1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súng và đạn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi RandomWalker, 24/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thoky

    thoky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Volley Fire
    Vào cuối thế kỷ 17, quân đội Anh và Đức chấp nhận phép bắn theo loạt liên tục, đồng thời với việc chấp nhận loại súng flintlock. Phép bắn theo loạt liên tục khác với phép bắn từng loạt. Phép bắn từng loạt liên quan đến việc bắn đồng thời của các hàng lính trong tiểu đoàn. Bắn loạt liên tục liên quan đến việc nổ súng đồng thời của toàn bộ lính trong một đơn vị nhỏ, được gọi là trung đội thường được triển khai thành ba hàng. Tiểu đoàn sẽ được chia thành 8 hoặc trung đội hoặc hơn. Mỗi quốc gia chấp nhận trình tự xạ kích khác nhau cho cấp trung đội. Một phương pháp phổ biến nhất liên quan đến những trung đội là sự luân phiên nhau bắn, đầu tiên từ phía ngoài, bên phải sau đó là bên trái và tiếp tục trình tự xạ kích về phía trung tâm của tiểu đoàn. Điều này cho phép có được một đợt bắn liên tục hướng đến phía địch quân và giảm tối thiểu sự mờ mịt do mục tiêu bi khói súng che phủ. Cũng không cần chuyển đổi các hàng quân như trong phép bắn loạt theo hàng. Do vậy, ít có hỗn loạn sau khi bắn xong trước khi nạp lại đạn.
    Tất cả các quốc gia ở Châu Âu chấp nhận phép bắn loạt liên tục vào cuối những cuộc chiến tranh Malburian ở đầu thế kỷ 18. Những người Phổ tạo ra một số thay đổi trong phép bắn này cho phép những người lính được nạp lại đạn trong khi hành tiến vào giữa cuộc chiến tranh Áo. Tuy nhiên, điều này làm giảm độ chính xác đủ để phép bắn loạt liên tục này giảm hiệu quả. Anh quốc toàn tất phép bắn này vào khoảng giữa cuộc chiến với Napoleon. Những xạ thủ được huấn luyện tốt của quân đội Anh quốc đến đầu thế kỷ 19 có thể nạp lại đạn chỉ mất 30 giây hoặc ít hơn.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. thoky

    thoky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Ta hãy bàn thêm về việc sử dụng những khẩu súng nòng trơn loại matchlock và flintlock của thế kỷ 16, 17 và 18.
    Những khẩu hoả mai (musket) nòng trơn là loại súng cự ly lớn bắt nguồn từ những khẩu arquebus từ giữa thế kỷ 16. Khẩu hoả mai ban đầu nặng hơn arquebus, cần đến một cái giá súng để đỡ, có chiều dài 6 ft trong khi loại arquebus chỉ dài có 4 ft. Cỡ nòng của các loại này từ 0.5 đến 0.75 inch. Loại hoả mai cũng có phạm vi sát thương lớn hơn và tốc độ đầu nòng lớn hơn.Loại arquebus có một số điểm thích hợp hơn vì nó dễ sử dụng (người đánh cận chiến thích loại này hơn). Loại hoả mai nặng hơn nên lúc bắn cũng giật mạnh hơn. Tuy nhiên, tốc độ đầu nòng thấp hơn của arquebus không phải lúc nào cũng xuyên thủng áo giáp là cái mà lính kỵ binh và lính gác vẫn mang. Trong quân đội Tây Ban Nha và Bảo Hoàng, có cả hai loại lính sử dụng cả hai loại súng.
    Cả hai loại đều được nạp đạn từ phía đầu nòng và khai hoả bằng một mồi lửa. Để nạp đạn, người bắn phải tháo từ đai da đeo trên người ra một cái bình chứa thuốc súng được gọi là apostle. (có tất cả 12 cái như vậy - hãy xem bức tranh ở bài viết phía trên). Người lính sau đó sẽ đổ một lượng thuốc súng đã áng chừng từ bình chứa vào nòng súng. Tiếp theo là lấy một viên đạn từ trong túi dết nhét vào nòng súng bằng một cái que thông nòng. Hốc mồi bên cạnh súng được mở ra và thuốc súng từ túi thuốc đạn được đổ vào đó. Mọt cái mồi dài được làm từ dây tết nhúng vào saltpeter được đặt lên búa của khoá nòng. Người bắn sẽ phải giữ chặt khẩu súng của anh ta. Cò sẽ giải phóng khoá nòng để đưa mồi vào hốc mồi để khai hoả. Tia lửa từ hốc mồi sẽ phụt vào buồng đạn qua lỗ mồi và đốt cháy thuốc đạn. Sự nổ của thuốc đạn sinh ra khí đẩy viên đạn tròn hướng về phía mục tiêu.
    Thuốc súng trong buồng đạn cháy chậm. Khá nhiều thuốc bị bay theo viên đạn trước khi chúng bị đốt cháy hoàn toàn. Sự cân đối giữa cỡ đạn và chiều dài của nòng là rất quan trọng để đảm bảo rằng toàn bộ thuốc đạn đã được đốt hết trước khi viên đạn bay ra khỏi nòng. Nhìn chung, tốc độ đầu nòng lớn hơn sẽ đem lại cự ly sát thương và độ chính xác cao hơn, và do dó khả năng xuyên thủng áo giáp sẽ nhiều hơn. Do việc nạp đạn chiếm một thời gian khá lớn, một phương pháp tỷ mỷ hơn được thiết kế để đảm bảo có được một luồng hoả lực liên tục về phía địch quân. Quân lính được triển khai theo đội hình gồm từ 6 hàng hay nhiều hơn để mỗi hàng bắn vào một khoảng thời gian khác nhau. Sau khi một hàng bắn xong, một hàng khác mới lắp xong đạn sẽ di chuyển lên phía trên hàng đó, hoặc là những người bắn xong sẽ chuyến sang hai bên cánh đội hình và nạp đạn, để lộ ra hàng quân đã nạp đạn xong.
  3. thoky

    thoky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Ta hãy bàn thêm về việc sử dụng những khẩu súng nòng trơn loại matchlock và flintlock của thế kỷ 16, 17 và 18.
    Những khẩu hoả mai (musket) nòng trơn là loại súng cự ly lớn bắt nguồn từ những khẩu arquebus từ giữa thế kỷ 16. Khẩu hoả mai ban đầu nặng hơn arquebus, cần đến một cái giá súng để đỡ, có chiều dài 6 ft trong khi loại arquebus chỉ dài có 4 ft. Cỡ nòng của các loại này từ 0.5 đến 0.75 inch. Loại hoả mai cũng có phạm vi sát thương lớn hơn và tốc độ đầu nòng lớn hơn.Loại arquebus có một số điểm thích hợp hơn vì nó dễ sử dụng (người đánh cận chiến thích loại này hơn). Loại hoả mai nặng hơn nên lúc bắn cũng giật mạnh hơn. Tuy nhiên, tốc độ đầu nòng thấp hơn của arquebus không phải lúc nào cũng xuyên thủng áo giáp là cái mà lính kỵ binh và lính gác vẫn mang. Trong quân đội Tây Ban Nha và Bảo Hoàng, có cả hai loại lính sử dụng cả hai loại súng.
    Cả hai loại đều được nạp đạn từ phía đầu nòng và khai hoả bằng một mồi lửa. Để nạp đạn, người bắn phải tháo từ đai da đeo trên người ra một cái bình chứa thuốc súng được gọi là apostle. (có tất cả 12 cái như vậy - hãy xem bức tranh ở bài viết phía trên). Người lính sau đó sẽ đổ một lượng thuốc súng đã áng chừng từ bình chứa vào nòng súng. Tiếp theo là lấy một viên đạn từ trong túi dết nhét vào nòng súng bằng một cái que thông nòng. Hốc mồi bên cạnh súng được mở ra và thuốc súng từ túi thuốc đạn được đổ vào đó. Mọt cái mồi dài được làm từ dây tết nhúng vào saltpeter được đặt lên búa của khoá nòng. Người bắn sẽ phải giữ chặt khẩu súng của anh ta. Cò sẽ giải phóng khoá nòng để đưa mồi vào hốc mồi để khai hoả. Tia lửa từ hốc mồi sẽ phụt vào buồng đạn qua lỗ mồi và đốt cháy thuốc đạn. Sự nổ của thuốc đạn sinh ra khí đẩy viên đạn tròn hướng về phía mục tiêu.
    Thuốc súng trong buồng đạn cháy chậm. Khá nhiều thuốc bị bay theo viên đạn trước khi chúng bị đốt cháy hoàn toàn. Sự cân đối giữa cỡ đạn và chiều dài của nòng là rất quan trọng để đảm bảo rằng toàn bộ thuốc đạn đã được đốt hết trước khi viên đạn bay ra khỏi nòng. Nhìn chung, tốc độ đầu nòng lớn hơn sẽ đem lại cự ly sát thương và độ chính xác cao hơn, và do dó khả năng xuyên thủng áo giáp sẽ nhiều hơn. Do việc nạp đạn chiếm một thời gian khá lớn, một phương pháp tỷ mỷ hơn được thiết kế để đảm bảo có được một luồng hoả lực liên tục về phía địch quân. Quân lính được triển khai theo đội hình gồm từ 6 hàng hay nhiều hơn để mỗi hàng bắn vào một khoảng thời gian khác nhau. Sau khi một hàng bắn xong, một hàng khác mới lắp xong đạn sẽ di chuyển lên phía trên hàng đó, hoặc là những người bắn xong sẽ chuyến sang hai bên cánh đội hình và nạp đạn, để lộ ra hàng quân đã nạp đạn xong.
  4. thoky

    thoky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Vào giữa cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17,nhiều đội quân Thanh giáo tham chiến với loại hoả mai nhẹ rất dễ cầm và nạp đạn. Điều này làm giảm thời gian nạp đạn xuống hai phút hoặc ít hơn nữa. Trong một số trường hợp, người xạ thủ không cần đến giá súng và những khẩu hoả mai nhẹ đã bắn thủng áo giáp. Sự phát triển của loại hoả mai nhẹ dẫn đến sự ra đi của loại arquebus. Trong thời gian này, việc sử dụng áo giáp cũng giảm dần.
    Những đội quân Thanh giáo, được vũ trang bằng những khẩu hoả mai nhẹ của họ, đã khai triển phép bắn theo hàng (salvo fire). Phép bắn này lên quan đến việc hai hoặc nhiều hàng lính bắn đồng thời. Vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 những người Huyguenot ở Pháp dưới thời Henry trong chiến tranh tôn giáo và ở Đức, dưới thời Maurice, trong cuộc chiến giành độc lập chống lại người Tây Ban Nha, là những người đầu tiên sử dụng phương pháp salvo fire. Muộn hơn, những người Thuỵ Điển dưới thời vua Gustavus Adolphus sử dụng salvo fire rất hiệu quả chống lại quân đội Ba Lan và Bảo hoàng. Một lữ đoàn Thuỵ Điển được tin báo phải chặn bảy đơn vị kỵ binh Bảo hoàng đã dùng phép bắn salvo fire tại trận chiến Breitenfeld (1631) giữa cuộc chiến Ba mươi năm, đã chứng minh tính hiệu quả của phép bắn này.
    Một đóng góp quan trọng khác của người Thuỵ điển là việc sử dụng đạn giấy. Một pháo thủ được trang bị một hộp đạn gồm có những viên đạn chế sẵn bằng giấy quấn lấy thuốc súng và viên đạn. Pháo thủ sẽ phải lấy đạn ra khỏi hộp, cắn viên đạn ra và xé bao giấy. Anh ta sẽ phải ngắt lại một lượng nhỏ thuốc súng trong vỏ đạn và dốc phần lớn vào trong nòng súng. Phần thuốc giữ lại được đổ vào hốc mồi. Viên đạn được nhè ra khỏi mồm đặt vào trong nòng súng. Sau đó anh ta nhồi viên đạn xuống cho đến khi nó nằm sâu trong buồng đạn . Pháo thủ sau đó sẽ đặt mồi lên vị trí khoá nòng, đỡ tay và bắn. Tập hợp của Thuỵ điển gồm những khẩu súng hoả mai nhẹ, dễ cầm với những viên đạn bọc giấy và tác chiến theo phép salvo fire đã cho phép quân Thuỵ điển nạp đạn dưới thời gian một phút.
  5. thoky

    thoky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Vào giữa cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17,nhiều đội quân Thanh giáo tham chiến với loại hoả mai nhẹ rất dễ cầm và nạp đạn. Điều này làm giảm thời gian nạp đạn xuống hai phút hoặc ít hơn nữa. Trong một số trường hợp, người xạ thủ không cần đến giá súng và những khẩu hoả mai nhẹ đã bắn thủng áo giáp. Sự phát triển của loại hoả mai nhẹ dẫn đến sự ra đi của loại arquebus. Trong thời gian này, việc sử dụng áo giáp cũng giảm dần.
    Những đội quân Thanh giáo, được vũ trang bằng những khẩu hoả mai nhẹ của họ, đã khai triển phép bắn theo hàng (salvo fire). Phép bắn này lên quan đến việc hai hoặc nhiều hàng lính bắn đồng thời. Vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 những người Huyguenot ở Pháp dưới thời Henry trong chiến tranh tôn giáo và ở Đức, dưới thời Maurice, trong cuộc chiến giành độc lập chống lại người Tây Ban Nha, là những người đầu tiên sử dụng phương pháp salvo fire. Muộn hơn, những người Thuỵ Điển dưới thời vua Gustavus Adolphus sử dụng salvo fire rất hiệu quả chống lại quân đội Ba Lan và Bảo hoàng. Một lữ đoàn Thuỵ Điển được tin báo phải chặn bảy đơn vị kỵ binh Bảo hoàng đã dùng phép bắn salvo fire tại trận chiến Breitenfeld (1631) giữa cuộc chiến Ba mươi năm, đã chứng minh tính hiệu quả của phép bắn này.
    Một đóng góp quan trọng khác của người Thuỵ điển là việc sử dụng đạn giấy. Một pháo thủ được trang bị một hộp đạn gồm có những viên đạn chế sẵn bằng giấy quấn lấy thuốc súng và viên đạn. Pháo thủ sẽ phải lấy đạn ra khỏi hộp, cắn viên đạn ra và xé bao giấy. Anh ta sẽ phải ngắt lại một lượng nhỏ thuốc súng trong vỏ đạn và dốc phần lớn vào trong nòng súng. Phần thuốc giữ lại được đổ vào hốc mồi. Viên đạn được nhè ra khỏi mồm đặt vào trong nòng súng. Sau đó anh ta nhồi viên đạn xuống cho đến khi nó nằm sâu trong buồng đạn . Pháo thủ sau đó sẽ đặt mồi lên vị trí khoá nòng, đỡ tay và bắn. Tập hợp của Thuỵ điển gồm những khẩu súng hoả mai nhẹ, dễ cầm với những viên đạn bọc giấy và tác chiến theo phép salvo fire đã cho phép quân Thuỵ điển nạp đạn dưới thời gian một phút.
  6. thoky

    thoky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Đến cuối thế kỷ 16, loại súng firelock đã được sáng chế ra. Sáng chế này hạn chế việc dùng mồi và thay thế mồi bằng một viên đá lửa. Viên đá lửa gõ vào miếng thép phía trên hốc mồi, làm toé ra tia lửa để đốt cháy thuốc súng trong đó. Loại flintlock làm giảm thời gian nạp đạn, nhưng thời gian đầu đắt hơn cơ cấu matchlock nhiều lần. Việc thuốc súng sử dụng với lượng lớn tại các khẩu đội pháo đã yêu cầu hạn chế sử dụng các vật mang lửa (như mồi) trong khu vực quanh đó và loại firelock đã trở thành một loại thích hợp với những người lính pháo thủ. Loại súng firelock còn được biết đến với tên gọi fusil. Sau này, firelock đã trở thành flintlock. Flintlock trở nên phổ biến hơn theo thời gian do giá thành của nó giảm xuống và độ tin cậy tăng lên. Đến cuối những cuộc chiến Malburian ở đầu thế kỷ 18 loại matchlock hoàn toàn bị thay thế bởi loại flintlock. Ưu điểm khác của loại flintlock hơn so với firelock là ở đội hình. Matchlock yêu cầu khoảng cách khá lớn giữa những người lính do sử dụng mồi lửa và sự cần thiết phải di chuyển của các hàng quân sau mỗi lần bắn, trong khi đó loại flintlock cho phép một đội hình có trật tự khít gọn hơn.
  7. thoky

    thoky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Đến cuối thế kỷ 16, loại súng firelock đã được sáng chế ra. Sáng chế này hạn chế việc dùng mồi và thay thế mồi bằng một viên đá lửa. Viên đá lửa gõ vào miếng thép phía trên hốc mồi, làm toé ra tia lửa để đốt cháy thuốc súng trong đó. Loại flintlock làm giảm thời gian nạp đạn, nhưng thời gian đầu đắt hơn cơ cấu matchlock nhiều lần. Việc thuốc súng sử dụng với lượng lớn tại các khẩu đội pháo đã yêu cầu hạn chế sử dụng các vật mang lửa (như mồi) trong khu vực quanh đó và loại firelock đã trở thành một loại thích hợp với những người lính pháo thủ. Loại súng firelock còn được biết đến với tên gọi fusil. Sau này, firelock đã trở thành flintlock. Flintlock trở nên phổ biến hơn theo thời gian do giá thành của nó giảm xuống và độ tin cậy tăng lên. Đến cuối những cuộc chiến Malburian ở đầu thế kỷ 18 loại matchlock hoàn toàn bị thay thế bởi loại flintlock. Ưu điểm khác của loại flintlock hơn so với firelock là ở đội hình. Matchlock yêu cầu khoảng cách khá lớn giữa những người lính do sử dụng mồi lửa và sự cần thiết phải di chuyển của các hàng quân sau mỗi lần bắn, trong khi đó loại flintlock cho phép một đội hình có trật tự khít gọn hơn.
  8. thoky

    thoky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0

    Tình huống bắn không nổ và tắc súng trong khi sử dụng súng hoả mai
    Súng không nổ xuất hiện qua một số tình huống. Phương pháp nạp đạn cho súng hoả mai đem lại sự không chuẩn xác với một lượng lớn thuôc súng sử dụng, gây ra những thay đổi về hiệu quả của vũ khí. Cơ chế bắn, với phương pháp nhồi thô sơ, cũng là một vấn đề không đáng tin cậy và những lần bắn không nổ đã xuất hiện lặp đi lặp lại. Theo Laurenma, vào cuối thế kỷ 18, 15 % số lần bắn hoả mai đã không nổ ngay cả khi thời tiết khô ráo. Tỷ lệ bắn không nổ cao hơn một cách tương xứng trong điều kiện ẩm ướt tại khá nhiều trận chiến ở Tây Âu. Do vậy có thể phỏng đoán rằng khoảng 25% số lần bắn đã không nổ.
    Thuốc súng cháy để lại tàn sau khi phát hoả trong buồng đạn của một khẩu hoả mai. Tàn thuốc này tiếp tục bị tích tụ trong quá trình chiến đấu. Nó làm tăng thời gian nạp đạn và tăng cả khả năng bắn không nổ. Đá lửa cũng sẽ bị mòn và có thể bị vỡ phải yêu cầu thay thế. Trong một trận chiến một tiểu đoàn sẽ có xu hướng tăng dần thời gian nạp đạn và nhận được số lần bắn ít hơn do tình trạng tắc súng tăng lên. Do đó, phép bắn volley hiệu quả nhất sẽ là volley ban đầu và một số lần volley tiếp theo.
  9. thoky

    thoky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0

    Tình huống bắn không nổ và tắc súng trong khi sử dụng súng hoả mai
    Súng không nổ xuất hiện qua một số tình huống. Phương pháp nạp đạn cho súng hoả mai đem lại sự không chuẩn xác với một lượng lớn thuôc súng sử dụng, gây ra những thay đổi về hiệu quả của vũ khí. Cơ chế bắn, với phương pháp nhồi thô sơ, cũng là một vấn đề không đáng tin cậy và những lần bắn không nổ đã xuất hiện lặp đi lặp lại. Theo Laurenma, vào cuối thế kỷ 18, 15 % số lần bắn hoả mai đã không nổ ngay cả khi thời tiết khô ráo. Tỷ lệ bắn không nổ cao hơn một cách tương xứng trong điều kiện ẩm ướt tại khá nhiều trận chiến ở Tây Âu. Do vậy có thể phỏng đoán rằng khoảng 25% số lần bắn đã không nổ.
    Thuốc súng cháy để lại tàn sau khi phát hoả trong buồng đạn của một khẩu hoả mai. Tàn thuốc này tiếp tục bị tích tụ trong quá trình chiến đấu. Nó làm tăng thời gian nạp đạn và tăng cả khả năng bắn không nổ. Đá lửa cũng sẽ bị mòn và có thể bị vỡ phải yêu cầu thay thế. Trong một trận chiến một tiểu đoàn sẽ có xu hướng tăng dần thời gian nạp đạn và nhận được số lần bắn ít hơn do tình trạng tắc súng tăng lên. Do đó, phép bắn volley hiệu quả nhất sẽ là volley ban đầu và một số lần volley tiếp theo.
  10. thoky

    thoky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0

    Lính Long kỵ binh Ba lan thế kỷ 17 với khẩu hoả mai.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này