1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súng và đạn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi RandomWalker, 24/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Chán nhỉ, sao cứ phải khệnh khạng thế
    Servo nhé:
    Servo là động cơ chấp hành, có nghĩa là nó quay, chạy theo lệnh từ đâu đó. Lệnh đơn giản nhất là cái công tắc, còn lệnh dùng trong điều khiển thì cần mịn hơn, nhanh hơn, là các mạch điện tử. Động cơ điện thông thường đều có thể thành servo chỉ vì có cái công tắc điện tử ngắt và đóng điện cho nó hoạt động một cách rất chi là nhanh.
    Nhớ rõ nhé: xung điều khiển không phải gửi vào động cơ, mà vào bộ điều khiển động cơ. Bảo dừng thì bộ điều khiển ngắt điện, bảo quay chậm lại thì thời gian ngắt lâu hơn 1 chút, bảo quay nhanh thì thời gian ngắt ngắn đi.
    Động cơ điện từ nào chả dùng tương tác điện - từ để quay, chạy? Từ trường thì có thằng dùng vĩnh cửu, có thằng tạo bằng điện, khác nhau ở chỗ bố trí thôi. Vậy sao "động cơ bước" không phải là động cơ thường? À, là vì nó là thằng duy nhất dùng rô to vĩnh cửu, và nguồn năng lượng cấp cho nó chạy được thằng khác (bộ điều khiển) điều tiết, thế thôi nhỉ? Thử bỏ cái cổ góp khía dọc theo đường sinh trụ, thay bằng cổ góp khuyên, thằng động cơ 1 chiều nào chả thành động cơ bước??? (vì cắt mất phần tự động của nó)
    Và theo RW chắc các động cơ "khác" có số cực từ không phải số nguyên hay sao, mà phải bôi vàng cái chữ "nguyên" thế hả trời
    Thế là thằng động cơ bước không phải là động cơ quái lạ nào cả, mà chỉ là một động cơ thường thôi, nhé RW. Nếu thích, thay cái rô to nam châm vĩnh cửu bằng cái rô to nam châm điện, thế là người ta có ngay một cái động cơ bước khoẻ hơn. Chắc RW tưởng cả thế giới người ta bảo động cơ bước chỉ dùng nam châm vĩnh cửu
    Còn vì sao người ta làm ra nó? Hay quá, vì chỉ cần 1 bộ cấp năng lượng ngắt quãng (mà người ta gọi là bộ điều khiển) là có ngay được cái động cơ chấp hành (servo) ngoan ngoãn: thích quay bao nhiêu, cấp bấy nhiêu xung, thế là khống chế được cả tốc độ, cả điểm chạy/dừng.
    Thế tại sao nó không phải là servo nhỉ?
    Nói về hoạt động của servo nhé: nó dùng 1 động cơ điện (các kiểu) và một bộ điều khiển, 1 hoặc nhiều cảm biến. Nguyên lý nhanh chậm nói trên kia rồi, thế còn điều khiển góc? À, quá dễ, các cảm biến đếm số vòng quay của nó, nhân chia cộng trừ cảm thấy đủ rồi thì cắt điện. Xong. Chính vì vậy mà các servo thông thường (trừ bước) phải có hộp giảm tốc, để mỗi vòng (hoặc thường là một số vòng quay của động cơ, vì quán tính) cho ra được 1 góc đơn vị. Quá giản dị.
    Bước hiểu theo nghĩa của RW, nghĩa là cái động cơ lắp trong ổ mềm ấy, thì chưa đủ hệ thống servo à? Nó có bộ tạo lệnh đếm được chuyển động nhé, có động cơ (phần tạo lực điều khiển) nhé. Còn thiếu gì nào? À , cảm biến à? Cần gì, dùng ngay đầu từ làm cảm biến.
    Ta tạm gọi cái rô to và sta to là culi, bộ phát xung cấp cho stato là cai, đầu từ là trợ lý A, còn cái gì đó điều khiển tất cả ổ mềm là sếp nhé:
    Sếp: Làm việc đi, cai, mày cho bọn culi khiêng A đi dạo một vòng đi.
    (nói thầm với A: khi nào thấy thằng cò (sector 0) thì báo anh nhé)
    Cai: Đây, 1 khìn/bước, chúng mày khiêng bà chị này đi chơi.
    Culi: Dạ (Chú thích: mỗi bước tương đương 1 sector)
    Tới bước thứ N, em A thấy thằng cò, phone về cho sếp
    A: anh ơi, em thấy cò rồi
    Sếp: Cai, bảo bọn nó đặt A ở đó.
    Cai: Hết tiền các em, đứng đấy đợi, bao h có xiền đi tiếp.
    Culi (lầm bầm): éo có xiền bố đi thế ếch lào được!
    A sau khi hỏi thăm c, biết miếng đất sếp định mua ở vị trí bước thứ N+x, báo về:
    A: Anh ơi, cách đây x bước nữa cơ.
    Sếp: Cai, bảo chúng nó khiêng A thêm x bước nữa
    Cai: Dạ. (phone cho culi)
    Culi: anh ơi, lâu thế.
    Cai: Anh chuyển cho các chú x khìn, đi đến hết tiền đi.
    Culi khiêng chị A thêm x bước rồi đặt đánh phịch xuống, đứng chờ.
    Chị A vào làm việc, lấy thông tin, chuyển về cho sếp bằng internet, sếp chuyển lên sếp trên. Một thời gian sau, sếp trên bảo chưa được lắm, chú tìm cho anh mảnh như thế này như thế nọ cơ, thế là sếp lại rỉ tai A, rồi cai lại phải bơm xiền cho culi khiêng chị A từ chỗ cò qua chỗ môi giới (bảng FAT) rồi lại tới các mảnh đất khác.
    Cuộc sống cứ tiếp diễn như thế.
    Và cái tập hợp culi + cai + chị A, anh RW lại bảo là không phải servo, nghĩa là không phải người thực hiện tận tâm mọi yêu cầu của sếp???
    Hơi dài, nhưng cho dễ hiểu, RW nhỉ.
    Còn vấn đề va chạm có 2 điểm:
    1/ Xuất phát từ tương tác giữa khương tuyến và đầu đạn, RW tự nhiên bảo nghiên cứu bằng định luật va chạm, chả hiểu tư duy kiểu gì.
    2/ Lại còn bảo va chạm chả liên quan đến ông Niu tơn, chứng tỏ lại giống 1 số bác khác Niu tơn chưa rành suốt ngày bàn chuyện vũ khí.
    Khỏi cần gợi ý về sách, nếu tớ cảm thấy sai tớ sẽ tự biết tìm sách ở đâu. Song chán quá, bảo toàn động lượng chứng minh bằng bút chì với giấy nháp mất có vài phút hồi tưởng, chả hiểu mình sai ở chỗ nào nữa
    Này, bảo bước và servo khác nhau hoàn toàn thì chắc chắn 100% là RW chỉ nghiên cứu qua encyclopedia trên net! Và như thế chưa đủ để khè ai đâu.
    Đố biết động cơ dùng cho servo phải khác động cơ động lực thường ở chỗ nào đấy!
  2. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    [​IMG]
    Đầu nhỏ đít to gọi là đạn vỏ hình trụ?
    Mà sao cái vỏ đạn hình trụ - côn tớ đã hỏi khớ nhiều trong box này mà RW lại nhầm nhọt thế được nhỉ? Thế quan niệm của cậu thế nào là vỏ đạn hình trụ - côn???
    trụ này:
    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    Hoặc vào đây ngắm:
    http://world.guns.ru/ammo/am01-e.htm
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 01:20 ngày 06/01/2006
  3. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Không phải như bác Kiên nói từ rotor của động cơ bước làm hết bằng nam châm vĩnh cửu .Em chỉ bổ sung các thế này :
    Động cơ bước có 3 loại PM ( Paermanent motor) , VR( variable Reluctance) và loại kết hợp PM và VR. Trong đó rotor của PMmới được chế tạo từ nam châm vĩnh cửu còn rotor của VR được chế tạo từ thép non có khả năng dẫn từ cao.
    Được vinhvinh sửa chữa / chuyển vào 01:37 ngày 06/01/2006
  4. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Bình tĩnh lại đi nào
    Riêng lượng AKxxx + copy và M16xxx + copy đủ để số 99% cậu trưng ra là lố bịch.
    Bài trước thì bảo blowback chiếm 1/4 thế giới, 1/2 Tây Âu, giờ lại bảo là tính số lượng sử dụng chứ không tính tên súng. OK, ta cùng tính nào:
    Châu Á: Không AK thì M16, hoặc là copy của 2 dòng này
    Châu Phi: Cũng vậy
    Châu Úc: tự sáng tác súng trích khí để dùng
    Châu Mỹ: đất của M16 và các thể loại copy AK
    Châu Âu: nửa phía Đông là AK mất rồi (mất béng thằng SNG đông dân nhất vào tay trích khí)
    Nam Âu mất Ý, Thổ, Bắc Âu mất Phần Lan, Bỉ, Tây Âu mất Anh.
    Tính phần còn lại của Châu Âu và châu Nam Cực, được 1/4 số súng trên thế giới???? KHiếp, chúng nó cưỡi súng đi làm, lấy súng làm hàng rào à?
    G3 xuất khẩu sang những đâu nhỉ? Hỏi thật đấy.
    Và trang bị chính thức của lính Đức giờ là G bao nhiêu?
    Sẽ rất xin lỗi và công nhận RW đúng nếu hiện giờ là đầu TK20, chưa qua WW2.
  5. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Con xin bố, bố làm ơn đọc kỹ hộ con! Cái nam châm vĩnh cửu là chủ ý của anh RW, con thay nó bằng nam châm điện, rồi con còn làm cả cái cổ góp cho cái động cơ bước nam châm điện rồi ạ! Anh ý đọc trên net thì chỉ có cái của nợ trong ổ mềm, nên anh ý tưởng là thế thôi ạ!
  6. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Còn gì nhỉ, băng đạn phải không?
    [​IMG]
    Vâng ạ, cái trống ấy là trống châu phi, đỉnh nhọn đít phì. Gọi nó là băng côn thì đúng hơn RW ạ. Mà RW vẫn chưa hiểu tại sao đạn côn xếp vào băng thẳng, băng tròn (tròn trụ nhé, cho đỡ cãi) thì lại khôn gthích hợp à? Thôi, đợi khi nào có thời gian tớ vẽ minh họa cho mà hiểu!
    Thằng nào dám nhét đạn côn vào băng trụ (thì helical gì đó cho RW dễ hiểu)??????????????
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 02:19 ngày 06/01/2006
  7. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Em xin được sửa dùm bác kien098 là khẩu Steyr AUG là của Áo chứ ko phải của Úc. Đây chỉ là súng trường chính của lục quân Úc thôi. Bọn SF của Úc thì còn xài thêm M4 nữa. Chứ bọn Úc ko có súng tự chế!
    Từ Austria (Áo) và Australia (Úc) nếu ko để ý kỹ sẽ dễ nhầm lẫn!
  8. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Rất cảm ơn
    Đúng là mình đọc không kỹ, cứ tưởng Úc dùng đồ của Úc làm
  9. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327

    Trong một thời gian ngắn mà bác kiên098 chịu khó đọc và nghiên cứu biết được nhiều quá. Nhiều người quằn quại, hùng hùng như trâu bò suốt ngày trên NET cũng chả được như thế. Chúc bác một cốc . À, tớ muốn hỏi bác giải thích giùm tại sao khi súng bắn đỏ nòng thì đạn không bay xa được???
    Được steppy sửa chữa / chuyển vào 09:43 ngày 06/01/2006
  10. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Sao lại ngắn, bác
    Kiến thức em thu nạp từ nhỏ đấy ạ, đọc trộm sách của ông già. Bây giờ thấy các bác khác thích dùng net nên em tìm thông tin trên net để chứng minh cho các bác ý dễ hiểu thôi.
    Đỏ nòng em giải thích rồi bác: nóng, nở ra, có khe giữa đạn và nòng -> tổn thất khí -> mất sơ tốc.
    AK hay bị thất tốc khủng khiếp (thậm chí đạn rơi ngay đầu nòng) do dùng vật liệu rẻ tiền, giãn nở do nhiệt lớn. Các súng nào dùng vật liệu đắt tiền, giãn ít thì ít thất tốc.
    Các súng máy (đại liên) còn nguy cơ nữa khi bắn nhiều là nguy cơ cò mất điều khiển. Vì rằng tự động khí áp có bệ khóa nòng và khóa nòng nhỏ, nhiệt độ bằng với nhiệt độ nòng, khi nóng quá, chả cần kim hỏa đạn vẫn tự nổ, cò lúc đó vô dụng, đợi hết đạn mới dừng được. Vì vậy các súng máy đặt cố định trong cứ điểm hoặc trên tàu lớn phải rất quan tâm đến hệ làm mát.
    Em giải thích thêm với bác, vì chắc bác là dân kết cấu
    Ở nhiệt độ thường nòng súng đã giãn nở, do áp suất của khí cháy. Khi nòng nóng lên giãn nở bị khuyếch đại lên nhanh (không tuyến tính) do:
    Hình dạng hình học bị giãn nở do nhiệt độ
    Cường độ vật liệu nòng giảm do nhiệt độ -> sự nở do áp suất tăng lên
    Nguyên nhân 2 là nguyên nhân chính làm nòng nở rộng hơn nhiều, với nòng AK bắn khoảng 500 viên đạn liên tục, khe hở giữa nòng và đạn lên tới cỡ mm (AK47)
    Giãn nở nòng gây 2 hậu quả:
    Giảm khí áp, mất sơ tốc
    Khương tuyến mất tác dụng, đạn đảo như say rượu, thất tốc nhanh
    Do vậy tầm và độ chính xác giảm đến mức không thể sử dụng được!
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 10:01 ngày 06/01/2006

Chia sẻ trang này