1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Super conductor,bác nào có tài liệu không?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi robot2051, 06/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. robot2051

    robot2051 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    Super conductor,bác nào có tài liệu không?


    Có bác nào có tài liệu về super conductor không?Trên mạng cũng được!
    Ở VN học mình chỉ được dạy là vật nào cũng có điện trở (all) nhưng sang đây học về super conductỏ mới thấy mình bị thiếu một mảng quá phí phạm!

    Xin nói thêm với các bác(Nếu bác nào chưa biết)
    Super conductor là một chất mà ở nhiệt độ thấp cho phép(cao nhất hiên nay là 100 Kelvin hay -173 do Celcius) thì sẽ hoàn toàn không có điện trở(siêu dẫn điện) nếu ta có 1 miếng super conductor để trong một bình nitơ lỏng ở nhiệt độ rất thấp sau đó để 1 thanh nam châm lên nó, thanh nam châm sẽ "nổi" trong không khí!Điều này thật kì diệu và nằm ngoài khuôn khổ cho phép của "Vật lý lý thuyết" Ngay từ đầu tiên khi thí nghiệm họ nghĩ nó có thể hoạt động ở 0 Kelvin nhưng họ đã lầm vì ngay từ lần đầu tiên, khi nhiệt độ tụt xuống 4.2 Kelvin thì điên trở đã hoàn toàn biến mất!!!Nó đã được ứng dụng trong việc chạy tầu siêu tốc ở nhật theo đó,ma sát của tàu được hạn chế tối đa,không có những lỗi của xe chạy bằng bánh!Nó chạt bằng gì thì em quên rồi!Nhưng chắc chắn ko phải bằng bánh!
    Thế nhé!Ai có source thì nói cho em với!



    LEARNING BY
    MISTAKE

    Được robot2051 sửa chữa / chuyển vào 15:11 ngày 06/05/2003
  2. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    thế ra ở VN thì không biết về superconductor à?
    tài liệu thì thiếu gì, nhưng làm sao gửi cho chú bây h...
    thực ra chất siêu dẫn như kiểu chú nói là những chất thuộc đời đầu, có từ cách đây lâu lắm rồi.. bây giờ bằng công nghệ hoá học người ta đã sản xuất được cả những chất siêu dẫn ở nhiệt độ bình thường và thậm chí ở cả nhiệt độ rất cao... Ứng dụng của các hợp chất siêu dẫn thì nhiều không tả nổi, dùng để tạo đệm không khí chỉ là 1 trong những ứng dụng nhỏ xíu...
    để tham khảo thêm về superconductor, có thể lên superconductors.org...
    [​IMG]
  3. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Cái này bác có gặp thằng Blackloves thì hỏi nó ý, nó học về siêu dẫn đấy.
    Còn gì vui thích bằng chúng ta cùng ăn kem sữa chua SUSU
  4. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Post lại bài của Blackloves
    Siêu dẫn !!!
    Tôi thấy các bác nói nhiều về hiện tượng này rồi, chỉ xin góp vài dòng gọi là ... hiểu biết.

    *** Siêu dẫn được phát hiện bởi K.Onnes năm 1911 (cha này sau đó được thưởng Nobel năm 1913) trong khi hóa lỏng Helium. Nguyên tố siêu dẫn đầu tiên được phát hiện có tính siêu dẫn là Thuỷ Ngân. Khoảng 4 K thì đột ngột Hg mất hoàn toàn điện trở. --> ít ra là người ta không thấy điện trở của nó bằng các công cụ có độ chính xác thời đó. Có nghĩa là dòng điện chạy trong vật dẫn bằng Hg siêu dẫn không phải chịu một sự cản trở nào cả. Thế đó. Nguời ta từng làm thí nghiệm cho dòng chạy trong dây siêu dẫn trong vài năm, do`ng đó vẫn không giảm --> điện trở của nó hoàn toàn bằng 0.
    --- Năm 1933 Meisser và Ochsenfeld tìm ra tính chất quan trọng của siêu dẫn. Đó là tính nghịch từ lý tưởng. Nghịch từ là saoo ?? Có nghĩa là, các mẫu siêu dẫn đẩy các đường sức từ ra khỏi nó, không cho xâm nhập vào trong. ---> khi mi`nh vứt cái nam châm lên trên 1 mẫu siêu dẫn nó sẽ lơ lửng.
    -
    --- Siêu dẫn có 3 đại lượng đặc trưng. Đó là Tc (nhiệt độ tới hạn - critical temprature), Hc (từ truờng tới hạn) và Jc (mật độ dòng tới hạn). Vì sao lại có 3 đại lượng đó ??? Vì người ta phát hiện ra rằng, tại Tc chất siêu dẫn chuyển tù trạng thái siêu dẫn sang trạng thái bình thường, trạng thái siêu dẫn sẽ bị phá huỷ nếu đưa và đó từ trường Hc, tương tự như vậy với Jc.
    ---Một hiệu ứng quan trọng khác là hiệu ứng Josephson. Tức là nếu ta đặt giữa 2 mẫu siêu dẫn 1 mẩu điện môi thì khi cho dòng chạy qua siêu dẫn dòng đó vẫn chạy qua chất điện môi. Hêhhhe hay không. Cái đó dựa vào "hiệu ứng đường hầm". Josephson tiên đoán hiệu ứng đó khi ông ta 24 tuổi trong luận văn tốt nghiệp. (giỏi dã man ). --> được thêm giải Nobel năm 73.
    ---- Để giải thích hiện tượng siêu dẫn người ta mất hơn 40 năm. Năm 1957 thuyết BCS ra đời. (mang tên 3 ông bác học là Bardeen (thằng cha này đã từng được 1 giải Nobel về bán dẫn), Cooper và Schieffer năm đó Bardeen 48 tuổi, Cooper 25 và Schieffer 25 tuổi - hình như thế). Thuyết này giải thích hiện tượng siêu dẫn dựa trên sự tạo cặp Cooper của các e.

    + có thể nói ngăn gọn như sau: Mọi người chắc biết "nguyên lý Pauli" --> tức là 2 e không bao giờ có cùng 1 trạng thái luợng tử và các e tuân theo thống kê Fermi - Dirac. Nhưng theo thuyết BCS hiện tuợng siêu dẫn là hiện tượng mà ở đó sự ngưng tụ trở nên tuyệt đối. Toàn bộ dòng trở nên thồng nhất. có nghĩa là o mức dưới mức Fermi sẽ có nhiều hơn 2 e. BCS giải quyêt vẫn đề này bằng cặp Cooper. Khi ghép cặp, các cặp trở thành Bozon và tuân theo phân bố Bose - Einstein. OK. Có nghĩa là "ông Pauli" sẽ không ảnh hưởng gì đến nó. MÀ ta lại có 1 cái nữa, đó là khi ghép cặp thì cặp có năng lương j nhỏ hơn của các e để nguyên. Đó. Và thế là mình có 1 cái khe ở dưới mức Fermi. Cái Khe đó chính là nguyên nhân của siêu dẫn, nếu chuyển động nhiệt không đủ để các e chuyển lên qua cái khe đó thì sẽ có siêu dẫn. Nếu nhiệt độ tăng đủ thì đến Tc ---> sau đó thế nào thì mọi người đều biết. (thực ra cái này tôi cũng cóc nhớ rõ, nếu sai sót các bác bỏ quá cho).
    - Phù. Đại khái là như thế. Tất cả bắt nguồn từ Helium --> đúng là trouble maker . Cái khí này cũng rất là củ chuối. Nó không chịu đông dặc mặc rù rất gần 0k. đã thế lại còn có cả hiện tượng siêu chảy nữa chứ. Hiện tượng này tức là khi cho nó chảy qua 1 cái ống từ to sang bé (tầm micro met) nó không bị giảm tốc độ. Tức là không có độ nhớt. ---> siêu dẫn nếu coi chất lỏng đó là điện thì cũng chính là siêu chảy.
    *** Hehheh nhưng đâu phải mọi thứ đều suôn sẻ thế (mặc dù 3 bố BCS đều được Nobel năm 72), người ta tìm ra các chất siêu dẫn trên 30 K (hay 40 gì đó) mà theo thuyết BCS thì -không-thể-tồn-tại. Và chúng ta có Siêu dẫn nhiệt độ cao. . Thế là các vị vật lý đâm đầu tìm siêu dẫn nhiệt độ cao. Hiện nay kỉ lục thuộc về hợp chất có Hg Cu O ... với cái quái gì tôi không nhớ. Nhưng đại khái nó có Tc = 138 K. Nói để các bác nào định làm về siêu dẫn mừng: Đó là cho đến nay người ta vẫn quái giải thích được. Đấy các ông tha hồ mà đặt ra các giả thuyết.
    *** Nhưng trouble đâu có dừng ở đó. Năm 1997 các bố còn tìm ra 1 cái quái đản hơn. Đó là ở khoảng cực gần 0 K hợp kim Au-In có tính siêu dẫn. nhưng thế thì chẳng đáng nói cái quan trọng là bọn này nó KHÔNG NGHỊCH TỪ mà trở thành NAM CHÂM. Cực Khoái. Người ta tìm được khoang 7, 8 cái thuộc loại này. Chẹp Đấy thế mà trước đây người ta coi tính nghịch từ lý tuởng là tính chất cơ bản nhất của Siêu dẫn (còn hơn cả điện trở 0).
    Mỏi tay quá. Các bác đọc xong cho xin ý kiến nhé. (Cám ơn nhiệt liệt những ai đủ kiên nhẫn đọc đến tận đây). Với lại các bác nhớ Re để tôi còn hỏi vài cái vì tôi cũng cóc hiểu nhiều cái -----> nghe vô lý lắm.
    Còn gì vui thích bằng chúng ta cùng ăn kem sữa chua SUSU
    Được kakalot sửa chữa / chuyển vào 20:27 ngày 06/05/2003
  5. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    Ù uầy!! buồn cười quá! tao vừa viết 1 bài giống hệt như thằng Nhiệm :P lấy trên Science Educators Magazine... :)) Giống dã man.. chắc chú cũng đọc trên đấy! :D
    post thử nhé!
    Hiện tượng siêu dẫn được phát hiện ra vào năm 1911 bởi nhà vật lý học thực nghiệm người Hà Lan tên là Heike Kamerlingh Onnes, khi ông tình cờ hạ nhiệt độ của thủy ngân xuống 4 độ K và tình cờ nhận thấy khối thủy ngân không còn tí điện trở nào. Tiếp tục thử và thấy rất nhiều kim loại có tính chất tương tự. Năm 1913, Onnes được trao giải Nobel Vật lý vì những nghiên cứu đột phá, khai sinh cho nền công nghệ bán dẫn của mình. Tuy nhiên, người ta mới chỉ khám phá ra hiện tượng này, chứ chưa hiểu được nguyên nhân của nó.
    Năm 1933, hai nhà vật lý học lý thuyết người Đức tên là Walter Meissner và Robert Ochsenfeld đã khám phá ra rằng các vật liệu siêu dẫn đều có tính nghịch từ dẫn đến việc làm giảm sự cản trở dòng điện chuyển động trong nó (hiệu ứng Meissner). Tính nghịch từ của vật chất siêu dẫn triệt tiêu từ trường xung quanh khối siêu dẫn khi có dòng điện chạy qua nó, khiến dòng cảm ứng cũng bị triệt tiêu và khối siêu dẫn tha hồ dẫn điện mà chẳng gặp trở ngại gì...
    Sự phát triển của ngành khoa học bán dẫn chỉ thực sự bắt đầu khi người ta sáng chế ra các loại hợp kim. Nhiều loại hợp kim do cấu trúc phân tử đặc trưng nên có tính năng siêu dẫn ưu việt, ở nhiệt độ cao hơn nhiều so với 4 độ K ở Hg. Năm 1857, john Bardeen, leon Cooper, và john Schrieffer (người Mĩ hết) đưa ra thuyết siêu dẫn (còn gọi là thuyết B.C.S). Các phương trình toán học của thuyết siêu dẫn đã giải thích đầy đủ tính siêu dẫn của một số kim loại siêu dẫn ở ) độ K. Thuyết này đã đọat giải Nobel năm 1972. Tuy nhiên, áp dụng cho các trường hợp siêu dẫn ở nhiệt độ cao cho các loại hợp chất thì thuyết siêu dẫn BCS chưa giải thích được đầy đủ. Năm 1962, Brian D. Josephson (cũng người Mĩ) đưa ra giả thuyết rằng dòng điện có thể tự do truyền giữa 2 khối siêu dẫn, cho dù chúng được cách điện hoặc tách ra bằng những vật liệu bình thường. Giả thuyết này đã đựợc kiểm chứng và nhờ tính đúng đắn của nó, Josephson và thuyết Josephson của ông đã được nhận giải Nobel vào năm 1973. Năm 1964, Bill Litter, 1 giáo sư của đại học Standford đã đề ra khả năng về các hợp chất siêu dẫn hữu cơ của cácbon. Và đến năm 1980, nhà vật lý học người Đan Mạch Klaus Bechgaard, giảng dạy tại đại học Copenhaghen cùng 3 cộng sự người Pháp đã tổng hợp thành công (TMTSF)2PF6, một hợp chất hữu cơ có khả năng siêu dẫn ở 1.2 độ K và dưới áp suất rất cao. Tuy nhiên, vào thời bấy giờ, người ta vẫn chưa hiểu được cấu trúc phân tử của dạng hợp chất này để có thể tạo ra những hợp chất tương tự.
    Và rồi năm 1986, 2 nhà vật lý Thụy Sĩ là Alex Muller và George Bednorz đã cho ra đời một sáng chế đột phá trong lĩnh vực siêu dẫn: một mảnh gốm là hợp chất của Lantan, Bari, Đồng và Oxi có khả năng dẫn điện với điện trở bằng 0 ở 30 độ K. Tính đột phá ở sáng chế này còn nằm ở chỗ: tại điều kiện thường, mảnh gốm là một hợp chất cách điện. Chưa từng có một hợp chất nào làm được điều này. Năm 87, hai ông này lại công bố một loại hợp chất siêu dẫn mới chế tạo từ đồng oxit, siêu dẫn ở nhiệt độ 57 độ K, và giành giải Nobel Vật lý.
    Sáng chế của Muller và Bednorz đã kích thích hàng lọat phát minh mới trong công nghệ siêu dẫn. Năm 1987, đại học Alabama-Huntsville đã nâng nhiệt độ kích họat của chất siêu dẫn lên 97 độ K và hiện thời là 138 độ K với một hợp chất của Mercuri, Thalli, Bari, Canxi, Đồng và Oxi do tiến sĩ Ron Goldfarb ở học viện kĩ thuật quốc gia Colorado - Mĩ phát minh. vật liệu này siêu dẫn trong khoảng áp suất từ 30-300.000 atms vào năm 1994. Hiện nay, vật liệu siêu dẫn đã từng bước chiếm lĩnh các vị trí quan trọng trong các ngành kĩ thuật cao và đang từng bước thâm nhập vào cuộc sống để phát huy những đặc tính siêu việt của mình.

    leRomeo
    7:10 - May 6 2003
    (theo Science Educators Magazine)
  6. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0

    đọc lại thì thấy mình ngu hơn thằng Nhiệm
    nhưng nó học tổng hợp lí
    [​IMG]
  7. BUONHANGDOM

    BUONHANGDOM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/09/2001
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Hay quá các bác lại làm mình nhớ nghề quá. Cách đây 16 năm tôi là một trong những người đầu tiên của Việt nam lập lại được thí nghiệm với siêu dẫn nhiệt độ cao Y1Ba2Cu3O7-x, đây là gốm siêu dẫn ở nhiệt độ 92K (nhiệt độ Ni tơ lỏng là 77K). Đây là một bước đột phá rất lớn đối với khoa học và kỹ thuật do giá của Ni tơ lỏng rẻ hơn He li lỏng (chất lỏng lạnh thường được dùng tạo nhiệt độ thấp cho chất siêu dẫn, hoá lỏng ở 4,2K).
    Chất siêu dẫn nhiệt độ cao đầu liên được Berdnod và Muller tìm ra với hợp chất LaCuO có nhiệt độ Tc đạt khoảng trên 40K vào năm 1986 (đạt giải thưởng Nobel về Vật lý năm 1989), làm lý thuyết BCS bế tắc (do lý thuyết BCS tiên đoán sẽ không có chất siêu dẫn có nhiệt độ Tc cao hơn 36K). Vào tháng 3 năm 1987 Chu (nhà Vật lý Mỹ gốc Trung Quốc) tìm ra vật liệu YBaCuO với nhiệt độ Tc là 92K. Tại Việt nam, vào tháng 4 năm 1997 (vào khoảng thời gian của Hội nghị Vật lý toàn quốc lầm thứ 4, nhóm các nhà thực nghiệm của Việt nam đã thành công trong việc chế tạo và quan sát thấy hiện tượng chuyển pha siêu dẫn ở nhiệt độ 92K, trong đó tôi là một trong 2 người tiến hành cuộc thực nghiệm này. Trong 2 ngày đềm liên tục, sau 4 lần thất bại, cúng tôi đã thành công, rất tiến thành công trong đêm sau khi hội nghị kết thúc nên không loan được tin này trong hội nghị. Sau đó vào năm 1988, một hợp chất mới vơi Bi đã cho nhiệt độ chuyên pha cao hơn, khoảng 135K song đây là một chuyển pha 2 pha với độ rộng vùng chuyển pha lên tới 15K trong khi độ rộng vùng chuyển pha của hợp chất 1:2:3 là 0,5K. Sau do tôi đã phát triển các thực nghiệm của mình thành luân án Phó tiến sỹ khoa học Toán Lý, nghiên cứu sinh đầu tiên của Việt nam làm về siêu dẫn nhiệt độ cao.
    Trong thời gian học đại học, chương siêu dẫn là chương khó nhằn nhất là thường hay bị bỏ qua, chỉ có dân thi nghiên cứu sinh Vật lý mới bị tra tấn chương này, mình đúng là mang tai mang ách nên lại phải làm Luận án về đúng đề tài này, tuy nhiên cũng hay vì tất cả mọi cái đều mới, mọi cái đều dễ được chấp nhận. Tuy nhiên gần 10 năm qua mình đã phải bỏ nghề đi kiếm ăn, thật buồn là không được theo đuổi niềm say mê của tuổi trẻ. Vì thế các bước phát triển về sau này của vật liệu siêu dẫn mình bị lạc hậu hơn các bạn nhiều, có ai biết gid thêm post lên cho anh em đọc cho đỡ ghiền.
    SIDA
  8. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    trời, cuộc đời của bác là mơ ước của em...

    [​IMG]
    http://ttvnol.com/forum/f_304 <-- Welcome to Physics Club ;)
  9. blackloves

    blackloves Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ơi! không phải là đọc trong cái gì mà mày nói đâu, mà là đọc lung tung. Bây giờ không học siêu dẫn nữa rồi, đang học Lịch Sử Đảng và cách cưa gái (để đi cưa hộ thằng bạn).
    Mấy cái siêu dẫn này viết cách đây 1 năm rồi, bây giờ đọc sách thêm, khó hiểu quá không dám viết nữa. :)
    Blackloves
  10. robot2051

    robot2051 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0

    Thanks!!!

    LEARNING BY
    MISTAKE

Chia sẻ trang này