1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Suu t?m c? v?t không ch? là công vi?c c?a co quan

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ATC, 19/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Suu t?m c? v?t không ch? là công vi?c c?a co quan

    Sưu tầm cổ vật không chỉ là công việc của cơ quan Nhà nước
    Tại phòng trưng bày cổ vật của tư nhân ở Bảo tàng Lịch sử (Hà Nội) khai mạc ngày 11-4, gần 200 cổ vật được huy động từ các nhà sưu tập tư nhân, hầu hết là lần đầu tiên được lựa chọn mang ra giới thiệu trước công chúng trong nước và người nước ngoài tại Việt Nam. Ngay buổi khai mạc, các cổ vật trong phòng trưng bày đã thu hút sự chú ý của đông đảo người có thú chơi đồ cổ mang nhiều quốc tịch khác nhau. Lần đầu tiên người xem được thấy một nồi nấu và rót đồng còn nguyên vẹn hình dáng lạ mắt, đó là một trong những dụng cụ làm nên các hiện vật đồ đồng Đông Sơn nổi tiếng và tiêu biểu, ngoài ra còn có lưỡi rìu, lưỡi giáo có hình dáng lạ, những chiếc ấm, đầu khóa dây và lẫy nỏ đồng gợi nhớ thiên tình sử Mỵ Châu - Trọng Thủy thời An Dương Vương. Bộ sưu tập gốm phong phú hơn các cuộc trưng bày trước đó bởi kỹ nghệ sản xuất gốm với các dòng gốm men đặc sắc thể hiện văn minh phục hưng Đại Việt. Đồ gốm trong phòng này là đồ gốm kế tiếp đồ đồng thời 10 thế kỷ tiếp thụ và chống sự đồng hóa của văn minh Việt cổ. Gốm Việt hiện diện bên cạnh đại diện gốm Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia... nhưng các đường nét hoa văn, màu men, kỹ nghệ sản xuất và kiểu dáng vẫn thực sự rất Việt.
    Hiện nay nhiều nhà sưu tầm, nghiên cứu tư nhân và nhiều bảo tàng quốc gia trên thế giới đã và đang lưu giữ, trưng bày các di sản văn hóa Việt Nam tại Pháp, Bỉ, Anh, Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ... Chính thời điểm này (4-2001) cuộc trưng bày gốm cổ Việt Nam đang diễn ra tại Chicago (Mỹ) thu hút nhiều nhà nghiên cứu của thế giới về nghệ thuật gốm Việt Nam qua các thời đại. Tuy nhiên, luật di sản văn hóa chưa có nên nhiều nhà sưu tập cổ vật tư nhân Việt Nam vẫn còn vướng mắc trong việc trao đổi, lưu giữ giữa Nhà nước và tư nhân bởi chưa có sự thống nhất trong quan điểm bảo tồn, bảo tàng với thuật ngữ thường dùng là chảy máu cổ vật!
    Hội Sưu tầm, nghiên cứu gốm và cổ vật Thăng Long là người tổ chức cuộc triển lãm này có 65 hội viên chính thức là những người có thú chơi đồ cổ và đương nhiên là có cả khả năng tài chính nữa. Theo ông chủ tịch hội cho biết số người sưu tầm đồ cổ ở thành phố Hồ Chí Minh khá đông và có nhiều cổ vật quý hiếm. Nhưng khi mời tham gia trưng bày đều bị họ từ chối với lý do chính đáng: Ai đảm bảo số cổ vật đó không bị tráo đổi, thất lạc... khi chưa có luật di sản văn hóa và chưa có chế độ bảo hiểm cho cổ vật đáng giá của họ? Trong cuộc họp báo về trưng bày cổ vật, ông Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Hội Sưu tầm và nghiên cứu cổ vật, đã nói: "Nhà nước ta đã bán số di sản gồm 240.000 cổ vật trục vớt được ở Hội An cho Mỹ. Việc đó là truyền bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài hay chảy máu cổ vật?". Chính vì vậy, nhiều nhà sưu tầm tư nhân đã giữ cổ vật làm tài sản của riêng mình và nhiều người ở thành phố Hồ Chí Minh muốn tham gia "cuộc chơi" với hội nhưng không muốn là thành viên chính thức của hội.
    Trên thực tế, các cuộc trưng bày cổ vật đã mang lại nhiều ý nghĩa vì góp phần thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa các hoạt động lưu giữ tài sản văn hóa dân tộc. Hy vọng Luật Di sản văn hóa sắp ra đời sẽ đáp ứng và khơi dậy được nội lực trong nhân dân. Đồng thời, luật này cũng sẽ là cơ sở pháp lý tạo điều kiện chính đáng cho mọi công dân tự nguyện, yên tâm dành dụm để đóng góp cho hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa vật thể của dân tộc.
    Thủy Vân




    ATC

    éu?c s?a ch?a b?i - Admin on 08/05/2001 06:03:52

Chia sẻ trang này