1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súng và đạn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi RandomWalker, 24/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Topic này thú vị đấy chứ, không biết đọc từ đầu!!! chuyện đạn hình côn (konisch) hay trụ thì đúng là lúc đầu mình không nghĩ đến cái băng đạn. Xét về mặt thiết kế thì đạn hình côn có lợi hơn: đóng khít nòng và nhả ra dễ.
    lại học được vài từ mới "trích khí" (gasdrucklader), động cơ bước (Schrittmotor), tớ trước cũng dân Antriebstechnik (chẳng hiểu ta gọi là gì?) đấy, làm các hệ định vị (positioniersystem), nhưng cả chục năm nay không làm quên rồi.
    thế còn dân "kết cấu" là thế nào?
  2. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Bận quá, mãi em mới online được, nhưng cũng ko post được nhiều.
    @ KTY : ví dụ của bác rất khập khiễng.
    @kien098
    Em đang sợ em với bác định nghĩa tương tác, va chạm khác nhau đây . Em chưa dám kết luận gì, đợi bác giải thích.
    Có một khẩu nữa bắn tự động hoàn toàn, nhưng em quên tên rồi, hình như là SA-12 gì đấy. Súng săn vẫn mang ra chiến trường được mà bác.
    Vâng, em đang tập đây , bác bao giờ tập ?
  3. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    G3 ra đời sau WW2, và dưới đây là list các nước dùng G3 như vũ khí chính của bộ binh:
    Vâng, nếu bác chưa biết đến G3, xin đừng nói một nửa thế giới dùng M16, nửa kia dùng AK. ( các bác pro Nga với Mỹ, em pro Đức, ờ ... )
  4. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Sợ RW thật. RW quả thực............ (thôi không nói, sợ bất nịch xự).
    Bạn nào có thời gian tìm cho tôi cái link chứng minh là quân Đức giờ sử dụng G36 là chính với. Không có link chắc RW không tin
    Còn về vấn đề hình băng đạn, quả thực RW cố tình không hiểu. Thôi cho qua. Chỉ có điều băng uzi đến 40 viên vẫn thẳng đừ, khẩu scorpion của Tiệp dùng đạn cùng súng ngắn Makarov Nga cũng băng thẳng đừ, kể cả số đạn lớn. M16 chả có băng nào thẳng chứa quá 20 viên, thế mới lạ.
    Thế RW tìm được cái link nào có cái động cơ bước nam châm điện chưa?
    RW đừng ỡm ờ, thử phát biểu thẳng quan điểm của RW về vấn đề khương tuyến xem sao nào?
    Ôi, các khoa học gia trưởng thành từ internet
    Có khi RW mến cây G3 thế nhưng chả biết cái cơ chế delayed-blowback (khí áp lùi trễ) của nó hoạt động như thế nào đâu nhỉ? Và cũng chả hiểu tại sao đại liên (MG) bây giờ toàn lánh sang dùng trích khí hết.
    Và đọc internet nhiều RW có hiểu nổi khái niệm "fire from bolt-open" không? Hay là recoil operated (tự động động lượng) và blowback operated (tự động khí áp) khác nhau thế nào không? Net có giải thích cho RW tại sao lại phải có delayed blowback không? RW có biết dòng gatling không thể dùng khái niệm là súng tự động vì sao không?
    (cố dùng tiếng Tây cho RW dễ hiểu, nên nếu sai chính tả mong được lượng thứ)
  5. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    G3 vẫn nằm trong biên chế chính thức của lục quân Đức. Bác bấm vào Đây để xem.
    Nó đang được thay thế dần, có điều G36 đắt quá, mà nước Đức đang kẹt tiền .
    Em vừa lấy viên 9mm Luger của em ra đo, nó không phải hình côn ( như bác kien định nghĩa ), đầu bé hơn đít một tí xíu . 7.62X25 ( đạn K54 ) cũng thế, đầu bé hơn đít một tí, .45 ACP cũng thế mới đau ...
    giờ đau đầu tìm đạn trụ đây .
    Em chưa có ý kiến gì hết.
    Bác biết bác biết gì, em biết em biết gì, nếu bác chưa biết thì hỏi. Mấy cái từ loằng ngoằng kia trong box em có topic từ đời tám hoánh nào rồi, bác chịu khó tìm
    Bác có cần phát biểu lại không ạ ?
    1. Khái niệm đại liên của bác và khái niệm machine gun là đồng nhất ?
    Nếu đại liên = machine gun thì
    2. Tất cả machine gun hiện đại đều dùng trích khí ?
    Em hỏi kỹ lại bác để đề phòng em với bác dùng 2 định nghĩa khác nhau về đại liên ( rút kinh nghiệm vụ tiểu liên ) chứ chưa có ý kiến gì. Em xem bác định nghĩa đại liên là gì rồi em sẽ có ý kíên sau hờ hờ .... Nếu bác định nghĩa " đại liên là súng họat động theo cơ chế trích khí .... blah blah .... " thì đúng thật . Mà bác chưa trả lời em cái vụ bác coi RPK là tiểu liên đâu đấy.
    Vâng, cái này em biết, bắn xong một viên, người ta phải dùng tay lấy vỏ đạn ra, rồi dùng tay nhét viên đạn khác vào, dùng tay kéo lùi khóa nòng về sau, rồi dùng tay bóp cò.... ý bác thế phỏng ạ ? Hay xếp súng nòng xoay sang loại bán tự động / bolt action, pump action ... . ( Viết trêu bác kien tý thôi, ai chả biết súng nòng xoay xếp vào loại Pháo tự động, không phải là súng nữa. )
  6. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Mấy hôm nay làm sao ấy, lúc vào được forum, lúc không vào được.
    Ừa, Tuất giả thiết hệ nòng kín, không có lỗ trích khí. Có điều Tuất post nhầm tí, không đọc lại, nay thì không sửa được nữa tiết diện nòng không đồng đều. Trong thuật phóng phức tạp đó, thật ra cũng chỉ là một bước gần đúng thôi. Giả thiết điều kiện lý tưởng còn cần đến là súng nặng vô tận. Do đó khí thuốc chỉ đẩy đầu đạn đi thôi không đẩy súng đi. Do phải phân ra nhiều lớp thuật giải do trước đây máy tính yếu và không có, cần những thuật giải thật đơn giản, sau đó qua thử nghiệm hiệu chỉnh kết quả sau. Cũng cần đến những công thức kinh nghiệm để áng chưng kết quả một cách ít cần tính toán.
    So với thuật phóng đơn giản, thuật phóng phức tạp giải thích được áp suất không đồng đều theo chiều dài nòng súng. Với nòng súng bình thường tiết diện trụ thì việc không đồng đều áp suất ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả bắn, dẫn đến việc sử dụng hiệu quả khối lượng súng đạn.
    -Nòng súng có tiết diện đồng đều. Do khí thuốc phía sau phải đẩy khí thuốc phía trước như đẩy đạn đi, nên áp suất phía sau cao, ở đít đầu đạn lại nhỏ. Điều này làm giảm hiệu quả bắn. Một là viên đạn to nhiều thuốc. Hai là độ dầy phần đít nòng lớn và nặng mà áp suất lên đầu đạn lại không cao. Phần khí thuốc gần đầu đạn có áp suất nhỏ phần đít nòng áp cao làm chênh lệch tốc độ cháy, điều này phải giải quyết bằng việc hi sinh một phần thuốc chưa cháy hết hoặc làm nòng thật dài. Ba thứ đó dẫn đến khối lượng thuốc+súng cao mà đầu đạn vẫn nhỏ và chậm.
    -Nòng súng nhỏ bình thường. Ở cuối buồng đốt, khí cháy đi từ vùng tiết diện to sang nhỏ, tăng áp, giảm tốc làm xuất hiện nghẽn cổ chai ở đây, giảm lưu thông khí đi qua. Sau đó dọc theo chiều dài nòng thì như trên, áp suất giảm theo chiều đến miệng súng. Do đó kết cấu nòng này rất kém hiệu quả sử dụng thuốc, phải mang theo khối lượng thuốc lớn hơn. Nhưng làm giảm chiều dài đạn và buồng đốt khối lượng súng hơn là tăng khối lượng súng. Việc giảm áp ở đít đạn được áp dụng trên súng đạn giảm thanh, dùng thuốc cháy nhanh, tất nhiên là làm giảm rất nhiều hiệu quả thuốc và hiệu quả sử dụng khối lượng súng đạn.
    -Nòng súng sử dụng thuốc ưu việt. Chỉ áp dụng cho những nòng súng bắn đạn có lượng thuốc nhỏ so với đầu đạn hoặc những súng có áp suất thấp cỡ cối (nhưng không phải cối), súng bắn đạn hạng nặng (súng chống tăng, bao gồm cả súng không giật và tên lửa có điều khiển phóng trong ống không giật, súng có giật). Thuốc phóng dùng loại năng lượng cao, có nhiệt độ và áp suất cháy cao. Lượng thuốc ít so với khối lượng đầu đạn cũng làm nhiệt áp cháy cao. Thuốc cháy trong buồng đốt, giảm áp tăng tốc qua tuye hướng vào đít đạn (tuye là cái loa, phần tiết diệm lớn hướng vào đít đầu đạn, phần tiết diện nhỏ là buồng đốt). Từ miệng tuye đến đít đạn lại tăng áp giảm tốc. Do đó, áp suất ở đít đạn cao, hiệu quả đẩy lớn. Hiệu quả đẩy càng cao khi tương quan lượng thuốc phóng và khối lượng đầu đạn càng nhỏ. Hiệu quả cháy cũng tăng cùng hiệu quả đẩy, các súng này có áp suất chung bình thấp nhưng thuốc lại cháy ở vùng áp rất cao.
    Bác Đi bộ lang thang nói đúng, việc bắt đầu từ lớp đít đạn hay đít nòng đều như nhau. Nòng cũng như đạn, đều được thuốc đẩy. Mỗi lớp là một thuật phóng đơn giản.
    Dưng cơ mà các bác viết dài quá, để Tuất từ từ đọc.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 12/01/2006
    LarvaNH thích bài này.
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Nhiều quá, từ từ đọc mới hết.
    Cho Tuất tham gia một í nhé. Ở trên bác Đi Bộ Lang Thang có nói đến việc trao đổi năng lượng của thuốc và nòng. Ở đây, chắc bác cũng như Tuất, không quan tâm đến truyền nhiệt thuốc và nòng.
    Câu này thì chỉ là nhận xét riêng của Tuất, không thấy cái sách nào khẳng định. Hình như là người ta gọi súng có khối lùi giật tự do bằng áp suất của khí thuốc đẩy lên đít buồng đốt (không có khoá nòng) là "súng máy". Ít ra, vẫn còn dùng bây giờ với "súng máy nhỏ". Còn súng có khoá nòng xoay thì là súng trường, súng trường tấn công hay súng trường tự động (như là CKC, AK, RPK, PKMS.... Súng có khoá nòng then( như RPD) thì lúc thế này lúc thế khác. Tịu tàu khựa thì "liên" , tiểu trung đại liên... có lẽ do chúng hồi đầu thế kỷ 20 kém, chỉ lo dùng súng giết nhau chứ không lo thiết kế chế tạo, cùng lắm là copy, nên tên gọi theo tính năng hơn là theo cấu tạo.
    Súng có khối lùi tự do có trao đổi năng lượng thuốc-nòng rất mạnh (thực ra là trao đổi với khối lùi). Do khối lượng của khối lùi nhỏ, còn nòng súng trong khi bắn lại giật ngược, đi cùng hướng với đầu đạn, nhưng ít do khối lượng nòng nặng. Do khối lùi nhẹ, nên năng lượng giật về thu được lớn, các loại súng này giật mạnh. Nhưng giật của chúng ít ảnh hưởng đến đường đạn viên đầu hơn súng có khoá nòng do giật chủ yếu sau khi đạn đã ra khỏi nòng, khi lò xo đã nén căng, khối lùi đập vào hệ đệm và dừng lại, chuẩn bị tiến lên nạp đạn và bắn phát tiếp theo.
    Nhưng điều Tuất muốn nói là liên quan đến đạn côn và thẳng, như "nhà sản xuất". Do kiểu này, vỏ đạn di chuyển ngay khi bắn, lùi về cùng khối lùi nên nếu buồng đốt hình côn góc lớn sẽ làm vỡ vỏ đạn khi thuốc đang cháy áp cao. Vậy loại này bắt buộc phải làm vỏ đạn và buồng đốt thẳng hay chỉ chút xíu côn. Đạn nhỏ mà bắn kiểu này rất khó móc kéo vỏ đạn ra khỏi nòng, nên trong nòng vỏ đạn về bằng áp lực thuốc, sao đó hơi co lại thoát đi. Đạn có khoá nòng và lỗ trích khí thì làm côn mạnh được, điều đó để khả năng kẹt vỏ đạn khi kéo về thấp. Kéo bằng móc cũng không khoẻ và lỗ trích khí cũng không khoẻ.
    Tuất đọc một số bài cũng trong box thấy có nói cuối thế kỷ 19 đầu 20, người Nga làm rãnh móc thay cho gờ móc, đạn côn thay cho đạn thẳng để làm cho súng của họ ít hỏng hóc khi công nghệ lạc hậu. Theo Tuất, điều đó không đúng. Làm đạn côn và rãnh móc khó hơn nhiều làm đạn thẳng và gờ móc. Phải dập vỏ nhiều bước hơn và kiểm soát chất lượng vật liệu làm vỏ tốt hơn, do khi dập, vỏ đạn biến dạng mạnh và yêu cầu chính xác hơn hơn từ miếng vật liệu phôi. Đạn kiểu này có khối lượng vật liệu ở đít vỏ đạn nhiều hơn chút, đít vỏ đạn dầy hơn chút cho rãnh móc. Cũng vì thế, đạn côn có rãnh móc biến đổi từ vỏ đạn đồng sang vỏ đạn thép muộn hơn. Súng có khối lùi tự do đơn giản hơn nhiều súng có khoá nòng, không thể coi những điều đó để làm đơn giản công nghệ lạc hậu được.
    Cũng không phải đạn côn thì băng đạn cong còn đạn thằng thì băng đạn thẳng. Băng đạn ngắn thì cái nào cũng trông như thẳng (cái thể loại băng đạn 5-10 viên trước đây). Còn băng đạn dài đạn có gờ móc, vỏ đạn thẳng vẫn cong. Chỉ có loại băng đạn dài thẳng là đạn thẳng và rãnh móc, nhưng nay rất ít dùng.
    Cũng do đạn thẳng bắn được cả súng có khối lùi tự do và súng có khoá nòng, nên việc sử dụng đạn côn cần cân nhắc kỹ, cấp quốc gia hay khối liên minh, khu vực.... Khi quyết định sử dụng đạn côn nhiều là việc sử dụng súng có khối lùi tự do gặp khó khăn. Loại vỏ đạn hợp kim rất dẻo, vật liệu và gia công chính xác đồng đều, côn nhỏ bắn được cả khoá và không khoá. Yêu cầu vỏ đạn chất lượng cao do nó dãn khi khí áp cao đẩy lùi về.
    Ngày nay thì đạn côn rãnh móc đã chiếm tỷ lệ chủ yếu. Người Nga sử dụng các loại súng chủ yếu AK, RPK, PKMS(súng máy cá nhân nhỏ, cá nhân trung bình và súng máy cộng đồng. Trong biên chế cũ là cá nhân, trung đội, đại đội. Tầu Khựa phân là tiểu, trung, đại liên), nên phổ biến đạn côn góc lớn.
    Bác Đi Bộ và bác Kiên 64 nói về tốc độ bắn cũng đúng.
    Nỗ lực tăng hết tốc độ bắn trung bình chỉ ở thời kỹ thuật lạc hậu đầu thế kỹ 20 và trong thế kỷ 19. Sau đó, tốc độ bắn hợp lý quan trọng hơn là tốc độ bắn tối đa. Tiểu liên ngày nay thì thích 2 viên đầu hoặc 2,3,4.. viên đầu có tốc độ bắn cao (hàng ngàn phát phút hay thậm chí hàng ngàn phát giây) càng tốt. Nhưng sau đó mà giữ tốc độ bắn ấy thì lính phải tấn công cùng với xe bò chở đạn. Mỗi xung lực tấn công kéo dài chí ít cũng nửa tiếng, cố lắm cũng chỉ đảm bảo đạn cho lính bắn vài chục loạt. Súng có khối lùi tự do
    AK bắt đầu từ MP44, khẩu súng trường tấn công được thiết kế từ kinh nghiệm chiến trường. MP44 hoàn toàn khác biệt với các MP trước đây. Thứ nhất là súng phức tạp nhiều chi tiết hơn. Tốc độ bắn không cần cao, tầm không cần xa chỉ hiệu quả cao nhất 200-300 mét. Điểm khác lớn của MP44 và AK là piston AK xung còn piston đẩy về MP-44 thì "hành trình", thời gian tác động của khí thuốc lâu hơn. Không thể cho rằng xung tốn khí thuốc hơn, do đạn đã ra khỏi nòng rồi thì khối lùi vẫn chỉ chuyển động được tí tẹo vài phần trăm của mm, sau đó nó được đẩy tiếp bằng khí áp cao vẫn chưa kịp thoát đi, rồi mới chuyển động bằng quán tính. Thời gian viên đạn đi từ lỗ trích khí AK ra khỏi nòng chỉ vài phần mười vạn giây. Có lẽ piston nhỏ của MP44 do chưa kịp thử nghiệm thấu đáo, còn AK thì có kinh nghiệm hơn do ra sau thôi.
    Các loại đầu đạn đường kính nhỏ ngày nay thuận lợi hơn khi tăng tốc độ bắn do khối lượng mỗi viên đạn giảm đi.
    Do đó, khẩu AR-15 trước đây có ưu điểm được chứng minh ở thực tế chiến trường là nhược điểm: bắn rất nhanh. AR-15 ngày nay có nhiều cả tiến, trong đó có khắc phục nhược điểm trên bằng lẫy đếm 3 phát. Những cải tiến làm khẩu súng trở nên phức tạp. Nói chung là súng tiẻu liên, súng máy nhỏ, súng trường tấn công ngày nay càng ngày càng sử dụng nhiều đặc điểm của AK-47.
    Tốc độ bắn trung bình cao nhất của súng cộng đồng phụ thuộc không nhiều vào kết cấu cơ khí bằng phụ thuộc vào sức chịu nhiệt của nòng. Do đó, loại súng nhiều nòng xoay có tốc độ bắn rất cao, vì tốc độ bắn mỗi nòng được chia ra, nhỏ. (ngày nay kiểu súng này có loại bắn được nhiều cỡ đạn, mỗi cỡ có một loại nòng nhưng có thể chung cơ cấu nạp đạn hoặc cơ cấu nạp đạn iêng nhưng đổi cho nhau được, hoặc tiếp đạn nạp đạn riêng hoàn toàn. Các nòng súng khác nhau lắp xem kẽ. Ừ thì chúng nặng, nhưng chẳng ai dùng chúng cầm tay). Loại súng PKMS có kích thước nhỏ nhẹ, tốc độ bắn loại 7,62mm trước đây là 1200 phát phút, có một nòng nhưng thằng phụ cầm theo một nòng để đổi (xoạch xoặc vài giây là xong). Ở các súng cộng đồng trên xe cộ tầu bè máy bay có thể tính đến tốc độ bắn cao nhất. Lúc đó, súng có khối lùi tự do có tốc độ bắn cao hơn. Loại nạp đạn có tốc độ cao nhất là đạn không vỏ. Kiểu nạp đạn chổng ổ đạn lên ở súng thường ngày nay phải gập cả nòng xuống do ổ đạn liền với nòng (M-79). Người ta đang tính đến một kiểu ổ chổng lên như thế nhưng rời với nòng, đạn không vỏ sau khi bắn chẳng còn gì trong ổ, ổ đạn xoay tròn trục vuông góc với nòng, xoay tròn một chiều nạp đạn liên tục bắn cực nhanh.
    Nói về lý tưởng thì súng điện từ sẽ có tốc độ bắn nhanh nhất, do nó không có áp suất trong nòng nên có thể làm mát cưỡng bức bằng máy nén khí nối với nòng, đạn cũng không có vỏ với thuốc nên mang được nhiều và nạp nhanh. Viễn tưởng là thế, lúc đó chắc đạn tính theo cân, rẻ, nhỏ nhẹ, bắn nhanh.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 07:17 ngày 12/01/2006
    LarvaNH thích bài này.
  8. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Gátling không gọi là súng tự động, vì nó bắn liên thanh bằng năng lượng ngoài. Mất điện, tay quay gãy, khỏi bắn. Khác các súng tự động là chỉ cần súng và đạn là cứ thế tạch tạch. Súng tự động định nghĩa là súng lên đạn viên sau nhờ phát bắn trước.
    Côn hay trụ, đừng có đo bằng thước, vì đít trụ phải dày hơn đỉnh trụ (vật liệu) một chút. Nếu đo thấy kích thước đít đến đầu đạn nhỏ dần, nó mới là đạn côn. Còn chỉ đến phần đầu mới giảm kích thước, thì nó vẫn là đạn trụ. Lúc ép miệng vỏ để giữ đầu đạn, đương nhiên miệng vỏ phải móp lại 1 tý rồi, nhỉ?
    Đố Tuất và RW biết, súng ngắn (piston) blowback và delayed blowback đơn giản có thể dùng đạn côn không, và vỏ đạn của nó xả ra khác gì nhau không.
    Tuất để ý, tất cả các thứ đỡ sau đít đạn khi điểm hỏa đều gọi là khóa nòng. Tất cả các thứ chống sau buồng đạn đều gọi là khóa nòng, kể cả trong đại bác cũng gọi thế.
    Súng tự động cá nhân không có trung liên, vì đó là hoả lực của nhóm, người mang súng đó chỉ việc mang súng đó và đạn, không phải mang vác thêm cái jì khác.
    AK, AR 15... ở VN mấy người gọi là súng trường đây? Khẩu scorpion cũng được gọi là tiểu liên trong tài liệu của VN, chả ai dịch nó là súng máy nhỏ cả.
    G36 đắt? Không ạ, nó cùng với bộ phụ kiện để 1 chiến binh thành chiến binh tương lai mới đắt. Quân đức mới đặt hàng vài chục bộ này thôi, nhưng G36 xem ảnh bác Đoành cung cấp về các ẻm thì cũng khơ khớ em mang. Hay là chỉ lính nữ mới được mang nhỉ, chả hiểu lắm
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 19:16 ngày 12/01/2006
  9. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Tìm ở trang RW cho:
    http://www.deutschesheer.de/portal/a/heer/kcxml/...............
    Được đoạn này về G3:
    "Das Gewehr G3 war die Standardwaffe der Bundeswehr über viele Jahre hinweg und wurde nun vom Gewehr G36 abgelöst."
    Nhờ dịch được cái này:
    " The rifle G3 was those standard device ape of the German Federal Armed Forces over many years away and now from the rifle G36 was replaced."
    Tớ không biết tiếng Tây, nhờ bạn nào dịch ra tiếng Việt giúp với!
    Pro Đức mà lại đi gọi tên SMG (sub machine gun) không xấu hổ, trong khi người Đức gọi là "Maschinenpistole", súng ngắn là "pistole", súng máy là "Maschinengewehr", buồn cười nhỉ?
    RW buồn cười về ví dụ khẩu súng vặn xạ thủ, thì chính xác là chả biết ông Newton nói gì. Thử nghĩ tại sao trực thăng phải có cánh đuôi đi xem nào!
    Tớ chả pro Nga, Mỹ gì ráo, tớ pro Newton và QDNDVN.
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 12/01/2006
  10. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Khổ thân bác kien, bắt đầu thay đổi dần định nghĩa để phù hợp với thực tế :
    Em không biết tiếng việt có định nghĩa thế không, nhưng tất cả pháo hàng không dùng nguyên lý của gattling thì đều được gọi là pháo tự động. Không tự động, chả nhé phải có người ngồi nạp từng viên ?
    Định nghĩa này thì bắt đầu sát với định nghĩa đạn dài đạn nhọn của em rùi đấy bác. Em nhớ lúc đầu bác dùng định nghĩa khác cơ mà . Phiền bác xem kỹ lại hộ em xem 9X19 ( đạn UZI chả hạn ) với 7.62X25 ( đạn K54 ) nó là trụ hay côn ( theo định nghĩa của bác nhé ). Em chỉ cần bác confirm lại cho chắc chắn thôi, không có ý là phản đối hay đồng ý với bác.
    Sau khi bác trả lời em câu trên, em sẽ trả lời bác câu này:
    Nhờ bác gật đầu lại cho em cái nữa về vụ RPK không phải là súng cá nhân.
    Nhờ bác hỏi xem cựu quân nhân ARVN gọi AR15, M16 ... là gì. Dù sao con số 99.99% bác đưa ra cũng không có căn cứ. Em định giả lại bác 1 câu của bác, nhưng thôi, chắc bác tự hiểu câu đấy là câu gì.
    Em tưởng bác chỉ học tập qua tài liệu của ông già bác cơ mà, sao bây giờ lại chỉ nhìn vào mấy cái ảnh của bác Đòanh thế, hay bác Đòanh là ...
    Báo cáo bác, em đang ở Đức, bạn em người Đức có, Đức gốc Việt có đều đi nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ dân sự ( con gái được miễn nghĩa vụ quân sự, chỉ phải đi dân sự, nhưng đứa nào thích thì đi ) vẫn tập G3 suốt. Tùy bang tùy chỗ chúng nó mới thay G36 thôi bác. Đứa bạn em ở Magdeburg bảo buổi sáng toàn thấy chúng nó đeo G3 chạy lông nhông ngoài đường, ko hiểu tập gì.
    Mà thật bác, vài năm nữa, G3 cũng không thay thế hoàn toàn G36 đâu bác. Nó giống sự tồn tại của M14 trong quân đội Mỹ, tuy rằng M16 tốt hơn nhiều lần. Người ta thay G3 vì nhiều lý do, nhưng không phải lý do súng trích khí tốt hơn súng blowback trong việc dùng đạn côn . Dù bác có lý sự kiểu gì thì cũng không thể phủ định được một điều rằng Famas, G3, StG57 chẳng thua kém gì những " đồng loại " của nó như AK và M16.
    Thật bác, trong forum nói tiếng Anh đã không nên rồi, xài tiếng Đức tiếng Nga tiếng Pháp nữa thì anh em khóc tiếng mán hết
    Em buồn cười vì chưa thấy ông xạ thủ nào bị quay cả, đọc đoạn bác tả cảnh xạ thủ bị quay, tưởng tượng ra thấy buồn cười quá. Công nhận là khó kiếm được viên đạn nào nặng đến mức ấy đi, bác công nhận không ?
    giờ thì em đã hiểu tại sao cái gì bác cũng lôi cụ Newton vào. Khéo sau này có súng điện từ ( như Huy Phúc nói ), bác cũng lấy newton ra " đập " ấy, bác nhỉ ? Không nhất thiết bắt bác phải biết về động lực học chất lỏng và các cái khác nữa. Bác vẫn lờ đi cái vụ va chạm với tương tác đấy, em chưa quên đâu.

Chia sẻ trang này