1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sưu Tầm Các Bức Thư Pháp Đẹp.

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi yuezhong8486, 03/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
  2. Co_Khach_Vo_Danh

    Co_Khach_Vo_Danh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    bức tranh thủy mạc này đẹp thật ! nhưng tiếc là nó không phải
    là tác phẩm thư pháp theo đúng nghĩa !!! thư pháp Hán Tự có
    thảo thư là lối viết theo phong cách riêng của mình nhưng ai cũng
    lầm tưởng là viết sao cũng được nhưng không phải vậy ! Có
    hẳn cả 1 từ điển Thảo thư nên những Thư Đạo Gia dù muốn
    thảo cỡ nào đi nữa cũng không thể nào đi quá xa ,quá đà cái thể Thảo
    trong từ điển vì khi đó thì mình viết chữ a bắt mọi người phải
    đọc chữ i ,viết chữ u bắt mọi người đọc Z thì cái này là : " Viết bậy " chứ không còn Thảo gì nữa cả ,muốn đọc được Thảo Thư
    ta phải học từ từ điển Thảo thư .Mọi người chắc cũng hiểu cái
    tôi muốn nói là gì chứ ? Tôi công nhận tác phẩm này đẹp nhưng
    là khi đứng nhìn từ góc Hội Họa ,nhưng nếu đứng nhìn từ góc
    Thư Đạo thì đây rõ là không phải là tác phẩm thư pháp cho dù
    có dùng bút lông để Viết ( ở đây không có nét tô ),tranh thủy
    mạc TQ cũng giống thế đấy nhưng có ai nói tranh thủy mạc là tác
    phẩm thư pháp bao giờ ,người ta vẫn gọi nó là tác phẩm hội họa .
    Nếu bác nào nói đây là tác phẩm thư pháp thì đánh vần dùm tôi
    : " â tờ ất phờ ất phất nặng phật " giùm tôi 1 cái xem .P + H +Ậ +T
    ,hãy đem các chữ cái này hỏi người la mã (sáng lập ra bộ chữ la tinh ) này xem họ viết các chữ này thế nào nhỉ ?Nếu họ đọc bức
    tranh trên ra chữ khác thì tức là tác phẩm này : " viết trật chính tả " ,chữ la tinh vốn không phải là loại chữ tượng hình và chỉ
    dùng để biểu âm ,không thể biểu ý ,nếu người nào muốn biến
    nó thành loại chữ "tượng hình " như Hán Tự thì có vẻ ngây ngô
    quá !
    >
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Trước hết đây là một bức TP Quốc ngữ, nếu đặt nó dưới góc độ TP Hán ngữ rồi đưa vào so sánh với lối chữ Thảo gì gì đó là cách làm khiên cưỡng, áp đặt, thiếu khoa học
    Nếu một bức TP Quốc ngữ mà người xem đặt nặng vấn đề phải rạch ròi ký tự này với ký tự kia như kiểu "tờ ất phờ ất phất nặng phật " P + H +Ậ +T" thì cũng nên bỏ đi, cái đó dành cho học sinh tập viết Alphabet thì đúng hơn.
    Dưạ trên cơ sở các ký tự P+h+ậ+t (không viết hoa các ký tự sau) cộng thêm với sự liên tưởng sáng tạo của tác giả, sự bố trí sắp đặt hợp lý giữa các ký tự, người xem có thể nhận ra chữ Phật ***g trong bức chân dung đức Phật, tôi cho rằng đây là một sự sáng tạo độc nhất vô nhị chưa có nhà thư nào làm được. Nếu cho rằng một bức tranh vẽ Phật chỉ nên có P+h+ậ+t cho nó hợp logic, thì đó là tư duy toán học, không phù hợp dưới góc độ Mỹ Thuật. Nếu cho rằng những cái thêm mắm thêm muối , cái râu ria là khiên cưỡng, thì hãy xem, trong hội hoạ người ta vẽ cái gì, nhất là Tranh thuỷ mặc Trung Quốc. Lẽ nào vẽ chùa thì chỉ có chùa, vẽ núi thì chỉ có núi, vẽ chim chóc hoa lá cũng chỉ có từng ấy?

    Ngư thôn tiểu tuyết đồ ("'小>>)-Tranh của Wang Shen (Z, gồm bộ "nhân đứng" +- thì trong các bức thư pháp "Phật tâm" (>f), nét sổ cuối cùng của chữ Phật nếu kéo dài ngoằng ngoẵng như thế theo nguyên tắc đối xứng cũng coi như vứt đi, thế thì còn gì là cái phóng khoáng hoạt bút trong thư pháp, cái hồn của thư pháp có cứng nhắc thế chăng?
    Bức "Phật tâm" dưới đây của Cổ Can (古干)- người sáng lập ra trường phái Thư pháp hiện đại Trung Quốc- trích tại đây tôi nhìn chả ra đâu là > đâu là f, ai cao minh xin chỉ giáo dùm!
    Bức thư pháp Quốc ngữ "Phật" trên tôi cho là TUYỆT BÚT!
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 20:11 ngày 20/05/2004​
  4. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
  5. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4

    Tổng hợp từ các bài viết ở các box bạn trên TTVNONLINE.
  6. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Một số bản chụp của Lan đình thiếp - Vương Hy Chi:
    Sưu tầm.
  7. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    ]
    Ngôn hành trung tín
    Biểu lí tương ưng

    Vô lượng thọ trang nghiêm
    Thanh tịnh bình đẳng giác kinh
    Tân Mùi tân xuân Hiểu Hứa thư
  8. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4

    Nhất cần thiên hạ vô nan sự
    Bách nhẫn đường trung hữu thái hoà
    Vĩnh Ái Hồng thư
  9. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Tôi đã nhìn mấy bức thư pháp của Vĩnh Ái Hồng Trần Quang Đức tiên sinh, tôi thấy gangbi shufa (thư pháp bút sắt), và maobi shufa (thư pháp bút lông) của tiên sinh đều có sự khổ luyện cả. Bức "Nhất cần.......Bách Nhẫn......) tuy những dòng lạc khoản bằng chữ hành có thể hiện công phu tập luyện nhưng đại tự thì còn nhiều vấn đề phải nói.
    Thứ nhất chữ của Trần tiên sinh viết kiểu tả khinh hữu trọng (chú trọng đậm về bên phải) , nét bút lộ phong nhưng lại không nhất quán ở nét ngang gập bộ khẩu ( ví dụ chữ Bách, chữ Trung, chữ Hoà). Chữ bách sử dụng nét ngang gập trong chữ viết (chữ nhật) ở dưới nhưng khi chiết bút Trần tiên sinh nhấn quá mạnh nên khi kéo xuống nét sổ lại quá mỏng. Trong khi chữ Trung, chữ Hoà, khi sử dụng nét ngang gập lại quá đậm. Bên cạnh đó, chữ Sự nét cuối lại dùng tàng phong. Có thể nói phong cách viết vẫn chưa định hình.
    Thứ hai, về độ dốc các nét ngang vẫn chưa nhất quán. Khi nhìn nét ngang trên cùng chữ Nhất, Bách, Hữu, Thiên so sánh với nét ngang trong chữ Hạ, chữ Mỹ, chữ Sự.... sẽ thấy sự khác nhau. Mặt khác kích thưóc chữ không đồng đều (ví dụ so sánh giữa chữ Đường và chữ Thiên; chữ Nhất, chữ Bách khởi bút với chữ Cần và chữ Nhẫn ngay sau đó), tất cả tạo ra sự lộn xôn khi cảm thụ bức đối liên này.
    Thứ ba, Trần tiên sinh viết vội đối với các chữ như: Nan, Sự..... có thể thấy ở bộ Chuy chữ Nan và nét ngang cuối cùng, nét sổ hất của chữ Sự...
    Trong bức đối liên này, tôi thích nhất hai chữ Hữu . Tuy đặt vào chỉnh thể cả bức thì chưa hài hoà nhưng nếu tách riêng thì ổn hơn.
  10. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4

    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 20/05/2004

Chia sẻ trang này