần rách tả tơi, rách đến nỗi không thể rách được nữa. Dẫu sao, chúng còn có ?oquần áo? khoác lên tấm thân gày còm, đen nhẻm hơn khối đứa có quần mà không có áo hoặc chả có manh vải nào, cứ trần như nhộng. Tất nhiên trong lũ trẻ ấy nhiều đứa là cháu của ông Tư Gấu. Chả cần hỏi ai, cứ nhìn những ngôi nhà lụp xụp vách thưng bằng nứa dại trống huếch trống hoác đủ hiểu dân làng Khay nghèo lắm. Nhà ông Tư Gấu to nhất thôn, ngoài hai chiếc tủ gỗ dán 3 buồng và bộ bàn ghế gỗ tiện đã xuống màu tôi chả thấy gì đáng giá. Trong bếp, những đứa trẻ đang lục sục nướng ngô, khói mù mịt.
    Cuộc đời của ông Tư Gấu gắn bó với rừng, rừng không chỉ là nguồn sống của gia đình ông mà của cả trên năm mươi nóc nhà thôn làng Khay. Khi những đứa con ông lớn lên, ông dạy cho chúng cách đặt cạm bẫy, cầm súng bắn lũ thú rừng. Năm đứa con trai ông đứa nào cũng biết săn bắt, chúng không giỏi như ông, nhưng không một con thú nào chạy thoát khi lọt vào khe ngắm của chúng. Ông bảo:
    - Tôi giết quá nhiều thú rừng rồi anh ạ, rất ít con thoát khỏi tay tôi. Số tôi sát gấu, lợn rừng, hươu nai?còn hổ thì chưa đụng lần nào, căng, khỉ, vượn đen chỉ bắn được vài con. Không chỉ tôi, mà nhiều người dân sống quanh núi Voi đều săn bắt thú rừng nên số lượng thú rừng giảm đi nhanh lắm. Người Mông ở Lang Thíp, Lương Sơn không chỉ săn bắn, họ còn đặt bẫy. Những chiếc bẫy làm bằng thép và lõi phanh xe máy, nhiều con thú dính bẫy chạy thoát để lại chân tay hoặc cả mảng da trong bẫy. Vì thế chúng sợ con người lắm, trước đây đi một lúc là thấy thú rừng, còn bây giờ đi cả ngày hoặc cả tuần chưa thấy con nào. Cứ nhìn dấu móng chân cào lên cây, núi Voi không còn nhiều gấu đâu. Mới đây tôi phát hiện hai con gấu, một con bị thương ở tay vì dính bẫy của người Mông.
    Lũ căng, khỉ còn ít thôi, chúng ở tít trong những khu rừng già, không mấy khi dám mon men ra ngoài, có lần tôi nhìn thấy một con căng dính bẫy bị cụt một cánh tay, nó cứ chìa cánh tay cụt ra trước mắt tôi kêu choe choé như oán giận con người, nom sợ lắm. Mình bắn nó chết rồi thì không ghê, nhưng nhìn thấy con thú cứ chìa cánh tay cụt ra trước mắt mình, khiến tôi ghê quá không dám nhìn nữa. Khỉ lông vàng, khỉ lông đen, khỉ bạc má, vượn đen thì to lớn, chúng di chuyển trên cây bằng cách quăng mình từ cành này sang cành kia. Đám con non lúc đầu lông vàng, khi lớn lên lông chuyển dần sang mầu đen. Thịt khỉ hôi, tôi chẳng bắn mấy.
    Rừng trên núi Voi trước đây nhiều căng, khỉ, vượn đen vì bị săn bắn quá nhiều chúng sợ hãi bỏ chạy gần hết. Cứ theo dấu chân của chúng mà tôi nhìn thấy, thì chúng di chuyển sang các khu rừng phía Bắc, có thể là dãy núi Hoàng Liên hoặc sang tận Bắc Kạn, nơi ấy còn nhiều rừng gỗ lớn?
    Tôi thắc mắc:
    - Làm sao lũ khỉ và vượn đen vượt qua được sông Chảy nước xiết?
    - Được chứ, chúng di chuyển về mùa nước cạn. Loài thú tinh lắm, chúng biết đâu có rừng để đi tới, rừng là ngôi nhà của chúng mà?
    Ông Tư Gấu chợt im lặng, nhấc chén rượu lên rồi lại đặt xuống, gương mặt trở nên thẫn thờ ngó mông lung ra cánh rừng trước mặt, giọng ông buồn bã:
    - Tôi lấy của rừng nhiều quá, các loài thú rừng bị tôi giết chắc là oán giận tôi lắm. Có lẽ vì số tôi cao nên chúng không làm được gì, mặc dù một lần con lợn rừng gần hai tạ và một lần con gấu trên tám mươi cân sau khi trúng đạn đã lao vào tôi cắn xé, nhưng tôi tránh được, chỉ bị xây xát nhẹ. Số tôi cao tránh được sự trả thù của rừng, con tôi thì không tránh được, chúng phải trả nợ thay cho tôi. Đó là thằng Triệu Kim Tài anh ạ?
    Câu chuyện ông Tư Gấu kể cho tôi được tóm tắt như thế này: Tối ấy hai đứa con trai ông là Triệu Kim Tài và Triệu Kim Và rủ nhau vào rừng săn gấu, mỗi đứa đi một ngả. Nhưng chẳng hiểu vì sao hai thằng cùng tới khu rừng Đá Sạt. Thằng anh và thằng em cùng chĩa súng vào nhau mà ngỡ rằng đó là con gấu hay con hoẵng mà chúng đang rình bắn. Thằng em Triệu Kim Và nổ súng trước, sau tiếng nổ thằng anh Triệu Kim Tài đổ vật xuống kêu thất thanh: Mày bắn trúng anh rồi?
    Ông Tư Gấu kể lại câu chuyện hai đứa con ông bắn nhầm vào nhau, đôi mắt ông ngấn đỏ, ông lắc đầu:
    - Rừng đòi mạng tôi bằng chính mạng đứa con mình đấy anh ạ. Trước đó ít lâu, tôi nằm mơ thấy mình hôm đó bắn một con lợn rừng to lắm, nó bị thương ra rất nhiều máu, cứ theo vết máu tôi đi về phía rừng Lang Thíp, qua làng Bùn đến hang gấu rồi lạc vào ngôi nhà gỗ rất to mở ba cửa trước. Trong nhà có một ông cụ già mặc quần áo nâu đang địu đứa con trai, đứa con trai của ông đang bị ốm. Ông già đó bảo tôi: Hôm trước, tao có một đứa con gái đang làm nương trên khu rừng núi Đá Sạt, gặp một con nhím đen, nó quay lưng bắn một mũi tên trúng con gái tao. Nó bị thương không chữa được, rồi đứa con trai này nữa, nó cũng bị con nhím ấy bắn, chắc cũng không sống được. Tao phải giết bằng được con nhím ấy, nếu để nó sống thì không ổn với nó đâu?
    Giấc mơ ấy cứ bám lấy tôi, nhiều đêm tôi vẫn mơ thấy ông già mặc áo nâu cõng đứa con trai bị thương, ông bảo: Tao phải giết bằng được con nhím ấy?Ít ngày sau thì hai đứa con tôi bắn chết nhau trên rừng núi Đá Sạt, đó là năm 1984. Tôi đi xem bói, người ta bảo: Đó là lời oán giận của Thần rừng. Ông đã lấy của rừng nhiều quá, rừng đòi nợ ông đấy. Số ông cao không bị thú rừng quật chết thì con ông phải trả nợ thay. Vâng, từ đó tôi gác súng không đi săn nữa.
    Ông Tư Gấu gác súng, những đứa con ông cũng gác súng theo. Mặc dù vậy, nhưng nỗi nhớ rừng vẫn không nguôi trong ông. Những năm trước khi còn khoẻ, mỗi năm hai ba lần ông đi lang thang một mình khắp các khu rừng trên núi Voi, khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, rồi sang tận Bắc Cạn, lên núi Hoàng Liên?bàn chân ông đặt lên nhiều khu rừng. Là khắc tinh của những loài thú, nhìn thấy bóng ông là chúng bỏ chạy tán loạn. Ông nhìn chúng thầm thì: Đừng sợ, tao chẳng làm hại chúng mày nữa đâu?
    - Anh ạ, khi có lệnh thu giữ súng hoả mai, tôi lên tận công an huyện nói với huyện trưởng: Tôi xin các anh cho tôi được giữ khẩu súng này, khẩu súng đã gắn bó với cuộc đời săn bắn của tôi, nên cho phép tôi giữ làm kỷ niệm. Tôi thề không đi săn bắn thú rừng nữa, lời thề của tôi có rừng xanh chứng giám. Tôi dặn con cháu, khi nào tôi chết thì các con tôi mang khẩu súng này ra bắn lên trời mấy phát để báo với tổ tiên rằng tôi đã về với đất, báo với lũ thú rừng mà tôi đã giết hại, rằng tôi cũng đã theo chúng về với đất?
    Giọng ông Tư Gấu trở nên xúc động, ông lặng lẽ đi vào trong buồng lấy ra khẩu súng kíp đen bóng mồ hôi, ông vỗ tay vào chiếc bao da gấu phủ lên bộ phận cò súng: Đây là da con gấu tôi bắn được trên núi Voi, tại khu rừng Đá Sạt, nó to lắm phải bốn người mới khiêng về được ?
    Vợ ông đứng phía sau đang cõng trên lưng đứa cháu nhỏ, tấm lưng còng của bà càng như còng xuống thấp hơn. Tôi hơi rùng mình, bởi một sự liên tưởng chẳng đâu vào đâu, nom bà như dáng một con gấu. Phải chăng nỗi oán hận của lũ thú rừng ám cả vào vợ ông? Mặc dù ông Tư Gấu giết hàng chục con gấu, có hàng chục chiếc ******* nhưng không chữa nổi cái lưng còng của vợ?
    Trở lại bàn uống nước, ông Tư Gấu bảo tôi:
    - Bây giờ tôi yếu rồi, không còn leo rừng được nữa. Nhiều năm trước tôi tham gia tổ bảo vệ rừng, bây giờ thì giao lại cho các con. Tôi bảo chúng nó: Bố lấy của rừng nhiều của cải để nuôi các con, bây giờ các con phải thay bố trả nợ cho rừng. Tôi dặn các con tôi như thế anh ạ?(Hết)
  9. duythanhlv70

    duythanhlv70 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2010
    Bài viết:
    989
    Đã được thích:
    19
    chào các bác , , những cây súng hơi thường sài một thời gian chẳng may ta bảo quảng không kỷ vệ sinh không đúng cách một thời gian phần ngoài thường bị sét không còn bóng nữa , có những cây còn bị mất luôn chử và bị rổ thân súng nhìn thấy ghê , (em củng có bị rồi ) em có ý nây chẳng hay các bác thì sao , tháo tấc cả bộ đồ lòng của súng ra ,( chỉ sử dụng phần thân súng ) đem ra thợ hàn kêu họ dủng khò gió đá hay còn gọi là khí đá , khò phần thân trên của thân súng đến khi thấy thân súng đỏ hết ta tiếng hành bỏ phần thân đã khò vào một khai vừa với thân súng tiếp đến các bác đổ nhớt vào , nhớt cặn của xe máy nha các bác , lưu ý với các bác em thường cho một lít nhớ với khoảng 20cc ÉPON CYAN ( dùng trong mực in máy in màu ) thường em dùng khoảng 2 lít nhớt . phải đổ đầy thân súng nha các bác , để khoảng 15p ta lây súng ra khỏi khai nhớt , dùng giẻ lau sach , các bác sẻ thấy khác hẳn lúc ban đầu , em đã làm rồi và thấy được nên chia sẻ cùng các bác , nếu các bác có thời gian và nhất là ít đi săn bác có thể dùng si giày màu đen đánh lên càng tốt , cứ khoảng vài ngày các bác đánh một lần chừng 10 lần là có một em mới có thể treo trong nhà khoe với thiên hạ rồi , chúc các bác vui , bác nào có ý nào khác có thể cho em biết thao khảo thêm nhé , chào các bác .
  10. southerner

    southerner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2009
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    2
    Chào Bác Duy Thanh,
    Lời của tớ có thể làm bác giận, nhưng vì lợi ích chung của dân xài súng, tớ phải nói, mong bác hiểu và thông cảm. Theo tớ, cách làm của bác tốt cho dao, rựa, liềm, mác, cuốc, xẻng, v.v.
    Xin lổi , đó là cách làm của thợ rèn, cổ lổ sỉ lắm rồi. Nó là một công hai việc: trộn Carbon trong nhớt củ vào kim loại (nhưng chỉ được mặt ngoài thôi), hai là làm cho kim loại cứng lên bằng cách làm lạnh đột ngột (sắt đỏ nhúng vào nhớt lạnh). Nhưng đối với súng ống lại khác bác ạ không thể làm như vậy được. Bác giết anh em ở đây rồi đấy. Vật liệu chính của súng là thép (Thép đã qua tôi luyện) nên không vì lý do gì mà làm cho nó đỏ lên, vì khi đó nó sẻ biến thành sắt non, mềm như cháo, biến dạng ngay. Có khi bác nhúng vào nhớt đột ngột quá nó nức ra đấy. Tớ từng là thợ hàn gió đá, hàn điện, làm đồng xe hơi, từng trui (rèn) đầu đục để chặt ốc ri-vê của xắc-xi xe REO (GMC) các loại. Thế nên biết ít nhiều về quá trình bác đang nói. Đó là quá trình trui nhớt cổ điễn, thường là bước cuối cùng. Nhưng chỉ dùng cho dao, rựa thôi. Đối với súng ống có 2 cách mạ là MẠ NÓNG và MẠ LẠNH (COLD BLUE and HOT BLUE). Ngay cả việc mạ nóng, người ta chỉ đun sôi dung dịch lên thôi đấy bác. Còn mạ nóng và mạ lạnh thế nào, để các bác tự ngâm cứu lấy.
    Chào
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này