1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Súng và đạn

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi RandomWalker, 24/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Em hiểu trình độ bác đến đâu, nên cũng thông cảm, và không nặng lời với bác nữa.
    Em làm máy bay RC rồi, và có làm trực thăng. Cánh quạt cũng có trục gắn lên trực thăng đó bác, và tốc độ, độ nghiêng cánh quạt thay đổi được. Khi cánh quạt chưa đủ số vòng quay / phút, thì nó chưa tạo đủ lực nâng. Lúc này trực thăng được coi như là một khối gắn liền với mặt đất, không khác gì cái quạt trần. Khi vận tốc quay đủ lớn, lúc này mới cần cánh đuôi.
    Em biết là bác cũng có học hành đàng hoàng, nhưng có lẽ thời gian qua nhiều rồi nên bác quên mất các kiến thức cơ bản.
    Bác đã nói chính xác với em ở toạ độ http://www3.ttvnol.com/quansu/395715/trang-12.ttvn như thế này:
    Cái này thì các bác trên diễn đàn đã góp ý về sự khái quát hoá một cách vội vã của bác rồi, em nghĩ bác cũng nên tiếp thu, và hạn chế nói quá lên ở những lĩnh vực mình chưa thật rành rẽ.
    chính xác đấy bác ạ, nếu bác không tin thì có thể kiểm chứng lại, có nhiều cách để kiểm chứng mà. Ý thức của bác phải phản ánh hiện thực khách quan, chứ không phải bác bắt Thái Lan Indo, Malay và các nước arab loại G3 khỏi danh sách súng chính theo niềm tin mãnh liệt của bác được. Mỗi nước mua của HK từ 200.000 --> 500.000 súng ( để lúc nào rỗi em tìm lại sách, bác falke_c ở đức thì ra hiệu sách tìm quyển Heckler und Koch - das Gesicht có nói về vấn đề này ). Với con số ấy thì chỉ có Tầu hoặc Nga với số quân nhân > 1.000.000 mới không công nhận số vũ khí trên là súng chính.
  2. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Khong nói to, mà nói nhiều nghĩa nhé. Nói to thì như bác MIG, bác kqndvn và chị Việt cùng các bác cùng nhóm. Hét toáng lên đến 40 trang cho mỗi vấn đề như thay đổi khối lượng, hay sương đọng trong không khí khô.
    Bác Cú nói rất đúng . Nhưng Tuất trình bầy một số quan điểm riêng, đây chỉ là những điểm nhỏ.
    Bảo toàn động lượng (hay bảo toàn moment, khi chuyển động xoáy) cũng tuân theo các định luật newton. Đơn giản nhất như chuyển động này. Hai vật ban đầu đứng yên, nặng vật một M1kg, vật 2 M2 kg đẩy nhau với một lực N Newton trong G giây. Vật thứ nhất có tốc độ N / M1 x G m/s. Vật thứ hai có tốc độ N / M1 x G m/s.
    Động lượng vật một bằng tốc độ nhân khối lượng bằng (N / M1 x G ) x M1. Vật 2 bằng N / M2 x G x M2. Đều bằng nhau =N x G. Do hai chuyển động ngược chiều nên tổng hai động lượng trên bằng không.
    Sử dụng động lượng chỉ tiện hơn khi tính. Ví dụ, nó làm nổi rõ nhu cầu tăng lượng thông qua trong động cơ phản lực. Trong ví dụ trên, động năng (khối lượng nhân bình phương vận tốc) vật một có động năng (N / M1 x G)2 x M1=(N x G)2 / M1. Vật hai là (N x G)2 / M2. Như vậy, vật nào có khối lượng cành nhỏ thì động năng càng lớn (mặc dù động lượng bằng nhau). Như vậy nếu lượng thông qua lớn thì khi phụt mang đi ít năng lượng hơn và hiệu quả của động cơ phản lực tăng lên. Trong ví dụ trên, động năng cả hệ không bằng không mà bằng tổng hai động năng.
    Khi hai vật rời va đập rồi dính lấy nhau thì chúng bảo toàn động lượng, nên tính được vận tốc chung cả hệ. Chuyển động ngược lại ví dụ trên cho kết quả động năng bằng không, động nang ban đầu đã được chuyển hoá sang dạng khác.
    Trong thuật phóng ngoài (đường đạn), chuyển động xoáy thể hiện động năng và động lượng rất phức tạp. Với súng bắn nhiều loại đạn, đôi khi chuyển động của đạn không ưu thế cho lắm, do người ta đã làm ưu thế cho loại đạn khác. Thậm chí, nhiều loại đạn không "mũi đi trước", mà đi nghiêng hoặc thậm chí đuôi đi trước. Như trường hợp súng cỡ rất lớn nòng xoắn bắn góc cao. Súng này được thiết kế bán đầu trước thế chiến để bắn đạn xuyên, cho thiết giáp hạm bắn để chống cũng thiết giáp hạm, góc bắn này nhỏ (như sabot của tăng ngày nay, thiết giáp hạm ngày đó cũng là xe tăng trên biển). Do sau đó, máy bay rồi tên lửa thể hiện ưu thế trong chống hạm, nên súng này được dùng bắn đạn phá lớn, góc lớn, tác dụng như bom rải thảm. Khi bắn góc lớn, đoạn đường đạn bay trong không khí rất nhỏ (một nửa không khí nằm dưới độ cao 4km mà tầm bắn súng này hàng trăm km). Bắn góc lớn sẽ làm giảm tác động của không khí, tăng tầm. Tác động của không khí kết hợp với xoáy giữ trọng tâm khí động đi trước trọng tâm khối lượng như bài trên của Tuất. Khi mất tác động không khí, chuyển động xoáy làm đạn giữ hướng ban đầu, nên lúc hạ xuống, đạn đi lùi đuôi đi trước. Thiết giáp hạm sau chiến tranh đã tỏ ra rất yếu thế trong đối kháng, nên người ta không đóng nữa. Các chiến hạm còn lại, hay được trục vớt dùng lại rất đắt và giá phá chúng chúng rất đắt, mà giá hoạt động lại rất rẻ so với các chiến hạm đời mới bắn tên lửa, nên người ta giữ dùng cho việc trợ chiến như trên. Việc trợ chiến không cần xạ kích chính xác lắm, nên người ta tận dụng các chiến hạm cũ, bắn đạn hạng nặng. Một số ít chiến hạm được thay nòng trơn, nhưng cánh đuôi đi trong tầng loãng rồi rơi trở lại cũng không khá hơn gì. Mà do không sản xuất chiến hạm nữa, chỉ dùng nòng còn lại, nên số lượng cải tiến này cũng ít. Đến thập kỷ 198x và 199x, công nghệ phá tầu lấy sắt vụn phát triển, những chiến hạm cuối cùng ra đi.
    Bác Cú và Kiên đều có quan điểm đúng cùng Tuất về tác động của đạn xoáy vào nòng. Nhưng hai bác lại tỏ ra mâu thuẫn, làm bác MIG tưởng bở, chen vào, mô tả đạn đi lùi.
    Đạn B-41 đúng là quá nặng so với súng, nên người ta làm đạn xoáy turbine. Đạn ĐKZ-82 cũng vậy.
    Nhưng đạn SPG-9 (ĐKZ-75mm) dùng khương tuyến. Đây là đại bác không giật, so với đại bác chung thì là hạng rất nhẹ. Nhưng so với các súng không giật thì rất nặng. Kết cấu súng đạn có buồng đốt nở to tích áp, thuốc phóng là nổ mạnh, tuye thoát được bịt một phần và xoắn. Bịt một phần hạn chế thất thoát năng lượng do khí phụt phản lực mang đi, buồng đốt nở to điều khiển tốc độ cháy và áp suất thuốc phóng ổn định. Lực giật do bịt một phần tuye thoát cân bằng với lực đẩy do loa tuye tạo ra. Lực xoắn phản lực của khương tuyến được tuye xoắn cân bằng.
    Kết cấu ĐKZ-82 và B-41 là kết quả phát triển của các RPG. Kết cấu RPG-2 và trước nó giống y như pantherfaust Đức. Nhưng B-41 (RPG-7) và ĐKZ-82 là kết cấu Nga có buồng đốt phình to. SPG-9 (ĐKZ-75mm) là kết cấo Bazoka Mỹ Liên Xô học sau Triều Tiên, được cải tiến mạnh hơn, phức tạp đắt đỏ hơn và mang theo "phong cách Nga" nhiều hơn. Kiểu SPG-9 có lực đẩy và xoáy đạn rất mạnh, nhưng do các lực xuất hiện không cùng lúc, nên tuy không giật nhưng rung nẩy rất mạnh, nên ít được dùng vác vai. Khác với ĐKZ-82, là đại bác nhưng vẫn dùng vác vai bắn được.
    Về súng chính.
    Theo truyền thống quân sự Tây Âu, người ta không chú ý đến trang bj đồng bộ bằng phương Đông, nên quân đội mỗi nước dùng rất nhiều loại súng. Trong các lực lượng Liên Hiệp Quốc, người ta chú ý đến đồng bộ giữa các nước. Mục tiêu là có thể cung cấp chung nếu có chiến tranh thật, chí ít là đạn. Cũng có khi chỉ đạt được việc sử dụng mác súng (hãng sản xuất hoặc nhà thiết kế) mà đạn và súng vẫn khác nhau.
    Nhưng các nước phương Đông, nơi truyền thống quân sự luôn dự phòng chiến tranh tổng lực, việc thống nhất súng là yêu cầu sống chết. Khẩu AK có một đặc điểm là dễ sản xuất. Nó có độ dơ lớn và khoảng dự trữ kích thước các bộ phận lớn. Nó có thể cải tiến tí chút làm bằng công nghệ rẻ tiền, khi đó nó chất lượng thấp và to nặng. Nó cũng dễ cải tiến để dùng công nghệ cao cấp, khi đó nó nhẹ bền đắt. Khối lượng AK 7,62mm đời 73 Nga và TUL-1 có thể chênh nhau gấp rưỡi. Do đó, súng rất dễ tìm kiếm nguồn cung cấp lớn khi chiến tranh cấm vận... Ấn Độ, Nga và Liên Xô cũ, Trung Quốc mỗi nước có dự trữ hàng chục triệu súng. Một cách dự trữ nữa, cũng dựa vào lợi thế công nghệ sản xuất đơn giản của AK, là người ta dự trữ các dây chuyền niêm phong. Đạn AK cũng rất dễ làm và rẻ hơn các đạn khác, nó rất côn (vấn đề côn hay thẳng Tuất đã trình bầy trên) và cũng được dự trữ bằng các dây chuyền sản xuất tự động hoá gần hoàn toàn. Các súng cộng đồng các nước này cũng phần lớn sử dụng cơ chế khoá nòng để dùng đạn côn, cố gằng chung đạn với AK hoặc chung kỹ thuật sản xuất.
    LarvaNH thích bài này.
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    -Thứ nhất, ĐKZ-82 không có chuyện đạn quá nặng so với súng, chú xem lại
    SPG-9
    - Nặng 74,7 kg kg
    - Đạn nặng 6,5 kg
    ĐKZ-82
    - Nặng : 51,5 kg.
    - Đạn nặng : 7,5 kg.
    Như vậy là cũng không quá chênh phải không. Việc không làm khương tuyến chẳng qua là để có 1 loại súng hi sinh độ chính xác và tầm bắn để đổi lấy khối lượng nhẹ hơn, đơn giản dễ chế tạo và rẻ tiền hơn mà thôi. Cả 2 loại trên có thể vác vai để vẫn chuyển nhưng bắn đều phải có giá hết.
    -Thứ hai, chú làm ơn liệt kê các loại súng không giật (của cả đất mẹ Nga vĩ đại của chú lẫn phần còn lại của thế giới) xem có bao nhiêu loại dùng khương tuyến, bao nhiêu loại không dùng và loại nào chiếm đa số thì sẽ biết anh muốn nói gì.
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Khỉ.
    Bác vào mục lục mà đọc, Tuất thất nhà mình đã bốt đầy đủ rồi đấy. Tuất không muốn bốt vào đây để làm hỏng topic đáng yêu của bác cú.
    Cảm ơn các bác đội tia cực tím đã phong Tuất làm Giáo sư. Tuất sẽ mời các cao thủ chế rượu. ke ke ke ke ke ke ke ke ke.
    Tặng bác MIG một vài trang wwep về súng không giật Nga.
    RPG-2
    RPG-7
    RPG-16
    RPG-18
    RPG-22
    RPG-26
    RPG-26
    SPG-9
    Danh sách gần đủ tặng bác MIG, mời bác làm chén trước khi đọc cho tinh mắt
    Bác đừng nghĩ đơn giản như thế, mỗi súng có rất nhiều loại đạn, đây là một số loại đạn phổ biến được sản xuất, chứ không đơn giản như bác nghĩ đâu. các loại đạn khác nhau có tầm bắn và khối lượng, khả năng xuyên phá rất khác nhau. Phức tạp nhất về chủng loại cả súng và đạn là SPG-9, nó còn có đạn có điều khiển tìm hồng ngoại nữa.
    Một vài trong số các loại đạn
    Tỷ lệ đạn đó là đạn khá lớn rồi, so với các đạn đại bác khác thì đạn bác kể trên rất lớn. Như Tuất đã nói, ĐKZ-82 và ĐKZ-75 là hai dòng súng khác nhau, thích hợp cho hai mục tiêu. 82 là súng không giật hoàn toàn bắn nhanh và có thể vác vai, 75 là súng bắn nẩy mạnh. Sau hết động tác bắn nó không giật nhưng các lực đối nhau xuất hiện không cùng lúc nên súng nẩy mạnh rồi mới trở về quán tính bằng không. Bác cũng đừng nhầm, có 2 loại ĐKZ-75mm ta dùng, một là giống hệt ĐKZ-82 nòng trơn, một là nòng xoắn đời khác hẳn. Trang bị quân đội ta cuối thé kỷ 20 đến nay và Nam Tư trong chiến tranh là 75mm nòng xoắn, thứ mà Tuất đang nói đến, không phải thức bác nói.
    SPG-9, ĐKZ-75mm, đại bác không giật hạng nặng đang bắn.
    SPG-9DM, đại bác không giật nòng xoắn hạng nặng, không phải loại SPG ban đầu chỉ là mở rộng của RPG-7 nòng trơn.
    [​IMG]
    Bác đã đọc hết chưa. Khỉ.
    Thôi, Tuất chán nói chuyện với bác, nhưng coi như đó là yêu cầu chung của box, Tuất xin bốt đầy đủ về các súng không giật Liên Xô cũ và Nga.
    Có thể chia làm 3 lớp, một hai và 3.
    Lớp 1. Giống như Pantherfaust Đức trong thế chiến. Trong thế chiến và sau đó, Liên Xô không chú ý nhiều đến súng chống tăng vác vai. Liên Xô trong chiến tranh sử dụng Pantherfaust Đức cho mục đích này, đến khi Hồng Quân đã yên ổn nghĩ đến việc thiết kế súng mới thì cũng là lúc chuyển sang tấn công, các Pantherfaust không còn nhiều tác dụng nữa, mà tập trung cho việc nthiết kế và sản xuất mục tiêu của nó, các vũ khí tấn công là tăng và pháo tự hành.
    Sau chiến tranh, Liên Xô tuy không chú ý nhưng cũng cải tiến phóng to, hiện đại hoá Pantherfaust-30(tầm bắn 30mét, xuyên khoảng 40mm). Phiên bản RPG-1 giống như vậy, đây là bản thử nghiệm, ít được sản xuất.
    RPG-2 là B-40, đến RPG-6 gần giống nhau, tầm bắn đến 250mét (B-40 chỉ 150 mét), xuyên khoảng 100mm. Súng có cơ chế phóng như Pantherfaust, tức là ống phóng trụ mỏng nhẹ trơn thuốc phóng là thuốc nổ đen. Đầu đạn cải tiến nhiều so với Pantherfaust. Đạn có đuôi đàn hồi xoè ra sau khi bắn và hơi nghiêng để tạo xoáy, ngòi chạm nổ, thuốc nổ lõm mạnh, có khối chấn sóng nổ. Đầu đạn là phát triển lớn nhất của Liên Xô, có sức xuyên và góc chạm lớn. Trong trận Làng Vây, Law không xuyên được PT-76 mặc dù có sức xuyên thiết kế lớn, gây bất ngờ kinh hoàng, đó là do góc chạm yêu cầu hẹp. Trong khi đó, các súng không giật Nga trở thành vũ khí diệt nhiều xe nhất sau thế chiến.
    Các đại bác không giật thế hệ này cũng được sản xuất, SPG-82mm và SPG-75mm ra đời đầu tiên như vậy, tầm bắn 450met, có tên SPG-82.
    Lớp súng không giật thứ hai bắt đầu năm 1958. Sau Triều Tiên và Việt Nam 1, bài học về súng không giật thúc đẩy phát triển. Năm 1958, nhóm GSKB-47 thiết kế RPG-4 và năm 1961 RPG-7 ra đời đánh dấu lớp thứ hai thành công. Súng vác vai tầm bắn lớn nhất 500 mét, hiệu quả 300 mét, suyên 120mm đến 180mm. Thử nghiệm ở chiến teanh Việt Nam làm xuất hiện điểm hoả điện, đầu đạn có vỏ, khi méo phát điện gây nổ. Điều này xác định khoảng cách phát nổ chính xác, điều quan trọng với đầu đạn lõm, cũng làm tăng gia tốc bắn thoải mái mà không tự phát nổ đạn. Tốc độ đầu đạn cao cho phép xuyên qua lưới B-40, được dùng chắn đầu đạn B-40. B-41 là vũ khí diệt nhiều tăng nhất trong các RPG. Sau này, sử dụng đầu đạn tandem hai tầng phá huỷ era. Đầu đạn có cánh đuôi gập xoè ra mục đích hiệu chỉnh gió: cánh đuôi và tên lửa đẩy đầu đạn đi ngược gióc cân bằng với khoảng gió đẩy xuôi. Đầu đạn có tầm an toàn 10 mét, lúc đó không nổ. Tầm tự huỷ 1km. Cải tiến tiếp theo là RPG-16. Các SPG-9 lớp này hiện đang được dùng. Khẩu ĐKZ-82 lớp này.
    Lớp thứ ba RPG-18, 22, 26 ,27. Sức xuyên khủng khiếp 400mm, 500mm và 750mm. Nhiều bác bảo RPG-22 giống Law. Ừ thì bề ngoài nó giống vác vai dùng một lần, nhưng khác sức xuyên. Hệ thống ngắm bắn điện tử. Cùng lớp 3 là đạn mới cho B-41 RPG-7B1, súng RPG-29 và súng-đạn RShG-1, RShG-2.
    Phân biệt chính xác thì bác MIG sai, đâ là súng B-41 ATGL-L, ATGL-L1 and ATGL-L2
    Còn đây là đại bác ĐKZ-75 ATGL-H, ATGL-H1, and ATGL-H2
    Còn đây là đạn
    PG-7V
    PG-7VN
    PG-7VM
    PG-7VL
    PG-7VLT
    RPG - 22 NETTO
    PG-9VN
    PG-9V
    PG-15VN
    PG-15V
    OG-7V
    OG-7VM
    OG-7VMZ
    OG-7VE
    OFG-7V
    KO-7V
    GTB-7VS
    OG-9VM
    OG-15VM
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một ví dụ về đạn đại bác 75mm. Mong bác MIG đừng phát hoảng về sự phức tạp của các loại súng đạn này.
    [​IMG] [​IMG]
    Còn đây cũng là đạn hạng nặng của súng ấy:
    [​IMG] [​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 18:29 ngày 20/01/2006
    LarvaNH thích bài này.
  5. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    đề nghị RW phát biểu lại và nghiêm túc về vấn đề máy bay trực thăng (gác mọi chuyện đạn dược sang 1 bên). Lần trước RW đã phát biểu rằng trực thăng quay là do lực nâng của cánh quạt chính lớn hơn trọng lựơng của trực thăng, tớ đã hơi ngứa tai, nhưng vì các đ/c đang tranh luận kịch liệt nên không muốn xen vào nhiều!
    RW suy nghĩ lại và kiểm tra luôn ví dụ về chiếc bánh xe đạp mà tớ đưa ra! tớ cũng xin đính chính 1 chút : lần trước hơi nhầm cầm bánh xe đạp ngồi lên ghế(loại quay được) rồi quay bánh xe đạp, lần trước nói là quay rồi mới lên ghế ngồi .
    thêm 1 ví dụ nữa quẳng 1 con mèo lên không, con mèo bao giờ cũng rơi xuống bằng 4 chân, để làm được chuyện này nó phải quay đuôi của nó và dựa vào định luật bảo toàn Drehimpuls (các cậu gọi là bảo toàn momen động lượng thì phải) để xoay thân (mặc dù con mèo không biết Newton là ai)
    Đồng chí RW giải thích 2 ví dụ và phát biểu lại về chuyện chiếc Trực thăng xem nào??? riêng chỗ này tớ thấy RW đả kích kien098 là vô lý !
    nên nhớ là cả bánh xe đạp và đuôi con mèo đều không tạo ra được lực nâng nhá!!!
    Được falke_c sửa chữa / chuyển vào 06:02 ngày 21/01/2006
  6. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Mèo và bánh xe đạp ứ phải trực thăng.
    Vai trò của 2 cánh quạt trên trực thăng thế này:
    Cánh quạt chính : tạo lực nâng, thay đổi góc quay sẽ di chuyển trực thăng.
    Hiệu ứng phụ của cánh quạt chính: bảo toàn momen động lượng -> trực thăng sẽ quay ngược chiều
    Cánh quạt phụ: tạo lực đẩy triệt tiêu lực quay nói trên. Trong một số trực thăng, lực đẩy này được thay bằng luồng khí do động cơ sinh ra --> chỉ có một cánh quạt chính, ko có cánh quạt đuôi, hoặc sử dụng 2 cánh quạt chính quay ngược chiều nhau ( cánh nghiêng cũng ngược nhau luôn ).
  7. falke_c

    falke_c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    trả lời rất đúng, nhưng không đúng trọng tâm chỗ định vặn chú ...thôi cho qua
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Bây giờ thì phần lớn máy bay trực thăng hoạt động như bác RandomWalker mô tả. Con quay hồi chuyển và thiết bị điện tử giữ hướng và lực nâng. Do động cơ cần có tốc độ cao dể hoạt động (nếu không giảm áp tự tắt, không như dộng cơ đốt trong), nên người ta không điều khiển lực nâng bằng thay đổi tốc độ chong chóng chính, mà bằng các cần kéo làm thay đổi độ nghiêng của cánh quạt chính. Điều này làm thay đổi lực vặn thân máy bay, nhưng máy bay vẫn giữa hướng nhờ máy tính điều khiển cánh quạt đuôi. Khi máy bay muốn vòng lượn, máy tính cũng thay đổi lực cánh quạt đuôi.
    Thế nhưng, những máy bay trực thăng đầu tiên nửa đầu thế kỷ 20 không có máy tính, những máy bay trực thăng đầu tiên có tên gọi "máy bay con quay hồi chuyển". Song song với nó là máy bay trực thăng kiểu bây giờ, nhưng thiếu máy tính nên sau những năm 1950 kiểu này mới đủ an toàn để hoạt động rộng rãi.
    Máy bay "con quay hồi chuyển" hoạt động thế nào ???
    Nôm na mô hình thế này. Cánh quạt chính không bao giờ có trục thẳng đứng mà nghiêng kéo máy bay lên trên và về phía trước, cánh quạt phụ không vặn máy bay mà kéo lùi lại(nhưng không nâng). Cân bằng lực lùi và tiến làm máy bay đứng yên, trọng tâm ở trước trục cánh quạt chính. Khi xuất hiện xoay thân máy bay, trọng tâm làm thay đổi độ nghiêng cánh quạt chính. Nhưng cánh quạt này đang quay, đóng vai trò con quay hồi chuyển, chống lại lực xoáy này. Nhờ vậy, máy bay ổn định và phi công đủ thời gian để điều chỉnh góc tiến của máy bay. Thông thường, có 2 hay 3 cánh nâng nghiêng các góc khác nhau tạo hiệu ứng này.
    Con quay hồi chuyển phản ứng cơ học còn được áp dụng trong tên lửa AIM-9 thời gian đầu. Phản ứng cơ học của con quay hồi chuyển tác động trục tiếp vào cánh lái đuôi làm tên lửa không bị xoáy và ổn dịnh đường bay. Hệ thống này có nhiều nhược điểm, nhưng rất ổn định nên đến nay vẫn sử dụng song song với hệ thống con quay hồi chuyển có cảm ứng điện tử.
    Đồ cũ đây, của bác Xì Nịp Pờ.
    http://www3.ttvnol.com/gdqp/272649.ttvn
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 21:44 ngày 22/01/2006
    LarvaNH thích bài này.
  9. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Stop chuyện trực thăng nha các bác.
    Em có link này hầu các bác:
    http://www.americanscientist.org/template/AssetDetail/assetid/48547/page/5#48797
    Chụp ảnh tốc độ cao, ghi lại sóng xung kích khi đạn rời nòng.
    Link này, của dân nghiệp dư giải thích cách vận hành các kiểu bắn tự động của súng :
    http://wadcutter.blogspot.com/2004/12/autoloader-operation-systems-part-i.html
    Link này có một số nghiên cứu bằng máy tính về súng nói chung :
    http://www.varmintal.com/aflut.htm
  10. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Chuyện trực thăng và ông Liu tơn, dừng thế nào được nhỉ.
    Đố RW câu nữa: Đại bác dùng nguyên tắc nào: blowback hay recoil?

Chia sẻ trang này