1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sưu Tầm Dharma

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi iU, 17/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. iU

    iU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Sưu Tầm Dharma

    Chào các bạn,

    Mình không giỏi tranh luận để thuyết phục, chỉ biết tìm bài Dharm gởi tặng các bạn đọc .

    Bài đầu tiên sưu tầm gởi tặng bạn 13am về Chúa hay Phật .

    Thân mến,

    iU
    ----------------------------

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN CHO MÌNH MỘT TÔN GIÁO CHÂN CHÍNH? ​

    TT. K. Sri Dhammananda
    PHƯỚC LƯỢNG dịch


    Dịch từ Voice of Buddhism, (Buddhist Society, Singapore),
    June 1987, Vol.25, No.1


    Thời Đức Phật còn tại thế, ở Ấn Độ có một không khí sinh hoạt hào hứng trong lĩnh vực tri thức. Thời ấy, một số những nhà trí thức lỗi lạc bậc nhất mà thế giới đã từng được biết đến, tham gia năng động vào các cuộc tranh luận tôn giáo. Những vấn nạn như: Có tồn tại một Sáng tạo chủ chăng? Có phải không có một Sáng tạo chủ? Có hay không một linh hồn tồn tại? Có phải thế giới không có sự khởi đầu hay có một sự khởi đầu?, là một số chủ đề được tranh luận sôi nổi bởi những bậc tài trí thiện xảo nhất thời bấy giờ. Và dĩ nhiên cũng như ngày nay vậy, mỗi người đều tuyên bố rằng chỉ có họ là có đủ thẩm quyền để trả lời, và bất cứ ai không theo họ thì sẽ bị trừng phạt và có thể bị đọa vào địa ngục! Tất nhiên mọi nỗ lực tìm cầu chân lý như vậy chỉ để tạo thêm sự mê muội mà thôi. (Bấy giờ) có một nhóm những thanh niên trẻ nhiệt tâm kêu gọi người dân làng Ka-la-ma đến tham kiến Đức Phật và trình bày với Ngài về những hoang mang của họ. Họ hỏi Ngài, người ta nên làm gì trước khi chấp nhận hay từ chối một lời dạy.

    Lời khuyên của Đức Phật như đã được ghi lại trong bài kinh Ka-la-ma là không nên chấp nhận bất kỳ một điều gì, chỉ vì điều đó được dựa vào truyền thuyết, truyền thống hay được đồn đại. Thường thì người ta phát khởi niềm tin sau khi nghe người khác. Họ chấp nhận một cách thiếu suy nghĩ những gì mà người khác rao giảng về tôn giáo hay những gì được thuật lại trong kinh điển của họ. Hầu hết người ta hiếm khi chịu khó để thẩm xét, tìm hiểu xem liệu những gì được nói đến là chân thật hay hư vọng. Thái độ hời hợt này rất là khó hiểu, đặc biệt trong thời hiện đại này, khi có một nền giáo dục khoa học dạy người ta đừng bao giờ chấp nhận bất kỳ một điều gì mà điều đó không thể được giải thích một cách hợp lý. (Vậy mà) ngày nay vẫn có rất nhiều thanh niên có học thức (cũng) chỉ biết dùng cảm tính hay lòng sùng tín của họ mà không sử dụng ý thức, lý trí.

    Trong bài kinh Ka-la-ma, Đức Phật đưa ra lời khuyên hết sức phóng khoáng cho những thanh niên biết thế nào để chấp nhận một tôn giáo bằng thái độ lý trí. Khi những người trẻ này không thể quyết định làm sao để chọn một tôn giáo chân chính, họ liền tìm đến Đức Phật để thỉnh cầu lời khuyên nhủ. Họ thưa với Ngài rằng vì có nhiều nhóm tôn giáo giới thiệu tôn giáo của mình theo nhiều cách khác nhau, nên họ bị hoang mang và không thể hiểu được đâu là sự thật. Những thanh niên này có thể được mô tả theo thuật từ hiện đại như là những nhà tư tưởng phóng khoáng hay những người tìm cầu chân lý. Đó là lý do tại sao họ quyết định thảo luận vấn đề này với Đức Phật. Họ thỉnh cầu Ngài chỉ ra cho họ một số hướng dẫn để giúp họ tìm được một "tôn giáo lý trí" mà qua đó họ có thể tìm thấy được chân lý.

    Để đáp lời thỉnh cầu thành khẩn của họ, Đức Phật không tuyên bố, rằng giáo pháp là lời dạy có giá trị duy nhất và bất cứ ai tin vào một điều gì khác sẽ đọa vào địa ngục. Thay vào đó, Ngài đưa ra một số lời khuyên để họ tự suy ngẫm. Đức Phật chưa bao giờ khuyến tấn người ta chấp nhận một tôn giáo chỉ dựa vào đức tin duy nhất, ngược lại Ngài khuyên họ nên thẩm xét và tìm hiểu sự tình mà không nên có tâm thành kiến. Ngài cũng không khuyến khích người ta chỉ dùng cảm tính và lòng sùng kính mộ đạo dựa trên đức tin mù quáng để chấp nhận một tôn giáo. Đó là lý do tại sao tôn giáo được y cứ trên lời dạy của Ngài thường được mô tả là một "tôn giáo lý trí"(rational religion). Nó cũng được biết đến như là một "tôn giáo khai phóng và khoa học" (freedom and reason). Chúng ta không nên chấp nhận bất kỳ điều gì chỉ bằng đức tin và cảm tính để hành trì theo một tôn giáo. Chúng ta không nên chấp nhận một tôn giáo chỉ vì tôn giáo ấy xoa dịu nỗi lo sợ khờ khạo của chúng ta về những gì sẽ xảy đến với chúng ta khi chúng ta chết hoặc bị đe dọa với hỏa ngục nếu chúng ta không chấp nhận lời dạy này hay lời dạy kia. Tôn giáo phải được chấp nhận bằng sự lựa chọn tự do. Mỗi người nên chấp nhận một tôn giáo bằng sự hiểu biết mà không phải vì luật lệ được áp đặt bởi uy lực cai trị của kẻ cầm quyền hay quyền lực siêu nhiên. Cần phải có một niềm tin có lý trí và mang tính cách cá nhân đối với tôn giáo được chấp nhận.
    Người ta có thể tạo ra bất kỳ lời tuyên bố huyênh hoang về tôn giáo của họ bằng cách thổi phồng hàng loạt những sự kiện nhằm gây ảnh hưởng đến người khác. Sau đó họ có thể quảng bá chúng như là những bức thông điệp thánh thiện để cổ xúy đức tin và thuyết phục. Nhưng chúng ta cần phải đọc những chủ đề này với đầu óc phân tích bằng cách dùng ý thức khách quan và sức mạnh lý trí. Đó là lý do mà Đức Phật khuyên chúng ta đừng nên vội vàng chấp nhận bất cứ điều gì thuộc về truyền thuyết, truyền thống, hay chỉ là truyền tụng. Con người thực hành một số truyền thống được y cứ vào tín ngưỡng, tập tục hay lối sống cộng đồng nơi họ đang sống. Tuy nhiên, một số truyền thống lại rất quan trọng và có ý nghĩa. Do vậy, Đức Phật không phải hoàn toàn phản đối tất cả mọi truyền thống, mà Ngài khuyên chúng ta nên cẩn thận thẩm xét, liệu một sự thực hành nào đó có ý nghĩa hay không. Chúng ta cần phải thừa nhận rằng có một số truyền thống trở nên cổ hủ, lỗi thời và vô nghĩa sau một giai đoạn tồn tại. Điều này có thể là vì có rất nhiều những truyền thống được giới thiệu và thực hành bởi con người sơ khai, khả năng hiểu biết về cuộc đời và thiên nhiên của họ vào thời kỳ ấy hết sức giới hạn. Tuy nhiên ngày nay, khi chúng ta dùng học vấn và kiến thức khoa học hiện đại về vũ trụ, chúng ta sẽ hiểu rõ được bản chất tín ngưỡng của họ. Tín ngưỡng mà con người sơ khai thực hành liên quan đến mặt trời, mặt trăng và các vì sao, địa cầu, gió mưa, sấm chớp, động đất được dựa vào các nỗ lực của họ để giải thích những hiện tượng kinh hãi bề ngoài này. Họ tuyên truyền những hình ảnh và sự kiện ấy như là những vị thần hay các hành động của một vị thần với quyền năng siêu nhiên. Bằng kiến thức khoa học hiện đại ngày nay, chúng ta có thể lý giải thích đáng những hiện tượng thiên nhiên kinh hãi ấy. Điều này lý giải tại sao Đức Phật dạy, ?oĐừng vội chấp nhận những gì chỉ được nghe nói. Đừng nỗ lực chứng minh hành vi phi lý của mình bằng cách nói rằng đây là truyền thống của chúng ta và bắt buộc chúng ta phải chấp nhận nó?. Chúng ta không nên tin vào tín lý dị đoan hay giáo điều chỉ vì thế hệ đi trước đã tin. Đây không phải muốn nói rằng chúng ta không biết tôn trọng thế hệ đi trước, nhưng chúng ta cần phải thích ứng với thời đại. Chúng ta nên duy trì những tập tục tín ngưỡng tương hợp với quan điểm và giá trị của thời đại, và nên từ bỏ điều gì thấy không cần thiết hay không còn thích hợp bởi vì thời gian đã thay đổi. Bằng lối tư duy này, chúng ta sẽ có thể sống một cuộc đời tiến bộ và lành mạnh hơn (richer lives).

    Cách đây một thế hệ, có vị giáo sĩ người Anh (giáo sĩ Tin Lành) đưa ra một thành ngữ lấp lửng/ba phải, rằng"Thiên Chúa của những khoảng cách" (God of the gaps) để biện lý rằng những gì chúng ta không hiểu được thì quy về cho Thiên Chúa. Nhưng khi tầm hiểu biết của chúng ta về thế giới được mở mang, thì quyền năng của Thiên Chúa cũng theo đó mà mất đi.

    Ai cũng thích thú nghe những câu chuyện kể. Có lẽ đó là lý do vì sao người ta lại tin vào những điều chỉ được nghe nói. Giả sử rằng một trăm người đã chứng kiến một sự kiện nào đó và khi mỗi người thuật lại sự kiện này cho người khác nghe, anh ta sẽ kể theo nhiều cách khác nhau bằng cách thêm vào nhiều điều và thổi phồng những chi tiết. Anh ta sẽ ?othêm mắm dặm muối? (?oadds more salt and spice?) để tạo cho câu chuyện thêm ly kỳ và hấp dẫn. Nói chung, mỗi người sẽ kể lại câu chuyện như thể anh ta là người duy nhất có thể kể với người khác về những gì thực sự đã xảy ra. Đây là bản chất của những câu chuyện mà người ta sáng tạo ra và tuyên truyền. Khi bạn đọc những câu chuyện từ một tôn giáo nào đó, xin lưu ý rằng hầu hết những lời giải thích trong những câu chuyện ấy chỉ là để tô điểm cho những sự kiện nhỏ nhặt nhằm mê hoặc con người. Nếu không thì sẽ chẳng có gì cho họ rêu rao với người khác và cũng không ai để ý đến họ nữa. Tuy nhiên, cũng có nhiều câu chuyện có thể rất hữu ích. Những câu chuyện như vậy có ý nghĩa trong việc chuyển tải những bài học đạo đức. Kinh văn Phật giáo là kho tàng vĩ đại chứa đựng nhiều câu chuyện như vậy. Nhưng dù sao thì đó vẫn chỉ là những câu chuyện đơn thuần. Chúng ta không nên tin vào những câu chuyện ấy như thể là chân lý cứu cánh. Chúng ta không nên như những đứa trẻ ngây thơ tin rằng loài sói nuốt sống những bà lão và nói được tiếng nói của loài người! Theo đức tin của họ, người ta có thể nói về nhiều loại thần diệu, các nam thần, nữ thần, thiên thần và quyền năng của họ. Hầu hết người ta có chiều hướng chấp nhận những điều ấy ngay mà không cần đến một sự kiểm chứng nào, nhưng theo Đức Phật thì chúng ta không nên vội vàng tin tưởng vào bất cứ điều gì bởi vì những người thuật chuyện cho chúng ta có khi chỉ là những kẻ tự lừa dối mình. Phần nhiều người đời vẫn còn si mê và khả năng hiểu biết về chân lý của họ thì thấp kém. Rất ít người hiểu được vấn đề một cách đúng đắn. Làm sao kẻ mù lòa lại có thể dẫn lối được cho kẻ mù quáng? Do vậy mà có câu nói khác rằng, ?oChàng Jack mắt chột có thể là vua trong vương triều của những kẻ mù? (A one-eyed Jack can be a king in a kingdom of the blind). Một số người chỉ có thể hiểu được sự thật một phần. Chúng ta phải ý thức trong việc đặt niềm tin tuyệt đối của mình nơi họ.

    Kế đến, Đức Phật khuyến cáo chúng ta đừng vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay thánh thư. Người ta luôn nói rằng tất cả những thông điệp ghi lại trong Thánh kinh được truyền đạt trực tiếp bởi Thượng đế của họ. Ngày nay, họ nỗ lực giới thiệu những cuốn sách ấy như những bức thông điệp đến từ thiên đường. Thật khó tin rằng họ đã nhận bức thông điệp này từ thiên đường và sao chép lại trong Thánh kinh của họ chỉ cách nay vài thế kỷ. Tại sao những điều mặc khải này lại không được thực hiện trước đó? (Lưu ý rằng tuổi của hành tinh này là bốn tỷ rưỡi năm). Tại sao những bức thông điệp ấy lại chỉ được mặc khải cho một vài cá nhân được ân huệ nào đó thôi? Chắc chắn việc làm đó sẽ có nhiều hiệu quả hơn nếu tập hợp nhiều người lại tại một địa điểm và mặc khải chân lý cho số đông hơn là cậy vào một người để thực hiện mục vụ. Thậm chí còn hiệu quả hơn nữa là tại sao các thánh thần của họ lại không nên hóa hiện trong thân thể vật lý vào những dịp lễ quan trọng thỉnh thoảng trong năm để chứng minh cho sự tồn tại của mình? Làm theo cách như vậy thì chắc chắn họ sẽ không gặp phải rắc rối gì trong nỗ lực cải đạo thế giới! Người Phật tử không nỗ lực giới thiệu lời dạy của Đức Phật như một bức thông điệp mang tính thần thánh, và họ truyền bá giáo pháp mà chẳng dùng đến bất kỳ hình thức quyền năng huyền bí nào. Theo Đức Phật, chúng ta không nên chấp nhận, ngay đến cả lời dạy của Ngài như đã được ghi lại trong kinh điển, một cách mù quáng và thiếu sự hiểu biết đúng đắn. Đây là phương cách phóng khoáng khác thường mà Đức Phật đã dạy. Mặc dù Ngài chưa bao giờ tuyên bố rằng giới Phật tử là những người được chọn lựa của một vị thần, nhưng Ngài đã mang đến một sự tin cậy lớn lao cho tri thức nhân loại. Phương pháp tối ưu cho một người có lý trí tuân thủ là phải xem xét cẩn thận trước khi anh ta chấp nhận hay từ chối điều gì. Cần nghiên cứu, suy tư, thẩm xét cho đến khi bạn nhận ra thực chất của vấn đề ấy là gì. Nếu bạn chấp nhận bằng cách chỉ lệ thuộc vào uy quyền hoặc vào Thánh kinh, thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được chân lý cho chính bạn.

    ?oĐừng tin vào lý luận suông? (logic and argument alone) là lời khuyên khác của Đức Phật. Chớ nghĩ rằng tài năng lý luận của bạn là tuyệt đối. Nếu không, bạn sẽ trở nên kiêu mạn và không chịu lắng nghe người khác - người biết nhiều hơn bạn. Thông thường, chúng ta khuyên mọi người nên dùng ý thức suy luận của họ. Đúng vậy, nhờ biết sử dụng các giác quan và tâm thức giới hạn của mình, con người khác loài cầm thú ở chỗ biết suy luận sự việc cho chính mình. Ngay cả những đứa trẻ con và người ít học cũng biết dùng sức mạnh lý luận tùy theo độ tuổi, sự chín chắn, học vấn và tầm hiểu biết của chúng. Nhưng năng lực lý luận này biến đổi theo sự trưởng thành, kiến thức và kinh nghiệm từng trải. Lại nữa, hình thức lý luận này chịu sự biến đổi theo thời gian. Sự thừa nhận của con người đối với những ý niệm cũng thay đổi theo thời gian. Theo cách lập luận như thế, thì không có sự phân tích sau cùng hay chân lý tối hậu. Vì chúng ta không có sự lựa chọn nào khác, nên chúng ta đành phải sử dụng ý thức luận lý hết sức giới hạn của mình từ lúc sơ khởi cho đến khi chúng ta đạt đến một mức độ hiểu biết đúng đắn. Mục đích là nhằm phát huy liên tục tâm thức của mình để sẵn sàng học hỏi người khác mà không quy phục trước niềm tin mù quáng. Nhờ sự thể hiện chính mình với nhiều lối tư duy khác nhau, nhờ việc để cho niềm tin của chúng ta được đối diện với thử thách, và bằng cách luôn duy trì một đầu óc cởi mở, chúng ta sẽ mở mang được tầm hiểu biết về bản thân và thế giới xung quanh. Đức Phật đã tham học với nhiều vị thầy trước khi Ngài đạt đến giác ngộ sau cùng. Tuy thế, Ngài không phải chấp nhận tất cả những điều mà những vị thầy ấy đã dạy. Thay vì, Ngài dùng suy luận cá nhân của mình để tìm hiểu chân lý. Và khi Ngài đạt đến giác ngộ, Ngài cũng chưa từng có thái độ cáu gắt hay đe dọa những ai không đồng ý với lời dạy của Ngài.

    (còn tiếp)

    Được iU sửa chữa / chuyển vào 12:07 ngày 17/05/2005
  2. iU

    iU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    ( tiếp theo)
    Bây giờ chúng ta hãy xét đến vấn đề luận lý (logic) hay tranh biện (argument). Bất cứ khi nào chúng ta nghĩ rằng có những vấn đề nhất định nào đó là có thể chấp nhận được đối với chúng ta, thì chúng ta nói đó là hợp lý (logical), đúng đắn. Thực sự thì nghệ thuật luận lý là một công cụ quan trọng cho sự tranh biện (argument). Luận lý có thể được sử dụng bởi những nhà hùng biện tài ba - người vận dụng trí thông minh kết hợp với sự lanh lợi, ngụy xảo. Người có tài ăn nói thì có thể thao túng được sự thật và sự công bằng, và có thể đánh bại kẻ khác. Chẳng hạn như những luật sư biện luận trong tòa án. Nhiều nhóm tôn giáo khác nhau biện luận để chứng tỏ rằng tôn giáo của họ cao đẹp hơn tôn giáo người khác. Lập luận của họ được dựa vào năng khiếu và khả năng để diễn đạt quan điểm của họ, nhưng thực chất những lời biện luận ấy không cần thiết là phải quan tâm đến chân lý. Đây là bản chất của sự biện luận. Để đạt đến chân lý, Đức Phật khuyên chúng ta đừng bị dao động bởi những lời lẽ biện luận hay luận lý mà nên sử dụng sự thẩm xét khách quan. Khi người ta bắt đầu việc biện luận, tất nhiên là cảm xúc của họ cũng sinh khởi theo và điều này dẫn đến sự tranh biện sân hận, đầy kích động. Rồi thì, bản ngã đổ thêm dầu vào lửa (egoism adds more fire) cho cuộc đấu khẩu này. Kết cục, cuộc tranh luận tạo ra kẻ thù vì rằng ai cũng muốn bảo vệ lập trường quan điểm của mình là đúng. Vì thế, không ai lại đi cổ xúy chân lý của một tôn giáo thông qua biện luận. Đây là một lời khuyên quan trọng khác của Đức Phật.
    Tiếp theo, Đức Phật khuyên đừng chấp nhận bất kỳ một điều gì như là chân lý tuyệt đối do vì tầm ảnh hưởng của ai đó (upon one?Ts own influence). Điều này đề cập đến niềm tin cho rằng đức tin được nhìn nhận như là chân lý bằng sức tưởng tượng hời hợt. Mặc dù chúng ta vẫn còn nhiều nghi ngờ trong tâm mình, nhưng chúng ta lại thừa nhận những điều nào đó như là chân lý sau một sự tìm hiểu giới hạn. Bởi vì tâm trí chúng ta bị đánh lừa bởi dục vọng và xúc cảm (emotional feelings), nên thái độ tâm lý này tạo ra sự si mê. Và vì chúng ta cũng có cái vô minh nội tại nơi mình. Mọi người đều đau khổ do vô minh và ảo tưởng. Những cấu nhiễm tâm lý này che lấp tâm trí rồi trở nên có thành kiến (biased) và không thể phân biệt được giữa sự thật và ảo tưởng. Như một hệ quả, chúng ta tin tưởng bảo thủ, rằng chỉ có niềm tin của chúng ta là đúng. Lời khuyên của Đức Phật là đừng vội đi đến kết luận bằng cách dùng cảm xúc mà nên tham khảo nhiều thông tin và sự kiểm chứng trước khi tiến đến kết luận về sự việc. Điều này có nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng lắng nghe những gì người khác đã nói. Có lẽ chúng có thể làm sáng tỏ những nghi ngờ và giúp chúng ta nhận ra được ảo tưởng về những gì chúng ta tin như thể là đúng. Một minh chứng cho việc này là trước đây người ta cho rằng mặt trời quay quanh trái đất, vật thể mà họ đã từng tin là có hình dẹt, trông giống như một đồng tiền. Luận điểm đó được y cứ vào kiến thức nông cạn của họ, nhưng họ sẵn sàng thiêu sống bất cứ ai dám trình bày quan điểm trái nghịch. Nhờ vào Đấng Giác ngộ của chúng ta, Phật giáo không có những trang sử đen tối như thế trong lịch sử của giáo hội, lịch sử mà ở đó không có sự kiện rằng con người không được phép phản đối những điều phi lý. Đây là lý do tại sao nhiều trường phái Phật giáo cùng tồn tại trong hòa ái mà không có hành động lên án, kích bác lẫn nhau. Dựa vào sự hướng dẫn minh bạch của Đức Phật, người Phật tử tôn trọng quyền tin theo những quan điểm dị biệt của người khác.
    Lời khuyên tiếp theo của Đức Phật là đừng chấp nhận bất kỳ điều gì, chỉ vì điều đó nghe như có vẻ là đúng (appears to be true). Khi bạn quan sát sự việc và nghe lời giải thích của người khác, bạn chỉ nắm giữ tướng trạng biểu hiện bên ngoài (external appearance) của đối tượng mà không vận dụng kiến thức thấu đáo của mình. Đôi khi những ý niệm hay sự đồng điệu mà bạn gán cho đối tượng lại quá xa vời với chân lý nội tại của nó. Nên cố gắng nhìn sự thể theo một viễn cảnh xác thực. Phật giáo được biết như là nền Giáo thuyết Phân tích (Doctrine of Analysis). Chỉ bằng sự phân tích thì chúng ta mới có thể hiểu được những gì thực sự thiết định nên sự vật và bằng cách nào mà các yếu tố và năng lượng hoạt động, và làm thế nào chúng tồn tại, tại sao chúng biến đổi và hoại diệt. Nếu bạn thực sự kiểm chứng được bản chất của những điều này thì bạn sẽ nhận ra, rằng mọi hiện hữu là vô thường, và rằng việc chấp thủ vào những đối tượng như thế có thể tạo thêm nỗi thất vọng. Lại nữa, khi được nhìn theo viễn cảnh chân thực thì bạn sẽ nhận thấy, rằng chẳng có ý nghĩa gì trong việc đấu tranh về quan điểm khi mà với sự phân tích sau cùng, tất cả chỉ là ảo giác. Người Phật tử không bị cuốn hút vào việc tranh luận liên hệ đến vấn đề khi nào thì thế giới sẽ chấm dứt bởi vì họ hiểu, rằng rốt cục thì các pháp hữu vi (compouded things) sẽ biến hoại. Khi đó thế giới sẽ chấm dứt. Không có nghi ngờ gì về sự thật ấy cả. Sự chấm dứt của thế giới (theo Đức Phật) sẽ chỉ là một sự kiện kịch tính về một điều gì đó xảy ra trong sự hiện hữu hàng ngày của chúng ta. Và thiên văn học hiện đại cho chúng ta biết rằng sự phân hủy của các hành tinh vẫn thường xuyên xảy ra trong vũ trụ. ?oKhông truy tìm quá khứ, chẳng nghĩ đến tương lai, an trú trong hiện tại. Vì vậy được an lạc thanh thản (Đức Phật)". Khi chúng ta hiểu được thực tế này, thì sự hoại diệt của thế giới không có gì là quá khủng khiếp, hay đáng lo ngại.
    Đức Phật vì thế đã khuyên chúng đệ tử của Ngài không nên dựa vào kinh nghiệm tư biện (thiếu thực tế) của một ai đó (để làm thành định kiến của mình) (rely upon one?Ts speculative experience). Sau khi nghe hay đọc những lý thuyết nào đó, người ta dễ dàng đi đến những kết luận và duy trì những niềm tin này. Họ nhất mực không muốn thay đổi quan điểm bởi vì chính tâm thức họ đã tạo lập nên, hoặc giả là vì trước kia đã ?ocải đạo? theo một niềm tin nào đó rồi. Họ được cảnh cáo là sẽ bị thiêu đốt trong địa ngục nếu họ thay đổi đức tin của họ. Vì vô minh và sợ hãi, những người đáng thương này sống trong tâm trạng hạnh phúc giả tạo, nghĩ rằng tội lỗi của họ sẽ được tha thứ một cách thần diệu. Lời khuyên của Đức Phật là không nên vội vàng tạo ra lời kết luận để đoán quyết liệu những niềm tin như thế có đúng hay không. Người ta có thể khám phá ra nhiều điều trong thế giới này, nhưng đối với họ, việc nhận ra được chân lý hay thực tại của các pháp hữu vi lại là điều hết sức khó khăn. Chúng ta không nên dựa vào những lời đồn đại mang tính tư biện để nắm bắt chân lý. Chúng ta có thể chấp nhận những điều nào đó như là cơ sở để tiến hành một sự thẩm xét mà sự thẩm xét đó sẽ làm thỏa mãn được tâm thức hiếu kỳ. Những quyết định mà chúng ta đưa ra thông qua suy biện có thể được ví như những quyết định của những người mù sờ voi. Mỗi người có lời phán quyết riêng của mình liên hệ đến những gì mà họ nghĩ về con voi. Đối với mỗi người, những gì anh ta nói đều là đúng. Mặc dù nhiều người có thể nhìn thấy sự việc biết rằng những người mù đều nói sai, nhưng trong thâm tâm, họ vẫn nghĩ mình là đúng. Cũng vậy, đừng giống như tục ngữ ?oếch ngồi đáy giếng? (?ofrog under a conconut shell?) không nghĩ là có một thế giới bao la muôn màu nào khác ngoài những gì nó có thể thấy được.
    Chúng ta bị mù quáng bởi các lậu hoặc. Đó là nguyên nhân khiến chúng ta không thể nhận diện được chân lý. Điều đó lý giải tại sao người khác có thể dẫn dắt chúng ta vào con đường sai lạc và thuyết phục chúng ta một cách dễ dàng. Chúng ta phải luôn thay đổi niềm tin mà chúng ta nhận lầm là chân lý vì chúng ta không nắm bắt được cái tối hậu từ niềm tin ấy. Người ta luôn thay đổi nhãn hiệu tôn giáo của họ với thời gian bởi vì họ rất dễ bị tác động bởi cảm xúc. Một khi chúng ta đã nhận thức được sự thật rốt ráo rồi, thì chúng ta chẳng bao giờ cần thay đổi, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào nữa bởi vì ở trong chân lý tối hậu thì không có gì để thay đổi nữa cả, nó là tuyệt đối rồi.
    Chúng ta không nên thay đổi quan điểm của mình chỉ vì chúng ta quá khâm phục (impressed) tài năng được thể hiện bề ngoài (seeming ability) của người khác là lời khuyên khác của Đức Phật đối với những thanh niên làng Ka-la-ma. Nhiều người có khả năng gây ấn tượng cho các bạn bằng lối ứng xử và khả năng biểu hiện bề ngoài của họ để thực hiện một ý đồ gì đó. Ví dụ, liệu các bạn có thể tin mù quáng vào cô gái trong chương trình quảng cáo trên truyền hình, người nói với bạn rằng bạn cũng có thể trở nên đẹp như cô ta, có hàm răng trắng đẹp như răng cô ta nếu các bạn sử dụng một loại kem đánh răng nào đó hay không? Dĩ nhiên là không rồi. Các bạn sẽ không chấp nhận những gì cô ta quảng cáo mà không có sự kiểm chứng cẩn thận giá trị hợp lý về những lời quảng cáo của cô gái. Điều đó cũng giống như những người có khiếu ăn nói đến gõ cửa nhà các bạn và kể với các bạn những câu chuyện đầy tính mê hoặc về cái ?ochân lý? của họ. Họ có thể nói về nhiều vị đạo sư, nhiều bậc thầy tâm linh, và nhiều vị thiền sư. Họ cũng sẽ thích dùng lối cường điệu để chứng tỏ quyền năng của các bậc thầy của họ nhằm thuyết phục các bạn. Nếu các bạn chấp nhận bừa bãi lời rêu rao của họ như là chân lý, thì các bạn vẫn còn tiếp tục duy trì quan điểm đầy dao động và nông cạn vì các bạn chưa xác lập được sự tin tưởng hoàn toàn. Các bạn có thể theo họ vì niềm tin tưởng vào một điều gì đó, nhưng rồi một ngày, các bạn sẽ trở nên thất vọng vì các bạn chưa chấp nhận vấn đề bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm của các bạn. Và vì vậy, khi các bạn gặp một bậc thầy nào khác gây nhiều ấn tượng hơn thì các bạn sẽ từ bỏ người thầy lúc đầu. Do vậy, hãy kiểm chứng lời khuyên của Đức Phật. Hãy tư duy phương cách giảng dạy của Ngài sau đây để xem giá trị hợp tình, hợp lý và hợp khoa học như thế nào. ?oĐừng nghe người khác với đức tin mù quáng. Tất nhiên là cần phải lắng nghe họ, nhưng phải tỉnh giác và lắng nghe với tâm thức cởi mở. Các vị không nên phó thác học vấn và trí thông minh của mình cho những ai khác khi lắng nghe họ. Họ có thể cố tình khơi gợi cảm xúc của các vị và thuyết phục tâm trí các vị tùy theo nhu cầu ham muốn thế tục của các vị để làm thỏa mãn khát khao của các vị. Nhưng mục đích của họ ở đây không nhất thiết là để khai mở chân lý.?

    Đừng chấp nhận bất cứ điều gì, chỉ vì xét rằng (vì) điều ấy được tuyên thuyết bởi ?obậc đạo sư của chúng ta? là lời khuyên sau cùng của Đức Phật trong sự kiện này. Các bạn có bao giờ nghe bất kỳ một bậc thầy tôn giáo nào khác đã từng thổ lộ những lời như thế không? Tất cả những bậc thầy tôn giáo khác đều tuyên bố rằng ?oTa là đấng có quyền năng duy nhất. Hãy theo ta, tin thờ ta, cầu nguyện ta, nếu không ngươi không có được ân huệ cứu rỗi.? Họ cũng tuyên bố rằng ?oNgươi không được thờ cúng thánh thần hay bậc đạo sư ngoại giáo nào khác?. Nên để tâm suy tư một chút để hiểu rõ thái độ sau đây của Đức Phật. Ngài dạy, ?oĐừng nương tựa một cách mê muội vào vị đạo sư của mình. Vị ấy có thể là nhà sáng lập một tôn giáo hay bậc thầy hướng dẫn tâm linh nổi tiếng, tuy thế người ta không nên vội vàng phát huy sự gắn bó của mình với vị ấy?. Lời dạy này cho thấy Đức Phật đã tạo ra được sự tín nhiệm chân thật như thế nào cho trí tuệ con người và giúp họ biết vận dụng ý chí tự do mà không phải tùy thuộc vào người khác. Đức Phật dạy, "Bất cứ ai đều có thể trở thành vị đạo sư của chính mình?. Đức Phật có thể truyền dạy cho chúng ta rằng Ngài là Bậc Giác ngộ duy nhất, và rằng chúng đệ tử của Ngài không nên sùng tín mê muội bất kỳ vị thần hay bậc thầy ngoại đạo nào. Tuy nhiên, Ngài không hứa hẹn với tín đồ của Ngài rằng họ có thể dễ dàng đi lên Thiên đường hay đạt đến Niết bàn nếu họ mê mờ thờ cúng Ngài. Nếu chúng ta thực hành theo một tôn giáo đơn giản bằng cách nương dựa vào bậc đạo sư không thôi, thì chúng ta sẽ không bao giờ giác ngộ được chân lý. Không nhận ra được sự thật của tôn giáo mà chúng ta đang thực hành theo thì chúng ta có thể trở thành nạn nhân của một tín lý mù quáng và ràng buộc tự do tư tưởng của chúng ta, và rồi trở thành những kẻ nô lệ cho một bậc thầy cá biệt, đi kỳ thị chống đối những bậc thầy khác.
    Cần phải ý thức rằng chúng ta không nên nương tựa vào người khác vì sự giải thoát của bản thân. Nhưng chúng ta cần phải tôn trọng bất cứ bậc thầy tôn giáo nào chân chính và đáng kính trọng. Có nhiều bậc thầy tôn giáo có khả năng dạy chúng ta những gì nên làm để đạt được giải thoát của mình, nhưng không phải vị này lại có thể cứu độ được người khác. Nó không giống như việc cứu sống một mạng sống khi gặp cảnh lâm nguy. Đây là sự giải thoát hoàn toàn khỏi những cấu nhiễm tinh thần và khổ đau trần thế. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tự lực thực hành để đạt đến giải thoát hay tự do mỹ mãn theo lời khuyên của các bậc thầy tôn giáo.
    Đức Phật dạy, ?oKhông ai có thể cứu vớt chúng ta bằng chính bản thân mình. Chư Phật chỉ là người dẫn đường?.
    Bạn có thể nghĩ một nhà lãnh đạo tôn giáo nào đó đã nói lên điều này không? Đó là tư tưởng khai phóng mà chúng ta chỉ có được trong Phật giáo.
    Đây là toàn bộ mười lời khuyên của Đức Phật cho những thanh niên làng Kalama đến gặp Ngài để tham vấn về việc làm sao để chấp nhận một tôn giáo và làm thế nào để xác định đâu là một tôn giáo chân chính. Lời khuyên của Ngài là: ?oChớ ích kỷ và đừng là kẻ nô lệ cho người khác; Chớ làm bất cứ điều gì chỉ vì lợi mình mà nên quan tâm đến mọi người cần được quan tâm?. Ngài nói với họ rằng chư vị có thể lĩnh hội được ý nghĩa này tuỳ theo kinh nghiệm cá nhân của mình. Ngài cũng nói rằng giữa những lối thực hành và niềm tin khác nhau, thì có vài điều nhất định nào đó là tốt cho người này nhưng lại không tốt đối với người khác. Và ngược lại, có những điều nhất định nào đó thì tốt đối với người khác nhưng lại không tốt đối với những người còn lại. Trước khi định làm bất cứ một việc gì, chư vị cần phải lưu tâm đến cả hai khía cạnh; thuận lợi và bất lợi xảy ra với chư vị. Vì vậy, Đức Phật đã đưa ra cho chúng ta một tư tưởng hoàn toàn khai phóng để chọn lựa một tôn giáo chân chíánh theo niềm tin vững chắc của chính mình.
    Đạo Phật là một tôn giáo dạy cho người ta hiểu được, rằng con người không phải vì tôn giáo mà tôn giáo phải là công cụ để phục vụ lợi ích con người (man is not for religion but that religion is for man) để tạo ra tính hữu dụng của nó. Tôn giáo có thể được ví như chiếc xuồng giúp người qua sông. Một khi qua đến bờ bên kia rồi thì người ta có thể vứt bỏ nó và tiếp tục cuộc hành trình. Người ta nên dùng tôn giáo để cải thiện cuộc đời và để thể nghiệm sự tự do, an lạc và hạnh phúc. Phật giáo là một tôn giáo mà chúng ta có thể nương tựa để sống an lạc và giúp cho người khác cũng được sống an lạc. Trong khi thực hành theo tôn giáo này, chúng ta vẫn có quyền để tôn trọng những người theo tôn giáo khác. Nếu như thực sự khó có thể tôn trọng hành vi và thái độ kỳ thị của họ thì ít nhất chúng ta cũng cần có sự khoan dung, không để mình bị lôi cuốn vào những xung đột sắc tộc, tôn giáo. Có rất ít tôn giáo dạy cho tín đồ của họ tiếp nhận thái độ khoan dung, rộng lượng này.
  3. iU

    iU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Bát Nhã Ba La Mật ÐaTâm Kinh
    Bình Anson​
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) là một trong các kinh căn bản và phổ thông của Phật Giáo Ðại Thừa. Bài kinh nầy là một trong các bài kinh của bộ Bát Nhã kết tập tại Ấn Ðộ qua bảy thế kỷ, từ năm 100 T.C.N. đến 600 C.N. Khi được truyền sang Trung Hoa, Tâm Kinh đã được nhiều vị cao tăng chuyển dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán: ngài Cưu Ma La Thập dịch vào khoảng năm 402-412 C.N., ngài Huyền Trang dịch năm 649 C.N., ngài Nghĩa Huyền (700 C.N.), ngài Pháp Nguyệt (732 C.N.), ngài Bát Nhã và Lợi Ngôn (790 C.N.), ngài Trí Tuệ Luận (850 C.N.), ngài Pháp Thành (856 C.N.) và ngài Thi Hộ (980 C.N.). Trong các bản dịch nầy, bản dịch của ngài Huyền Trang là phổ thông nhất.
    Riêng tại Việt Nam, bản dịch của ngài Huyền Trang được chuyển sang chữ quốc ngữ Hán Việt và thường dùng để trì tụng hằng ngày. Quý vị cao tăng cũng có phát hành nhiều sách để giải thích nghĩa kinh, trong đó các sách của quý Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Thích Thanh Từ, và Thích Nhất Hạnh là phổ thông nhất.
    Sau đây là một số bài dịch Việt-Anh của Tâm Kinh mà tôi đã sưu tầm trong thời gian qua.
    -ooOoo-
    Bản tụng Hán Việt:
    Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
    Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
    Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
    Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.
    Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
    Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
    Vô khổ, tập, diệt, đạo.
    Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.
    Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
    Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.
    Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
    Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
    Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
    -ooOoo-
    Bản dịch nghĩa:
    Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
    Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
    Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
    Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
    Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
    Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
    Không có khổ, tập, diệt, đạo.
    Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
    Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
    Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
    Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.
    Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:
    Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
    (Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!)
    -ooOoo-
    Bản phổ thơ:
    (Thích Nhất Hạnh)

    Bồ Tát Quán Tự Tại
    Khi quán chiếu thâm sâu
    Bát Nhã Ba La Mật
    (tức Diệu Pháp Trí Ðộ)
    Bổng soi thấy năm uẩn
    Ðều không có tự tánh
    Thực chứng điều ấy xong
    Ngài vượt thoát tất cả
    Mọi khổ đau ách nạn.
    Nghe đây Xá Lợi Tử:
    Sắc chẳng khác gì không
    Không chẳng khác gì sắc
    Sắc chính thực là không
    Không chính thực là sắc
    Còn lại bốn uẩn kia
    Cũng đều như vậy cả.
    Xá Lợi Tử nghe đây:
    Thể mọi pháp đều không
    Không sanh cũng không diệt
    Không nhơ cũng không sạch
    Không thêm cũng không bớt
    Cho nên trong tánh không
    Không có sắc, thọ, tưởng
    Cũng không có hành thức
    Không có nhãn, nhĩ, tỷ
    Thiệt, thân, ý (sáu căn)
    Không có sắc, thanh, hương
    Vị, xúc, pháp (sáu trần)
    Không có mười tám giới
    Từ nhãn đến ý thức
    Không hề có vô minh
    Không có hết vô minh
    Cho đến không lão tử
    Cũng không hết lão tử
    Không khổ, tập, diệt, đạo
    Không trí cũng không đắc
    Vì không có sở đắc
    Khi một vị Bồ Tát
    Nương Diệu Pháp Trí Ðộ
    (Bát Nhã Ba La Mật)
    Thì tâm không chướng ngại
    Vì tâm không chướng ngại
    Nên không có sợ hãi
    Xa lià mọi vọng tưởng
    Xa lìa mọi điên đảo
    Ðạt Niết Bàn tuyệt đối
    Chư Bụt trong ba đời
    Y Diệu Pháp Trí Ðộ
    Bát Nhã Ba La Mật
    Nên đắc vô thượng giác
    Vậy nên phải biết rằng
    Bát Nhã Ba La Mật
    Là linh chú đại thần
    Là linh chú đại minh
    Là linh chú vô thượng
    Là linh chú tuyệt đỉnh
    Là chân lý bất vọng
    Có năng lực tiêu trừ
    Tất cả mọi khổ nạn
    Cho nên tôi muốn thuyết
    Câu thần chú Trí Ðộ
    Bát Nhã Ba La Mật
    Nói xong đức Bồ Tát
    Liền đọc thần chú rằng:
    Yết đế, Yết đế
    Ba la Yết đế
    Ba la Tăng yết đế
    Bồ đề tát bà ha
    -ooOoo-
    Phổ thơ lục bát:
    (Ðây là một bài phổ thơ mà tôi học được từ một vị tu sĩ thuộc hệ phái Khất Sĩ)
    Khi hành Bát Nhã Ba La
    Ngài Quán Tự Tại soi ra tột cùng
    Thấy ra năm uẩn đều Không
    Bao nhiêu khổ ách khốn cùng độ qua
    Nầy Xá Lợi Tử xét ra
    Không là sắc đó, sắc là không đây
    Sắc cùng không chẳng khác sai
    Không cùng sắc vẫn sánh tài như nhau
    Thọ, tưởng, hành, thức uẩn nào,
    Cũng như sắc uẩn ,một màu không không
    Nầy Xá Lợi Tử ghi lòng
    Không không tướng ấy, đều không tướng hình
    Không tăng giảm, không trược thanh
    Cũng không diệt, cũng không sanh pháp đồng
    Vậy nên trong cái chơn không
    Vốn không năm uẩn, cũng không sáu trần
    Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân
    Vị, hương, xúc, pháp, cùng phần sắc, thinh
    Từ không giới hạn mắt nhìn
    Ðến không ý thức, vô minh cũng đồng
    Hết vô minh, cũng vẫn không
    Hết già, hết chết, cũng không có gì
    Không khổ, tập, diệt, đạo kia
    Trí huệ chứng đắc cũng là không không
    Sở thành, sở đắc bởi không
    Các vì Bồ Tát nương tùng huệ năng
    Tâm không còn chút ngại ngăn
    Nên không còn chút băng khoăng sợ gì
    Ðảo điên mộng tưởng xa lìa
    Niết Bàn mới đến bên kia bến bờ
    Ba đời chư Phật sau, xưa
    Ðắc thành Chánh Giác cũng nhờ huệ năng
    Trí huệ năng lực vô ngần
    Ðại Minh vô thượng, Ðại Thần cao siêu
    Trí huệ năng lực có nhiều
    Thật là thần chú trừ tiêu não phiền
    Trí huệ năng lực vô biên
    Dẫn đường giải thoát qua bên giác ngàn
    Liền theo lời chú thuyết rằng:
    Ðộ tha giác ngộ khắp trần chúng sanh.
    Yết đế, yết đế
    Ba la yết đế
    Ba la tăng yết đế
    Bồ đề Tát bà ha
    -ooOoo-
    Bản dịch Việt:
    (Thích Tâm Thiện, Sài Gòn, 1998)
    Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

    1. Khi tiến sâu vào nguồn mạch của Tuệ giác vô thượng (1), Người Tỉnh Thức Bình Yên (2) soi sáng như thật rằng tự tịnh của năm hợp thể (3) đều là Không (4), liền thoát ly mọi khổ ách.
    2. Này người con dòng Sari (5), hình thể chẳng khác chân không, chân không chẳng khác hình thể. Hình thể là chân không, chân không là hình thể. Cảm xúc (6), niệm tự (7) và tư duy (8) và ý thức (9) đều là như vậy.
    3. Này người con dòng Sari, tất cả hiện hữu được biểu thị là Không, nó không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm.
    4. Vì thế, này người con dòng Sari, trong Không không có hình thể, không có cảm xúc, không có niệm lự, không có tư duy, không có ý thức (10); không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; không có hình thể, âm thanh, hương khí, mùi vị, xúc chạm (11) và hiện hữu (12). Không có đối đượng của mắt, cho đến không có đối tượng của ý thức; không có minh, không có vô minh (13), không có sự chấm dứt của minh, cũng không có sự chấm dứt của vô minh; cho đến, không có tuổi già và sự chết, cũng không có sự chấm dứt của tuổi già và sự chết; không có khổ đau, không có nguyên nhân của khổ đau, không có sự chấm dứt khổ đau và không có con đuuờng đưa đến sự chấm dứt khổ đau (14); không có tri giác (15) cũng không có sự thành tựu tri giác, vì chăng có quả vị của tri giác nào để thành tựu.
    5. Người Tỉnh Thức Bình Yên, do sống an lành trong Tuệ giác vô thượng mà thoát ly tất cả chướng ngại. Và rằng, vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời những cuồng si mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
    6. Tất cả chư Phật trong ba đời (16) đều nương tựa vào Tuệ giác vô thượng mà thành tựu (17) chánh giác.
    7. Vì thế, nên biết rằng Tuệ giác vô thượng là sức thần (18) kỳ vĩ, là sức thần của trí tuệ vĩ đại, là sức thần cao tuyệt, là sức thần tối hậu, vô song, có thể trừ diệt tất cả khổ đau. Sức thần thoắt sinh từ Tuệ giác vô thượng này là sự thật, là chân lý. Sức thần có năng lực tối thượng đó được tuyên nói trong kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng rằng:
    "Ði qua, đi qua
    Ði qua bờ bên kia,
    Ðã đi qua đến bờ bên kia, reo vui!"
    Chú thích:
    (1) Trí tuệ Bát nhã (Prajnàpàramità).
    (2) Dịch từ "Quán Tự Tại" theo cách chiết tự.
    (3) Năm tổ hợp hay năm uẩn (skandhas).
    (4) Vô tự tính hay bản tính Không (Sunyata).
    (5) Mẹ của Sariputa là người rất thông minh nên có hiệu là Sari. Trung Hoa dịch chữ Sariputa là Xá Lợi tử, nghĩa là, đứa con dòng Xá Lợi (Sari). Do đó, tác giả dịch là Người con dòng Sari, lối dịch này đã được sử dụng trong bản dịch "Kinh Ruột Tuệ Giác Siêu Việt" của Thi Vũ, do HT. Trí Quang giới thiệu, xuất bản năm 1973, tại Paris.
    (6) Thọ uẩn
    (7) Tưởng uẩn
    (8) Hành uẩn
    (9) Thức uẩn
    Bốn uẩn (hợp thể) này thuộc về tâm lý, sắc uẩn (hợp thể vật chất) thuộc về vật lý.
    (10) Sắc, thọ, tưởng, hành, thức (5 uẩn).
    (11) Xúc (trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
    (12) Hiện hữu đọc được dùng đồng nghĩa với pháp (dharma).
    (13) Vô minh (ignorance), nguồn gốc của sự khổ đau.
    (14) Tứ đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Ðạo đế).
    (15) Tri giác (dịch từ Vô tri diệc vô đắc).
    (16) Ba đời: quá lhứ, hiện tại, vị lai.
    (17) Thành tựu ở đây có nghĩa là đã giải thoát khỏi thế giới nhị nguyên, không còn phân biệt, đối đãi nhân-pháp, hữu-vô v.v...
    (18) Còn được dịch là linh ngữ hay thần chú (mantra).
    -ooOoo-
    (còn tiếp)
  4. iU

    iU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Bản phổ thơ Anh ngữ:
    (cung cấp bởi: Laurence Cox - lcox@alf2.tcd.ie , Trinity College, Dublin, Ireland)
    THE HEART SUTRA

    The Bodhisattva of Compassion,
    when he me***ated deeply,
    saw the emptiness of all five skandhas
    and sundered the bonds that caused him suffering.
    Here then,
    form is no other than emptiness,
    emptiness no other than form.
    Form is only emptiness,
    emptiness only form.
    Feeling, thought and choice,
    consciousness itself,
    are the same as this.
    All things are the primal void,
    which is not born or destroyed,
    nor is it stained or pure,
    nor does it wax or wane.
    So, in emptiness, no form,
    no feeling, thought or choice,
    nor is there consciousness.
    No eye, ear, nose, tongue, body, mind.
    No colour, sound, smell,
    taste, touch or what the mind takes hold of,
    nor even act of sensing.
    No ignorance nor all that comes of it,
    no withering, no death,
    no end of them.
    Nor is there pain, or cause of pain,
    or cease in pain,
    or noble path to lead from pain,
    nor even wisdom to attain.
    Attainment too is emptiness!
    So know that the Bodhisattva,
    holding to nothing whatever
    but dwelling in prajna wisdom,
    is freed from delusive hindrance,
    rid of the fears bred by it,
    and reaches clearest Nirvana.
    All Buddhas of past and present,
    Buddhas of future time,
    Using this prajna wisdom
    Attain full and perfect enlightenment.
    Hear then the great dharani,
    the radiant peerless mantra,
    the prajnaparamita
    whose words allay all pain,
    hear and believe its truth!
    Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha
    -ooOoo-
    Bản dịch Anh ngữ:
    (cung cấp bởi: Raja Hornstein, devaraja@well.com )
    GREAT WISDOM BEYOND WISDOM HEART SUTRA

    Avalokiteshvara Bodhisattva, when practicing deeply the Prajna Paramita, perceived that all five skandhas in their own being are empty and was saved from all suffering.
    O Shariputra, form does not differ from emptiness; emptiness does not differ from form. That which is form is emptiness; that which is emptiness form. The same is true of feelings, perceptions, formations, consciousness.
    O Shariputra, all dharmas are marked with emptiness. they do not appear nor disappear, are not tainted nor pure, do not increase nor decrease. Therefore in emptiness: no form, no feelings, no perceptions, no formations, no consciousness; no eyes, no ears, no nose, no tongue, no body, no mind; no color, no sound, no smell, no taste, no touch, no object of mind; no realm of eyes...until no realm of mind-consciousness; no ignorance and also no extinction of it...until no old-age and death and also no extinction of it; no suffering, no origination, no stopping, no path, no cognition, also no attainment with nothing to attain.
    A bodhisattva depends on Prajna Paramita and the mind is no hindrance. Without any hindrance no fears exist. Far apart from every perverted view one dwells in nirvana. In the three worlds all buddhas depend on Prajna Paramita and attain unsurpassed complete perfect enlightenment. Therefore, know the Prajna Paramita is the great transcendent mantra, is the great bright mantra, is the utmost mantra, is the supreme mantra which is able to relieve all suffering and is true not false; so proclaim the Prajna Paramita mantra, proclaim the mantra that says:
    Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha
    -ooOoo-
    Bản dịch Anh ngữ:
    (Trúc Huy, truc_huy@yahoo.com, tháng 10-1999)
    Heart of Perfect Wisdom

    The Bodhisattva Avalokitesvara, from the deep course of Prajna wisdom, saw clearly that all five skandhas were empty and sundered all bonds of suffering.
    Sariputra, know then: form does not differ from emptiness, nor does emptiness differ from form. Form is no other than emptiness, emptiness no other than form. The same is true of feelings, perceptions, impulses and consciousness.
    Sariputra, all dharmas are marked with emptiness. None are born or die, nor are they defiled or immaculate, nor do they wax or wane. Therefore, where there is emptiness, there is no form, no feeling, no perception, no impulse, nor is there consciousness. No eye, ear, nose, tongue, body, or mind. No color, sound, smell, taste, touch, or object of mind. There is no domain of sight nor even domain of mind consciousness. There is no ignorance nor is there ceasing of ignorance. There is no withering, no death, nor is there ceasing of withering and death. There is no suffering, or cause of suffering, or cease in suffering, or path to lead from suffering. There is no cognition, nor even attainment.
    So know that the Bodhisattva, indifferent to any kind of attainment whatsoever but dwelling in Prajna wisdom, is freed of any thought covering, get rid of the fear bred by it, has overcome what can upset and in the end reaches utmost Nirvana. All Buddhas of past and present, and Buddhas of future time, through faith in Prajna wisdom, come to full and perfect Enlightenment.
    Therefore, one should know the Prajna paramita as the mantra of great knowledge, the miraculous, the utmost, the unequalled mantra, whose words relieve all suffering. This is highest wisdom, true beyond all doubt.
    Know then and proclaim the Prajna paramita mantra. It spells like this:
    Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha!
    (Gone, gone, gone beyond, gone altogether beyond, Bodhi, rejoice!)
    (English translation: Trúc Huy)
    -ooOoo-
    Bản dịch Pháp ngữ:
    (Trúc Huy, truc_huy@yahoo.com, tháng 10-1999)
    Le Sutra de l''Esprit de la Grande Vertu de Sagesse

    Lorsque le Bodhisattva Avalokitesvara accomplit profondément la grande Vertu de Sagesse, il considéra les cinq agrégats comme vides et traversa ainsi toutes les souffrances et afflictions.
    Sariputra, les formes ne sont pas différentes du vide. Le vide n''est pas différent des formes. Les formes ne sont rien d''autre que le vide. Le vide n''est rien d''autre que les formes. Il en est de même des sensations, des perceptions, des formations mentales et de la conscience.
    Sariputra, tous ces dharma ont l''aspect du vide. Ils ne naissent ni ne disparaissent. Ils ne sont ni souillés ni purs. Ils ne croissent ni ne décroissent. C''est pourquoi, dans le vide, il n''y a pas de forme, de sensation, de perception, de formation mentale ni de conscience. Il n''y a pas d''oeil, d''oreille, de nez, de langue, de corps ni de mental. Il n''y a pas de couleur, de son, d''odeur, de saveur, de toucher ni d''objet de pensée. Il n''y a pas de domaine du visuel et pour finir pas de domaine de la connaissance mentale. Il n''y a pas d''ignorance et pas plus de cessation de l''ignorance. Pour finir, il n''y a pas de vieillesse ni de mort, et pas plus de cessation de la vieillesse ni de la mort. Il n''y a pas de souffrance, d''origine, de cessation ni de chemin. Il n''y a pas de connaissance ni même d''obtention.
    Comme il n''y a rien à obtenir, c''est pourquoi les Bodhisattva s''appuient sur la vertu de sagesse. Leur esprit ne conna? pas d''entrave, ainsi ils n''ont pas de peur. En se libérant des erreurs et des égarements, ils atteignent enfin l''ultime Nirvana. Tous les Bouddhas du passé, du présent et du futur, en s''appuyant sur la vertu de sagesse, ont obtenu le suprême et parfait Éveil.
    Aussi professe-t-on la vertu de sagesse. Par un grand mantra miraculeux, par un mantra de grande connaissance, par un mantra insurpassable, par un mantra sans égal. Il supprime toute souffrance, en vérité et sans fausseté.
    Voilà donc le mantra qui proclame la grande Vertu de Sagesse. Ce mantra ***:
    Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha!
    (Allez, allez, allez au-delà, allez complètement au-delà, sur la rive du Satori!)
    (Traduction francaise: Trúc Huy)
    -ooOoo-
    Bản Hán văn:
  5. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Các bạn Tran_Thang và Voldo đâu rồi???? sao không nhảy vào đây dể bình luận về những điều Đức Phật dạy người ka la ma vậy????
  6. iU

    iU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Tượng Phật giữa tuyết, trên đồi Redwood Valley, California, tại tu viện Abhayagiri, tu viện của người phương Tây, do Ajahn Pasanno trụ trì .
    (Hình sưu tầm)
    Được iU sửa chữa / chuyển vào 14:44 ngày 18/05/2005
  7. iU

    iU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Ajahn Chah là 1 vị Sư người Thái Lan, được tin như là 1 vị A La Hán . Phương pháp dạy thiền cúa Ngài hấp dẫn nhiều người phương Tây . Nhiều vị cạo đầu xuất gia theo Ngài tu hạnh đầu đà giữa rừng sâu đầy thú dữ .

    Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình - Vấn đạo với Ajahn Chah​
    Sau đây là những lời vấn đạo của một thiền sinh Tây phương với ngài Ajahn Chah.
    Hỏi: Thưa thầy, tôi đã cố gắng hết sức để hành thiền, nhưng dường như tôi chẳng đạt được chút kết quả nào. Tôi phải làm sao đây?
    Đáp: Điều quan trọng trong lúc hành thiền là đừng mong muốn đạt được cái gì. Lòng mong mỏi giải thoát hay giác ngộ là một chướng ngại cho sự giải thoát. Dù bạn có nỗ lực hành thiền đến mức độ nào đi nữa, hoặc hành thiền suốt ngày đêm mà vẫn còn ôm ấp tư tưởng là sẽ đạt được cái gì đó, tâm bạn sẽ không bao giờ bình an, tĩnh lặng. Nỗ lực hành thiền với ước muốn đạt đươc cái gì là nguyên nhân tạo ra sự hoài nghi và bất an. Người hành thiền với ước muốn đạt được cái gì sẽ không bao giờ tiến bộ bởi vì trí tuệ không thể khởi sinh từ lòng ham muốn. Vậy thì cứ thản nhiên thực tập, chú tâm theo dõi thân tâm, và đừng mong ước đạt thành gì cả. Đừng dính mắc vào sự giải thoát, giác ngộ. Ngoài ra, khi bạn bắt đầu hành thiền, và khi tâm bắt đầu yên tịnh, bạn liền nghĩ rằng, "Ồ, không biết như vầy đã đến tầng thiền-na thứ nhất chưa? Còn phải bao lâu nữa?" Ngay lúc khởi tâm như thế, bạn mất hết tất cả. Cách hay nhất là cứ tiếp tục theo dõi đề mục và để trí tuệ phát triển một cách tự nhiên.
    Bạn cứ tiếp tục chú tâm theo dõi mọi diễn biến của thân tâm mà đừng nghĩ gì đến việc đánh giá trình độ mình, không cần biết mình đang ở tuệ nào, mức độ nào. Bạn càng chú tâm theo dõi thân tâm bao nhiêu, bạn càng thấy rõ bấy nhiêu. Nếu bạn hoàn toàn tập trung tâm ý vào đề mục, bạn sẽ không còn băn khoăn lo lắng đến chuyện đã đạt đến trình độ nào. Cứ tiếp tục đi đúng đường rồi chân lý sẽ hiển lộ một cách tự nhiên.
    Làm sao có thể nói cốt tủy của việc thực hành? Đi tới cũng không đúng! Đi lui cũng không đúng! Đứng yên một chỗ cũng không đúng! Không có cách nào để đo lường hay phân loại sự giải thoát.
    Hỏi: Tôi vẫn còn suy nghĩ nhiều, vẫn còn bị phóng tâm nhiều, mặc dầu tôi rất cố gắng chú tâm chánh niệm. Tại sao?
    Đáp: Đừng lo lắng, băn khoăn về chuyện đó. Hãy cố gắng giữ tâm an trụ trong hiện tại. Bất kỳ tư tưởng gì hiện ra trong tâm bạn, bạn phải chú tâm ghi nhận nó. Những phóng tâm ấy sẽ tự động ra đi. Cũng đừng ao ước sẽ xua đuổi được chúng; cứ thực hành rồi bạn sẽ đạt được trạng thái tự nhiên. Cũng không nên có sự phân biệt giữa tốt và xấu, giữa nóng và lạnh. Chẳng có tôi, chẳng có anh, và chẳng có tự ngã gì cả. Chúng thế nào thì nhìn chúng thế ấy. Khi bạn ôm bát đi khất thực, bạn chẳng cần làm chuyện gì đặc biệt cả, chỉ đơn thuần đi và chú tâm vào những gì đang xảy ra. Chẳng cần phải dính mắc vào sự tĩnh lặng hay độc cư. Nghĩa là đừng bao giờ có tư tưởng: tôi phải thiền một mình ở một nơi yên tĩnh mới tiến bộ được. Bất cứ đi nơi đâu bạn cũng có thể thiền được. Khi bạn ở đâu bạn cũng đều phải biết mình và chú tâm chánh niệm một cách tự nhiên. Nếu có sự nghi ngờ xuất hiện, phải theo dõi sự nghi ngờ đến và đi. Chỉ giản dị thế thôi. Không bám víu hay nắm giữ điều gì, vật gì, dầu tốt hay xấu. Trong khi đi kinh hành, thỉnh thoảng bạn có thể gặp vài trở ngại. Chẳng hạn, tư tưởng của bạn bị ô nhiễm và hướng đi nơi khác, khiến bạn không còn chú tâm vào bước đi nữa. Gặp những trường hợp phiền não đến quấy nhiễu bạn như thế, bạn chỉ cần nhìn chúng, chúng sẽ ra đi. Đừng bao giờ suy nghĩ, bận tâm đến những trở ngại đã trôi qua. Đừng ưu tư về những chuyện gì sắp hay chưa xảy ra. Hãy an trú trong hiện tại. Đừng quan tâm đến chiều dài của con đường đi, cũng đừng dính mắc vào nó nữa. Khi thực tập đã thuần thục, tự nhiên sự quân bình sẽ đến với bạn.
    Hỏi: Tôi phải khởi đầu việc hành thiền như thế nào? Có cần phải có đức tin trước khi thực hành không?
    Đáp: Một số người bắt đầu việc thực hành khi họ đã có một số đức tin và hiểu biết về Phật Pháp. Đó là chuyện tự nhiên. Nhưng như thế không có nghĩa là phải có đức tin và hiểu biết Phật Pháp mới chịu đi hành thiền. Chúng ta có thể hành thiền, và phải hành thiền mà không cần phải có điều kiện nào cả. Điều quan trọng là phải thực sự muốn nhìn vào bên trong của Tâm mình, hoàn cảnh của chính mình, hiểu Tâm mình một cách trực tiếp. Sau đó, tự nhiên đức tin và sự hiểu biết chín mùi trong tâm.
    Hỏi: Trong khi hành thiền, chúng tôi có cần đi sâu vào Định hay không?
    Đáp: Trong khi ngồi thiền, nếu tâm bạn bắt đầu yên tĩnh và định thì đó là điều tốt, vì bạn có thể dùng chúng làm dụng cụ để tiến xa hơn. Nhưng bạn cần thận trọng và đừng bị dính chặt vào sự yên tịnh. Nếu bạn ngồi chỉ với mục đích đạt đến định tâm thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và sung sướng, nhưng bạn đã phí thì giờ. Mục đích của hành thiền là ngồi và để cho tâm an định, rồi dùng tâm định này để quan sát bản chất của Thân và Tâm. Ngoài ra, nếu bạn chỉ muốn đạt tới định tâm, bạn sẽ đạt được sự an tịnh và đè nén được nhiều phiền não trong lúc bạn ngồi, nhưng khi hết hành thiền, sự an tịnh và định tâm cũng mất luôn. Giống như bạn lấy một tảng đá để đè lên hố rác, khi bạn nhấc tảng đá đi, hố rác vẫn còn. Ngồi lâu hay mau không thành vấn đề. Bạn đừng để mình bị lạc vào trong an tịnh mà phải dùng sự an tịnh của mình để quan sát sâu xa hơn bản chất của Thân và Tâm. Đó chính là phương cách giúp bạn giải thoát thực sự.
    Quan sát Thân - Tâm một cách trực tiếp nhất, đó là không dùng sự suy nghĩ, tưởng tượng để nhìn Thân - Tâm. Có hai trình độ quan sát. Một là suy nghĩ và đi lang thang từ điểm này đến điểm khác, khiến bạn bị dính mắc vào những tri giác hời hợt giả tạo, chỉ có bề mặt mà không có thực chất. Loại quan sát thứ hai là một sự an tịnh, định tâm và lắng nghe bên trong. Chỉ khi nào có tâm định, tỉnh và an tịnh, lúc ấy chân trí tuệ mới phát sinh một cách tự nhiên. Thoạt đầu, trí tuệ chỉ là một âm vang nhè nhẹ, một mầm cây yếu mềm vừa nhô lên khỏi mặt đất. Nếu bạn không hiểu điều này, bạn có thể nghĩ quá nhiều đến nó, săn sóc nó quá nặng tay khiến nó chết một cách đau đớn dưới chân bạn. Nếu bạn cảm nhận nó một cách lặng lẽ, từ đó bạn có thể thấy được căn bản của tiến trình Thân và Tâm. Từ nhận thức này bạn sẽ thấy được vô thường và bản chất vô ngã của Thân và Tâm.
    Hỏi: Nhưng nếu chúng tôi không tìm kiếm gì cả thì làm sao gặp được Phật Pháp?
    Đáp: Bất kỳ chỗ nào bạn nhìn đều là Pháp--xây dựng nhà cửa, đi trên đường cái, ở trong nhà tắm, hay ở trong thiền đường này,..., tất cả đều là Pháp. Khi bạn hiểu biết đúng thì không có gì trên thế gian này mà không phải là Pháp cả.
    Nhưng bạn phải hiểu rằng hạnh phúc và đau khổ, vui và buồn luôn luôn ở với ta. Khi bạn hiểu rõ bản chất của chúng, Phật và Pháp cũng ở ngay đây. Khi bạn thấy một cách rõ ràng, mỗi thời khắc của kinh nghiệm đều là Pháp. Nhưng phần lớn chúng ta có phản ứng một cách mê muội. Trước lạc thú, "Tôi thích cái này; tôi muốn được nhiều hơn." Và trước những gì không vừa lòng, "Đi đi, tôi không thích cái đó; tôi không muốn nữa." Nếu bạn hoàn toàn mở rộng tầm mắt trước mọi diễn biến của thế gian mà không có thái độ mê muội như trên, bạn với Phật sẽ là một.
    Một khi bạn đã hiểu rõ, đó chỉ là một vất đề đơn giản và trực tiếp. Khi lạc thú phát sinh, nên hiểu rằng nó không phải là ta, là của ta. Khi đau khổ phát sinh, cũng nên hiểu rằng nó không phải là ta, là của ta, đau khổ hay khoái lạc đều biến mất. Nếu bạn không chấp giữ các hiện tượng xảy ra, không đồng hoá chúng với mình, không xem chúng là sở hữu của mình, tâm sẽ đạt được trạng thái quân bình. Sự quân bình này là chánh đạo, những lời dạy của Đức Phật, dẫn đến giải thoát. Thường chúng ta hay kỳ vọng, "Tôi có thể đạt được tầng thiền này hay tầng thiền kia không?" hay, "Tôi có thể phát triển năng lực gì?" Như vậy là chúng ta đã bỏ qua những lời dạy của Đức Phật để nhảy sang một lãnh vực khác thật sự chẳng hữu dụng chút nào. Nếu bạn thật sự muốn, bạn có thể tìm thấy Đức Phật trong những sự vật đơn giản nhất trước mắt bạn, và có thể đạt được cốt tuỷ của sự quân bình này bằng tâm xả bỏ.
    Bước đầu thực hành, điều quan trọng là bạn phải có một hướng đi thích hợp. Thay vì cứ đi càn, đến đâu thì đến, bạn phải có một bản đồ hay được một người đã từng đi trên đường này hướng dẫn. Con đường giải thoát mà Đức Phật là người đầu tiên chỉ dẫn là Trung Đạo, nằm giữa hai thái cực: lợi dưỡng và khổ hạnh. Tâm phải mở rộng trước mọi kinh nghiệm, không mất quân bình hay rơi vào những cực đoan. Được vậy, bạn sẽ nhìn sự vật với tâm tự nhiên, không dính mắc mà cũng không hất huỉ. Khi hiểu rõ được sự quân bình này thì Đạo sẽ rõ dần. Khi sự hiểu biết được phát triển là lúc lạc thú đến, bạn hiểu ngay nó là vô thường, bất an và trống rỗng. Khi đau buồn và thất vọng đến, bạn cũng xem chúng như vậy: vô thường, bất an và trống rỗng. Cuối cùng, khi đã đạt được một đoạn khá xa trên con đường, bạn sẽ thấy rõ ràng rằng trên thế gian này chẳng có gì có giá trị, chẳng có gì cần phải nắm giữ. Mọi vật chẳng khác nào những vỏ chuối hay vỏ dừa, chẳng có gì hấp dẫn. Khi bạn nhìn thấy mọi vật trên thế gian đều là những vỏ chuối và vỏ dừa, bạn sẽ tự do đi trên thế gian này, không có gì khiến bạn bực mình chán nản. Lúc ấy bạn đã đi trên con đường dẫn đến giải thoát.
    Hỏi: Ngài có đòi hỏi thiền sinh phải theo những khoá thiền dài ngày, hành thiền tích cực và tịnh khẩu không?
    Đáp: Vấn đề này tùy thuộc vào từng cá nhân. Bạn phải tập hành thiền trong mọi hoàn cảnh, ở chợ hay độc cư trong rừng. Dĩ nhiên hành thiền nơi yên tĩnh thì tốt hơn. Đó là lý do chúng tôi sống ở trong rừng. Lúc mới thực hành, bạn phải làm mọi việc một cách chậm chạp, phải chánh niệm trong khi đi. Sau đó bạn có thể học chánh niệm trong mọi hoàn cảnh.
    Một số người xin được hành thiền tích cực, tịnh khẩu trong sáu tháng hay một năm. Nhưng không có luật lệ nào về việc này. Đó phải là quyết định của cá nhân. Cũng như những chiếc xe bò mà các nông dân sử dụng quanh đây -- khi muốn chở hàng nhiều thì họ phải thêm sức mạnh vào xe, thay bánh xe mạnh hơn và thêm bò kéo. Họ có thể làm được điều ấy hay không? Cũng vậy, thiền sư và thiền sinh phải linh động trong việc này. Thiền sinh có thật sự muốn thế không? Có đúng lúc không? Phải tế nhị, linh động, hiểu và tôn trọng giới hạn của mình. Đó cũng là trí tuệ.
    Đức Phật dạy hai loại thực hành: Giải thoát bằng trí tuệ và giải thoát bằng hành thiền.
    Những người giác ngộ bằng trí tuệ chỉ cần nghe Pháp và tức thì có tri kiến. Bởi vì toàn bộ giáo lý đều dạy xả bỏ mọi vật, để mọi vật như vậy, họ thực hành xả bỏ theo lối tự nhiên chẳng cần phải qua nỗ lực tinh tấn hay định tâm. Lối thực hành đơn giản này cuối cùng có thể đưa họ đến chỗ không còn tự ngã, nơi đó không còn gì để xả bỏ và không còn gì để nắm giữ.
    Những người giác ngộ bằng thiền định cần phải có nhiều thì giờ để định tâm hơn. Họ phải ngồi hay thực hành theo một số kỷ luật đặc biệt và dài ngày. Đối với họ, sự định tâm này nếu sử dụng đúng cách sẽ trở thành cơ sở để tiến sâu vào minh sát. Một khi tâm đã định, cũng giống như học xong bậc trung học, bấy giờ họ có thể vào đại học và học bất cứ ngành nào thích hợp với họ. Một khi tâm định đã mạnh họ có thể tiến đến những tầng thiền định cao hơn hay dùng tâm định để phát triển tất cả các mức độ của minh sát.
    Dù giải thoát bằng trí tuệ hay giải thoát bằng thiền định, chúng ta đều phải qua con đường thực hành. Mọi phương cách thực hành mà không có sự dính mắc, chấp thủ đều đưa đến giải thoát.
    Hỏi: Cần phải thực hành pháp niệm tâm từ cùng lúc với thiền minh sát không?
    Đáp: Lập đi lập lại những câu niệm tâm từ đem lại kết quả tốt đẹp. Nhưng đó chỉ là sự thực tập căn bản cho những người mới hành thiền. Khi bạn đã thực sự nhìn thấy bên trong tâm bạn và thực hành phần tinh tuý của Phật Giáo một cách đứng đắng thì tâm từ của bạn tự nhiên phát triển. Khi bạn xả bỏ tự ngã và các thứ khác thì bạn sẽ có một sự phát triển sâu xa và tự nhiên khác hẳn với người sơ cơ, lập đi lập lại câu: "Cầu mong cho tất cả chúng sinh an vui hạnh phúc, cầu mong cho tất cả chúng sinh tránh khỏi mọi điều đau khổ."
    Hỏi: Chúng tôi phải đi dâu để nghiên cứu Phật Pháp?
    Đáp: Khi bạn tìm thấy Phật Pháp, bạn sẽ nhận thấy Phật Pháp không ở trong rừng sâu hay trên núi cao. Phật Pháp cũng không ở trong hang động hay trong tu viện. Phật Pháp ở ngay trong tâm. Ngôn ngữ của Phật Pháp không phải là tiếng Thái, tiếng Miến hay tiếng Pali. Phật Pháp có ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ chung của mọi người, ngôn ngữ của kinh nghiệm gặt hái qua thực hành. Có một sự khác biệt lớn lao giữa sự chế định của thế tục và kinh nghiệm trực tiếp. Người nào nhúng tay vào ly nước nóng đều cảm thấy nóng. Nhưng sự nóng này được diễn tả bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Cũng vậy, người nào nhìn sâu vào tâm đều có cùng kinh nghiệm như nhau, chẳng liên quan gì đến quá trình văn hóa hay ngôn ngữ. Nếu tâm bạn nếm được hương vị của giáo pháp thì bạn trở thành một với mọi người, chẳng khác nào gia nhập chung một đại gia đình.
    Hỏi: Phật Giáo có khác biệt nhiều với các tôn giáo khác không?
    Đáp: Mục đích của tôn giáo, trong đó có Phật Giáo, là đem lại hạnh phúc cho con người, bằng cách giúp họ thấy một cách rõ ràng và chân thật sự vật nó như thế nào. Bất kỳ tôn giáo nào, hệ thống tín ngưỡng hay đường lối thực hành nào giúp con người thấy rõ chân tướng của sự vật, đều có thể gọi là Phật Giáo, nếu bạn muốn.
    Trong đạo Thiên Chúa, một trong những ngày lễ quan trọng là Lễ Giáng Sinh. Năm ngoái, một nhóm nhà sư Tây phương đã tổ chức một ngày Giáng Sinh đặc biệt, với một lễ tặng quà và làm phước. Một số thiện nam tín nữ thắc mắc điều đó, "Tại sao đã xuất gia thành sư sãi Phật Giáo rồi mà các vị này còn tổ chức Lễ Giáng Sinh? Bộ đó không phải là lễ của Thiên Chúa Giáo sao?"
    Trong buổi thuyết pháp, tôi đã giải thích tại sao mọi người trên thế giới đều có một căn bản như nhau. Gọi là người Âu, người Hoa kỳ, hay người Thái, chỉ là muốn nói đến chỗ họ sinh hay màu tóc của họ, nhưng Thân và Tâm của họ đều có cùng bản chất như nhau. Tất cả đều ở trong một gia đình nhân loại, có cùng đặc tính giống nhau, đó là đều phải sinh ra, đều phải già, đều phải chết. Khi bạn hiểu được điều đó, sự khác biệt không còn quan trọng nữa. Cũng vậy, lễ Giáng Sinh là một dịp để mọi người cố gắng giúp đỡ người khác bằng những việc làm tốt đẹp của mình. Đó là điều quan trọng và kỳ diệu. Bạn có thể gọi đây là ngày gì cũng được, chẳng ăn nhằm gì điều đó cả.
    Bởi thế tôi mới nói với mọi thiện tín, "Hôm nay là ngày Thiên Chúa Phật Pháp." Ai thực hành đúng thì họ đã thực hành "Phật Đà Thiên Chúa Giáo" và mọi chuyện đều tốt đẹp.
    Tôi dạy họ cách này để xả bỏ chấp thủ và luyến ái vào những chế định của thế gian và để nhìn thấy mọi diễn biến của sự vật một cách chính xác và tự nhiên.
    Bất kỳ cái gì giúp chúng ta thấy rõ chân lý, giúp chúng ta làm điều tốt đẹp, đều là lối thực hành đúng. Bạn có thể đặt cho nó tên gì cũng được.
    Được iU sửa chữa / chuyển vào 14:55 ngày 18/05/2005
  8. iU

    iU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Những người mới tập thiền phải hành thiền như thế nào?
    Đáp: Cũng như những người hành thiền lâu.
    Hỏi: Tôi có thể quan sát tham lam và sân hận, nhưng làm thế nào để kiểm soát si mê?
    Đáp: Bạn như người đang cưỡi ngựa mà lại hỏi, "Con ngựa đâu?"
    Hỏi: Về việc ngủ nghỉ phải như thế nào? Tôi phải ngủ mấy tiếng mỗi ngày?
    Đáp: Thật là khó trả lời cho bạn điều đó. Đối với thiền sinh, trung bình mỗi ngày ngủ bốn tiếng là đủ. Điều quan trọng là phải tự xét xem và tự tìm hiểu mình để chọn một số giờ ngủ nghỉ thích hợp. Nếu bạn ngủ quá ít, bạn sẽ thấy không thoải mái, và điều này làm cho bạn khó tỉnh thức. Nhưng ngủ nhiều quá cũng khiến trí óc chậm lụt và tâm chao động. Hãy tìm một sự quân bình tự nhiên cho chính mình, thận trọng quan sát thân tâm và cố gắng chọn cho mình một số giờ ngủ thích hợp. Sau một thời gian hành thiền, bạn sẽ tự biết là phải ngủ bao nhiêu giờ một ngày. Nếu ngủ dậy mà còn nằm nướng thêm, đó là phiền não. Hãy tỉnh thức, chánh niệm ngay lúc bạn vừa mở mắt.
    Hỏi: Về việc ăn uống thì sao? Tôi phải ăn nhiều ít mỗi ngày?
    Đáp: Ăn cũng như ngủ, bạn phải tự biết lấy. Thức ăn là nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Hãy xem thức ăn như những loại thuốc chữa bệnh. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn hay cảm thấy càng ngày càng mập ra, như vậy là bạn đã ăn quá nhiều. Hãy bớt ăn lại, xem xét thân và tâm bạn. Cũng không cần phải ăn quá đói. Hãy tự xem bạn cần phải dùng bao nhiêu lượng thực phẩm hàng ngày. Hãy tìm lấy sự quân bình tự nhiên của cơ thể bạn. Thực hành hạnh đầu đà bằng cách bỏ tất cả thức ăn vào trong bình bát của bạn, lúc bấy giờ bạn sẽ dễ dàng tìm thấy số lượng thực phẩm đủ dùng cho bạn trong mỗi bữa ăn. Mỗi khi ăn hãy thận trọng theo dõi mình, bạn sẽ tự hiểu rõ. Tinh túy của sự thực hành là ở chỗ đó. Bạn chẳng cần phải làm gì đặc biệt cả, chỉ cần theo dõi chính mình, theo dõi tâm mình để tìm ra sự quân bình tự nhiên.
    Hỏi: Tâm người Đông phương và tâm người Tây phương có khác nhau không?
    Đáp: Mặc dầu hình dáng bên ngoài và ngôn ngữ có khác nhau, nhưng tâm con người đều có những đặc tính thiên nhiên giống nhau. Người Đông phương hay Tây phương cũng đều có tham lam, sân hận như nhau. Mọi người đều có đau khổ và đều có khả năng chấm dứt khổ đau.
    Hỏi: Đọc hay học giáo lý có phải là một trong những yếu tố cần thiết để hành thiền không?
    Đáp: Không thể tìm thấy giáo lý trong kinh điển. Nếu bạn muốn tự mình tìm thấy những gì Đức Phật dạy cho bạn, bạn không cần bận tâm đến sách vở làm gì. Hãy theo dõi tâm mình. Hãy quan sát và theo dõi cảm giác và tư tưởng đến rồi đi như thế nào. Đừng để bị dính mắc vào bất cứ điều gì, chuyện gì. Chỉ cần chú tâm tỉnh thức trước những gì đang xảy ra. Đó là con đường tiến đến chân lý. Hãy tự nhiên. Mọi việc làm, mọi động tác của bạn ở đây đều là cơ hội để bạn thực tập thiền quán. Tất cả đều là giáo pháp. Bất kỳ làm công việc gì bạn cũng phải cố gắng chánh niệm. Trong khi quét dọn, phụ bếp, rửa chén, v. v., bạn phải chú tâm tỉnh thức, giữ chánh niệm. Khi bạn đi đổ rác, đổ ống nhổ, chuì rửa nhà cầu, ..., đừng nghĩ bạn làm những công việc đó vì lợi ích cho kẻ khác. Chân lý nằm ngay trong việc đổ ống nhổ, trong công tác chùi rửa cầu tiêu. Đừng nghĩ rằng chỉ những lúc ngồi kiết già mới là những giờ phút hành thiền. Nhiều người than phiền là không có dư thì giờ để hành thiền. Điều đó thật sai lầm. Bộ bạn không có đủ thì giờ để thở sao? Thiền định của bạn nằm ở đây: chánh niệm, giác tỉnh, hoàn toàn tự nhiên, thoái mái trong mọi công việc bạn đang làm.
    Hỏi: Tại sao lúc hành thiền ở đây chúng tôi không có những giờ trình pháp hàng ngày?
    Đáp: Nếu bạn có vấn đề gì cần hỏi, bạn có thể đến gặp thiền sư bất cứ lúc nào. Không cần phải trình pháp hàng ngày. Nếu tôi trả lời bạn tất cả mọi câu hỏi nhỏ nhặt nhất, bạn sẽ không bao giờ hiểu được tiến trình hoài nghi trong tâm bạn. Điều cần thiết là bạn phải biết tự biết cách tự xem xét mình, tự hỏi mình, tự trình pháp cho mình. Hãy chú tâm theo dõi bài giảng một thời gian, rồi đem những lời giảng đó so sánh với sự thực hành của bạn. Xét xem thử sự thực hành của bạn đúng hay sai, khác với lời giảng dạy ở điểm nào? Tìm hiểu xem tại sao bạn hoài nghi, ai hoài nghi và hoài nghi cái gì? Bạn chỉ có thể hiểu được những điểm này khi chính bạn tự xem xét lấy.
    Hỏi: Đôi lúc tôi lo lắng về giới luật của nhà sư. Vô ý làm chết côn trùng có tội lỗi không?
    Đáp: Giới luật và những qui luật đạo đức rất cần thiết; chúng là những yếu tố căn bản trong việc hành thiền, nhưng đừng dính mắc một cách mù quáng vào chúng. Sự chủ ý hay cố ý đóng vai trò quan trọng trong giới sát sanh cũng như trong các giới khác. Hãy hiểu tâm mình. Đừng quá dính mắc vào giới luật. Nếu giữ một cách đứng đắn và thích hợp, giới sẽ hỗ trợ cho bạn trong lúc hành thiền. Nhiều nhà sư quá lo lắng về giới luật khiến họ ăn ngủ không yên; đấy là một trở ngại. Đừng khiến giới luật trở thành gánh nặng cho chính mình.
    Trong việc thực tâp thiền của chúng ta ở đây, nền tảng chính là giới luật. Giới luật, hạnh đầu đà, và thực hành thiền định là ba điểm quan trọng. Chú tâm chánh niệm và thận trọng giữ gìn giới luật (từ những qui luật có tính cách hỗ trợ trong lúc hành thiền cho đến 227 giới của tỳ kheo) sẽ đem lại lợi ích lớn lao. Giới luật giúp cho đời sống giản dị, tri túc, không phiền toái.
    Không cần lo lắng là phải giữ giới như thế nào, làm sao để khỏi phạm giới, v. v. Hãy tự nhiên trong mọi tác động. Không quá lo lắng về giới luật sẽ khiến bạn khỏi suy nghĩ. Thay vào đó bạn chỉ cần chú tâm chánh niệm là đủ. Giới luật giúp chúng ta cùng sống hoà hợp với mọi người, một cuộc sống êm thắm, hài hoà. Giới luật là những viên gạch lót đường để tiến đến định tâm và phát triển trí tuệ. Giữ giới luật và hành hạnh đầu đà khiến chúng ta sống đời sống đơn giản, không bám víu vào vật chất và của sở hữu. Do đó, sống ở đây chúng ta có thể thực hành trọn vẹn những lời dạy của Đức Phật: tránh xa điều ác, làm điều lành, sống đơn giản (chỉ sử dụng những nhu cầu vật chất cần thiết), thanh lọc tâm. Muốn thế chỉ cần chú tâm theo dõi mọi tác động của thân và tâm bạn trong mọi oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi.
    Hỏi: Làm thế nào để đối trị với sự hoài nghi? Nhiều hôm tôi đâm ra nghi ngờ nhiều thứ. Nghi ngờ sự thực hành, nghi ngờ sự tiến bộ của chính tôi, và nghi ngờ cả thiền sư nữa.
    Đáp: Nghi ngờ là chuyện tự nhiên. Mọi người bắt đầu với sự nghi ngờ. Bạn sẽ học được ở hoài nghi nhiều điều lợi ích. Điều quan trọng là đừng đồng hoá mình với sự hoài nghi, nghĩa là đừng chụp lấy nó, bám víu vào nó. Dính mắc vào hoài nghi sẽ khiến bạn rơi vào vòng lẩn quẩn. Thay vào đó, hãy theo dõi toàn thể tiến trình của hoài nghi, của băn khoăn. Hãy nhìn xem ai đang hoài nghi. Hoài nghi đến và đi như thế nào. Làm thế bạn sẽ không còn là nạn nhân của sự nghi ngờ nữa. Bạn sẽ vượt ra khỏi sự nghi ngờ và tâm bạn sẽ yên tĩnh. Lúc bấy giờ bạn sẽ thấy mọi chuyện đến và đi một cách rõ ràng. Tóm lại, hãy để cho mọi sự bám víu, mọi dính mắc của bạn trôi đi; chú tâm quan sát sự nghi ngờ. Đó là cách hiệu quả nhất để chấm dứt hoài nghi. Chỉ cần đơn thuần chú tâm quan sát hoài nghi, hoài nghi sẽ biến mất.
    Hỏi: Có rất nhiều thiền sư và mỗi vị chỉ dạy một phương pháp hành thiền riêng, khiến thiền sinh bối rối, băn khoăn. Làm sao biết phương pháp nào đúng?
    Đáp: Cũng giống như việc đi xuống phố. Chúng ta có thể đến phố từ nhiều hướng khác nhau. Thường các phương pháp thiền chỉ khác nhau bề ngoài. Dầu phương pháp nào đi nữa, chậm hay nhanh, nếu giúp chánh niệm thì cũng như nhau. Điểm chính yếu mà mọi thiền sinh cần phải nằm lòng là đừng dính mắc. Vì cuối cùng thì mọi phương pháp hành thiền phải được buông bỏ. Phương pháp hành thiền chỉ là phương tiện. Thêm vào đó, thiền sinh cũng không được dính mắc vào thiền sư. Lối của thiền sư nào đưa bạn đến sự dứt bỏ, không dính mắc, đó là lối thiền đứng đắn.
    Bạn có thể đi đây đó để tham học với các thiền sư và để thử qua những phương pháp hành thiền khác nhau. Một số các bạn ở đây đã từng làm như thế. Đó là điều ước muốn và là việc tự nhiên. Sau khi bạn đã đặt nhiều câu hỏi với các vị thiền sư và đã biết được nhiều phương pháp hành thiền, bạn sẽ nhận thấy rằng tất cả những việc bạn làm chẳng đưa bạn đến chân lý ngoài sự buồn chán. Rồi bạn sẽ thấy rằng chỉ có lúc bạn đứng lại để xem xét tâm mình mới là lúc bạn thấy được, tìm được những gì Đức Phật dạy. Chẳng cần phải đi tìm cái gì bên ngoài bạn. Hãy trở về đối diện với bản chất thực sự của chính mình. Chính lúc trở về đối diện với chính mình bạn sẽ thấy chân lý.
    Hỏi: Nhiều lúc tôi thấy dường như các vị sư ở đây chẳng thực hành thiền chút nào. Họ có vẻ lờ đờ, thiếu giác tỉnh. Những hình ảnh này làm bận tâm tôi rất nhiều.
    Đáp: Không nên chú ý đến kẻ khác. Để ý đến kẻ khác chẳng đem lại lợi ích gì cho chúng ta. Nếu bạn cảm thấy bực bội, hãy xem xét sự bực bội của mình. Không nên thắc mắc rằng thiện tín này xấu, vị sư kia không tốt. Hãy để họ qua một bên, không cần phải đánh giá, phê bình người khác làm gì. Bạn sẽ không thấy trí tuệ nếu cứ để tâm theo dõi, xem xét, đánh giá kẻ khác. Giới luật, nội qui là dụng cụ trợ giúp cho bạn hành thiền có kết quả. Giới luật không phải là khí cụ để bạn chỉ trích hay tìm lỗi ở kẻ khác. Không ai có thể hành thiền thay cho bạn. Bạn cũng không thể hành thiền thay cho ai cả. Hãy chú tâm chánh niệm, tỉnh thức trước những gì bạn làm; đó là phương pháp hành thiền tốt đẹp.
    Hỏi: Tôi hết sức cố gắng tập thu thúc lục căn và chú tâm đến cảm giác của mình. Tôi luôn luôn nhìn xuống đất và giữ tâm chánh niệm trong mọi tác động nhỏ nhặt. Chẳng hạn, lúc ăn, ăn rất chậm, dành nhiều thì giờ để ăn. Tôi để ý đến từng xúc chạm của sự ăn: nhai, ý thức muì vị, nuốt, v. v. Tôi thực hiện từng tác động một cách thận trọng và ý tứ. Thực hành như vậy có đúng không?
    Đáp: Thu thúc lục căn và theo dõi cảm giác của mình là sự thực tập tốt đẹp. Lúc nào chúng ta cũng phải chú tâm tỉnh thức, ghi nhận mọi cảm giác đến với mình. Nhưng đừng thái quá. Hãy đi, đứng, nằm, ngồi một cách tự nhiên. Đừng quá thúc ép việc hành thiền của bạn, cũng như đừng quá bó buộc chính mình vào trong một khuôn khổ định sẵn nào. Quá thúc ép cũng là một hình thức của tham ái. Hãy kiên nhẫn. Kiên nhẫn và chịu đựng là điều kiện cần thiết của một thiền sinh. Nếu bạn hành động một cách tự nhiên và chú tâm tỉnh thức, trí tuệ sẽ đến với bạn một cách tự nhiên.
    Hỏi: Có cần phải ngồi thiền thật lâu không?
    Đáp: Không cần phải ngồi thiền thật lâu, thật nhiều giờ. Nhiều người nghĩ rằng càng ngồi lâu thì chúng ta càng sáng suốt. Điều đó không đúng. Trí tuệ đến với chúng ta qua mọi oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Buổi sáng, lúc mới thức dậy, bạn phải hành thiền ngay và bạn phải tiếp tục hành thiền cho đến khi bạn đi ngủ. Trong suốt ngày bạn có thể hành thiền qua mọi tư thế: đi, đứng, nằm, ngồi. Điều quan trọng là phải chánh niệm trong mọi tư thế, mọi tác động của bạn; việc duy trì một tư thế nào lâu không phải là điều quan trọng.
    Nói như thế không có nghĩa ngồi lâu là điều không tốt; ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến sự chánh niệm. Không cần quan tâm đến chuyện bạn có thể ngồi được bao lâu. Điều quan trọng là bạn phải theo dõi mọi tác động, mọi tư thế của bạn trong mọi lúc đi, đứng, tắm, rửa, ăn, uống, v. v.
    Mỗi người có một bản chất thân, tâm khác nhau (người có thể ngồi lâu, người có thể đi lâu, v. v.) Chẳng hạn một số bạn sẽ chết ở tuổi năm mươi; một số khác ở tuổi sáu mươi, và một số khác nữa ở tuổi chín mươi. Cũng thế, không thể qui định thế nào về sự thực hành của bạn. Đừng suy nghĩ hay băn khoăn về điều đó. Hãy chánh niệm và để mọi chuyện trôi chảy một cách tự nhiên; dần dần tâm bạn sẽ an tĩnh và tất cả những gì quanh bạn cũng sẽ tĩnh lặng theo. Tâm bạn lúc bấy giờ sẽ tĩnh lặng như mặt hồ phẳng lặng trong khu rừng yên tĩnh. Mọi loại thú hiếm và quí sẽ đến uống nước tại chiếc hồ tĩnh lặng này. Bạn sẽ thấy biết bao điều kỳ diệu đến và đi, nhưng bạn vẫn tĩnh lặng trong sự đến và đi đó. Mọi giải đáp sẽ hiển lộ và bạn sẽ tức thời nhận thấy bản chất thực sự của vạn hữu. Đó là hạnh phúc của kẻ giác ngộ.
    Hỏi: Khi hành thiền có nhất thiết phải đạt đến trạng thái nhập định không?
    Đáp: Không cần thiết. Bạn chỉ cần có tâm an tịnh và đạt đến nhất tâm là đủ. Rồi dùng sự nhất tâm đó để xem xét chính bạn. Ngoài ra, chẳng cần phải có điều kiện nào khác. Nếu đạt đươc định tâm cũng tốt, nhưng chẳng cần phải dính mắc, chấp chặt vào chúng. Một số người dính mắc vào trạng thái định tâm; đấy là một trở ngại. Trạng thái định tâm cũng có thể đem lại nhiều thích thú, nhưng bạn nên hạn chế. Nếu bạn khéo léo một chút, bạn sẽ biết cách sử dụng và giới hạn trạng thái này.
    Hỏi: Tại sao chúng ta phải hành hạnh đầu đà? Chẳng hạn chỉ ăn thức ăn đựng trong bát, không được dùng thức ăn đựng trong chén đĩa?
    Đáp: Hạnh đầu đà giúp cắt đứt phiền não. Chỉ ăn thức ăn trong bát giúp chúng ta chánh niệm, giác tỉnh hơn và xem thức ăn như một món thuốc chữa bệnh. Nếu chúng ta không có phiền não, chúng ta có thể ăn như thế nào cũng được. Ở đây chúng ta thực hành như thế này là để có một đời sống đơn giản. Đức Phật không buộc mỗi tu sĩ đều phải giữ hạnh đầu đà. Ngài cho phép những ai muốn thực hành tích cực được giữ hạnh đầu đà vì hạnh đầu đà giúp gia tăng ý chí và sức mạnh tinh thần. Đây là một hạnh tự nguyện. Đừng để ý đến người khác đã thực hành như thế nào. Hãy quan sát chính tâm bạn và tìm xem hạnh đầu đà đem lại lợi ích gì cho bạn.
    Ngay ở đây, khi thiền sinh đến tu, họ sẽ được chỉ định một căn lều để ở. Họ được chỉ định, không được tự do chọn lựa. Việc đó nhằm mục đích giúp thiền sinh không bám víu, dính mắc vào chỗ ở; ở đâu cũng được. Sau khi hành thiền một thời gian, nếu họ ra đi rồi trở lại hành thiền lần nữa, họ sẽ được chỉ định ở một lều khác. Đó là cách thực tập của chúng tôi -- tập không dính mắc vào bất cứ chuyện gì.
    Được iU sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 18/05/2005
  9. iU

    iU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Nếu chỉ ăn thức ăn đựng trong bát là điều quan trọng để hành thiền, tại sao là thầy mà Ngài không ăn trong bát như chúng tôi? Ngài không nghĩ rằng một vị thầy phải làm gương cho người khác noi theo sao?
    Đáp: Đúng. Một vị thầy phải làm gương cho học trò noi theo. Tôi không trách bạn chỉ trích điều đó. Bạn có thể hỏi bất cứ điều gì bạn muốn. Nhưng điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là đừng dính mắc vào vị thầy nữa. Nếu tôi có hình thức bên ngoài hoàn toàn tuyệt hảo thì thật là kinh khủng! Tất cả các bạn sẽ dính mắc vào tôi. Ngay Đức Phật nhiều lần bảo học trò làm thế này nhưng Ngài làm thế khác. Sự nghi ngờ của bạn đối với vị thầy có thể giúp bạn.
    Bạn nên theo dõi chính bản thân mình. Phải theo dõi những phản ứng của mình. Có khi nào bạn nghĩ rằng tôi để thức ăn ở dĩa rồi đem cho những thiện tín làm việc quanh ngôi chùa này không? Muốn có trí tuệ, chính bạn phải biết quay lại và khai triển ở chính mình. Hãy học hỏi ở thầy những điều gì tốt đẹp, và chú tâm tỉnh thức, hiểu biết mình trong khi thực hành. Nếu tôi đang nghỉ ngơi thoải mái, trong khi đó bạn phải ngồi xếp bằng để tham thiền, bạn có lấy làm tức tối không? Khi tôi nói đây là màu xanh, kia là màu đỏ, đó là đàn ông, đây là đàn bà, bạn phải tự mình quan sát, đừng nghe theo tôi một cách mù quáng.
    Một vị thầy của tôi trước đây ăn rất nhanh, khi ăn ông ta gây ra những tiếng động ồn ào, nhưng ông ta lại dạy chúng tôi phải ăn chầm chậm và chú tâm tỉnh thức trong khi ăn. Quan sát thầy, tôi lấy làm thất vọng và buồn nản. Tôi đau khổ trong khi ông ta vẫn tự nhiên! Thật ra tôi đã quan sát bên ngoài mà không quan sát chính tôi. Sau này tôi mới hiểu rõ được điều đó. Có nhiều người lái xe rất nhanh, nhưng cẩn thận. Trong khi đó một số khác lái xe rất chậm nhưng lại gây ra rất nhiều tai nạn. Đừng dính mắc vào những qui luật có sẵn. Đừng dính mắc vào hình thức bên ngoài.
    Nên nhìn người ngoài mười phần trăm, và để lại chín mươi phần trăm theo dõi chính mình. Đó là phương pháp thực hành tốt đẹp. Trong thời gian đầu tôi thường để tâm quan sát thầy tôi là Ngài Achaan Toong Rath và có nhiều nghi ngờ đối với Ngài. Nhiều người nghi Ngài là một người bất bình thường. Ngài làm nhiều chuyện kỳ lạ và đối xử rất khắt khe với học trò. Bề ngoài Ngài có vẻ rất nóng giận, nhưng bên trong thì rất bình lặng. Tâm hồn Ngài rất trong sáng và luôn luôn chánh niệm -- cho đến giây phút Ngài qua đời.
    Thông thường chúng ta hay nhìn bề ngoài để so sánh phân biệt. Nếu cứ nhìn bề ngoài để quan sát thiên hạ, bạn sẽ không bao giờ có hạnh phúc. Cũng như thế, nếu bạn muốn tìm thấy sự an bình mà lại cứ phí thì giờ để quan sát theo dõi những người hoàn toàn hay những vị tuyệt hảo, bạn cũng sẽ không được bình an chút nào. Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào giáo pháp, chân lý, chớ đừng nhìn vào kẻ khác.
    Hỏi: Làm thế nào để có thể chế ngự được dục vọng? Đôi khi tôi cảm thấy mình thật sự bị nô lệ vào những thú vui thể xác.
    Đáp: Tham dục phải được quân bình bằng sự chú tâm vào đề mục bất tịnh. Dính mắc vào vóc dáng có thể là một cực đoan. Gặp trường hợp như thế, chúng ta phải để tâm đến một cực đoan khác của cơ thể. Chúng ta hãy quan sát cơ thể và xem đó như một xác chết. Hãy nhìn vào tiến trình tan rã, huỷ hoại của một xác chết. Cũng có thể quan sát từng bộ phận của cơ thể như phổi, tim, gan, mắt, máu, nước tiểu, mồ hôi, v. v. Hãy nhớ lại hình ảnh của các yếu tố bất tịnh của cơ thể mỗi khi tham dục phát sinh. Làm như thế sẽ tránh khỏi tham dục quấy nhiễu.
    Hỏi: Còn về sự nóng giận thì sao? Khi cơn giận nổi lên, tôi phải làm thế nào?
    Đáp: Phải niệm tâm từ. Khi tâm nóng giận phát sinh, bạn phải quân bình chúng bằng cách khai triển từ tâm. Nếu có ai làm điều gì xấu đối với bạn hay giận bạn, bạn cũng đừng giận dỗi. Nếu tức giận, bạn càng si mê và tối tăm hơn người đó nữa. Hãy sáng suốt giữ tâm từ ái và thương người đó, vì người ấy đang đau khổ. Hãy làm cho tâm tràn đầy tình thương, xem người đang giận mình như anh chị em thân yêu của mình. Lúc bấy giờ hãy chú tâm vào cảm giác từ ái, và lấy sự từ ái làm đề mục thiền định. Trải lòng từ đến tất cả chúng sinh trên toàn thế giới. Chỉ có lòng từ ái mới thắng được sự sân hận.
    Đôi khi bạn có thể thấy vài vị sư có hành động và thái độ không tốt. Điều này làm bạn bất bình. Sự bất bình này là một phiền não, đau khổ không cần thiết. Có những ý nghĩ bất bình như thế là bạn đã đi ra ngoài Giáo Pháp của Đức Phật. Khi bạn thấy những vị sư không tốt, tư tưởng sau đây có thể đến với bạn: những vị này không hành thiền một cách tích cực như ta, đấy là những vị không tốt, v. v. Suy nghĩ như vậy là tự tạo ra và mang lấy vào mình một phiền não lớn lao. Đừng so sánh, phê phán, phân biệt. Hãy để cho thành kiến, quan niệm của bạn trôi đi và theo dõi chính mình. Đó là giáo pháp.
    Bạn không thể nào khiến người khác làm đúng như bạn hay theo ý bạn. Đừng ao ước điều gì diễn ra theo ý muốn của mình, vì đó là nguyên nhân gây ra sự đau khổ. Thiền sinh thường vấp phải những khuyết điểm thông thường như thế. Hãy nhớ rằng: việc quan sát, theo dõi kẻ khác không giúp cho bạn mở mang trí tuệ. Đừng phí phạm thì giờ và tâm trí quan sát người khác, mà hãy xem xét chính mình, xem xét cảm giác của mình. Đó là phương pháp giúp cho bạn mở mang trí tuệ.
    Hỏi: Trong lúc hành thiền, tôi hay buồn ngủ. Sự buồn ngủ làm cho tôi khó hành thiền. Tôi phải làm thế nào để hết buồn ngủ?
    Đáp: Có nhiều cách để chế ngự cơn buồn ngủ. Nếu bạn đang ngồi trong chỗ tối, hãy đến ngồi ở chỗ sáng hơn và mở mắt ra. Đứng dậy, đi rửa mặt. Vỗ vào mặt hay đi tắm. Nếu vẫn còn buồn ngủ, hãy thay đổi tư thế. Đi bộ nhiều hơn. Đi thụt lùi. Đi thụt lùi khiến bạn chú ý đến bước đi nhiều hơn và hết buồn ngủ. Nếu vẫn còn buồn ngủ, hãy đứng một chỗ, tưởng tượng rằng ánh sáng chan hòa khắp nơi. Cũng có thể đến ngồi gần mép cầu thang cao hoặc ngồi bên bờ miệng giếng sâu, bạn sẽ không còn dám buồn ngủ nữa.
    Nếu đã làm tất cả những chuyện ấy mà vẫn buồn ngủ, hãy đi ngủ! Nằm xuống từ từ, thận trọng theo dõi tâm cho đến khi hoàn toàn rơi vào giấc ngủ. Khi thức giấc hãy tỉnh thức ngay, đừng xem đồng hồ hay nằm nướng thêm. Hãy chánh niệm ngày từ lúc bạn bắt đầu thức dậy.
    Nếu ngày nào bạn cũng thấy buồn ngủ, hãy cố gắng ăn ít đi. Hãy tự xem xét mình. Khi thấy còn chừng năm muỗng nữa sẽ no, hãy ngừng lại đừng ăn nữa, rồi uống nước vào. Sau đó đến chỗ ngồi theo dõi sự buồn ngủ và sự đói bụng của bạn. Bạn hãy tập cách quân bình sự ăn uống của mình. Khi tiếp tục làm như thế, bạn sẽ tự nhiên thấy mình tinh tấn hơn và sẽ ăn ít đi.
    Hỏi: Tại sao hàng ngày chúng tôi phải lạy rất nhiều?
    Đáp: Lễ lạy rất quan trọng. Đó là hình thức biểu hiện bên ngoài một phần việc thực tập thiền định của bạn. Hình thức lễ lạy phải làm một cách đứng đắn. Đầu phải để sát xuống sàn, cùi chõ phải để gần đầu gối và hai đầu gối phải cách nhau một gang tay. Lạy chậm chậm và chánh niệm trên thân thể bạn. Đó là cách chữa bệnh kiêu ngạo, ngã mạn. Chúng ta phải lễ lạy thường xuyên. Khi lạy ba lạy, bạn có thể giữ trong mình ba đặc tính quí báu: Phật, Pháp, Tăng. Đó là đức tính của tâm trong sạch sáng suốt và bình an. Lễ lạy là dùng hình thức bên ngoài để tự huấn luyện mình, làm cho cơ thể và tâm hồn trở nên điều hòa.
    Đừng để rơi vào khuyết điểm là nhìn xem những người khác lễ lạy như thế nào. Những chú tiểu mới tu có vẻ khờ khạo, buồn ngủ hay những vị sư già có vẻ thiếu chánh niệm không phải là đối tượng để cho bạn phán đoán. Mỗi người có những đặc tính riêng, bởi vậy khó có một phương pháp huấn luyện tổng quát. Một vài người học hiểu rất nhanh; một số khác lại có vẻ chậm chạp khi thực hành hay tiếp thu những điều dạy dỗ. Phán đoán kẻ khác chỉ làm gia tăng tính tự kiêu, ngã mạn của bạn. Thay vì phán đoán kẻ khác, hãy xem xét chính mình. Lễ lạy thường xuyên sẽ giúp bạn dần dần loại bỏ được những tính xấu ấy.
    Những vị nào đã hài hoà với giáo pháp sẽ vượt qua những hình thức bên ngoài. Mỗi việc họ làm đều là một hình thức lễ lạy. Khi ăn họ nghiêm trang như đang lạy; khi đi, đứng, nói năng, họ cũng nghiêm trang như đang lễ lạy; đối xử với mọi người họ cũng nghiêm trang như đang lễ lạy. Tại sao họ có tư thái như thế? Bởi vì họ đã vượt ra ngoài sự ích kỷ.
    Hỏi: Đối với những học trò mới, Ngài gặp phải vấn đề gì khó khăn nhất?
    Đáp: Đối với những thiền sinh mới, vấn đề khó khăn nhất và cũng là một trở ngại lớn lao ảnh hưởng đến viện hành thiền của họ, là quan điểm và ý kiến riêng của họ về mọi vấn đề: quan điểm ngay chính họ, quan điểm về sự thực hành, quan điểm về những lời dạy của Đức Phật. Tri kiến của họ là những vấn đề, những trở ngại lớn lao!
    Phần lớn những người học thiền ở đây là người có địa vị cao trong xã hội. Họ là những nhà buôn giàu có, những người tốt nghiệp đại học, giáo sư, sĩ quan. Khối óc của họ chứa đầy quan niệm. Họ biết đủ thứ; họ quá giỏi giang nên không cần đến người khác. Chẳng khác nào một cái chén đựng đầy nước dơ nếu đổ thêm nước vào thì chẳng dùng được gì cả. Phải đổ nước cũ đi, chùi sạch cái chén thì mới có thể sử dụng được.
    Bởi thế thiền sinh phải để cho đầu óc mình trống rỗng; bỏ hết mọi quan niệm, ý kiến, sự hiểu biết của mình, lúc bấy giờ họ mới có thể thấy được chân lý. Việc thực hành của chúng ta vượt ra ngoài sự thông minh và sự ngu dốt. Nếu bạn tự nghĩ rằng, "Ta thông minh, ta lanh lợi, ta giàu có, ta là nhân vật quan trọng, ta hiểu biết rõ giáo pháp của Đức Phật," bạn đã làm lu mờ chân lý Vô Ngã. Đâu đâu bạn cũng nhìn thấy Tôi và Của Tôi mà thôi. Như vậy là bạn đã đi ra ngoài giáo pháp của Đức Phật, vì Phật Giáo loại bỏ tự ngã.
    Hỏi: Những phiền não như tham lam, sân hận là ảo tưởng hay có thật?
    Đáp: Tham lam, sân hận vừa có thật vừa là ảo tưởng. Những phiền não mà ta thường gọi là tham ái, tham dục, tham lam hay sân hận, si mê, v. v., chỉ là những cái tên bên ngoài. Giống như trường hợp ta gọi cái chén này đẹp, xấu; cái chén kia to, nhỏ, v. v., đó là không phải sự thật. Những cái tên được gọi một cách qui ước như vậy phát khởi từ sự tham ái của chúng ta. Nếu ta muốn một cái chén lớn hơn, ta gọi cái chén ta đang có là cái chén nhỏ. Lòng tham ái khiến chúng ta có sự phân biệt. Thật ra, chân lý không có tên gọi. Nó thế nào thì để nó thế ấy.
    Hãy nhìn sự vật theo đúng thực tướng của chúng, đừng định danh theo quan niệm thiên lệch của mình. Bạn là đàn ông phải không? Bạn có thể trả lời, "Phải." Đó chẳng qua là sự biểu hiện bên ngoài của sự vật. Thật ra, bạn chỉ là sự kết hợp của nhiều yếu tố, là một tổng hợp của các uẩn biến đổi không ngừng. Khi bạn có một tâm hồn tự do, cởi mở, bạn không còn có sự phân biệt nữa. Chẳng có lớn hay nhỏ; chẳng có tôi và anh. Chẳng có gì cả. Vô ngã hay không có một linh hồn vĩnh cửu. Thật ra cuối cùng thì chẳng có ngã hay vô ngã gì cả. Đó chỉ là những danh từ qui ước.
    Hỏi: Xin thầy giải thích thêm về nghiệp báo.
    Đáp: Nghiệp là tác động. Nghiệp là sự dính mắc. Cơ thể chúng ta, lời nói chúng ta và tâm chúng ta đều tạo ra nghiệp khi chúng ta dính mắc. Chúng ta tạo thói quen. Những thói quen này sẽ khiến chúng ta khổ trong tương lai. Đó là kết quả của sự dính mắc của chúng ta, đồng thời cũng là kết quả của những phiền não trong quá khứ. Mọi tham ái đều dẫn đến nghiệp.
    Giả sử trước khi trở thành một nhà sư, bạn là một tên trộm. Bạn ăn cắp, bạn làm cho người khác đau khổ, làm cho cha mẹ buồn lòng. Bây giờ bạn đã là một nhà sư, nhưng mỗi khi nhớ đến những việc sai quấy bạn đã làm trước đây, bạn không khỏi đau buồn, ân hận. Hãy nhớ rằng không phải chỉ do thân thể mà cả ngôn ngữ và tâm hồn cũng tạo điều kiện cho những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Trong quá khứ nếu bạn làm điều gì tốt đẹp, bây giờ chỉ nhớ lại thôi, bạn cũng sẽ lấy làm sung sướng hãnh diện. Trạng thái sung sướng, hãnh diện hôm nay là kết quả của những gì bạn đã làm trong quá khứ. Nói cách khác, những gì bạn nhận hôm nay là kết quả của nghiệp trong quá khứ.
    Tất cả mọi sự đều được điều kiện hóa bởi nguyên nhân, dầu đó là nguyên nhân đã có từ lâu hay trong khoảnh khắc hiện tại. Nhưng bạn cũng chẳng cần phải băn khoăn thắc mắc để tìm hiểu nghiệp gì thuộc về quá khứ, nghiệp gì thuộc về hiện tại, nghiệp gì thuộc về tương lai, mà bạn chỉ cần quan sát thân và tâm của bạn. Khi quan sát, theo dõi từng những biến chuyển của tâm, bạn sẽ tự hiểu rõ nghiệp báo. Vậy thì hãy quan sát tâm bạn đi, bạn sẽ thấy rõ mọi chuyện.
    Đối với nghiệp của người ta thì hãy để cho người ta lo. Đừng bận tâm, đừng dính mắc vào chuyện quan sát, tìm hiểu hay lo lắng cho nghiệp của người khác làm gì. Nếu tôi uống thuốc đắng thì tôi đau khổ. Bạn khỏi cần chia xẻ sự đau khổ của tôi. Hãy nhận những gì tốt đẹp mà thầy bạn đã đem lại cho bạn. Có như thế bạn mới được bình an; tâm trí bạn mới giống như tâm trí thầy bạn. Nếu quan sát tâm bạn, bạn sẽ thấy. Dầu bạn chưa biết gì về sự quan sát tâm, nhưng chỉ cần thực tập một lần bạn sẽ hiểu rõ ràng. Tự bạn sẽ hiểu và chính đó là sự thực hành giáo pháp.
    Lúc còn nhỏ chúng ta thường được cha mẹ dạy dỗ và cha mẹ chúng ta cũng thường lấy làm bực mình vì ta. Dĩ nhiên cha mẹ nào cũng muốn ta nên người. Bạn sẽ thấy điều đó khi bạn thực tập một thời gian lâu. Khi cha mẹ hay thầy giáo phê bình chỉ trích chúng ta, chúng ta thường buồn rầu và tức giận, nhưng về sau chúng ta sẽ hiểu rõ cha mẹ và thầy giáo hơn. Cũng vậy, cứ thực tập một thời gian bạn sẽ hiểu. Những kẻ quá giỏi dắn, quá thông minh, sẽ bỏ đi sau một thời gian ngắn, và không học được gì cả. Nếu bạn thấy rằng bạn giỏi hơn kẻ khác, bạn chỉ gặt hái sự đau khổ mà thôi. Đáng thương thay! Nhưng cũng chẳng cần phải âu sầu điều đó làm gì. Chỉ quan sát thôi.
    Được iU sửa chữa / chuyển vào 15:13 ngày 18/05/2005
  10. iU

    iU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Đôi khi tôi có cảm tưởng rằng từ ngày trở thành một vị sư, tôi càng bị khó khăn và đau khổ hơn.
    Đáp: Tôi biết một số các bạn ở đây đã từng sống trong những tiện nghi vật chất và tự do hướng ngoại. Nay thì các bạn phải sống với một nếp sống nghiêm khắc và bó buộc. Trong lúc thực hành, chúng tôi lại thường bắt các bạn ngồi và chờ đợi hàng giờ. Thực phẩm và khí hậu cũng khác hẳn ở quê hương bạn. Dầu thế, mỗi người đều cố gắng để vượt qua những trở ngại này, vì đau khổ sẽ dẫn đến sự chấm dứt đau khổ. Đây là cơ hội tốt để các bạn học hỏi. Lúc bạn nóng giận hay cảm thấy băn khoăn, đấy là những duyên may lớn lao để bạn hiểu biết tâm mình. Đức Phật thường dạy: Phiền não là thầy dạy của chúng ta
    Tôi xem học trò như con tôi. Tâm tôi lúc nào cũng đầy lòng từ ái yêu thương và mong cho họ được an lành. Đôi khi tôi có làm cho bạn khó chịu hay đau khổ, đó cũng chỉ nhằm đem lại lợi ích cho bạn. Tôi biết một số các bạn ở đây có học thức cao và hiểu biết nhiều. Nhưng người ít học thức và có sự hiểu biết trung bình dễ hành thiền hơn. Nói như thế, nhưng cũng có nhiều khía cạnh phải chú ý. Các bạn có học thức cao chẳng khác nào một căn nhà lớn: các bạn phải lau chuì nhiều. Nhưng sau khi lau chuì xong, các bạn sẽ có nhiều phòng rộng rãi để sự dụng. Bạn có thể dùng phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, nhà bếp, v. v. Vậy hãy kiên nhẫn.
    Kiên nhẫn và chịu đựng là những yếu tố thiết yếu của sự hành thiền. Lúc tôi còn là một nhà sư trẻ, tôi học và nói tiếng nước tôi, tôi ăn thức ăn quen thuộc của xứ tôi. Thế mà có đôi lúc tôi cảm thấy chán nản, thất vọng. Nhiều lần tôi muốn hoàn tục và đôi khi còn có ý nghĩ tự sát nữa. Những đau khổ này phát sinh từ những tư tưởng sai lầm. Khi bạn thấy chân lý, bạn sẽ không còn bị lệ thuộc bởi quan niệm hay ý kiến nữa, tất cả mọi chuyện đều yên lặng, bình an.
    Hỏi: Sau một thời gian thực tập, hiện nay tâm tôi rất an tịnh trong lúc hành thiền. Tôi nên làm gì cho bước kế tiếp đây?
    Đáp: Tâm an tịnh và tập trung là một điều tốt. Hãy dùng tâm bình an, tĩnh lặng và tập trung này để xem xét thân và tâm. Ngay cả những lúc tâm bất an, bạn cũng phải để tâm theo dõi; sau đó bạn sẽ thấy tâm an tịnh. Tại sao vậy? Bởi vì bạn sẽ thấy được sự vô thường. Ngay cả sự bình an, tĩnh lặng cũng phải được xem là vô thường nữa. Nếu bạn bị dính mắc vào trạng thái an tịnh, bạn sẽ đau khổ khi không đạt được trạng thái bình an, tĩnh lặng. Hãy vất bỏ mọi sự, ngay cả sự bình an tĩnh lặng.
    Hỏi: Tôi nhớ không lầm là thầy từng nói thầy rất sợ những thiền sinh quá tích cực, quá siêng năng?
    Đáp: Điều đó đúng. Tôi rất sợ những người đó. Tôi sợ những người có tư thái quá nghiêm trọng như thế. Nhất là những người rất nỗ lực, rất tích cực, nhưng thiếu trí tuệ. Họ tự ép mình vào những cố gắng không cần thiết. Một số các bạn ở đây có quyết định phải tu hành giác ngộ mới được, bởi thế họ hết sức tích cực. Họ nghiến răng và tranh đấu với chính mình, lúc nào họ cũng chiến đấu hầu mong chóng đạt đến giác ngộ, giải thoát. Những cố gắng liên tục đem lại cho họ nhiều khó khăn, đau khổ. Ai cũng thế cả. Họ không hiểu bản chất của sự vật. Tất cả mọi cấu tạo, thân và tâm đều vô thường. Chỉ cần đơn thuần quan sát chúng mà đừng dính mắc vào chúng, đừng để chúng ràng buộc mình.
    Có một số người quá tích cực như thế nên họ hay chỉ trích, phê bình; họ thường theo dõi người khác để phê phán. Họ muốn thế thì cứ để họ làm. Hãy để họ qua một bên với những quan niệm của họ. Riêng chúng ta, chúng ta đừng có một sự phê phán, một sự phân biệt nào. Ai có quan niệm gì, ai muốn thực hành ra sao, cứ để mặc họ. Hãy lo cho chính mình. Đừng phân biệt, vì phân biệt rất nguy hiểm, chẳng khác nào đang lái xe trên khúc đường có nhiều khúc cong nguy hiểm, chúng ta phải chăm chú lái xe, đừng để xe đi lệch ra ngoài. Nghĩ đến sự xấu tốt của kẻ khác, so sánh người với mình: người ấy xấu hơn tôi, người ấy tốt hơn tôi, người ấy bằng tôi, v. v., là đi lệch ra khỏi con đường và gặp nguy hiểm. Nếu chúng ta phân biệt, chúng ta chỉ gặt hái đau khổ mà thôi.
    Hỏi: Tôi hành thiền nhiều năm. Hầu như bất cứ lúc nào, trong hoàn cảnh nào, tâm trí tôi cũng mở rộng và tôi luôn luôn có được sự bình an tĩnh lặng. Nay tôi muốn trở về lối cũ: đọc sách hay tìm hiểu giáo lý, v. v., và thực hành thiền định (thiền vắng lặng) ở mức cao hơn hoặc muốn đạt đến nhập định. Thầy thấy thế nào?
    Đáp: Được lắm. Việc này rất có ích cho việc huấn luyện tâm. Nếu bạn có trí tuệ, bạn sẽ không bị dính mắc vào trạng thái định tâm. Trường hợp này cũng giống như trường hợp muốn ngồi thiền thật lâu. Đó là cách rất tốt để thực tập, để huấn luyện tâm mình. Đó là trí tuệ. Khi bạn đã xem xét và hiểu biết tâm mình, bạn sẽ có đủ trí tuệ để hạn chế sự định tâm cũng như có đủ trí tuệ để bớt lệ thuộc vào sách vở.
    Nếu bạn đã thực hành thuần thục và không còn dính mắc hay bị lệ thuộc vào bất cứ cái gì, lúc bấy giờ bạn hãy trở về với sách vở. Sách vở chẳng khác nào đồ ăn tráng miệng, sách vở có thể giúp bạn chỉ dẫn kẻ khác. Bạn cũng có thể trở về với thiền vắng lặng và thực tập để đạt đến tâm định, và với trí tuệ là không dính mắc vào bất cứ điều gì.
    Hỏi: Xin thầy giảng giải thêm về việc chia xẻ cho người khác những lời dạy của Đức Phật.
    Đáp: Hành động với thiện tâm và từ ái là đường lối căn bản và tốt đẹp nhất để truyền bá Giáo Pháp của Đức Phật. Làm việc lành, giúp đỡ mọi người với tâm từ ái và đạo đức sẽ mang lại kết quả tốt đẹp, khiến cho tâm hồn bạn và tâm hồn người mát mẻ, hạnh phúc. Dạy dỗ kẻ khác là một trách nhiệm cao đẹp và quan trọng, phải làm với tất cả nhiệt tâm của mình. Phải ý thức rằng trong khi dạy dỗ kẻ khác, bạn cũng tự dạy cho mình. Bạn phải tự mình thực tập, tự mình làm cho mình trong sạch, chứ không phải chỉ đơn thuần nói cho người khác biết thế nào là đúng, là sai. Bạn phải thực hành tất cả những gì bạn đã dạy dỗ kẻ khác với tất cả tấm lòng của mình. Phải hết sức thành thật với chính bạn và với mọi người. Phải hiểu rõ đâu là trong sạch, đâu là ô nhiễm. Cốt tuỷ của những lời Phật dạy là học hỏi cách nhìn sự vật một cách chân xác, trọn vẹn và rõ ràng. Thấy được thực tướng của vạn hữu tự do, giải thoát.
    Hỏi: Xin thầy tóm lược lại những điểm chính của buổi vấn đạo hôm nay.
    Đáp: Bạn phải tự xem xét mình. Hiểu mình là ai. Hiểu thân và tâm mình bằng sự quan sát theo dõi. Trong lúc ngồi thiền, trong khi ăn uống, ngủ nghỉ, bạn đều phải biết làm thế nào để giới hạn và điều hoà. Hãy sử dụng trí tuệ của bạn. Hành thiền không phải nhằm mục đích để đạt được, để hoàn thành một cái gì cả. Chỉ cần chú tâm tỉnh thức. Toàn thể việc hành thiền của chúng ta là nhìn thẳng vào tâm mình. Khi nhìn thẳng vào tâm mình, bạn sẽ thấy được sự khổ, nguyên nhân khổ và sự chấm dứt khổ. Bạn phải kiên nhẫn. Phải kiên nhẫn nhiều và chịu đựng nhiều. Dần dần bạn sẽ thấu hiểu được và học hỏi được nhiều điều. Đức Phật dạy những học trò phải ở với thầy ít nhất năm năm. Bạn phải học, phải hiểu giá trị của sự dứt bỏ, kiên nhẫn và tận tuỵ.
    Đừng thực hành quá khắt khe, quá cứng rắn. Đừng bị lệ thuộc vào hình thức bên ngoài. Chú ý đến kẻ khác là một lối thực hành tệ hại. Hãy tự nhiên trong mọi chuyện và theo dõi tự nhiên không gò bó. Giới luật của nhà sư và nội qui của tu viện rất quan trọng, vì chúng tạo nên sự đơn giản và điều hoà. Hãy sử dụng một cách có hiệu quả phương tiện quí báu này bằng cách tuân theo giới luật và nội qui. Nhưng hãy nhớ rằng: tinh túy của giới luật là theo dõi tác ý của mình. Theo dõi và biết mình đang có ý định hay đang làm gì. Luôn luôn xem xét tâm mình. Phải có trí tuệ. Không có tâm phân biệt. Bạn có cảm thấy buồn khổ khi nhìn thấy một thân cây nhỏ trong rừng, chẳng cao, chẳng thẳng như những cây khác không? Chắc chắn là không rồi! Vì chỉ có những kẻ điên rồ mới lo lắng cho số phận của những cây cỏ èo uột trong rừng. Cũng thế, đừng phán đoán kẻ khác. Cuộc đời này có muôn màu muôn vẻ, bạn để tâm đến làm gì? Muốn thay đổi chúng chẳng khác nào muốn mang gánh nặng vào thân. Vậy hãy kiên nhẫn, giữ giới luật, sống giản dị tự nhiên, và theo dõi tâm. Đó là hành thiền. Đó là phương cách phát triển lòng vị tha, loại bỏ tính ích kỷ, dẫn dần đến an bình hạnh phúc.
    - Hết -

Chia sẻ trang này