1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súng và đạn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi RandomWalker, 24/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    hì, đảo lại với RW-một thần đồng đọc quảng cáo cái.
    1/ Newton nói qua 3 định luật của ổng. Khương tuyến và đạn tương tác nhau qua cái chỗ tiếp xúc. Nếu đạn không thích, nó sẽ bị tróc toàn bộ lớp vỏ, hoặc nếu không thích bị tróc toàn bộ lớp vỏ, nó phải xoay. Lực tạo xoay cho đạn do khương tuyến tác dụng vào đầu đạn qua tiếp xúc khương tuyến - rãnh trên đầu đạn.
    Về vấn đề đầu đạn tại sao xoay, tớ nói thế là nhiệt tình hết mức. Ví dụ cũng đưa rồi. Còn ai tin thì tùy, không tin thì cứ tin vào thuyết bồn cầu, hoặc là do các nhà siêu khoa học vĩ đại của Mỹ chưa thèm tiết lộ nguyên lý làm sao để xoay viên đạn vậy.
    Còn các câu trả lời cứ đổ tại nhà sản xuất thì thua. Vấn đề câu hỏi là tại sao người ta phải sản xuất ra như thế.
    Súng ngắn và SMG nẩy mạnh (do giật mạnh) là cos tính tương đối, tất nhiên không thể so được với đại bác gồi. Nhưng tại sao thì ối người muốn bảo là tại nhà sản xuất. Thôi, ai thích tìm hiểu thì trả lời tiếp.
    Về tốc độ bắn, đang muốn so nó với cùng dòng tiểu liên tấn công, còn so rộng thì phải so với dòng gát ling, dòng SMG.... à, thế thì hơi ngớ ngẩn, nhỉ.
    Mà thế RW biết tại sao SMG bắn tốc độ nhanh thế được không? Tại sao khẩu UZI và các súng tương tự phải có cái đuôi dài ngằng chỉ để chứa cái lò xo đẩy về, kể cả các kiểu súng của Đức, Pháp (dòng SMG)???
    AR15 kẹt đạn thế nào chả cần thống kê, lính Mỹ kêu rầm lên chắc cậu chả lạ, hay sang đọc bên LSVH cái bác Duong... pót về Ia drang ấy, trong truyện cũng thống kê được vài chục chú kẹt trên tổng vài trăm tham chiến. Cũng cao, nhỉ?
  2. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Trong 3 định luật newton, em đoán chắc bác nhắc định luật 3, đại loại khi vật A đục lên vật B 1 lực F thì lực B đục lại lực A một lực có độ lớn là F và có hướng ngược lại với hướng lực F phỏng ạ ? Em chả thấy có gì liên quan ở đây cả.
    Trong khoa học không có chữ "tin" bác ạ, khoa học không phải tôn giáo. Bác không thuyết phục được em chứ ko phải em ko tin bác .
    Thì rõ là tại nhà sản xuất, các loại đạn, mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng, không loại nào ăn đứt loại nào.
    Ơ cái bác này, bác bẩu SMG với súng ngắn nẩy mạnh là bác so với cái gì ? so với pháo tép à ? À mà cũng phụ thuộc người bắn. Em thấy có người bắn ngon lắm, cầm 1 tay giơ lên bắn ko giật, nhưng có người thì vừa kéo cò phát súgn đang ngang vai chĩa thẳng lên trời rồi.
    Nói chung bác hỏi rất không trọng tâm, em chả biết ý định của bác là gì mà trả nhời . Em ko thấy liên quan lắm đến khương tuyến. Lò xo đẩy về thì súng tự động / bán tự động nào cũng có. Cái quan trọng là bắn ở tốc độ cao được bao lâu và để làm gì mà người ta quyết định sản xuất súng như vậy để đáp ứng. Chả hạn AK đạn năng lượng cao, đạn cũng nặng, tiếp tế khó khăn, lại tòan bán cho nước nghèo, chế tạo hàng lọat phục vụ chiến tranh lớn, mà ý tưởng từ khẩu MP44 từ WW2 ra, nên vận tốc bắn không được phép cao. Cả tiểu đội thì có được 1 khẩu AK nâng cấp - RPK bắn tốc độ cao hơn. Chỉ khác là nặng hơn để đỡ giật và nòng dài hơn thôi, cơ khí giống hệt AK.
    trong khi đó mấy nước Âu Mỹ sản xuất súng tiến công phục vụ CQB nên yêu cầu bắn nhanh hơn. Riêng dòng súng của HK, cùng một kết cấu cơ khí nhưng cỡ nòng và vận tốc bắn khác nhau thì thay đổi:
    MP5, G3A3, G3A4, G41 , thậm chí cả G21chỉ khác chỗ tiếp đạn.
    Thời WW2, đáng nhẽ M1 Garand cũng bắn liên thanh được, nhưng thế thì tốn đạn quá, không tiếp vận được, ảnh hưởng lớn đến chiến lược chiến thuật nên quân đội Mỹ chỉ yêu cầu súng bắn từng viên thôi, và mỗi tiểu đội có 1-2 chú dùng thompson, 1 chú dùng Browning bắn liên thanh.
    Túm lại là tốc độ bắn không ảnh hưởng lắm bởi loại đạn và cấu trúc súng ( xét trong vũ khí bộ binh thôi nhá ), chỉ ảnh hưởng bởi yêu cầu của Sếp xòng thôi.
    AR 15 bị kêu vì 2 vấn đề :
    1. Nòng quá ngắn, điếc tai mù mắt người bắn
    2. Cái flash hider dễ mắc vào cây rừng.
    Ngoài ra nếu có kẹt đạn thì cũng không có chuyện kẹt trong nòng hoặc buồng đốt ( trừ đạn thối ), mà ở cơ cấu trích xuất vỏ đạn, và kéo đạn từ băng lên. Nói chung là ko liên quan đến khương tuyến.
  3. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Động cơ bước là 1 dạng servo motor, quảng cáo không ghi à?
    Thôi chưa hiểu thì tìm hiểu thêm, đợi khi nào có thời gian tớ pót bài về mấy vấn đề kia (trừ khương tuyến) thì dẹp tự ái vào mà đọc nhá.
    Mấy cái link tớ tìm hộ cậu chứ không phải nhờ mấy cái link đó mà tớ biết những vấn đề này. Thế nhé!
    Quên, AR 15 hay kẹt do nhược điểm của nguyên lý tự động. Tự tìm hiểu hoặc chờ vậy.
    Nữa, đạn dạng côn đặc trưng sinh ra khi người ta làm súng trích khí. Sau 1 số súng khác cũng học nhờ những tính năng ưu việt của nó trong việc chống kẹt đạn. Chi tiết xin xem hồi sau.
    SMG hay súng ngắn nẩy mạnh nên tới giờ này các vũ khí tiểu liên tấn ông chủ lực toàn là trích khí, mặc dù nó làm giảm sơ tốc đạn. Nhược điểm cố hữu đó do nguyên lý tự động, cũng lại xin chờ hồi sau.
    Đuôi UZI và các SMG phải dài vì lò xo đẩy về phải mềm để giảm tốc độ bắn tự động.
    Tốc độ bắn AR 15 hay SMG đạt cao do phần chuyển động nhẹ hơn so với số súng còn lại.
    Băng cong phù hợp nhất cho đạn côn, 3 loại kia phù hợp cho đạn trụ. Chỉ rất hiếm hoi trường hợp băng tròn dùng cho đạn côn, băng thẳng bị bỏ từ Ar15, băng trụ chưa thấy ai dùng.
    Thế nhé!
  4. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Hi Bác Kiên, tớ đọc ở đâu đó là khẩu AR15 có bộ phận trích khí bố trí ở bên trong, nên khi hoạt động sẽ dễ làm bẩn các hệ thống máy móc của súng làm khẩu súng này hay kẹt đạn. Khẩu AK thì bộ phận này bố trí ngay ở bên ngoài, phía trên nòng súng. Không hiểu có đúng ko nhỉ???
  5. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Gần đúng bác ạ
    Cơ chế trích khí của riêng dòng AR15/M16 khác tất cả các dòng khác là cơ khí trích khí trực tiếp, khí trích đưọc dẫn qua 1 ống nhỏ thổi trực tiếp vào bệ khóa nòng đẩy nó lùi lại để lên viên đạn sau. Do cái ống này nhỏ và dài, nên dễ tắc. Mặt khác việc thổi khí trực tiếp vào sẽ khó đảm bảo lực đẩy ổn định, khi bệ khóa bị dị vật bay vào (cát, cây cỏ... ) trong lúc chiến đấu.
    Nguyên nhân kẹt đạn chính là do nguyên lý này tạo lực đẩy không ổn định, khi đẩy yếu, bệ khóa lùi chưa hết hành trình, không gặp được lẫy hất đạn, thế là kẹt. Song cái kẹt này còn dễ chịu, vì chỉ cần kéo quy lát lên đạn lại là bắn tiếp được. Kẹt chết người là kẹt khi vỏ bắt đầu nghiêng ra khỏi ổ thì bệ khóa hết đà bị đẩy lên, làm gẫy mấu kẹp đáy đạn. Lúc đó thì bắn xong lại phải kéo quylát nghiêng súng cho vỏ rơi ra, bắn tiếp Thường thì là vứt súng.
    Kẹt phổ biến hàng đầu thì nguyên nhân do ống dẫn khí. Chỉ cần cái ống bị chấn động cong đi 1 tí, hở ra là mất lực đẩy, khỏi bắn tự động. Hoặc bắn nhiều, muội kẹt trong ống, cũng mất lực đẩy. Nòng bị dị vật, ma sát tăng, đạn khó bay ra dẫn tới khí trích thổi quá mạnh vào ống cũng biến dạn, kẹt tiếp.
    Thêm nguyên nhân nữa là khí thuốc thổi thẳng vào hộp khóa nòng, để lại muội và nhiều sản vật cháy ở đây, dễ dàng làm kẹt và ăn mòn các chi tiết cơ khí của tất cả các hệ khóa nòng, cò, buồng đạn... dẫn tới nhiều khi chỉ vài chục phát bắn là muội đã làm kẹt béng mất buồng đạn, khóa nòng không đóng khít được, khỏi bắn
    Nhiều nguyên nhân kẹt thế nên nó mới nổi tiếng là dễ kẹt, là yếu điểm nghiêm trọng, chứ không phải là vướng cây với lại nổ to như RW nói.
    Nguyên lý của AR15/M16 gọi là trích khí lùi ngắn, khác với trích khí lùi dài là khí trích chui vào một hệ pít tông - xy lanh, đẩy pít tông lùi, hết hành trình pít tông mở đáy xi lanh để thoát khí trích. AK và đa số súng khác đều dùng nguyên lý này và thường hệ pít tông-xilanh gắn ngay điểm trích khí. Như vậy khí trích chỉ cần chui qua 1 khe hẹp trích khí trên nòng là ra nơi rộng rãi, khó bám muội, gây kẹt hơn. Lực đẩy qua hệ kín pít tông - xilanh ổn định hơn nhiều.
    Trường hợp trích khí lùi ngắn cũng có thể đưa 1 cần đẩy lên sát điểm trích khí để nhận lực, song khó khăn là khí phụt áp cao lại ra vùng tự do quá sớm sẽ tụt áp trong nòng nhanh, mất sơ tốc.
    Trường hợp trích khí lùi dài cũng có thể dùng ống dẫn khí về píttông -xilanh đặt trong hộp khóa nòng, nhưng chắc ớn việc AR15 kẹt, chưa thấy ai thử
    AR15 sở dĩ có khả năng đạt tốc độ bắn cao nhờ vào bệ khoá nòng nhẹ (không cần có thoi đẩy về dài ngoằng như của AK hay các súng khác).
    AK và các súng khác hầu như không cần đến các kỹ thuật chống kẹt đạt, song M16 lại tốn khá về chuyện này: tăng độ tinh khiết của thuốc phóng, sử dụng vật liệu rất chọn lọc làm ống dẫn khí trích, sử dụng vật liệu cao cấp (chống nhiệt, chống rỉ, ma sát thấp) để làm bệ khóa nòng (trong khi AK chỉ thép công cụ vớ vẩn là được), làm nắp che cửa hất đạn (tránh bụi từ ngòai chui vào buồng khóa nòng), buồng khóa nòng phải làm kín (thường là đúc) và gia công phức tạp (AK dùng tôn dập để làm buồng khóa), thiết kế cơ cấu cưỡng bức đóng khóa (đẩy khóa nòng vào vị trí bắn bằng tay, trong trường hợp mà khóa không đẩy nổi đạn vào buồng đạn như trên kia em nói)..........
    Cực kỳ nhiều giải pháp, cùng cực nhiều tiền để gỡ một sơ sót về nguyên lý.
    Tất cả các súng trích khí nổi tiếng của Tây Âu, Úc, Nga đều dùng cấu tạo tương tự AK. AK-47 nổi tiếng vì nó là thể hiện xuất sắc nhất nguyên lý "đơn giản, tin cậy, bền, mạnh" vì nó tránh những phiền tóai bằng cách chọn đúng nguyên lý.
    Bác có thể để ý thêm về điểm trích khí, để thấy vì sao AKs và các súng giống nó đạt được hiệu suất sử dụng khí thuốc cao hơn: Điểm trích khí của M16 gần buồng đạn hơn AK nhiều. Nghĩa là khí trích ra sớm hơn (vì cần dòng khí mạnh hơn để tự động) và tổn thất đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới sơ tốc viên đạn. Với các súng khác và AK bắn đạn Nato sẽ cho sơ tốc cao hơn, vì tổn thất khí trích ít hơn.
    AK ngâm bùn vài ngày, nhấc lên mở nắp nhúng nước xóc cho hết bùn, thả 1 viên đạn mã tử, hoặc đạn bỏ đầu nút viên đất sét vào, bùm một phát, thế là xả đạn như thường. Còn M16, chắc phải mất vài tiếng lau kỹ, thông kỹ mới bắn được. Vì sao? Bùn đọng trong đường trích khí ở AK thì phun ra ngòai, còn ở M16 thì phun vào buồng khóa nòng, chưa kể dính lại để làm tắc ống dẫn khí
    Thế có được không bác Steppy?
  6. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Được quá, bác Kiên giải thích đơn giản, đễ hiểu. Đúng là dân kết cấu xịn rồi. Vote cho bác *5. Ngay từ đầu tớ cũng đồng ý với ý của bác than_dau_tuat nhưng sau đó có bác giải thích và bổ sung thêm nhiều điểm mà đúng chỉ có dân kết cấu mới chu đáo được như thế.
    P/S.
    Tớ đã vote 5* từ lâu rồi, bây giờ không vote tiếp được nữa.
    Được steppy sửa chữa / chuyển vào 22:57 ngày 03/01/2006
  7. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    1. Hồi em làm máy bay RC, chỉ thấy servo quay được mấy góc vuông chứ ko thấy nhẩy được từng bước như động cơ bước.
    2. Trong các bài toán va chạm thì phải dùng các định luật bảo toàn. Các định luật newton ở đây hoàn toàn vô nghĩa.
    3. Vỏ đạn chỉ tiếp xúc với nòng súng từ chamber trở về sau, nên dạng côn hay dạng trụ ko quan trọng, không ảnh hưởng đến hệ thống trích khí.
    Cái này sai vô cùng, FAMAS và các dòng súng chủ lực của HK ( trừ G36 sau này ) đều dùng kết cấu đẩy về ( blow back ), cũng là những súng rất nhanh và chiếm quá 1/4 thị trường vũ khí thế giới ( ở tây âu quá 1/2 ) sử dụng súng trường tiến công blow back như tiểu liên .
    Sau WW2, Nga gần như copy khẩu Stg44 của Đức để thành AK47, phương Tây mất công hơn, hàng chục mẫu đạn được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm... để cố gắng tìm ra loại đạn tối ưu nhất, thoả mãn:
    - Bắn tốt từ 300m trở lên
    - Có thể bắn tự động từ vai hoặc hông ( nghĩa là đủ yếu )
    - Nhẹ ...
    ..
    Thuỵ sỹ, Pháp, Bỉ, và nhiều nước khác đã nghiên cứu nhiều mẫu đạn : côn, trụ, đạn đầu kim .... nhưng cuối cùng chỉ còn 2 loại đạn lọt vào vòng sau là .223 Rem của Mỹ và 7.62X51 ( cũng của Mỹ ). 7.62X51 là loại đạn hoàn toàn mới, xuất hiện bằng cách cắt ngắn 0.5 inch từ viên đạn .30-06 Mỹ vẫn dùng trong WW2. Và ngay sau đó, một loạt súng ra đời sử dụng loại đạn này, nổi tiếng nhất là chú G3A3. Trong khi đó, nhiều đạn côn bị loại. Và thực tế là 7.62X51 có thể bắn tới tốc độ gần 1000 viên / phút trong khi hiện chẳng còn mấy súng máy sử dụng đạn 7.62X39 M43 soviet. Nói lằng nhằng như vậy để thấy rằng hệ thống trích khí không có liên quan tẹo nào tới hình dạng côn - thẳng của vỏ đạn ( và nếu có liên quan thì tại sao bây giờ đạn côn càng ngày càng biến mất nhỉ :P ).
    - Hình dạng băng đạn : Hình dáng băng đạn chỉ liên quan đến số lượng viên đạn chứa trong băng, bất kết là đạn trụ hay đạn côn. Băng thẳng vẫn tốt với số lượng đạn dưới 20 viên ( bác xem lại các loại súng 7.62X51 đều dùng băng thẳng, vì băng chỉ chứa 20 viên ) UMP 45 dùng đạn .45 tự động cũng xài băng thẳng ( súng này đâu như khoảng năm 2000 mới ra đời ) . Băng đạn tròn có hai loại : loại trụ helican như ở Bizon và các đời sau, hoặc băng trống 71 viên như của AK47 ( AK74 từ bỏ loại băng trống này, chỉ dùng băng cong 40 viên ). Có một loại băng nửa trống nửa thẳng chứa 100 viên của Cmag, dùng cho mọi loại súng, đạn của NATO ( http://betaco.com/products.asp ). Nói như vậy để thấy rằng, hình dáng băng đạn không liên quan đến tốc độ bắn, loại đạn hay hệ thống trích khí: chỉ liên quan đến số lượng đạn chứa trong băng.
  8. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Cái này sai vô cùng, FAMAS và các dòng súng chủ lực của HK ( trừ G36 sau này ) đều dùng kết cấu đẩy về ( blow back ), cũng là những súng rất nhanh và chiếm quá 1/4 thị trường vũ khí thế giới ( ở tây âu quá 1/2 ) sử dụng súng trường tiến công blow back như tiểu liên .
    Sau WW2, Nga gần như copy khẩu Stg44 của Đức để thành AK47, phương Tây mất công hơn, hàng chục mẫu đạn được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm... để cố gắng tìm ra loại đạn tối ưu nhất, thoả mãn:
    - Bắn tốt từ 300m trở lên
    - Có thể bắn tự động từ vai hoặc hông ( nghĩa là đủ yếu )
    - Nhẹ ...
    ..
    Thuỵ sỹ, Pháp, Bỉ, và nhiều nước khác đã nghiên cứu nhiều mẫu đạn : côn, trụ, đạn đầu kim .... nhưng cuối cùng chỉ còn 2 loại đạn lọt vào vòng sau là .223 Rem của Mỹ và 7.62X51 ( cũng của Mỹ ). 7.62X51 là loại đạn hoàn toàn mới, xuất hiện bằng cách cắt ngắn 0.5 inch từ viên đạn .30-06 Mỹ vẫn dùng trong WW2. Và ngay sau đó, một loạt súng ra đời sử dụng loại đạn này, nổi tiếng nhất là chú G3A3. Trong khi đó, nhiều đạn côn bị loại. Và thực tế là 7.62X51 có thể bắn tới tốc độ gần 1000 viên / phút trong khi hiện chẳng còn mấy súng máy sử dụng đạn 7.62X39 M43 soviet. Nói lằng nhằng như vậy để thấy rằng hệ thống trích khí không có liên quan tẹo nào tới hình dạng côn - thẳng của vỏ đạn ( và nếu có liên quan thì tại sao bây giờ đạn côn càng ngày càng biến mất nhỉ :P ).
    - Hình dạng băng đạn : Hình dáng băng đạn chỉ liên quan đến số lượng viên đạn chứa trong băng, bất kết là đạn trụ hay đạn côn. Băng thẳng vẫn tốt với số lượng đạn dưới 20 viên ( bác xem lại các loại súng 7.62X51 đều dùng băng thẳng, vì băng chỉ chứa 20 viên ) UMP 45 dùng đạn .45 tự động cũng xài băng thẳng ( súng này đâu như khoảng năm 2000 mới ra đời ) . Băng đạn tròn có hai loại : loại trụ helican như ở Bizon và các đời sau, hoặc băng trống 71 viên như của AK47 ( AK74 từ bỏ loại băng trống này, chỉ dùng băng cong 40 viên ). Có một loại băng nửa trống nửa thẳng chứa 100 viên của Cmag, dùng cho mọi loại súng, đạn của NATO ( http://betaco.com/products.asp ). Nói như vậy để thấy rằng, hình dáng băng đạn không liên quan đến tốc độ bắn, loại đạn hay hệ thống trích khí: chỉ liên quan đến số lượng đạn chứa trong băng.
    [/QUOTE]
    Về servo hay bước, nhờ cụ gu gờ chắc được ngay!
    Va chạm thì chính xác 1000% là thuộc phạm vi ông Niu tơn. Có thể xem lại kiến thức phổ thông, về vấn đề chứng minh các định luật bảo toàn động lượng. Không có bất kỳ ai dám nói các "định luật va chạm" lại không dính đến Niu tơn (- RW). Nhớ rằng va chạm không dùng bảo toàn năng lượng, thuộc cóp pi roai của ông nào đó bên Tây.
    Vỏ đạn không ai chưa ai nói là dính đến hệ thống trích khí. Càng không dính đến tốc độ bắn. Và mời RW chỉ ra 1 súng trích khí dùng đạn vỏ hình trụ!
    Về thống kê súng tự động động lượng (khí áp), như RW khẳng định thì sai hoàn toàn, hoàn toàn sai. Mời RW chỉ ra các súng tiểu liên tấn công ở châu Âu, ngoài Famas của Pháp, không sử dụng trích khí lùi dài.
    Khẩu HK mới nhất: HK416, trích khí lùi dài cải tiến (pít tông lùi ngắn), FN của Bỉ, cũng trích khí, Đức G36 trích khí, Uc Steyr trích khí, Phần Lan Valmet trích khí, Italia Bereta trích khí, Canada copy M16, cũng trích khí, mấy thằng Ấn, Tầu, Do Thái, Đông Âu, Hàn copy AK, đương nhiên trích khí, Nhật, Singapo copy AR, nhưng không phải là 15, mà 18, cũng lại trích khí lùi dài, châu Phi có ông Nam phi thì cũng lại đi copy AK nốt. Thế thì cái số lớn của RW nó chui ở góc nào?
    (dù sao cũng cảm ơn RW, nhờ RW tớ đọc được thêm khá quảng cáo, úp đết được thông tin)
    Về băng đạn thì RW nhầm hoàn toàn, nguyên lý băng đạn (hay hộp tiếp đạn) là đảm bảo đạn ở vị trí ổn định khi đẩy vào nòng. Đạn côn lắp băng thẳng sẽ bị các khe hở ở phía đầu viên đạn, dễ lắc lư, khó đẩy vào nòng, và vì vậy băng đạn thẳng chứa đạn côn phải bù, bằng cái gì? Chính là cái đáy vát!
    Vậy thì sao nhỉ? Đạn côn tốt nhất để ở băng cong, côn ít thì băng ít cong như M16, HK, còn nếu muốn băng thẳng thì chứa ít đạn thôi, như M16 20 viên đổ lại (còn nếu là đạn AK thì 10 đổ lại - như CKC). Băng tròn, trụ chỉ thích hợp cho đạn trụ, nghĩa là SMG. MG lại không cần quan tâm, vì có băng đạn gồi, các viên đạn không gối vào nhau mà đưọc định vị bởi mấu giữ trên băng.
    Cái khẳng định đạn trụ đang thay đạn côn thì cho RW tự xử!
    Nhớ rằng đạn côn đắt hơn đạn trụ do gia công khó hơn nhiều!
    À, nhắc RW nghiên cứu thêm nhé, cái blowback ấy, mà không có chữ delayed, thì về đầu TK20 rồi. Còn 1 khẩu delayed blowbak đắt bằng 4 lần khẩu trích khí lùi dài cùng tính năng, cùng trọng lượng, cùng đạn.
    Đố RW này, khẩu Gát ling không thể gọi là gì:
    Tự động
    Liên thanh
    Súng máy
    và vì sao?
  9. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    2 cái này không liên quan đến kỹ thuật quân sự lắm, em trích riêng hầu bác kien98. Em cho rằng bác không học kỹ thuật, hoặc có học thì cũng quên rồi nên những kiến thức này bác phát biểu ở đây là sai. Dù sao đã lên forum là có tinh thần học hỏi lắm, và bác cũng mạnh dạn phát biểu chứ ko im lặng dấu dốt.
    Động cơ servo có đầu vào là 1 xung và đầu ra là một góc quay ( vd 120 độ ). Độ lớn góc điều khiển bằng độ dài xung vào. VD 0.00023 s.
    Phần cơ của servo là một động cơ điện bình thường.
    Động cơ bước thì không phải động cơ điện thường. Nó gồm có n cặp cực nam châm nhét phía trong n cặp cuộn dây. Đ/c bước điều khiển bằng cách mỗi lần quay một số nguyên các cặp cực. VD thông thường động cơ bước có 200 cặp cực thì nó chỉ có một trong 200 trạng thái.
    Túm lại là gì : 2 cái này khác nhau hoàn toàn, nếu bác thích google thì em cho bác 2 từ khoá : stepper và servo
    Thế nhé, xong động cơ bước và servo nhé.
    Va chạm : nếu bác chưa học cơ lý thuyết thì bác ra hàng sách khu Bách Khoa hoặc ở gần trường sư phạm, tìm quyển cơ lý thuyết tập 1 và cơ lý thuyệt tập 2 về học, để hiểu thế nào là va chạm mềm, thế nào là va chạm đàn hồi. Và tính toán trong các va chạm này thì dùng đinh luật gì. Nếu bác không nhai được sách đại học thì em giới thiệu bác sách cấp 3, bác tìm quyển lớp 10, lâu lắm rồi em ko nhớ tên sách là gì, nhưng hình như là tuyển tập các bài tập cơ học nâng cao, bìa vàng vàng đỏ đỏ.
    Nếu bác thích google thì em cho bác từ khoá collisions. Tìm thêm conserve nữa nhé.
  10. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Trước hết phải khẳng định rằng hình dáng vỏ đạn không ảnh hưởng đến tốc độ bắn. Với vỏ đạn bất kỳ người ta đều có cách nhét nó vào chamber.
    Tiếp theo, giữa em và bác có thể có một số điểm ko thống nhất về mặt thuật ngữ. Em cho rằng bác coi vỏ đạn hình trụ = đạn dài, vỏ đạn côn = đạn nhọn như giới qs Việt nam vẫn coi vì vậy em xếp đạn M16 vào vỏ trụ. Đọc bài của bác mới hay rằng bác xếp theo hình dáng hình học.
    Ok không sao em tìm cho bác khẩu M1-M2 carbine dùng đạn vỏ trụ , hoạt động bằng cơ chế trích khí thuốc.
    Số lớn không nằm ở tên súng, mà nằm ở số lượng súng sử dụng. Sau WW2, phần còn lại của thế giới sục sôi tìm một khẩu súng có khả năng đối trọng lại với AK47 của phe soviet. Và sau một thời gian ngắn, cây CETME của TBN đã được giới quân sự Tây Đức để ý và nhập khẩu về, chế ra cây G3 nổi tiếng. Có thể nói G3 sử dụng ở hầu hết Tây Âu. Trong bài trước của em em cũng nói là Tây Âu nhé. Phía Bắc có Hà Lan, ở giữa thì Đức, phía nam Đức có Thụy Sỹ ( thk bác la di da ). Thụy sỹ hiện đang có cây Stg57 cũng dùng cùng hệ thống tự động kiểu Blowback.. G3 còn được xuất khẩu sang vô số nước trên thế giới. Nó được coi là một khẩu súng tin cậy, hỏa lực mạnh, dễ sử dụng và bảo quản. Có thể nói các nước Tây Âu thì trừ Anh Quốc, Bỉ và Áo ra ( đều dùng súng tự chế ) thì trong một phần lực lượng vũ trang đều trang bị G3. Lính Đức hiện giờ, nếu ko phải đi hải ngoại cũng vẫn dùng G3. Loại súng này đang được thay thế dần bởi G36, nhưng giá thành G36 cao hơn nhiều nên chưa thay thế hết ngay được.
    Nói thêm : 99% các tiểu liên đều dùng cơ chế tự động blowback.
    Viên đạn được định vị bằng cái mấu phía trên của băng đạn ( chỗ bắt đầu nhồi đạn vào băng bằng tay ), nên bác cũng ko cần phải care lắm đâu. Thực sự là hình dạng băng chỉ tương quan với số lượng viên đạn. Băng tròn thích hợp cho đạn trụ ? Bác xem cái băng C-Mag ấy, bác xếp nó vào loại nào , còn trống đạn 71 viên của AK, bác xếp vào đâu ?
    No no no
    CETME của TBN với G3 của Đức so với FN FAL của Bỉ thì thằng G3 ăn vì giá thấp hơn, do đó cạnh tranh được, và trong một thời kỳ thì có thể là coi là đối trọng của AK - xuất khẩu ra tòan "thế giới tự do". Mấy anh Hồi giáo rất thích G3, lính lê dương Pháp ra Hải ngoại cũng có dùng G3, nhất là đi châu Phi.
    Giá thành một khẩu súng phụ thuộc nhiều yếu tố chứ ko phải chỉ có cơ chế tự động.
    Đắt nhất là cái nòng, đắt nhì là vỏ súng, thứ ba mới là cơ khí bên trong. Vỏ súng nếu làm bằng thép cán một giá, thép dập một giá, mà làm bằng polyme một giá khác. Nòng súng dĩ nhiên là mỗi hãng một công nghệ sản xuất riêng rồi.

Chia sẻ trang này