1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sunrise: Cuộc sống là ngọt ngào xen lẫn những đắng cay. (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi zazu, 10/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zazu

    zazu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2001
    Bài viết:
    1.736
    Đã được thích:
    0
    Sunrise: Cuộc sống là ngọt ngào xen lẫn những đắng cay. (*)

    Cũng lâu lắm rồi, kể từ sau Man on fire, tôi mới có dịp xem được 1 bộ phim hình sự tình cảm và nghệ thuật đáng giá như vậy. Có thể nói đây là bộ phim hay nhất trong những phim trước 45 mà tôi đã từng được xem (tất nhiên không kể những phim xem rồi mà không nhớ).[​IMG]
     
    Sunrise: A Song of Two Humans
    "Cuộc sống là ngọt ngào xen lẫn những đắng cay"
    [​IMG]
    Đạo diễn người Đức: F.W. MurnauNgười chồng (Anses) : George O''Brien Người vợ (Indre) : Janet Gaynor
    Đây là một bộ phim tâm lý hình sự đời đầu trong lịch sử điện ảnh Hollywood, bộ phim kể về cuộc sống yên ấm của đôi vợ chồng nông dân tại một ngôi làng nhỏ, bỗng nhiên bị đảo lộn khi một cô nàng tiểu thư thành thị về làng và quyến rũ người chồng. Cô nàng không những vậy còn xúi giục người chồng ... thủ tiêu vợ, bán trang trại để lên thành phố cùng ả vui cuộc sống lứa đôi nơi phồn hoa đô thị. Cốt chuyện mới nghe đến đây thì tưởng là hết sức đơn giản tuy nhiên chính cái đơn giản lại đã làm nên một kiệt tác.
    Không thể tưởng tượng nổi, ở những năm 20 của thế kỷ trước, khi mà chiếc máy ảnh còn to bằng cả cái TV 21 inch mà con người ta đã có thể làm ra những thước phim để đời đến như vậy. Xuyên suốt bộ phim là một ý tưởng liền mạch bám chặt vào chủ đề khiến cho người xem cảm thấy mình gắn với cuộc sống nhân vậy. Một điểm quan trọng nhất là cách xử lý và cắt hình đã được làm hết sức hợp lý đến mức khó tin. Tôi không thể hiểu người ta đã có thể có cái cách kéo máy quay theo bước chân của người chồng, vòng ra sau lưng, chạy men theo những bụi cây, rồi tiến đến trước mặt, quay 180 độ và tiến theo cái nhìn cũng như bước chân của diễn viên chính, cảnh này thấy trong rất nhiều bộ phim hiện đại, có thể nói là một cảnh kinh điển không chê vào đâu được đã để lại dấu ấn ở đây.
    Nhân vật chính thứ nhất, người chồng do George O''Brien đống, quả đã làm tôi sững sờ không ít lần. Đóng đạt không tả nổi. Sau khi bị cô đào thành phố hớp hồn bằng những nụ hôn, George O''Brien đã diễn tả tâm trạng bị tình yêu mù quáng làm mờ mắt làm tâm thần hoảng loạn và nỗi ám ảnh giết vợ có thể khiến 1 người đàn ông trở nên điên dại thế nào. Lúc này có một thứ mà không biết bao giờ MFC mới có thể bắt học được, đó là những thước phim ***g hình mô tả xúc cảm sợ hãi khi nghĩ đến việc giết vợ song song với những hình ảnh nụ hôn của cô ả thị thành là nỗi cám dỗ chết người đối với Anses - tên người chồng. Ở vào thời điểm phim câm, những sáng tạo như vậy quả đáng được tôn vinh và đưa vào giáo khoa về điện ảnh. Rốt cuộc rồi Anses cũng tìm được lý do, anh giả bộ làm lành với vợ và rủ cô đi dạo bằng thuyên trên biển, sung sướng vì tường anh chồng lầm đường lạc bước nay đã trở về, cô vợ gửi hàng xóm đưa con nhỏ rồi diện xiêm áo mới đi píc-níc. Anses diễn tả tâm trạng sợ hãi, anh lầm lũi chuẩn bị kế hoạch thủ tiêu vợ mà không giám 1 lần ngẩng mặt lên, anh sợ có thể chạm phải ánh mắt của người vợ thơ ngây. Con chó, vâng, con chó cũng là một điểm nhấn không thể bỏ qua trong trường đoạn này, nó mô tả cái tâm, cái giác quan thứ sáu của con vật đối với những nguy hiểm vô hình đối với người chủ của mình. Nó như là một nốt giáng làm căng thêm tinh thần của người chồng cũng như cả của người xem phim. Quả là một thủ pháp hết sức ngoạn mục.
    Chúng ta xem đến đoạn này đều có thể đoán được là tất yếu người chồng sẽ khó có thể thực hiện đựợc hành vi dự tính trước đó, gương mặt thơ ngây của người vợ khiến anh không thể ra tay, nhưng bấy nhiêu cũng đủ làm người vợ sợ chết ngất, cô ba chân bốn cẳng chạy thục mạng khi người chồng vừa cho thuyền cập bến. Hối hận là cảm giác dâng trào trong Anses , anh cố sống cố chết đuổi theo vợ, hai người ngẫu nhiên nhảy tàu điện bắt đầu 1 câu chuyện mới trên thành phố.
    Bộ phim được dàn dựng phải nói là hết sức công phu, thành phố xe cộ, người ngợm đi lại nườm nượp, quán xa sang trọng, lại có cả ảnh viện, rồi Beauty Salon, trung tâm giải trí sành điệu. Có lẽ sau đến gần 100 năm, Việt nam vẫn chưa có những trung tâm giải trí đích thực như vậy ??? Thế nhưng tại một nơi tưởng như là chốn ăn chơi đàn đúm như vậy, một câu chuyện tình yêu lại được nhen nhóm, hồi sinh đối với cặp vợ chồng Anses. Những chi tiết dường như nhỏ nhặt, nhưng lại diễn tả khả năng diễn xuất hết sức tài tình của cặp diễn viên George O''Brien và Janet Gaynor: người vợ sợ hãi không dám nhìn mặt người chồng, cắn miếng bánh mà ngẹn ngào bật khóc (chả thế mà Janet đã là một trong những người đầu tiên đoạt giải Oscar -1928 trong bộ phim này). Thắt nút hay mà mở nút cũng thật là ...miễn chê, có cách nào hay hơn để hàn gắn 1 cặp vợ chồng bằng cách cho họ dự 1 buổi lễ kết hôn. Anh chồng khóc nức khi nghe cha cố nói: Vợ anh còn trẻ và còn non nớt, vì vậy hãy bảo vệ cô ấy. Cái nút thắt chặt được mở nhẹ nhàng như đã được sát xà bông. Sự xấu hổ, ân hận của anh chồng khiến anh không còn mặt mũi là mà xin tha thứ, nhưng đó là lúc người vợ chứng tỏ lòng vị tha của người phụ nữ. Hôn, lại nói đến nụ hôn, chính những nụ hôn như thế trong hơn 100 năm qua đã, đang và vẫn sẽ là những đề tài bất tận trên màn bạc hollywood.
    Hòa bình lại về đây, hai vợ chồng chạy ra khỏi nhà thờ như đôi bạn trẻ mới làm lễ cưới. Nhưng cái đáng chú ý ở trường đoạn này chính là cái ý tường mang tính thế kỷ của những nhà làm phim. Hài hước !!! Cái hài hước thông minh và hiện đại không tưởng tượng nổi, lại kéo dài trong 10p như những trận mưa rào tưới đãm những mảnh đất đang cạn khô vì kịch tính trong những trường đoạn trước đó, nó khiến cho người xem cười chung với niềm vui của đôi vợ chồng mới làm lành, hạnh phúc chung với hạnh phúc của họ và thỏa mãn với một kết cục đáng được chờ đợi. Nhưng chưa hết ...Màn vui chơi cực lạc diễn ra trong khoảng thời gian 10 - 15p trong phim hóa ra đem lại đôi chút thừa cảm xúc cho người xem, tuy nhiên theo tôi thấy nó còn đóng vai trò khác, nó mô tả, hay là nói lột tả cho mạnh, 1 xã hội tư bản đầu thế kỷ trước. Có cái tốt và có cái xấu. Không bàn đến chính trị ở đây tuy nhiên chúng ta có thể nhìn thấy cuộc sống thành thị với cuộc sống nôn thôn khác nhau như thế nào, ta cũng thấy được những lối sống hiện đại, văn minh của xã hội Mỹ những năm 20 đến đâu, ta cũng thấy được luôn đồng tiền có giá trị thế nào, *** có giá trị đến đâu trong văn hóa Mỹ...
    Cá nhân mà nói, tôi thán phục những gì họ dàn dựng, quá công phu và quá hoành tráng, sau đó tôi đã băn khoăn tự hỏi, số tiền mà họ bỏ ra cho bộ phim là bao nhiêu, liệu lúc đó ai là nhà tài trợ cho bộ phim ? hay chính những ông chủ của các ảnh viện, những beauty salon, những trung tâm giải trí là nhà tài trợ chính. Quả là 1 cách nghĩ hiện đại, nhưng biết đâu đấy ;)
    Kỹ thuật cũng là một đề tài đáng để các chuyên viên cao cấp của MFC đứng ra nghiên cứu, kỹ xảo ***g hình, ghép hình đủ cả, tuy vậy cái mà tôi đánh giá cao nhất là những ý tưởng mà họ đã thiết kế. Quả là khi gặp khó khăn về phương tiện, ý tường có sức mạnh vô phương, có giá trị đánh bại nhiều kỹ thuật hiện đại. Phim đoạt giải 3 Oscar trong đó có giải về Hình ảnh độc đáo và Siêu nghệ thuật.
    Cuối cùng là âm thanh. Phim câm nhưng dàn hòa tấu của các nghệ sỹ Nhạc viện Hà Nội, dưới sự dẫn dắt của nhạc trưởng Pierre Oser quả đã góp phần làm sống lại bộ phim. Có thể nếu bạn xem phim với hòa âm nguyên bản, bạn sẽ không có cảm nhận như những người được thưởng thức bộ phim ngày hôm nay bời Oser thực sự đã viết lại 1 bản hòa tấu mới cho 11 nhạc công solo biểu diễn song hành bộ phim này, và chính ông đồng thời là người điều khiển dàn nhạc. Có một điểm mà tôi tâm đắc nhất, đó là 1 giai điệu xuyên suốt bộ phim, từ khi bắt đầu và nhấn mạnh ở thời điểm đến khi kết thúc. Tiếng sáo và kèn cùng violin, viola và cello là chủ đạo, đôi lúc những nốt dương cầm được cất lên hòa cùng violin trong những giai điệu waltz, quả thực kiến lòng ngất ngây. Lần đầu tiên, vâng, lần đầu tiên được thưởng thức 1 kiệt tác điện ảnh phối hòa nhạc, đã để lại một ấn tượng đọc đáo khó quyên. Những trang pháo tay không dứt đã chứng minh cho sự thành công của buổi trình diễn. Lúc đó, bất giác nghĩ, nếu không có những chiến hữu ở MFC cùng chia sẻ cảm xúc, chắc có lẽ không có được niềm vui thưởng thức nghệ thuật lớn như vậy.
    Một bộ phim không thể bỏ qua.IMDB đánh giá 8,4/10Cá nhân đánh giá: 9,5/10
    [​IMG]
    Tặng những chiến hữu tại MFC.
    zazu
  2. phuongcobain81

    phuongcobain81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Hihi, cám ơn anh Zazu về bài viết này.
    Lâu lắm rồi em mới xem được một phim Classic sảng khoái và thoải mái như vậy. Chứ như những phim trước toàn ngủ gật trong rạp không . Điều đầu tiên thấy sướng là được nghe nhạc classic live trong khi xem phim. Điều này gây mới lạ cho người xem, mà lại cảm nhận được âm nhạc một cách trực tiếp. Tiếc rằng cái ông chỉ huy dàn nhạc cao quá, che luôn cả tầm nhìn của khán giả. Nội dung phim thì quá hay. Bi, hài, rồi lại bi, và cuối cùng là happy. Huhu, khi xem Sunrise mà em cứ như bị cuốn luôn vào trong phim vậy. Cùng cười cùng khóc với các nhân vật. Về quay phim, ánh sáng, kỹ thuật mờ chồng, phương pháp ẩn dụ đều rất tuyệt. Nhiều cảnh đẹp như tranh vẽ luôn. Có con heo be bé uống say rượu hay quá :D
    Mừ MFC hôm qua chả ai đi xem cả.
  3. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Mình xem phim này ở Cinemathèque, cũng lâu lâu rồi.
    Đi xem vì thấy nội dung có vẻ hấp dẫn chứ lúc đó chưa biết phim được IMDB đánh giá cao như vậy mà lúc đi xem cũng không nghĩ nó hay như thế
    Phim câm, đen trắng, classic không phải lúc nào cũng khiến người ta buồn ngủ đâu.
  4. bong_cuc_trang_new

    bong_cuc_trang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của anh zazu mà tiếc đứt cả ruột Lại còn bài của Sean nữa Chưa bao giờ được đi nghe nhạc giao hưởng live cả Lại còn nhạc ***g trực tiếp vào một bộ phimcổ điển nữa chứ.
    Nhưng tưởng dân MFC kéo nhau đi xem phim này đông lắm mà
  5. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Bác zazu viết bài này hay quá, em vote cho bài này 5*.
    Tiếc là em ở Đà Nẵng chứ không phải Hà Nội thì em được đến cái Cinematheque này xem mấy cuốn phim kinh điển rồi.Tiếc đứt ruột.
  6. blue_love_red

    blue_love_red Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/10/2002
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Chà, thế mới biết cảm xúc của Mod MFC dù bập bềnh trong CCNA vẫn còn tràn ngập lắm. Em thì không thể viết review hay thế này được nên quyết định vote cho topic.
    Chỉ bực mình vì hôm mình đi xem, có hai con bé (mặc dù chẳng bé) ngồi đằng sau. Một em giọng Huế Quảng Trị gì đó cứ liên tục hỏi em kia, thế là thế nào, còn em kia cũng hăng say nhiệt tình giải thích thế là như thế. Rồi thì cả hai em trầm trồ nào là "xinh quá" rồi thì "xinh thế" rồi còn lôi máy ảnh ra tí tách, tưởng như trong rạp chỉ có mình ta. Sôi máu, ta định quay lại cho một câu "Tưởng không làm thế thì không ai biết mình bất lịch sự đấy hả?" Nhưng chợt nghĩ ra nếu mà mình làm thế thì mình cũng chả hơn gì nó. Thế là đành nuốt cục tức ngồi im mà xem tiếp.
    BTW, nói như chú Sean thì tôi và anh Zazu không phải MFC à?

Chia sẻ trang này