1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súng và đạn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi RandomWalker, 24/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Hỏi lại bác kien - chuyên gia newton học:
    - Va chạm với tương tác có khác nhau không ? Có mấy loại va chạm ?
    - Tại sao colt .45 và K54 chỉ chứa được 8 viên trong súng, trong khi M9 có thể chứa được 20 viên ?
    - MP5, M9, UZI có dùng chung đạn không ?
    - Băng UZI có bao nhiêu viên đạn ?
    - Tại sao băng MP5 lại cong ?
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác lính Việt nam Cộng hoà ở đây có nói phân loại ngày xưa xưa là Súng trường (dài) <> súng ngắn: súng tiểu liên AK hay M16 cũng được coi là súng trường (vì nó dài).
    Bây giờ thì phân loại thế nào thì đang học hỏi các chú.
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Bác Kiên ơi. Em không biết ý bác nói đến Gátling là nói đến khẩu súng nguyên thủy của thế kỷ 19 hay các khẩu súng ứng dụng nguyên lý nhiều nòng của nó sau này (được gọi là súng kiểu Gátling - Gatling-type guns).
    Nếu bác nói đến ý thứ 2 thì theo em được biết rất nhiều mẫu thiết kế là súng "tự động" tức là không cần năng lượng ngoài đâu ạ. Theo như em biết thì hầu như tất cả các súng máy nhiều nòng của Nga đều là loại tự động theo nguyên lý trích khí hết. Bác chịu khó tìm thêm thông tin về mấy thằng này nhé
    1. GShG-7.62
    The GShG 7.62 was a Soviet gas-operated rotary machinegun of caliber 7.62x54 mm with four barrels...
    2. YakB-12.7
    3. GSh-6-23M
    The GSh-6-23 differs from most American multi-barreled aircraft cannon in that it is gas-operated, rather than externally powered via an electric, hydraulic, or pneumatic system.
    4. GSh-6-30
    The GSh-6-30, designed in the early 1970s and entering service in 1975, is a six-barreled Gatling gun similar in design to the Gryazev-Shipunov GSh-6-23. Unlike American rotary cannons, it is gas-operated rather than electric, allowing it to "spin up" to maximum rate of fire more quickly, allowing more rounds to be placed on target in a short-duration burst.
    Em cũng chỉ thuộc những người chuyên đọc quảng cáo thôi nên không dám nói nhiều ạ. Là em vừa sợt Gú gờ ra mấy cái quảng cáo thôi.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 16:17 ngày 13/01/2006
  4. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    té ra RW cũng ở Đức, là đồng hương, thấy nói BGS ở Fankfurt/Main đã nghi nghi, nhưng lại thấy ghi là ở Japan. Cụng ly cái
    Tớ vốn không am hiểu súng đạn nhưng cũng tham gia cái:
    1. Chuyện G36 đắt tớ nghi là RW nhầm, G11 bắn hülsenlose Munition mới đắt, định thay cho G3 nhưng đắt nên mới tòi ra khẩu G36. Còn chuyện G3 vẫn dùng cho Bundeswehr thì đúng, bao giờ chuyển đổi cũng phải có 1 thời gian, không bao giờ người ta làm cái rụp 1 cái cả.
    2. ...chuyện ông Newton với cái máy bay trực thăng của Kien098 thì thế này: RW check lại "Drehimpulserhaltungssatz", có thể làm thí nghiệm 1 cách đơn giản tháo 1 cái bánh xe đạp hoặc xe máy ra (nếu khoẻ), cầm trục nó như cái máy bay tực thăng (song song với mặt đất) quay tít thò lò xong ngồi lên 1 cái ghé (loại quay được) rồi nhấc chân lên sẽ thấy ghế cũng quay. Đã thấy giống cái trực thăng không có chong chóng đuôi của kien098 chưa??? do vậy chuyện lão xạ thủ quay tuy buồn cười xong cũng có thể lý giải được. Hoặc thử ngiệm đơn giản hơn nữa tháo ổ đĩa cứng của máy tính ra, nhưng vẫn nối dây cho nó chạy . Đặt lên lòng bàn tay, xem nó "bẻ" bàn tay mình như thế nào!!!??? ngày xưa khi học phần này
    ông thầy đố cả bọn 1 ví dụ là 1 cô trượt băng nghệ thuật bị mất giầy đứng giữa sân băng trơn làm sao đi vào được ??? cô này sau khi ngĩ 1 hồi nhớ ra cụ Newton bèn cởi nịt vú ném mạnh vào phía khán giả và thoát vào trong
    3. Đây là 1 cái Link có thể RW biết rồi nhưng cứ đưa lên vậy :
    http://www.martin-moellers.de/ASPiBGS-04.pdf
    đây là 1 tài liệu hướng dẫn lính biên phòng Đức về vũ khí cầm tay, cách phân loại, các nguyên tắc...v...v..., có cả về chuyện "trích khí ", khoá nòng, cả "bờ lâu bếch đi lâ ịt " tương đối đày đủ (theo ý mình), nguyên trích khí cũng nói có các kiểu nào , kiểu này có lợi gì và bất lợi gì , kiểu kia có lợi gì và bất lợi gì ...v...v... đọc qua cũng có được 1 vài kiến thức để nói chuyện với các chuyên gia trích khí của diễn đàn
    @kiên098: sao suốt ngày mỉa mai chuyện anh em đọc quảng cáo thế ??? chẳng lẽ các hãng sản xuất toàn nói láo thôi sao??? nếu tớ cần 1 vài thông số của động cơ cho EF2000 chẳng hạn thì tớ phải vào trang của MTU tìm chứ !!! chẳng lẽ đi hỏi các "chuyên gia" gò Đống Đa??? Newton thì Newton, từ Newton ra 1 sản phẩm còn khối việc phải làm có phải cứ có Newton là xong hết đâu!!!
    PS.: chưa ai trả lời hộ mình thế nào là dân kết cấu!
  5. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    bác falk-c, em không phản đối đọc quảng cáo, song cái kiểu đọc không chọn lọc, và nhất là đọc xong cứ cho là mình biết tuốt rồi, thì em ghét.
    Thôi bác từ từ để em lọc lại chục trang cuối, chỉ ra cái cố chấp rất trẻ con và không phục thiện của chú RW, đại khái những chuyện chú ý cố dán vào miệng em, hay là những thứ lý do trẻ con như AR 15 nhược điểm là nổ to với vướng lá cây rừng.
    Bác có thấy chú ấy kỳ công phản đối em về vấn đề khương tuyến, trong khi chả có chính kiến gì không? À, vì quảng cáo không có ai đi giải thích cái chuyện đơn giản thế cả, mà chú ý không có cơ bản nên ngoài quảng cáo, chú ấy tịt.
    Theo bác, băng đạn cong thẳng liên quan đến số lượng đạn hay hình dáng hình học của đạn là chính?
    Mà RW này, tại sao băng nhiều đạn của M16 hay các loại dùng đạn nato cong ít hơn băng đạn dùng đạn 7,62x39??????
  6. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Va chạm là 1 hình thức tương tác cơ học. Vậy, va chạm là tương tác.
    Tương tác trong vật lý gồm các mảng lớn: tương tác cơ học, tương tác nhiệt học, tương tác điện-từ, tương tác phân tử, tương tác lượng tử..........
    súng ngắn thường dùng 8 viên, 7 viên ... để cho băng đạn không thò khỏi tay cầm. Nếu cần, nó có thể làm băng dài hơn (K54 có băng 10 viên, băng thò khỏi cán một chút như UZI). Đấy là sự hợp lý về sử dụng, đỡ vướng với thứ vũ khí thường để trong bao.
    M9 là cái súng gì chưa kịp tìm hiểu, song nếu là súng cầm tay thì nó chắc chắn là súng dùng đạn cỡ nhỏ, dùng băng rộng (đạn xếp so le 2 hàng).
    Tớ biết gú gồ, nên trả lời là băng UZI có 25 hoặc 32 viên đạn
    Đạn 9x19 : [​IMG]
    Chúng nó dùng đạn giống nhau.
    Còn MP5 băng cong đúng là tớ chưa hiểu. Sẽ nghiên cứu trả lời sau!
    OK?
    RW có chính kiến gì không? Hay suốt ngày " hỏi và phản đối"???
    Thêm tý, tương tác dạng va chạm là tương tác ngắn, tương tác xung, khác với tương tác khác là có thời gian dài, ổn định.
    Nghiên cứu tương tác va chạm cũng bằng định luật Newton.
    @Mig19farmer: Cảm ơn, đúng là tớ không biết các dòng gatling Nga dùng cơ chế gas operated. Để tớ tìm hiểu xem cơ cấu đó hoạt động thế nào. Nhưng tớ vẫn bảo thủ là các dòng gatling dùng điện hay năng lượng ngoài không phải là súng tự động, mà chỉ là súng liên thanh thôi. Cũng giống như pháo nạp đạn tự động (bằng điện) người ta không gọi là pháo tự động.
    RW: đề nghị không đả kích tớ bằng những câu rất khiêu khích như trong các bài vừa rồi. Cái khẩu trung liên là vũ khí cá nhân là RW dán vào miệng tớ, rồi giờ bắt tớ gật đầu công nhận là thế quái nào nhỉ?
    "Das Gewehr G3 war die Standardwaffe der Bundeswehr über viele Jahre hinweg und wurde nun vom Gewehr G36 abgelöst."
    " The rifle G3 was those standard device ape of the German Federal Armed Forces over many years away and now from the rifle G36 was replaced."
    Chả hiểu lắm, nghĩa là gì nhỉ?
    RW bảo thủ không biết tại sao vũ khí trích khí ngày càng phổ dụng, thì nên tìm hiểu, chứ đừng khăng khăng tin vào tín lý của mình. Tại sao G3 tốt thế mà quân Đức lại vẫn chuyển sang G36 mà không cải tiến nó thêm?
    Mà tìm mãi chả thấy topic của RW về các nguyên lý tự động, có ai tốt bụng chỉ giúp không?
    RW quá khệnh khạng, đến mức không thèm đọc bài người khác đã trả lời. Con số 99,99% tớ đưa ra ở câu nào, trích giùm cái, rồi so với câu hỏi của cậu trên kia.
    Cậu khẳng định tiểu liên của cậu không phải là súng trường như AK, M... mà lại đi lôi cây G3 vào đó, chả hiểu nổi.
    Từ từ rồi tớ sẽ tách từng dòng tranh luận tách bạch để chính bản thân RW thấy cái mâu thuẫn và khệnh khạng trong thảo luận của mình.
    Định nghĩa thế nào là vỏ đạn côn, tớ đã đưa ra, ở bài số 2 từ trên xuống trong trang này!
    @Tuất: súng điện từ thì nặng nhất lại là cái nguồn năng lượng (điện) cấp cho súng, các phần tạo từ trường.... nên cả súng chả nhẹ tý nào. Chắc để làm vũ khí cá nhân thì không, vũ khí lớn thì may ra.
    Vũ khí điện từ khả thi nhất là lọai bắn đạn nhỏ (dòng hạt, chùm hạt) nhờ sơ tốc cực lớn nên ngắm bắn đơn giản, sức xuyên lớn.
    Để ý rằng với điện-từ trường cực mạnh ở trong nòng, việc nghiên cứu ngòi nổ thích hợp là cực khó. Xung điện-từ cảm ứng vào các phần kim lọai trong đạn sẽ đốt nổ tức khắc khối thuốc. Vì vậy các đạn sử dụng vũ khí điện từ sẽ rất khó mang thuốc nổ để có sức công phá, chỉ chủ yếu phá hủy mục tiêu bằng động năng đạn.
    Với sơ tốc lớn như đạn từ súng điện từ, vấn đề lớn nữa là ma sát với không khí có thể đốt cháy viên đạn, nên có lẽ người ta sẽ mang nó lên trên cao để bắn
    và còn rất nhiều vấn đề phải xử lý để viên đạn có thể ra khỏi nòng an tòan, chỉ vì xung năng lượng điện - từ cấp cho nòng, đạn có năng lượng rất cao.
    Trừ phi ta định dùng súng điện từ dài hàng trăm mét, sẽ xử lý được rắc rối, nhưng lại chỉ để trong căn cứ triển lãm mà thôi
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 14/01/2006
  7. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    xin lỗi các bác trước, trong bài này em dùng nhiều từ không được nhẹ nhàng lắm vì một số bác vẫn rất " cố chấp " và "trẻ con", từ dùng của bác kien
    Em thấy có bài bác bảo đạn va chạm với khương tuyến, tiếp đến bác lại bảo là ở đây không có tương tác gì hết ( thật ra là ngược lại, bác bảo đạn - khương tuyến tương tác và bảo ở đây không có va chạm ) nên em tưởng bác coi hai cái đấy khác nhau. Nếu bác coi hai cái đấy như nhau thì bác tự mâu thuẫn chính bác.
    Hơn nữa, như em đã nói một lần, và như trong cái bác viết người bắn súng quay tít kia, cái mà làm em buồn cười ấy, bác cũng tự mâu thuẫn với chính bác khi bắt buộc phải dùng định luật bảo toàn, trong khi ở đây mồm vẫn leo lẻo newton.
    Nói thêm bác tại sao em buồn cười: tại vì khối lượng viên đạn tối đa 3-4gam, trong khi khẩu súng nhẹ nhất cũng 1.2 kg. ( với các đạn nặng từ 12.7mm trở lên thì súng có thể nặng đến hàng trăm kg. Bác lấy cái gì quay cái gì ? Mà theo chính bác thì viên đạn đã bị khương tuyến xẻ rãnh lên đó, thì liệu cái xung kia còn tác dụng được lên nògn súng hay không ? Bác học kết cấu ( nghe một chú chuyên đi theo voi hít bã mía nói thế ) thì chắc bác rõ hơn em.
    Lấy khoai, cà chua với trực thăng so sánh với súng đều khập khiễng như nhau. Trực thăng bản thân nó có trọng lượng bé hơn lực nâng của cánh quạt chính, thì nó mới quay được. Chứ ngay cái quạt nhà các bác, quay hơn 1000 vòng / phút, nhưng nó có cần cánh đuôi vuông góc không ? Nó chỉ cần chính trọng lượng của nó là đủ. Trong khi đó viên đạn đi thẳng 7 inch mới quay được 1 vòng. Các bác thực tế chút được không ạ ? Nói người khác chuyên đọc quảng cáo mà mình thì cứ như là đọc truyện viễn tưởng không bằng.
    Tiếp này :
    PPsch-41 ( K50 ? ) dùng đạn gì ? côn hay trụ ?
    PPsch-41 có băng tròn không ?
    PPsch-41 có băng cong không ?
    Tốc độ bắn của PPScH-41 là bao nhiêu ?
    Bác chỉ cần trả lời ngần nấy câu hỏi là đủ tự nhận ra những gì bác nói về đạn trụ, đạn côn với hình dáng băng đạn là lố bịch.
    Em nói lại, hình dáng băng đạn chỉ liên quan đến số đạn có trong băng.
    Bác thuộc loại đã không chịu đọc "quảng cáo " hiện đại, chỉ đọc mấy " quảng cáo " cổ lỗ mà dám khái quát hóa hết sức nực cười. Nếu bác hiểu cặn kẽ về hình dáng băng đạn, liên quan đạn côn đạn trụ thế nào, liên quan khóa nòng lùi - trích khí ra sao thì hẳn bác không gãi đầu trước khẩu MP5 - đạn trụ ( nhỉ ) dùng băng cong ( nhỉ ) hay Thomson - đạn côn dùng băng thẳng + băng tròn. PPsch-41, nhà ta gọi là K50 thì phải cũng đạn côn đấy, và có cả băng cong lẫn băng tròn đấy ( ngạc nhiên chưa )
    Em nghiêng về giả thuyết sử dụng khí động học - có điều phương trình phức tạp quá em giải mãi chưa được.
    Một lần nữa, đề nghị bác nghiêm túc sử dụng từ " tự động " tự động là gì, là không phải có người mó tay vào. Nó dùng khí thuốc hay dùng lực ngòai ( ở đây gọi là chain gun ) là chuyện của nó, nhưng nó đều thuộc dòng tự động. Còn "liên thanh", bác tìm từ đấy bằng tiếng tây xem có không. Liên thanh là cái gì ? Pháo trên trực thăng đấy, đều gọi là pháo tự động. Bác không tin thì tử google từ khóa " autocannon " xem nó ra cái gì ? Thuật ngữ nhà ta dùng không chính xác tẹo nào, mà vũ khí không phải ta sản xuất ra. Muốn tìm hiểu về vũ khí, trước hết phải sử dụng thuật ngữ của bọn sản xuất súng, không phải thuật ngữ Việt Nam, thưa bác.
    Và một lần nữa, bác lại thể hiện sự vội vã trong khái quát hóa vấn đề. Khi chưa biết rõ vấn đề gì, mong bác đừng vội vã khái quát hóa nó. Cám ơn.
    Tất cả những súng mà có thể sử dụng bởi một người, không dùng công cụ hỗ trợ, có thể bắn từ vai hoặc hông đều là súng cá nhân. Hay bác có định nghĩa nào khác về súng cá nhân ?
    RPK là súng cá nhân, định nghĩa trong sách việt nam này: trung liên rpk là súng cá nhân, trang bị cho tiểu đội
    nghĩa là, nó là súng cá nhân ( phân biệt với súng cộng đồng - cần từ 2 người trở lên mới sử dụng được ).
    M60E3 được gọi là đại liên cá nhân ( cũng từ dùng của mấy ông bộ đội miền bắc )
    ngược lại, mỗi súng có một vai trò khác nhau, ví dụ SAW ( súng tự động của tiểu đội ) là vai trò của một khẩu súng cá nhân nào đó. Giống như súng bắn tỉa có vai trò bắn tỉa ..v...v...
    Bác đã thủng chưa ạ, hay vẫn nhầm lẫn giữa các khái niệm ?
    Thứ nhất nhé, theo thông tin chính thức từ HK, hiện còn tối thiểu 400.000 khẩu G3 dùng trong bundeswehr.
    Vào khoảng năm 1999, bundeswehr ký một hợp đồng nhỏ với H&K mua hơn 10.000 khẩu G36 để dùng cho một lực lượng đặc biệt gọi là KRK. Sau đó, G36 được trang bị cho lính Đức đi hải ngoại ( Nam Tư cũ, Afghanistan ). Sau đó thì, nhờ chiến dịch quảng cáo trên, Tây ban nha, bồ đào nha, Anh quốc và một nước khỉ gió nào đấy ở châu á em quên rồi, mỗi nước mua mấy chục nghìn khẩu G36, chính vì chiến dịch xuất khẩu súng lấy ngoại tệ đó mà bundeswehr không nhận được hàng ngay. Tổng cộng từ trước đến giờ, Bundeswehr nhận được từ HK khoảng từ 150 - 200 nghìn khẩu G36, không hơn.
    Thứ hai nhé: số súng này được trưng khắp nơi, nhằm tạo cho thế giới một hình ảnh mới về người lính Đức hitech, nhưng trong nước Đức, lính Đức chủ yếu vẫn dùng G3 và phiên bản 5.56 của nó. Hợp đồng mới đây bán Xm8 ( G36 nâng cấp ) cho lầu năm góc bị đình lại, do kiện tụng từ Colt cũng phủ một đám mây đen lên đời súng đắt tiền này. Theo một thông tin không chính thức thì một khẩu G36 có giá cao gấp rưỡi một khẩu M4 hiện tại, nhưng có nhiều chức năng hay ho hơn.
    Còn tại sao G3 tốt thế mà người ta phải thay G36 à ? bác tưởng một khẩu súng không có tuổi thọ nòng hay sao ? Trung bình một khẩu súng bắn khoảng 10.000 viên ( tùy súng, cỡ nòng ) là vứt nòng, khẩu G3 tốt, nhưng nó có nhược điểm là nặng, dùng đạn quá to và quá mạnh, không thực sự phù hợp với chiến lược hiện tại. Khi cần đạn to đã có bắn tỉa ( hai phiên bản của G3 vẫn được dùng trong bundeswehr cho mục đích bắn tỉa - PSG 1 , MSG1 ) , đại liên và thượng liên, để với tới những mục tiêu xa. Còn các mục tiêu gần thì 5.56 xử lý tốt ( bắn xuyên thủng mũ sắt ở khoảng cách 600 m - ra khỏi khoảng 300m đã không phân biệt được mặt người ). G36 gọn gàng hơn, có hệ ngắm tốt hơn. Dù sao thì hàng triệu khẩu G3, Stg57 và Famas dùng nguyên lý khí áp trễ ( từ của bác ) vẫn tung hoành trên thế giới. Em không thạo Famas lắm nên không biết nó xuất khẩu đi những đâu.
    Bác bảo 99.99% dân Việt gọi AK và M16 ( AR15 nếu bác thích ) là tiểu liên. Cái này sai. Người miền nam nói chung và cựu quân nhân ARVN vẫn gọi chúng là súng trường. Ngoài ra còn người không quan tâm đến vũ khí, thiếu niên chưa biết súng ống là gì ( khoảng 15% dân số ), vậy con số 99.99% của bác có ý nghĩa gì ?
    Em chưa bao giờ nói G3 là tiểu liên. Em hiểu ý bác, và đa phần những người không có thói quen đọc quảng cáo ( mà đọc báo ANTG chẳng hạn ) gọi AK là cái gì, bác nói cả châu Á dùng không AK thì M16, nhưng em cho bác thấy, Thái Lan và nhiều nước Trung Đông, dùng G3. 2 anh bạn phía nam của ta là Indonesia và Malaysia dùng hỗn hợp G3 và M16. Trong đó G3 có giấy phép chế tạo, nghĩa là có xưởng sản xuất. Họ chê M14 của Hoa Kỳ, do giá thành cao hơn, mà không hiệu quả bằng.
    Em không biết bác định nghĩa thế nào là khệnh khạng ( hình như từ này chỉ dáng đi ) nhưng khi post bài, em ngồi.
    Còn mâu thuẫn thì cũng tùy bác định nghĩa mâu thuẫn thế nào ( mâu là cái mâu, thuẫn là cái khiên ) chắc trong thời đại này thuẫn là giáp, mâu là súng quá.
    Nhờ bác xác minh đạn K54 có phải đạn côn không ? hay là đạn trụ ?
  8. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    RW nóng tính quá!!! dĩ nhiên chỗ trên RW có lý, ở đây chỉ geht um Prinzip và giả dụ thôi, thêm 1 tý: cái trực thăng trên không nó là abgeschlossenes System, cái quạt để trên bàn thì không, nó còn Reibung và các thứ linh tinh nữa...bảo RW đẩy 1 cái LKW thì làm sao nó lăn được!!! phải đủ mạnh thì mới thành kinetische Energie được.
    OK. tớ ausklinken!
    quên hỏi thêm 1 tý : như vậy Sturmgewehr là súng trường đúng không???
    Được falke_c sửa chữa / chuyển vào 05:42 ngày 15/01/2006
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Hồi này khó vào quân sự thế, có khi các box khác vào vẫn dễn mà quân sự không vào được. Hồi này Tuất thất nghiệp không chát chùa được trên máy công ty. Thỉnh thoảng có 3 nghẽ ra chát hàng thì 10 buổi vào được 2 buổi, chán thất.
    bác MIG nông dân vốn nổi tiếng là thay đổi khối lượng để chịu G, cố chứng minh bằng được qua 40 trang rẳng sường ngưng tụ trong không khí khô. Thê smà cũng sang đây. Vui nhỉ. bác MIG ạ, định nghĩa súng không đơn giản lắm đâu.
    Khẩu súng tự đọng đầu tiên, là khẩu bắn liên thanh Mắc Xoen. Ngày nay cơ cấu súng đó vẫn được dùng phổ biến, súng có thể một hay nhiều nòng, một hay nhiểu ổ đạn nhưng đặc điểm chung là có cơ cấu nạp đạn xoay. Đơn giản nhất có thể tưởng tượng ra loại nhiều nòng như G-8. Bộ nhiều nòng xoay, cơ cấu truyền động đẩy một cái piston (pít tông, tông, là cái nhồi trong xi lanh, cylinhder). Piston này đẩy đạn vào buồng đạn. Mỗi nòng hay ổ đạn quay đến đấy được piston này nhồi đạn vào, rồi lại kéo đạn ra. Đó là sung tự động (tự động nạp đạn, bắn liên thanh) nhưng lạ có thể dùng cơ cấu quay ngoài (cái này thì Tuất mất công đọc lại, bác đi bộ lang thanh tìm cú nói chuẩn). Ngày nay, cơp cấu bắn này có thể dùng động cơ điện quay ngoài hay sử dụng khí thuốc. Thủa ban đầu, cơ cấu này dùng thay quay sức người. Nhưng dù quay bằng gì cũng là một kiểu cơ cấu và là súng tự động. Đây là loại súng tự động có tốc độ bắn nhanh nất ngày nay. Tốc độ băn do nhiều nòng thay phiên nhau bắn nên không nóng nhanh (cái này thì bác Kiên nói chuẩn). Ngoài ra, cả hệ làm việc phức tạp nhưng từng bộ phạn làm việc đơn giản. Thậm chí có loại làm việc song song, chỗ này thì nạp đạn chỗ kia nổ đạn chỗ khác thì kéo vỏ ra. Nhờ làm việc song song, động tác các cơ cấu đơn giản nên súng ổn định tin cậy và sống thọ. Súng G-8 là vũ khí ban đầu của A-10. Sau khi đối thủ của nó là A-9 bị loại không chế tạo hàng loạt, do giá thành, G-8 được chọn như là vũ khí chính của A-10, bắn DU chống tăng.
    Loại súng hiện đại đang hy vọng được ứng dụng có khoá nòng hình trục, trục vuông góc với nòng. Trụ có ổ đạn ở tropng vuông góc với trục của trụ. Khi trụ xoay quang trục của nó, vị trí ổ đạn vuông góc với nòng (trục ổ đạn, trục trụ và nòng toạ thành ba phương vuông góc với nhau) là vị trí nạp đạn. Khi ổ đạn thẳng tắp với nòng là bắn. Nói thế cho dễ hiểu vì không post được hình. CHứ chỉ có vị trí bắn là đúng thế, còn vị trí nạp đạn và tháo vỏ không cứ vuông góc. Loại này cúng quay bằng động cơ điện hoặc cũng có thể dùng khí thuốc. CŨng như G-8, dùng đọng cơ ngoài là cơ cấu gọn nhỏ đơn giản nhất cho kiểu súng này. Cới các xe khó tạo ra bộ chuyền động, như trang bị trên xe nhỏ hay xe lạ, các thiết kế dùng khí thuốc được phát triển song song.
    Hệ tống bắn của xe tăng Liên Xô cũ (hay Nga ngày nay), xe tăng AMX Pháp có nạp đạn tự động. Nhưng đều không dùng khí thuốc. Xe tăng Nga dùng các tay thuỷ lực đẩy đạn và liều từ băng. Đạn và liều có hai băng tròn chung trục chồng lên nhau. Băng quay bằng bánh răng. Xe tăng AMX thì dùng buồng đạn sau tháp pháo nên tháp pháo to hơn, đứng thành hơn, cao hơn nhưng nhiều đạn hơn. ĐÓ là ví dụ tự động nhưng không dùng khí thuốc.
    Các pháo kéo rất nhiều khẩu dùng năng lượng khí thuốc nhưng không tự động. Nòng lùi về mở buồng đạn và có thể tháo luôn vỏ, nhưng sau đó nạp đạn bằng sức người. Đó là ví dụ dùng khí thuốc nhưng không tự động.
    Thưa các bác. Tuất rất nể kiến thức các bác. Quá khủng.
    Tuất chỉ tham gia chút. Về phân loại súng, Tuất không được rõ lắm.
    Người tầu Khựa phân loại theo tính năng. Có lẽ khi chiến tranh lớn của họ trước 1949 thì họ chả quan tâm lắm chế tạo và thiết kế súng, Tầu hầu như đi xin, cướp mua về bắn người Tầu. Thế nên phân loại theo tính năng: tiểu liên trung liên đại liên trọng liên....Vậy súng trường của họ là súng dài bắn phát một. Súng dài dùng cho bộ binh bắn địch cho xa, súng ngắn sĩ quan dắt cạp quân bắn lính. Lính ở gần địch ở xa, nên ngắn. CKC và AK của họ là súng trường và tiểu liên.
    Người Nga và Đức thì AK đều là súng trường tấn công. Người Nga có lẽ phân loại theo tính năng và khoá nòng. SÚng có khoá nòng xoay là súng trường.
    LarvaNH thích bài này.
  10. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đố các chuyên gia : đạn này côn hay trụ???

Chia sẻ trang này