1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súng và đạn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi RandomWalker, 24/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    G11 hả bác? Trông hay nhỉ. Đây là kẹp đạn hay băng đạn để lắp vào súng hả bác?
    RW, có lẽ bắt đầu lại bằng kiến thức phổ thông nhỉ?
    Thứ nhất: cái quạt trần không cần cánh đuôi, vì nó có cái trục gắn lên trần nhà.
    Thứ 2, trực thăng nặng mấy thì nặng nếu dùng cánh nâng đơn đều bị quay tít thò lò, nên cần cánh đuôi.
    Mời học lại Newton phổ thông để phát biểu cho chuẩn!
    Thứ 3, tớ chả "leo lẻo" phải dùng bảo toàn bảo tiếc gì cả, trích dẫn xem tớ nói ở đâu. Tranh luận mà toàn dán ý kiến (sai) của mình vào miệng người khác thế thì bao giờ khá được? Quan điểm của tớ không có bảo toàn bảo tiếc gì sất trong cái chuyện vì sao viên đạn bị khương tuyến bắt quay.
    Mà cậu, từ bài trước khẳng định là bảo toàn động lượng, mô men động lượng không liên quan đến Newton, nghĩ lại chưa? Hay là cái "bảo toàn" của cậu định nói là bảo toàn khác? Bảo toàn cái gì đấy???
    Còn viên đạn nặng để vặn xạ thủ à? Có đấy, đạn RPG chả hạn, vì sao người ta không dùng khương tuyến để quay nó? À, vì muốn nó xoay thì 1 là nòng rách nếu ông xạ thủ giữ chặt, và nó vặn ngã ông xạ thủ. Tại sao đạn DKZ không dùng khương tuyến? À, đơn giản vì nó mà dùng khương tuyến thì với bộ chân nhẹ như thế, nó ngã chổng kềnh.
    Khái niệm "súng tự động" tôi đọc trong giáo trình vũ khí của QĐ VN, nên có lẽ nó không hạp lắm với Tây. Nhưng VN phân loại thế là có lý do, vì đơn giản là các vũ khí không tự động thì thường lính ta không thu làm chiến lợi phẩm trong chiến tranh, trong hòa bình thì chỉ cần các binh chủng hẹp mới có, nên không cần phải soạn tài liệu, nghiên cứu, cải tiến.... rộng rãi. Các vũ khí tự động được quan tâm nhiều hơn, vì kể cả loại khỏi trang bị chính thức, vẫn cần tài liệu, cải tiến.... để dân quân tự vệ hoặc bộ đội địa phương dùng.
    Có bác nào có hình cắt hoặc hình các góc nhìn của gatling Nga không cho em với. Nhìn qua thì có vẻ trích khí qua đường trục trung tâm, nhưng chưa có góc nhìn nào để thấy pít tông lùi hoặc đường khí về, với cả nó có cái bánh răng to đùng bao cụm nòng, chưa hiểu để làm gì
    Cuối cùng lại cần máy nén khí để chạy gas operated thì buồn cười lắm nhỉ
    Về cái danh sách các nước dùng G3 mà RW lại nói thành sử dụng G3 làm súng chính, nực cười thật đấy. Với tiêu chí có tên trong danh sách đó, Việt Nam có tên với hầu hết các loại súng có trong chiến tranh TG thứ 1 và thứ 2.
    Thái Lan dùng G3 là súng chính? Latvia, Estonia... (vùng baltic) quẳng hết AK thời LX để thay bằng G3???
    Mà định nghĩa luôn súng chính cho RW đỡ hỏi nhé: Là súng được sử dụng phổ biến nhất trong quân đội.
    Còn vấn đề băng đạn, Hãy Đợi Đấy
    Mà tớ nói hình dáng đạn với hình dáng băng đạn liên quan đến tốc độ bắn ở đâu nhỉ, sao RW cứ dán vào miệng tớ thế?????
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 21:28 ngày 15/01/2006
  2. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Quên, trả lời bác falke_c:
    Dân kết cấu là dân xây dựng thuộc ngành kết cấu (làm khung cho nhà, cầu, đường ấy mà bác), hình như Tây gọi là civil engineer, nhưng civil thì lĩnh vực bao rộng hơn chút.
  3. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Vũ khí cá nhân định nghĩa như RW cũng hay đấy nhỉ?
    Bộ đội miền bắc có khái niệm "đại liên cá nhân" từ lúc nào, thời nào nhỉ?
    Khẩu trung liên trở lên "quân miền Bắc" phân loại trong nhóm "hỏa lực" bố trẻ ạ, 1 người bắn nhưng nhiều người mang đạn.
    B40, B41 cũng là hỏa lực, mặc dù 1 người mang, bắn nhưng là hỏa lực chính, phải có yểm trợ của người khác.
    Thế tớ định nghĩa "vũ khí cá nhân là vũ khí trang bị cho 1 người, có thể bắn từ vai hoặc hông, có thể đeo ở vai, lưng hoặc mông để bắn vũ khí khác được" thì RW thấy sao????
    Những khẩu súng không bắn từ vai và hông có được gọi là súng cá nhân không, khẩu súng ngắn (piston cho rõ nghĩa) chẳng hạn??? Hoặc khẩu bắn đạn ria không báng????
    Cậu định nghĩa hài hước thật đấy!
  4. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Em thì em thấy cả bác Kiên và bác RW kiến thức đều rất ngon, giá mà 2 bác bình tĩnh với nhau hơn chút nữa trong câu chữ và không bắt bẻ nhau những cái nhỏ nhặt thì anh em được học hỏi nhiều đấy ạ.
    To bác Kiên: em rất phục kiến thức của bác nhưng em xin góp ý bác chút thôi, bác đừng mắng em tội nghiệp. Đó là dù một sự việc dù bác theo dõi thấy rất nhiều trường hợp như vậy nhưng chưa chắc đã đủ dữ kiện để tuyên bố tất cả những trường hợp tương tự đều như vậy vì có thể có những ngoại lệ. Em đã từng đưa ra dẫn chứng về RPG dù có cánh vẫn có loại đạn quay khi bay hay Gatling vẫn có loại không dùng động cơ ngoài. Lần này cũng thế, em xin phép được bắt lỗi chút ạ, đó là súng không giật cá nhân thì phần lớn là có đường khương tuyến ạ, DKZ-82 chỉ là 1 trường hợp cá biệt thôi ạ. Các loại khác có nhiều loại dùng giá đỡ 3 chân nhỏ như thế nhưng vẫn dùng khương tuyến (DKZ-75 chẳng hạn) mà cũng không bị đổ khi bắn ạ. Còn các loại súng không giật vác vai của Mẽo trong thế chiến đều có khương tuyến hết mà xạ thủ không ai bị vặn đâu ạ. Cái tên recoiless rifle đủ nói lên tất cả phải không ạ, còn DKZ-82 nhà ta bị xếp vào loại recoiless gun thì phải ạ. Vì thế về sau khi phát biểu một mệnh đề bác nên thêm cụm từ "phần lớn" hay "hầu hết" chứ đừng dùng "tất cả" vì thế rất dễ lầm ạ. Em phát biểu thế thôi, bác đừng mắng em nhá.
  5. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Sao lại mắng???
    Tớ cũng biết thêm nhiều nhờ tranh luận chứ.
    Nhất là chuyện đạn rocket xoay ấy mà. Thực ra về nguyên lý có cánh ổn định thì không cần xoay để giữ trục, nhưng đúng như Tuất nói, nó xoay để bù sai số chế tạo, cụ thể là sai số giữa điểm đặt lực đẩy của động cơ và trọng tâm viên đạn (nghĩ mãi mới ra lý do đấy )
    Đợi khi nào tớ rỗi hơn, có thời gian vẽ hình minh hoạ và công thức chứng minh, ta quay lại vấn đề xoay hay không và vì sao nhé.
    Để tớ xem lại xem những súng không giật nào có khương tuyến
  6. greenline

    greenline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    1.836
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng là cân bằng động
  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Vâng bác post lên đi ạ. Em thì em vẫn nghĩ là nó quay để ổn định tâm vì không lẽ sai số chế tạo lắm thế. Theo ý kiến chủ quan của em thì các loại đạn tốc độ thấp (dưới 600m/s chẳng hạn) thì nếu không được bắn từ súng có đường khương tuyến thì đều cần có cánh để xoay đoạn khi bay để ổn định đường bay (trường hợp B-41 thì đúng như Tuất nói là nó xóay ngay từ trong nòng nhưng em chưa tận mắt sờ cánh đuôi B-41 khi xòe nên không thể kết luận là nó thẳng hay vát nhưng em vẫn nghĩ là nó vát vì một vật thể đang xoay mà cánh đuôi thẳng sẽ triệt tiêu dần cái mô men quay ấy nên việc cho nó xoay sẽ vô tích sự mà có lẽ là cánh cần vát. Còn nếu bác nói là sai số chế tạo thì em xin hỏi cái phi tiêu mà ta vẫn dùng để ném bia ấy nó có cánh vát để làm gì ạ, chẳng lẽ cũng là để giảm sai số chế tạo, nó có động cơ đâu mà có sai số giữa điểm đặt lực đẩy của động cơ và trọng tâm. Nếu bác chưa chơi trò này thì em sẽ mang sang cho bác 1 cái phi tiêu nhé, nhìn thoáng qua ai cũng nghĩ là cánh thẳng nhưng quang sát kỹ mới thấy là nó vát rất ít, khi em vác nó ra bãi sông Hồng ném cầu vồng như đạn pháo thì nó xoay tít mù hay ghê lắm.
    Còn các loại đạn tốc độ cao như sabot thì có lẽ do tốc độ quá lớn của đạn thì việc ổn định tâm bằng quay đạn là không cần thiết. Thêm nữa việc đạn quay bao giờ cũng kèm với việc làm mất năng lượng đầu đạn vì cánh lái rộng chém vào không khí mà đạn sabot thì cần sơ tốc cực lớn ở khoảng cách không quá xa (dưới 2000m) nên họ cần thiết kế để nó có động năng lớn nhất trong cự ly đó.
    Tất cả những gì ở trên đều là SUY NGHĨ CHỦ QUAN. Bác nào không đồng ý cũng có thể góp ý nhẹ nhàng, không cần thiết phải văng những thứ không nên văng (là vì em quá mệt mỏi với cách tranh luận của một số bác trên này rồi)
  8. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Em thì nghĩ là cánh vát là để tạo momen quay ban đầu, khi nó đã quay thì không có cánh tốt hơn là cánh vát.
    Ví dụ của bác nông dân về cái phi tiêu thì em nghĩ là phi tiêu ngắn nên sai lệch cao hơn, cần tự quay để cân bằng động. Còn mũi tên thì dài, tỉ lệ sai lệch dàn đều toàn thân nên giảm, dùng cánh thẳng để giữ ổn định ban đầu.
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Cái tiêu của bác MIG hoàn toàn dùng vát để bù sai số chế tạo đấy. Nó làm vát để tạo ra xoáy. Kiểu gì thì cúng có sai số chế tạo. Nếu không xoáy thì đạn càng ngày càng lệch về một hướng nào đó. Nếu xoáy, thì sau mỗi nửa vòng, lệch lại tròn xoay. Bác thuẻ tưởng tược một vật bay mà độ lệch sai số thấy rõ, như cái máy bay giấy, nó có thể vòng lại cơ.
    Nhiều loại đạn tạo xoáy khi ra ngoài nòng bằng cánh đuôi nghiêng. Như đạn cối nòng trơn chẳng hạn. Phần lớn các loại cối đều thế. Trong trang bị phổ biến ngày nay thì các loại cối 60mm, 82mm, 120mm đều thế, hay 53mm trước đây. Một số cối có nòng xoắn, nhưng ít (như cối 140mm Mỹ ta thu về dùng hay "cối cá nhân" M79). Đạn RPG-2(B-40) xoáy khi ra khỏi nỏng bằng cánh đuôi. Cánh đuôi đạn này làm bằng thép mềm, uốn tròn quanh đuôi đạn, khi ra ngoài xoè ra.
    B-41 có đuôi hơi nghiiêng, để giảm bớt lực cản duy trì xoáy. Nhưng không tạo xoáy bằng cánh đuôi, mà bằng turbin ngay trong nòng. Đạn xoáy để ổn định, nên đạn tên lửa cần xoáy từ ray phóng, nơi tạo ra đường đạn. Nếu xoáy khi đã tăng tốc rồi thì khá vô ích. Đạn cối không cần chính xác lắm. Đạn B-40 có tầm bắn rất nhỏ mà mục tiêu lớn, nhu cầu chính xác không cần cao, cái này thì Tuất đã nói và một số bác đã phản đối, Tuất vẫn bảo thủ giữ ý. Đạn B-41 không thể làm cánh đuôi có độ nghiêng hơp chính xác với tốc độ xoáy. Do đạn cần tạo xoáy ngay trong nòng, mà khi đó tốc độ đầu đạn mới đạt 1/3(động cơ khởi động tạo 120m/s), sau đó động cơ hành trình đẩy đến trên 300m/s tối đa. Nên độ nghiêng vỏ đỗ (nghiêng xoắn) chỉ hợp với một tốc độ trong dải đó. Không như đạn AT-3 có tốc độ hành trình và xoáy ổn định khi đi hết dải điếc. Do kết cấu gập dọc thân đạn của cánh đuôi B-41 khi chưa xoè ra, nên đường kính đuôi B-41 khi hành trình khá lớn (gần 40cm tối đa, tuỳ loại đạn). Điều này làm độ vỏ đỗ (xoắn) cần cao. Thực tế người ta không làm cánh đuôi của nó đủ thoả mãn tỷ lệ chuyển động xoáy/dài. Cũng không đủ độ vỏ đỗ. Cánh đuôi rất cản trở chuyển động xoáy của đầu đạn, duy trì bằng quán tính. Đơn giản là nêucánh đuôi xoáy mạnh khi đạn còn tốc độ thấp, nó sẽ bị gập lại, lên phía trước. Độ nghiêng của cánh đuôi B-41 chỉ thoả mãn 1/3 tỷ lệ hai chuyển động trên. Điều này hoàn toàn ngược với đạn cối. Ngay cả ở đạn cối, do góc bắn cao, ở đỉnh đường đạn, tốc độ chuyển động dài giảm xuống rất thấp, thậm chí gần bằng không, nên cánh đuôi cản xoáy rất mạnh, do một phần vì lý do đó, người ta không làm cối xoáy mạnh. Nhưng nghuyên nhân chính côivá B-41 không xoáy mạnh ở chỗ khác. Cái này thì 2/3 tiến sỹ đạn ở Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự cũng không lường được, dễ hiểu, còn khá nhiều tiến sỹ giấy hay bác học internet.
    Cơ chế ổn định xoáy và cánh đuôi khá phức tạp. Bằng toán thì chắc bác MIG và các bác khác cùng nhóm không thể hiểu, tạm nói bằng hình ảnh.
    Quan sát chuyển động của con quay. Quan tính xoáy mạnh luôn đẩy trục quay ngược hướng chuyển động phát sinh. Thế nên khi quay còn xoáy mạnh, nó luôn có xu thế bị đẩy về thế cân bằng không bền ở trạng thái tĩnh, cụ thể là chổng ngược trên đinh. Khi nghiêng khỏi vị trí này do trọng lực, nó hy sinh một chút quán tính xoáy đẩy chống lại nghiêng này, tức là về thế dựng ngược.
    Quan sát chuyển động của tên, thấy rõ, nó như con lắc treo trong thế cân bằng bền. Trọng tâm khối lượng luôn đi trước trọng tâm khí động.
    Vậy nên, nếu mũi tên quay mạnh, nó sẽ lộn đuôi đi trước.
    Do đó, không thể ổn đinmhj cánh đuôi cùng với ổn định xoáy, kết hợp hai thứ là đạn lộn đuôi đi trước. Bác MIG đã hỉu chửa, đây là cách trình bầy dung dị nhất, không còn cách nào khác. Bác chưa từng đến Hà Nội, không Tuất trình bầy cho bác xem thí nghiệm bằng cái đĩa dù đặc biệt, nó lộn tu lên rơi ngay.
    Sabot không xoáy vì một lý do khác, Tuất sẽ trình bầy sau, nó rất đơn giản. THực chất nó đạt độ chính xác bằng gia công đắt đỏ, xoáy nó một chút cũng cần, xoáy mạnh thì nó lộn đuôi đi trước, chứ không phải là không cần xoáy.
    LarvaNH thích bài này.
  10. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Báo cáo bác, định nghĩa này chính thức là cả thế giới dùng, không riêng mình em. Vũ khí bộ binh chia làm 2 loại: vũ khí cá nhân, và vũ khí cộng đồng. Súng ngắn đương nhiên là vũ khí cá nhân, không có gì phải bàn. Bắn từ vai không có nghĩa là tỳ vai mới bắn được, ở đây có nghĩa là nâng súng lên ngang vai, và bắn từ độ cao đó. Bắn từ hông cũng như vậy, nghĩa là súng nâng lên khỏi mặt đất, để ở độ cao ngang hông, và bắn. Hầu hết các súng tiểu liên đều không yêu cầu tỳ vai hoặc kẹp hông mới bắn được.
    Vũ khí cá nhân có thể đóng vai trò hoả lực yểm trợ ( M79, B41, M60, RPK, RPD.... ), nghĩa là chủ yếu dùng hoả lực tiêu diệt sinh lực địch ( đn của VN ). Còn súng nào cũng có hoả lực cả. Súng trường tiến công ( miền Bắc gọi tiểu liên ) thì dùng hoả lực, lưỡi lê, báng súng tiêu diệt sinh lực địch. Trung liên khi di chuyển cần người vác đạn theo vì nhiều hơn một cơ số đạn. Còn nếu chỉ cần một cơ số đạn, thì một người mang tốt. Trung liên là vũ khí cá nhân, và đóng vai trò hoả lực trong tiểu đội. Đề nghị bác kien cập nhật lại kiến thức ( lần thứ n rùi ).
    Cụm từ "đại liên cá nhân" xuất hiện lần đầu khoảng năm 1963-64, dùng để gọi M60. Trước đó ARVN + đồng minh sử dụng đại liên .30 làm súng hoả lực chính. Phải có một người vác càng 3 chân, và một người vác súng khi di chuyển. Khi M60 ra đời, thì chỉ cần 1 người là có thể cơ động, cung cấp hoả lực yểm trợ. Súng bắn từ càng 2 chân như trung liên, nhưng dùng đạn lớn, và khi cần có thể lắp thêm càng 3 chân, nên gọi là đại liên cá nhân. Ta cũng có từ gọi M79 là cối cá nhân. Những cụm từ này còn thấy trong thời gian đánh K.
    B40, B41 bắn bằng một người, ai bắn người ấy mang đạn. Mỗi người bắn tối đa 3 quả đạn, sau đó phải nghỉ để người khác bắn. Người đi cùng vừa mang AK cảnh giới, và cũng là người "bắn thế", chứ không yêu cầu tối thiểu 2 người mới bắn được.
    Khẩu Carl-Gustav lại cần 2 người, mặc dù bắn và mang vác chỉ cần 1 người vì nó không hạn chế số đạn bắn liên tục. Người thứ hai có tác dụng nạp đạn, để người thứ nhất ngắm, bắn liên tục. Tương tự với Carl-Gustav, khẩu đời sau của B41 ( hình như là RPG 16 ) cũng cần 2 người, trong khi chỉ cần 1 người để ngắm, bắn và cơ động.
    Phần lớn vũ khí cộng đồng đóng vai trò hoả lực yểm trợ, hoả lực phòng không và hoả lực chống tăng.

Chia sẻ trang này