1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súng và đạn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi RandomWalker, 24/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Chú smallarm không phân biệt được M14 với M4 cũng nhảy vào đây à ?
    to các bác :
    mấy hôm trước em có đọc tài liệu thêm về rifling :
    - xẻ rãnh bằng cách khoan, trong các hãng thì remington khoan ngon nhất
    - súng có 3 loại xẻ rãnh : xẻ rãnh trái, xẻ rãnh phải và xẻ rãnh dual : dual là cả rãnh trái và rãnh phải đan chéo vào nhau hình mắt cáo ( cóc hiểu là xẻ kiểu này thì khía kiểu gì )
    - súng bắn tỉa M24 xẻ rãnh hình thang, nhưng vát tròn gờ khương tuyến để giảm ma sát lên đầu đạn.
    - đầu đạn vẫn có khả năng va đập với nòng súng trong quá trình chuyển động dưới tác dụng của dao động riêng của nòng súng
  2. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Khoan chỉ tạo được lỗ tròn thành trơn. Để tạo khương tuyến súng nhỏ, cách ngon và rẻ nhất là dùng con tống. Cầu kỳ và đắt hơn (nhưng hiệu quả chả hơn) là dùng dao cắt dọc (như kiểu phay). Phương pháp con tống dùng cho sản xuất đại trà, cắt dọc trục dùng cho sản xuất thí nghiệm.
    Tất cả các khương tuyến đều có hình tứ giác dạng thang, tuy nhiên tùy theo thiết kế, hình thang này cân hay lệch về 1 phía, có đỉnh cao đỉnh thấp (so với tâm nòng) hay đỉnh cao đều...
    Còn dual rifling giờ mới nghe thấy khương tuyến mắt cáo đạn bị xé ra từng mảnh -> shotgun
    Mời các bạn thích lý thuyết "nước xoáy bồn cầu" vào đây:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Bullet
    Hoặc ở đây, có ảnh:
    [​IMG]
    http://www.firearmsid.com/A_bulletIDrifling2.htm
    Còn đây là khương tuyến và tạo khương tuyến:
    http://www.firearmsid.com/A_bulletIDrifling.htm
    Nếu chả tin lắm thì nghe FBI giải thích cho chắc nhỉ
    http://www.fbi.gov/hq/lab/fsc/backissu/april2000/schehl1.htm
    Không ai hứng thú tìm hiểu vì sao vỏ đạn lại có dạng côn với dạng trụ à???
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 17:34 ngày 02/01/2006
  3. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1

    Bác kien098 toàn lấy thông tin của bọn điều tra tội phạm về súng và vết đạn, nên nó giải thích về những vết tạo thành trên đầu đạn là đúng rồi. Những thông tin này em đọc hàng đống, nhưng chúng nó chủ yếu nói là đường khương tuyến làm cho đầu đạn xoay, và đường khương tuyến cào vào mặt đầu đạn ( khiếp, nghe như mèo ) nhưng em chưa thấy chỗ nào giải thích cụ thể tại sao đường khương tuyến lại làm cho đầu đạn xoay được.
    Trong cái wikipedia em thấy có cái link này giải thích cụ thể hơn một chút : http://en.wikipedia.org/wiki/Internal_ballistics nhưng vẫn không có manh mối gì chắc chắn
    Theo lập luận của em, nếu như tại vì vết cắt của khương tuyến lên đầu đạn làm cho đạn xoay, tại sao không có súng nào có đường khương tuyến hình lưỡi dao sắc mà toàn là tù ? và tại sao khi đường khương tuyến bị tắc ( theo như thí nghiệm của bác hungsp hoặc trong trường hợp nòng súng bị bùn ) thì đạn bắn không chính xác và gây kẹt đạn. Khí thuốc rất mạnh, chẳng có lẽ mà nó không phụt được bùn đất ra ? Tại sao M24 lại làm khương tuyến trơn tru hơn, và dùng đạn khác hẳn với đạn thường, mặc dù cùng cỡ 7.62X51, và khuyến cáo không nên dùng đạn thường trừ trường hợp khẩn cấp ?
    trong link của wikipedia, em đọc được đoạn này :
    Tổng kết : từ các thông tin trên net, vẫn chưa có gì khẳng định chắc chắn rằng cái gì lái đầu đạn xoay tròn trong nòng súng : bản thân đường khương tuyến, hay khí thuốc chạy dọc theo rãnh của đường khương tuyến ? Với đạn dưới cỡ nòng thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
  4. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    chúng nó bảo khí thoát bất đối xứng sẽ làm ảnh hưởng lên đường đạn.
    và đây
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Another issue that has an effect on the barrel''''''''s hold on the bullet is the rifling. When the bullet is fired, it is forced into the rifling, which cuts or "engraves" the surface of the bullet. If the rifling is a constant twist, then the rifling rides in the grooves engraved in the bullet, and everything is secure and sealed. If the rifling has a decreasing twist, then the changing angle of the rifling in the engraved grooves of the bullet causes the rifling to become narrower than the grooves. This allows gas to blow by, and loosens the hold of the bullet on the barrel. An increasing twist, however, will make the rifling become wider than the grooves in the bullet, maintaining the seal. [/QUOTE]
    Tổng kết : từ các thông tin trên net, vẫn chưa có gì khẳng định chắc chắn rằng cái gì lái đầu đạn xoay tròn trong nòng súng : bản thân đường khương tuyến, hay khí thuốc chạy dọc theo rãnh của đường khương tuyến ? Với đạn dưới cỡ nòng thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
    [/QUOTE]
    Lạ quá nhỉ, khương tuyến nó khía viên đạn đều như quả dứa thế kia mà bạn còn hỏi tại sao nó xoay???
    Còn đạn dưới cỡ mà không có đai đạn đủ cỡ nó có bay ra khỏi nòng được không bạn thân mến?
    Với cái khía sâu thế kia, lẽ ra bạn phải hỏi: làm sao nó không quay nhỉ? mới phải chứ
    Khương tuyến phải làm tiết diện tù (đa giác, cạnh vê tròn) để đảm bảo độ bền, chống mài mòn.
    Khí thoát lệch làm ảnh hưởng đường đạn tí tẹo, không đáng kể, vì tiết diện thoát khí (khoảng giữa đáy và đỉnh khương tuyến) quá nhỏ so với tiết diện đít viên đạn.
    Còn trong cái khe ấy nó có con chêm (nêm) là hạt cát, đất (nên nhớ độ cứng của hạt cát khá lớn đấy) thì ảnh hưởng sơ tốc là chuyện thường chứ nhỉ? Phân tích véctơ lực ở điểm tiếp xúc viên đạn-hạt cát- nòng súng là thấy ngay mà? Phụt bùn đất thì phụt được, nhưng giảm sơ tốc và xước nòng. Cái lớp hợp kim cứng đã xước thì phát triển nhanh, nòng mau hỏng (như xilanh động cơ ấy).
    Thêm nhé, đúng là RW chả hiểu gì vật lý (câu tại sao khía thế mà nó lại xoay ấy mà)
    Xét viên đạn khi chưa khía: thuốc phóng đẩy đít, khương tuyến chặn lại. Nếu áp suất không đủ ép cho đầu đạn bị cắt, nó ở lại, khí xì ra các khe hở, kẹt đạt.
    Đủ áp, nó đẩy đầu đạn vào, khương tuyết cắt thân đạn thành các khía. Thông thường nhất (và chả ai làm khác) đầu khương tuyến tiết diện nhỏ và độ cao nhỏ, cắt đạn dễ hơn, dẫn đến hậu quả là các vụn kim loại cắt từ đầu đạn đẩy vào vùng đáy khương tuyến. Việc này giải thích các vụn kim loại dính vào nạn nhân khi bị bắn ở tầm gần.
    Ổn định, đầu đạn đi tiếp, gờ khương tuyến ép vào cạnh vết cắt trên đầu đạn bắt nó quay trong khi chạy.
    Có 2 trường hợp: lực ép đủ lớn bắt đạn quay -> đạn quay
    Lực ép không đủ lớn bắt đạn quay, đạn không quay, khương tuyến vẫn chuyển hướng -> khương tuyến cắt tiếp đầu đạn, gờ bị cắt trên đầu đạn phát triển, tới lúc bị khương tuyến bóc toàn bộ lớp vỏ.
    Trường hợp 1 là đích đến của tất cả những nhà thiết kế súng không trông chờ vào hiệu ứng bồn cầu.
    Trường hợp 2 là trường hợp viên đạn có mômen quán tính lớn (đạn nặng, đường kính lớn) trong khi lớp vỏ đạn lại mềm không đạt yêu cầu. Vì cái trường hợp 2 này mà người ta phải xài đồng thay cho chì, thiếc, thậm chí dùng thép.
    Thử làm cái đầu đạn bằng chì mềm cho vào khẩu AK, bắn bùm một phát, ta có một lõi đạn đẹp tuyệt vời cộng một đống mảnh chì.
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 02/01/2006
  5. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Một vài kết luận khác:
    - Ma sát giữa đầu đạn và nòng súng sẽ sinh ra nhiệt độ và nhiệt lượng đủ lớn để làm mềm và chảy đầu đạn. Hợp kim sinh ra sẽ kết tụ lại trong nòng súng, làm giảm tuổi thọ nòng, giảm độ chính xác của viên đạn.
    - Đầu đạn phải rất khít với nòng súng, không được khít quá sẽ làm tăng ma sát, và không được lỏng quá cũng làm giảm chính xác. Thí nghiệm đầu đạn TUL của bác hungsp chắc chỉ đúng với TUL thôi ( mà em chưa thử nên chưa biết được )
    - Súng có mặt cắt khương tuyến hình đa giác ( trơn hơn ) chỉ phổ biến ở một vài nước châu Âu nhưng súng khương tuyến đa giác bắn chính xác hơn, tuổi thọ dài hơn và phải bảo dưỡng lau nòng dài hơn. ( VD: HK G41 )
  6. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Bác kien: đầu đạn quay, bị cắt sẽ khía, nhưng chưa có gì đảm bảo rằng nếu khía thì nó sẽ quay. Các bác có tài liệu gì hay ho, gửi em đọc với.
  7. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Lại kết luận liều:
    Thứ nhất, ma sát không đủ làm chảy đạn khi thuốc phóng không đủ làm chuyện đó. Theo bảo toàn năng lượng, toàn bộ động năng của đạn, năng lượng cắt đầu đạn, nhiệt sinh do ma sát, năng lượng lên viên đạn tiếp theo, năng lượng đốt nóng súng, năng lượng còn trong khí dư, và cả năng lượng đẩy vào người bắn, đều là từ năng lượng cháy của thuốc súng.
    Hơn nữa, nòng súng có độ nhẵn cao vào cứng, hệ số ma sát rất nhỏ.
    Hơn tí nữa, nhiệt trong nòng không đủ để tạo hợp kim giữa vụn đạn và nòng.
    Thứ 2, vì đạn cần phải rẻ -> độ chính xác thấp, người ta không chú trọng sản xuất đầu đạn thật khít mà tính toán dung sai sao cho đầu đạn thoát khỏi nòng súng với vận tốc và đạn đạo thiết kế. Đạn luôn nhỏ hơn nòng, sử dụng các vụn kim loại cắt từ đầu đạn để bịt khe hở giữa đạn và đáy khương tuyến. Chính vì thế thiết kế khương tuyến không phải chỉ là đủ tạo xoay cho đạn, mà còn phải tính đến sai số sản xuất đầu đạn, cộng với độ bền nòng (tuổi hoạt động của khương tuyến), yếu tố khí hậu (do nòng luôn nở ra khi bắn -> chiều cao hiệu dụng của khương tuyến giảm)...
    Thứ 3, đa số (hay tuyệt đại đa số) khương tuyến là dạng đa giác, và khương tuyến không tham gia vào tính chính xác của súng. Độ chính xác của súng phụ thuộc vào: độ chính xác và ổn định của viên đạn (đầu đạn, liều phóng), độ dài nòng, hình dạng viên đạn, và quan trọng nhất là độ chính xác của trục nòng súng. Châu Âu không sáng tác ra khương tuyến đa giác, vì hình dạng ổn định của các dạng khương tuyến đều là đa giác(tứ giác nhé, nghe đa giác có vẻ princeton quá). Khương tuyến tam giác bắn vài chục phát cũng quy về tứ giác mà thôi. Còn khương tuyến ngũ, lục, thất.... giác thì chắc đang trong vòng tuyệt mật
    Có ai biết tại sao AR 15 có thể đạt tốc độ bắn cao như thế không???
    Còn G41 với AK-74 xêm xêm. Tăng gấp 4 suất đầu tư cho súng, đạn thì AK-74 cũng chính xác như vậy, nhưng chả cần thiết.
    Dòng AK rẻ, ổn định và kém chính xác vì cấp chính xác của nó thấp, lấy hoạt động trong mọi điều kiện làm ưu tiên, đạn rẻ thối, tự nhồi lại đạn, ép lại đầu bắn vẫn chính xác như thế.
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 19:40 ngày 02/01/2006
  8. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Theo link bác đưa thì đầu đạn bị nóng lên và mềm ra, phần "phoi" bị đốt chảy và bị khí thuốc đẩy ra tạo nên phần lấm chấm xung quanh điểm chạm.
    Theo em thì áp suất càng lớn, đầu đạn càng có xu hướng bảo toàn véc tơ động lượng, và do đó nó càng không quay nếu như không có ngoại lực bắt nó quay.
    Bác hungsp giải thích về việc rãnh khương tuyến giống như cống ... etc, em cũng không đồng ý lắm, vì rãnh khương tuyến bé hơn đầu đạn.
    Theo em thì phản lực của khí thuốc từ rãnh khương tuyến lên, hiện tại là khả năng duy nhất gây ra ngoại lực bắt đầu đạn quay.
    Em đếch hiểu hiệu ứng bồn cầu là cái gì nhưng chắc là xóay khí hình thành khi dòng khí áp suất lớn phụt sang khu vực áp suất nhỏ hơn nhiều lần.
    Vỏ áo đầu đạn càng cứng thì nguy cơ đối với nòng súng càng cao. Do đó, theo link bác đưa thì người ta xài vật liệu mềm , có nhiệt nóng chảy thấp để làm đầu đạn, thậm chí dùng cả sáp để bôi trơn.
    Chì nóng chảy sẽ bám vào nòng súng, còn đồng thì nógn chảy ở nhiệt độ cao hơn. Do đó M16 không dùng đạn chì mà chỉ có đạn lõi chì vỏ đồng. Người ta còn dùng nhiều hợp kim khác của đồng để cho nó mềm hơn, phù hợp hơn với sơ tốc cao của M16. Các súng ngắn sơ tốc thấp có thể dùng đạn đầu chì.
    đạn bắn tỉa có vỏ rất mềm ( hợp kim với mô líp đen ) và tráng hỗn hợp kim loại bôi trơn ( chưa hiểu là cái gì - để tìm hiểu sau ).
  9. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Kết luận ko phải của em, mà em tìm trong mấy cái link bác đưa ở trang trước . Mà mấy cái trang đấy em cũng chưa tin tưởng lắm đâu.
    Glock 36 và HK G41 dùng khương tuyến bát giác. Khẩu 45 của HK cũng khương tuyến lục giác thì phải.
    Khương tuyến có tác dụng duy nhất là ổn định đường đạn, qua đó gây cho đường đạn một độ chính xác nhất định. Bác nói khương tuyến không ảnh hưởng tới độ chính xác mới liều
  10. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Lại phải thở dài, mời học lại về Newton để biết tại sao cái đầu đạn thích bị xoay hơn là bị cắt nát ra (và vì sao nó chỉ có 2 con đường đó để lựa chọn.
    Thứ 2, không hiểu phản lực của khí thuốc là cái lực quái nào, sinh ra ở đâu, đâu là lực để sinh ra cái phản lực đấy.
    Vật liệu mềm để làm vỏ đầu đạn, cái hợp kim molipden chính là vật liệu bôi trơn đấy, như chì, khi nó chảy ra và chen vào các khe làm vật liệu bịt kín tăng ma sát (và bịt cái bồn cầu).
    Súng bắn tỉa và sơ tốc cao là hai khái niệm khá khác nhau. Mà có lẽ tôi diễn đạt cũng không rõ, viết đúng hơn là gia tốc trong nòng cao sẽ không chấp nhận các vỏ đầu đạn mềm (cái này là tùy vào tốc độ cháy và lượng thuốc phóng.
    Súng bắn tỉa thường đạt gia tốc cao bằng quãng đường gia tốc dài (nòng dài hơn).
    Người ta dùng đầu đạn có vỏ càng mềm càng tốt nhưng không có nghĩa là vượt qua được giới hạn. Mềm đến mức không truyền được lực từ khương tuyến vào đầu đạn thì vứt, như chì chả hạn.
    Còn nữa, chì có chảy ra cũng chả dính lại được nòng, luồng khí nóng và viên đạn sau sẽ mời nó ra khỏi nòng, trừ khi nó tìm được cái hốc nào chui vào.
    RW biết tại sao băng đạn thời thế chiến rất ít băng dạng cong không?

Chia sẻ trang này