1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sưu Tầm Tổng Quát Võ Thuật Việt Nam

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vobinhdinh, 10/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Sưu Tầm Tổng Quát Võ Thuật Việt Nam

    Võ Cổ Truyền Việt Nam

    Trường Giang

    Dân tộc Việt Nam có truyền thống thượng võ từ ngàn xưa. Mỗi lần nhắc đến lịch sử Việt Nam, không một ai có thể phủ nhận được lịch sử của một dân tộc hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Những chiến công lừng lẫy của Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... là những điểm son tô điểm cho trang sử vàng Việt Nam.
    Ngay từ đời nhà Lý (thế kỷ thứ I đến III), để chống lại quân xâm lăng nhà Tống, nước ta đã có tổ chức phép Bảo Giáp, tức là phép lấy dân làm lính. Một bảo gồm 10 nhà, 500 nhà hợp thành một đô bảo. Mỗi đô bảo có đặt 2 người chánh, phó để dạy dân luyện tập võ nghệ. Nhờ thế mà ở thời kỳ này, nền võ bị nước ta rất nổi tiếng. Năm 1075, đời vua Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem quân sang đánh chiếm Khâm Châu, Liêm Châu, và Ung Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc).

    Sang đời Trần, ngay từ đời vua Trần Thái Tông (1225-258) đã lập ra Giảng Võ Đường ở kinh thành Thăng Long nhằm làm chỗ luyện tập võ nghệ, trau dồi binh pháp, và khuyến khích tất cả trai tráng trong nước đều phải tập võ. Nhờ thế mà khi quân Mông Cổ tràn sang nước ta, nhà Trần đã có ngay hơn 20 vạn quân để chống giặc. Cũng trong thời kỳ này, Trần Hưng Đạo đã soạn sách Binh Thư Yếu Lược mang đặc thù nghệ thuật dùng binh của nước ta.

    Kỳ thi võ đầu tiên ở nước ta được sử sách ghi lại là kỳ thi năm 1429 do vua Lê Thái Tổ tổ chức. Thi gồm phần lý thuyết (võ kinh) và thi thực hành(bắn cung, phóng lao, lăn khiên, v.v..). Nhà Lê cũng lập ra trường Giảng Võ: học sinh của trường học tập trong ba năm; mỗi năm đến tháng chạp thì có kỳ sát hạch; hết ba năm thì có kỳ thi tốt nghiệp do Bộ Binh chấm; ai đỗ được tuyển làm quan võ. Ngay trong thời kỳ thịnh trị của nước ta là đời vua Lê Thánh Tông (1460-1496), nhà vua cũng rất chú trọng đến việc võ bị. Vua Thánh Tông đặt ra các điều quân lệnh để tập luyện bộ trận, mã trận, thủy trận, tượng trận.

    Sang đến thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (thế kỷ XVIII), Trịnh Cương lập ra Sở Võ Học để mở những trường dạy võ, gọi là Học Võ Đường. Chúa Trịnh tuyển dụng những vị quan nổi tiếng làm giáo thụ để dạy cho con cháu các quan lại và những người trong hoàng tộc. Mùa xuân và mùa thu, học sinh tập võ nghệ. Mùa đông và mùa hạ học lý thuyết gọi là võ kinh (binh pháp). Hàng năm học sinh phải trải qua kỳ thi tiểu tập vào mùa xuân và mùa thu; thi đại tập vào tháng 2, tháng 4, tháng 8, tháng 11. Sau đó, cứ đến kỳ thi võ ba năm một lần do triều đình tổ chức theo lệ định, học sinh của Học Võ Đường sẽ cùng với thí sinh trong cả nước dự thi; và khi đấy ai đỗ sẽ được bổ dụng làm quan võ.

    Dưới thời Lê-Trịnh, thi võ được tổ chức 3 năm một lần, gồm các môn bắn cung, múa giáo, múa gươm, phi ngựa bắn cung, chạy bộ bắn cung, và sau cùng là hỏi về binh pháp và làm một bài văn sách trả lời về phương lược huấn luyện chiến thuật công thủ và trận pháp. Các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, thi ở địa phương, gọi là Sở Cử. Các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì có kỳ thi ở kinh đô, gọi là Bác Cử. Người đỗ được gọi là Cống Sĩ (Cử Nhân Võ), cao hơn là Tạo Sĩ (Tiến Sĩ Võ); và khi đó, được cử làm quan. Nhưng, đã là võ quan rồi, hàng năm, đến mùa xuân và mùa hạ vẫn phải thi sát hạch. Ai đạt yêu cầu thì được thưởng, ai không được thì bị phạt tiền hoặc bị giáng chức.

    Dưới thời Nguyễn (từ đầu thế kỷ 19), việc tổ chức thi võ đã hoàn chỉnh. Cũng như thi văn, thi võ có ba kỳ thi: thi Hương ở các địa phương, thi Hội ở kinh đô; thi Đình tại sân triều. Thi Hương gồm có ba trường. Trường thứ nhất thi xách tạ; trường thứ hai thi múa côn, đâm giáo múa khiên và đao; trường thứ ba thi bắn súng. Nếu đỗ cả ba trường vào loại ưu, bình thì được gọi là Cử Nhân Võ; còn đỗ loại thứ là Tú Tài Võ. Chỉ có Cử Nhân Võ mới được vào thi Hội. Nội dung của thi Hội giống như kỳ thi Hương, nhưng yêu cầu cao hơn. Đặc biệt thí sinh phả i đấu côn quyền với 5 ngườì lính cấm vệ. Nếu thắng được 3 người mới được xét đỗ. Lính cấm vệ nào thua thì bị phạt lương; nên các trận đấu thường rất quyết liệt. Qua được kỳ thi Hội, thí sinh sẽ vào kỳ thi Đình. Tại kỳ thi này, thí sinh thi võ kinh (lý thuyết binh pháp, trận đồ...). Ai đỗ sẽ được gọi là Tạo sĩ (Tiến Sĩ Võ); nếu đỗ vớt được gọi là Phó Bảng Võ. Sau đó, các vị tân khoa sẽ được bổ dụng làm quan võ. Khoa thi võ đầu tiên mở vào năm Minh Mạng thứ 17 (1837), có 3 trường thi là Thừa Thiên, Hà Nội, và Thanh Hóa. Đến năm Thiệu Trị thứ 5 (1846) ấn định lại thi Hương (lấy Tú Tài Võ và Cử Nhân Võ) vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu; thi Hội (lấy Phó Bảng Võ) vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Còn thi Đình (lấy Tiến Sĩ Võ) thì tổ chức ngay sau khi thi Hội.
    Có thể lúc bấy giờ ở các địa phương trong cả nước cũng có lập ra những trường võ, hoặc có những lò võ dân gian nổi tiếng. Điển hình ở miền Trung có vùng đất võ Bình Định với những nhân vật lừng danh giỏi võ như ông Chảng (thầy dạy võ của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ); các tướng lãnh Tây Sơn như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân... - đây có những lò võ và địa phương khắp nơi biết đến bởi thế mạnh của mình, như "roi Thuận Truyền, quyền An Vinh". Các địa danh Bãi Tập Voi, Trưng Võ; câu ca dao:

    ?oAi về Bình Định mà coi,
    Con gái cũng biết múa roi đi quyền.?

    Là dấu ấn hiển hiện về truyền thống giỏi võ và thượng võ của đất Bình Định. Trường võ Bình Định dưới thời nhà Nguyễn được triều đình cho phép tổ chức các khoa thi Hương để tuyển chọn nhân tài nghành võ, phục vụ đất nước.

    Ở Nam Bộ, cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, nổi tiếng có võ Ba Giồng (nay thuộc Tiền Giang). Dạy và học võ để rèn luyện thể chất, giúp con người vượt qua thử thách, hiểm nguy, bệnh tật ở vùng đất mới. Đồng thời cùng nhằm trau dồi nhân cách theo tinh thần thượng võ có từ ngàn đời của dân tộc ta, tạo nên những con người có phong cách mã thượng, vị tha:

    Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
    Lâm nguy bất cứu mạt anh hùng

    Và tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh vì nước:

    Gái Mỹ Tho mày tằm mắt phụng,
    Giặc đến nhà chẳng vụng gươm đao

    Sách "Gia Định Thông Chỉ" của Trịnh Hoài Đức, phần tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang) có nói đến việc người dân ở đây "rất thượng võ và thích diễn võ nghệ" hoặc "Ba Giồng, phủ Kiến An, là đất ưa dụng võ".
    Đến thời Pháp thuộc (đầu thế kỷ XIX), thực dân Pháp đã ra lệnh cấm dân chúng tập võ vì chúng sợ đây là một võ khí giúp dân ta chống lại chúng. Sự cấm đoán kéo dài gần ngót một thế kỷ này đã làm nền võ thuật cổ truyền Việt Nam bị thất truyền, mất mát rất lớn.

    Do quan hệ lâu đời trong lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc cho nên võ Tàu, đặc biệt là võ Thiếu Lâm, có ảnh hưởng rất lớn đến võ thuật nước ta. Nhiều đợt người dân Trung Quốc sang nước ta lập nghiệp, họ cũng mang theo môn võ Thiếu Lâm để luyện tập, truyền bá, như trường hợp các bài quyền Mai Hoa, Liên Hoa, Thập Bát Ban Võ Nghệ v.v... Nói chung võ Thiếu Lâm đi quyền một cách cứng chắc, chuyên dùng sức mạnh thì võ ta có tính linh hoạt, thoạt cao thoạt thấp, tránh né nhiều và thừa cơ để tung những đòn bất ngờ, nguy hiểm. Điều này có lẽ do phù hợp với người nước ta nhỏ con hơn người Trung Quốc ở phía Bắc.

    Hiện nay không thiếu người có nhiệt tâm muốn khôi phục lại võ cổ truyền. Thanh thiếu niên cũng thích học võ cổ truyền vì tính dân tộc, tính lịch sử, và phù hợp với bản chất của người nước ta hơn một số môn võ ngoại nhập. Do đó nếu được tổ chức tốt và có sự hỗ trợ tốt, khả năng phục hồi và phát huy võ cổ truyền không phải là điều khó thực hiện.
  2. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Bài thiệu TỨ LINH ÐAO (Võ sư Từ Thiện - Hồ Văn Lành sáng chế)
    Hướng đông chấp thủ nghiên chào.
    Chụm về tay phải cầm đao loan liền.
    Lui chân tay kéo lên trên.
    Chém qua trái phải vớt liền một phen.
    Nghiên về rùa úp lá sen.
    Chém ngang phát cỏ bay lên phượng hoàng.
    Ðỡ đâm hình dạng kỳ lân.
    Chéo chân chém dưới bước lên chẻ đầu.
    Hướng tây nào khác gì đâu.
    Hướng nam xoay vớt bay lên phượng hoàng.
    Ðỡ trên chém dưới hai lần.
    Ðao dân ngang mặt bay sau nhảy chồm.
    Chém liền hai ngọn dưới trên.
    Hướng bắc như thử, xoay tròn tứ môn.
    Tung mình cá vượt vũ môn.
    Tọa địa hổ giáng phi long theo liền.
    Trở về bái tổ tiếp liên.
    Chụm chân tại chổ tứ linh hết bài.
  3. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Năm 1973, một số thương gia người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn bảo trợ đêm võ đài ở sân Tinh Võ với 6 trận đấu tự do, có sự tham gia theo lời mời . Các võ sĩ là những gà nòi từ môn Triệt Quyền Đạo (Jeet-Kune-Do), và là học trò chân truyền của Lý Tiểu Long (Bruce Lee) từ Hongkong qua . Quảng cáo trên báo, đài rất rầm rộ và có nhiều bài viết giới thiệu các võ sĩ này cùng môn phái Triệt quyền đạo và sáng tổ Lý Tiểu Long .
    Tổng Cục Quyền Thuật Việt Nam ở Sài Gòn đưa ra những võ sĩ từ nhiều lò võ VN (Bình Định An Vinh, Bà Trà Tân Khánh, Lam Sơn Võ Đạo, Võ Trận Tây Sơn, Xuân Bình Võ Đạo v.v.) . Các võ sĩ lên đài ở VN lúc đó thường trong độ tuổi 16 - 25, trong trình độ từ sơ cấp tới trung cấp, thường hiếm khi nào có các huấn luyện viên cao cấp hay các sư trưởng của các môn phái lên đài vì hai nguyên do, thứ nhất là danh dự, thứ hai là nguy hiểm chết người.
    Kết quả của 6 trận đấu của các võ sĩ Triệt quyền đạo trên chỉ được 1 số ít báo tường thuật trong 1 cột nhỏ xíu trong trang thể dục thể thao (chắc vì tế nhị ngoại giao ?).
    6-0 là kết quả, VN thắng đậm cả 6 trận, trong đó có 4 trận KO.
  4. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Về Một Pho Sách Võ Công Cổ
    Hè năm 1987, hai con người say mê võ thuật là võ sư Ðỗ Hóa (ở Hà Nội, hiện là phó tổng biên tập báo Thể thao ngày nay) và võ sư Kim Dũng (ở Bình Ðịnh, đã quá cố) đến chùa Quang Hoa (An Nhơn, Bình Ðịnh) để đàm đạo võ thuật với thượng tọa Thích Bửu Thắng; một nhân vật giỏi võ có tiếng ở Quy Nhơn. ở cuộc gặp này có cả thượng tọa Thích Hạnh Hòa trụ trì chùa Long Phước. Hôm đó, xách tráp theo hầu thầy Hạnh Hòa có một nhà sư trẻ mới 20 tuổi là Thích Vạn Thanh. Nghe các thầy bàn luận chuyện võ công, Vạn Thanh thích chí ghé tai thầy mình nói nhỏ: "Bữa nào sư phụ mời các thầy về chùa mình xem con múa võ!". Thầy Hạnh Hòa trợn mắt: "Con biết gì mà dám múa rìu qua mắt thợ?". Vạn Thanh đáp: "Thầy cứ tin con đi". Dù chưa bao giờ thấy đệ tử cầm đến đao kiếm nhưng thầy Hạnh Hòa tin vào người đệ tử củ mỉ cù mì của mình. Thế là ông mở hội võ lâm mời bạn bè khắp nơi tụ về chùa Long Phước. Hôm ấy, anh hùng hào kiệt chốn võ lâm đều trợn tròn mắt khi chứng kiến nhà sư trẻ Vạn Thanh nhuần nhuyễn khiển các món binh khí như thương, đao, kiếm...
    Trong con mắt của các võ sư, điều làm họ bất ngờ chính là những đường nét khác lạ trong những bài biểu diễn của Vạn Thanh. Hỏi tới xuất xứ thì nhà sư trẻ chỉ cười. Ðợi các vị khách ra về, lúc ấy Vạn Thanh mới thưa thật với thầy Hạnh Hòa rằng: ngay từ lúc 16 tuổi đã được thượng tọa Thích Tịnh Quang, trụ trì chùa Lộc Sơn (xã Nhơn Thọ, huyện An Nhơn, Bình Ðịnh), truyền dạy võ nghệ. Ngay cả khi được gửi đến chùa Long Phước ở và học đạo giáo, anh vẫn kiếm cớ đi về thăm nhà nhưng kỳ thật là đến chùa Lộc Sơn (cách Quy Nhơn gần 40 km, theo hướng đi Plây Cu) học võ. Vừa nói Vạn Thanh vừa trình cho thầy xem cuốn vở học trò chi chít chữ Hán gồm những bài đao, thương... mà mình ghi lại từ những lần học khẩu quyết mà sư phụ truyền dạy.
    - Và đó chính là Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp mà giới làng võ đồn đại!!!
    Vài ngày sau cái hôm biểu diễn ấy, hai võ sư Ðỗ Hóa và Kim Dũng quay lại chùa Long Phước. Cả hai thông báo rằng đã thuyết phục được ông Lê Thì, giám đốc Sở TDTT Bình Ðịnh lúc ấy, cho phép mở CLB võ thuật ở chùa Long Phước. Và đó là ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam mở lò võ. Từ lò võ chùa Long Phước đã lần lượt xuất hiện hầu hết các võ sĩ cho đội tuyển võ cổ truyền Bình Ðịnh với những tên tuổi thành danh tại các giải vô địch quốc gia như Nguyễn Ðức Thắng với bài U linh thương (thời Lý), Nguyễn Văn Cảnh với bài Tru hồn kiếm (thời Lý), Võ Văn Tính với bài Chấn lôi âm tiên (thời Hậu Lê), Trần Duy Linh với bài Lôi long đao (thời Trần)...
    Thầy Vạn Thanh tên thật là Nguyễn Ðông Hải, còn rất trẻ, chỉ mới 35 tuổi, sinh ở xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, Bình Ðịnh. Năm 12 tuổi, Ðông Hải đã xuất gia vào chốn cửa thiền. Sư phụ Tịnh Quang lúc ấy chỉ nhận vỏn vẹn hai đệ tử, một là Vạn Lạc hiện trụ trì chùa Lộc Sơn, và người thứ hai là Vạn Thanh.
    Sau bốn năm chuyên tâm học kinh kệ, một đêm nọ Vạn Thanh được sư phụ gọi riêng ra và bảo: "Thầy thấy con có tư chất, tính tình điềm đạm, có thể học võ được. Nhưng điều quan trọng là con có thích học không?". Vạn Thanh đáp: "Ðược thầy thương, truyền dạy con rất thích ạ". Thế là lúc nửa đêm, khi gà gáy, một thầy một trò huỳnh huỵch luyện thập bát ban. Xen giữa những buổi thị phạm là những bài học khẩu quyết bằng tiếng Hán cổ, là những lần thầy cầm tay trò tô theo từng nét bút những chữ Hán loằng ngoằng, là những câu chuyện kể về lai lịch của Lục tướng tằng vương... lẫn xuất xứ của môn phái Long hổ không hồng.
    Vào thời Hậu Lê, ở kinh thành Thăng Long có một nhà sư rất giỏi võ nghệ. Ông đã bỏ công suốt một đời để lặn lội sưu tầm góp nhặt binh thư võ thuật của các bậc danh tướng. Với sở học của mình cộng với những gì sưu tầm được, ông soạn ra pho bí kíp "Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp" (tạm dịch nghĩa là: Sao chép binh thư võ thuật của những vị tướng qua nhiều đời khác nhau). Hoàn tất pho sách, sợ bị thất truyền, ông lập ra môn phái Long hổ không hồng: long và hổ tượng trưng cho "uy" và "mãnh"; không hồng là bao la như ánh mặt trời. Theo môn quy của Long hổ không hồng, mỗi đời chỉ nhận và truyền dạy cho một đệ tử, và tên hiệu của những người trong môn phái đều phải bắt đầu bằng chữ "Hư". Nhà sư sáng lập Long hổ không hồng có tên hiệu là Hư Minh.
    Chiến tranh loạn lạc thời Trịnh-Nguyễn phân tranh khiến đệ tử các đời của Long hổ không hồng đi dần xuống phía Nam, và đến thời nhà Tây Sơn thì đã truyền được đến đời thứ tám cho Nguyễn Trung. Như với tên hiệu Hư Linh ẩn. Sau khi Gia Long lên ngôi, bộ Lục tướng tằng vương... bị hủy diệt như số phận chung của những pho sách võ khác của đất Bình Ðịnh. Và kể từ đây nó chỉ được truyền lại qua trí nhớ của các đời đệ tử Long hổ không hồng. Tính đến thượng tọa Thích Tịnh Quang là đời thứ 12 với tên hiệu Hư Linh Thông (đã mất năm 1990), và truyền nhân thứ 13 chính là Vạn Thanh - Hư Linh Tử.
    Dù chỉ được truyền lại theo khẩu quyết, nhưng "Lục tướng tằng vương..." cũng được Hư Linh Tử ghi lại gần 150 bài. Tuy nhiên, để nắm được hết lẽ huyền diệu của pho bí kíp này, anh biết cái mình còn thiếu: vốn chữ Hán cổ còn yếu, sở học về triết lý phương Ðông còn non. Thế là năm 26 tuổi, Hư Linh Tử một mình một tay nải vào Sài Gòn tìm học ở khoa Ðông - Nam á các trường đại học sư phạm, tổng hợp.
    Sau hơn bốn năm đèn sách Hư Linh Tử đã dần dần lĩnh hội được "Lục tướng tằng vương...". Giờ đây, anh cũng mới thấu hiểu mỗi bài võ trong "Lục tướng tằng vương..." đều có hai mục đích: chiến đấu và rèn sức khỏe.
    Năm 1997 tròn 30 tuổi, Vạn Thanh - Hư Linh Tử hết duyên với cửa Phật. Anh hạ sơn và từ đây trở thành võ sư Nguyễn Ðông Hải - Hư Linh Tử. Cuối năm 1999, Ðông Hải - Hư Linh Tử về làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển võ cổ truyền của Sở Thể dục thể thao Bình Ðịnh. Bao nhiêu sở học nắm được từ "Lục tướng tằng vương..." anh dốc hết cho các học trò, đem lại rất nhiều huy chương vàng quốc gia.
    Huy Thọ
    (Báo Nhân Dân)
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Kiến thức của bác Vobinhdinh về võ ta thật là uyên bác. Vote cho bác 5 sao. Tôi lưu ý về 3 topic của bác, tôi thấy rằng topic về "Sưu tầm Tổng Quát" chủ yếu cũng nói về Võ Bình Định và Tây Sơn mà Võ Bình Định và Tây Sơn có thể nói là tương đương. Tôi nghĩ tốt hơn hết là nên nhập 3 topic này làm 1, mặc dù topic "Tổng quát" của bác nói về võ Tân Khánh và Long Hổ Không Hồng, nhưng võ Tân Khánh cũng có nguồn gốc chủ yếu là từ Bình Định (Bà Trà là người gốc Bình Định) Long Hổ Không Hồng mặc dù không giống với Võ Bình Định nhưng cũng chủ yếu truyền ở Tỉnh này, dồn 3 topic này làm một có vẻ tập trung hơn.
    Ờ mà ở topic Võ Bình Định hình như bác có lầm lẫn. Bài Phú trong Bài Đồng Nhi (hay Bát Tiên) là của Võ sư Hồ Văn Lành (thuộc môn phái Tân Khánh Bà Trà chứ đâu phải của Bình Định).
    Tôi Võ Bình Định lời thiệu chủ yếu dùng từ địa phương thành ra đọc đôi khi có nhiều lầm lẫn chẳng hạn "thoái" thành ra là "thối", "toạ" thành ra là "tạ" rất nhiều Tam sao thất bổn. Tôi thấy lời thiệu bài Tứ Hải câu đầu là "Mê vân thiết trảo" thì có vẻ đúng hơn. Nghĩa là "Móng sắt cào vào mây". Thái Cực Quyền có bài quyền "Mê vân chưởng".
    Bài sưu tầm của bác về Long Hổ Không Hồng thật là tuyệt vời. Không biết trong cuộc đời tôi có duyên gặp được những nhân vật huyền diệu này không.
  6. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Bạn từ từ thưởng thức đi. Chắc còn lâu lắm tôi mới bỏ hết bài vở võ Ta vào diễn đàn này được, còn nhiều lắm . Mỗi ngày post một ít, vì post nhiều quá thì mất thì giờ tôi (tôi còn làm biếng nữa :) ) , và các bạn cũng đọc không xuể . Mở từng topic cho mỗi bài thì giống như spam wá . Còn kết hợp lại thành 1 topic thì page load lâu lắm . Tôi nghĩ cứ phân loại như vầy ra là hay nhất . Vì mấy bài vở của tôi collection thì có nhiều bài về Vovinam, Bình Định, Tây Sơn ... Còn những môn võ khác như Nhất Nam, Bà Trà Tân Khánh, chung chung về võ dân tộc, thì tôi bỏ vào phần "Tổng Quát..."
    Câu đầu trong bài Tứ Hải Giai Huynh Đệ (còn gọi là Ô Vân Quyền) là:
    Tả mê vân thiết tảo, hữu mê vân thiết tảo
    (Quét mây mù bên trái, quét mây mù bên phải)
    Tuy nhiên có nhiều lời thiệu khác nhau lắm, lời thiệu nào đúng thì chỉ có ... trời mới biết.
  7. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Những Đường Võ Cổ
    "Ngọc trản ngân đài
    Tả hữu tấn khai, hồi thập tự
    Uyển diệp liên ba đả sát tức, toạ hồi mai phục
    Tấn đả tam chiến thoái thủ nhị linh."
    Câu thơ trên sẽ không mang ý nghĩa gì nếu không được gắn vào các thế võ, và cũng chỉ những người luyện tập võ cổ truyền mới hiểu hết những gì đang ẩn dấu bên trong từng lời thơ. Ðó là bốn câu đầu trong lời thiệu của bài quyển Ngọc Trản một bài quyền của người Việt có từ xa xưa, và hiện đang được nhiều môn phái võ cổ truyền, trong đó có phái Bình Ðịnh sử dụng như một bài tập căn bản.
    Ngược dòng thời gian về những ngày đầu dựng nước, dân tộc Việt luôn phải học hỏi và tự rèn cho mình khả năng chiến đấu để tồn tại giữa môi trường thiên nhiên và chính trị đầy khắc nghiệt. Bên cạnh việc củng cố hành chính và quân sự, người Việt còn chú trọng tới khả năng chiến đấu cá nhân bằng tay không hoặc dùng binh khí, ở đây được hiểu chính là võ thuật. Có thể phân loại võ cổ truyền Việt Nam thành ba nhóm chính bao gốm nhóm các võ phái Bắc Hà, Bình Ðịnh, Nam Bộ. Nếu như Bắc Hà nổi tiếng với các môn vật cổ truyền thì ở dải đất miền Trung, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, người anh hu`ng áo vải của đất Tây Sơn Nguyễn Huệ được đời sau nhắc tới nhiều hơn cả với môn Nghiêm Thương, Tứ Môn Côn và Tứ Môn Kiếm những môn võ sử dụng binh khí rất đặc thù.
    Tuy nhiên võ Bình Ðịnh không bó hẹp trong một vùng, một môn phái và chia rộng thành nhiều chi phái như Võ Tây Sơn hoặc Thuận truyền, nổi danh với võ sư Hồ Ngạnh, sau này đã trở thành thầy võ của triều đình nhà Nguyễn. Bên cạnh đó còn các chi phái khác như võ phái An Thái, An Vinh, Tây sơn nha.n, võ nhà chùa, Thanh long võ đạo, Sa long cương..vv... Hầu như bất kỳ ai khi nói tới miền đất này đều biết tới hình ảnh của những cô gái Bình Ðịnh mùa roi, đi quyền mà niềm tự hào của họ chính là nữ tướng Bùi Thị Xuân nổi tiếng với môn Tam bộ Tuyết hoa Song kiếm và Song phượng kiếm.
    Ngày nay, các võ đường của võ Bình Ðịnh mở trên khắp cả nước, trong đó Bình Ðịnh gia là môn võ cổ truyền chính thức được công nhận tại khu vực phía Bắc. Giới võ thuật miền Bắc biết tới lão võ sư Trần Hưng Quang với chức danh trưởng môn phái, song ít ai biết là ở tuổi 75, ông vẫn đang trực tiếp chỉ dậy các lớp học trò trên võ đường tại khu Thanh Xuân Bắc-Hà Nội. Hơn 30.000 môn sinh đã thụ nghiệp, luyện tập và cống hiến cho cuộc đời với 5 điều môn quy thấm nhuần tính thiện: "Một lòng kính thầy trọng đạo, coi đồng môn như ruột thịt..."
    Hơn 250 năm qua, người Việt Nam đã hấp thu được các nét tinh tuý trong nền võ học lừng danh thế giới của Trung Hoa và Tây Tạng. Tại Việt Nam, các môn phái võ Trung Hoa đã được tiếp nhận, song song tồn tại và cùng tương tác tới nền võ học bản địa. Khó có thể nói một cách rõ ràng, môn võ nào còn giữ nguyên vẹn hình thể gốc gác ban đầu, bởi"phát triển" tất yếu gắn liền với "biến đổi". Người Việt đã biết cách giản lược và chế tác thêm vào những đường nét võ của riêng mình cho phù hợp với thể trạng và tâm lý dân tộc. Nếu như những môn võ gốc Trung Hoa hoặc chuyên về dương cương, sử dụng sức mạnh, hoặc thuần về âm nhu, thiên về sự mềm mại, thì khi vào tới Việt Nam, đều được trưng hoà theo chiều hướng thuần hậu, lấy chế ngự đối thủ làm mục đích, dùng trí thay cho dùng lực. Minh chứng cho vấn đề này chính là môn phái Vovinam, vốn được sáng lập bởi cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm 30 và chính thức ra mắt năm 1939. Ðây là một hệ thống các chiêu thức sáng tạo từ vật kết hợp cùng võ cổ truyền VN, chú trọng tới các đòn thế căn bản như tấn, quyền, cước, chém, gạt...Trong giai đoạn 1960-1975, Vovinam đã được truyền bá khắp đất nước, đặc biệt tại miền Nam.
    Ðiều đặc biệt nhất trong các bài võ cổ truyền Việt Nam là các bài thiệu viết bằng chữ nôm gắn liền với từng đường nét võ. Ðây là điểm khác biệt căn bản so với võ du nhập từ nước ngoài, bởi võ Trung Quốc hoặc Tây Tạng không có lời thiệu bằng thơ, mà chỉ có tên đòn thế, chiêu thức.
    Về chiều sâu, võ học dựa trên căn bản nguyên lý triết học phương Ðông như âm dương, bát quái, ngũ hành...để phát triển lý thuyết nội ngoại công. Tương tự như Trung Hoa, nhiều môn phái võ cổ Việt Nam thường sử dụng hình tượng của các loài thú để xây dựng quyền pháp. Từ những bước nhẩy, bắt môi, vồ dũng mãnh củ hổ, từ sự nhanh nhẹn của loài khỉ, từ các cú mổ của mãng xà...võ cổ truyền đã cho ra đời môn Hổ quyền, Hầu quyền, Xà quyền... Những ai học Thiếu lâm tất sẽ biết Ngũ hình quyền là hệ thống các bài quyền Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc... Song bên cạnh đó, võ Nhất Nam do võ sư trưởng môn phái Ngô Xuân Bính lập nên năm 1983 lại thiên về các đường quyền lắt léo của loài trăn. Môn võ này có phương châm là né tránh, đánh nhanh, đòn hiểm và hiệu quả cao. Thời cực thịnh của Nhất Nam đã từng có hơn 5.000 môn sinh trên cả nước, song hiện giờ phong trào không còn được phát triển như xưa nữa.
    Việc gia nhập môn phái võ cổ truyền nay không còn khó khăn như xưa. Trước kia, chúng ta thường nghe chuyện môn đồ xuất gia, tu hành trên núi cao, rừng sâu, và phải từ bỏ mọi vòng danh lợi... Giờ đây, thanh thiếu niên có thể lựa chọn dễ dàng một môn phái nào đó và tập luyện ngay tại các trung tâm thể thao, câu lạc bộ.
    = collection =
  8. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Môn Phái SƠN LÂM HẮC HỔ ở Pháp
    Võ Sư Hồ Tường
    Môn phái do võ sư Vũ Ngọc Vinh sáng lập từ những năm của thập kỷ 70. Chào đời năm 1907 tại miền Bắc Việt Nam, ông đã theo gia đình vào miền Nam Việt Nam sinh sống ở huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Tại đây, ông đã bắt đầu tập luyện võ thuật dân tộc cổ truyền với một danh sư và chẳng bao lâu đã nổi tiếng khắp vùng đất Thốt Nốt với tài năng võ thuật độc đáo, đặc biệt trên lãnh vực Hổ quyền.
    Tuy nhiên, cũng như nhiều thanh niên Việt Nam khác, ông Vũ Ngọc Vinh dã bị nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương bắt đi lính và đưa sang châu Âu chiến đấu trong thế chiến thứ II. Ông bị Đức Quốc Xã bắt làm tù binh năm 1945 và được thả tự do trở về Việt Nam sau khi châu Âu được giải phóng. Sau đó ông lại quay sang Pháp định cư.
    Những năm ở thập niên 70, tại Pháp và các nước châu Âu dấy lên phong trào dạy võ và học võ Việt Nam, nhân đó, ông đã mở một trường huấn luyện võ thuật mang tên "Sơn Lâm Hắc Hổ". Lúc đầu mở tại Paris, về sau chuyển về Swresnes - một vùng ngoại ô của Paris.
    Môn phái Sơn Lâm Hắc Hổ có võ phục màu đen, huy hiệu tròn thêu hình đầu con hổ bên cạnh mấy cây tre và bao quanh bởi dòng chữ Việt ngữ: "Võ cổ truyền Sơn Lâm Hắc Hổ". Về đẳng cấp, Sơn Lâm Hắc Hổ cũng có bảy màu đai như các môn võ của người Việt Nam phổ biến tại Pháp và châu Âu, đó là: trắng, vàng, cam, xanh lá cây, xanh da trời, nâu, đen.
    Bên cạnh hệ thống quyền cước, Sơn Lâm Hắc Hổ còn có cả một hệ thống thập bát ban võ nghệ truyền thống Việt Nam. Một điểm đặc biệt của Sơn Lâm Hắc Hổ và các môn võ của người Việt Nam phổ biến tại Pháp là tên gọi các bài quyền, bài binh khí, thế miếng, đòn căn bản... đều sử dụng từ Việt Nam.
    Số lượng môn sinh thường xuyên của võ phái Sơn Lâm Hắc Hổ bình quân khoảng 60 người, đa số là người châu Âu. Từ khi tổ chức Tổng hội võ đạo Việt Nam hình thành, môn phái Sơn Lâm Hắc Hổ cũng là một thành viên của tổ chức, thường xuyên tham dự các cuộc thi đấu. Những môn sinh nổi bật của Sơn Lâm Hắc Hổ có thể kể như: Olivier Planche, Benoit Planch, Julien Lavean, Stephane Remy...
    Đầu năm 1994, ông Vũ Ngọc Vinh qua đời, thọ 87 tuổi, người con trai của ông tên Frederic Vũ cùng những môn đệ giỏi vẫn duy trì sự hoạt động của võ phái, tiếp tục đóng góp chung vào sự phát triển võ thuật Việt Nam tại Pháp và các nước châu Âu.
  9. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    2 Bộ Bí Cấp Võ Học Cổ Việt-Nam
    Phổ Đại Nam Triều Chi Tướng Thao, trong đó gồm 2 bộ; bộ thứ nhất là Tây Sơn Danh Tươ?Tng Mộ Hùng Thao (còn gọi là Tây Sơn Bí Kíp), ghi chép những bài võ thời Tây Sơn, do tướng Tây Sơn Nguyễn Trung Như (Hư Linh Ẩn, truyền nhân đời thứ 8 của phái Long Hổ Không Hồng) biên soạn. Trong bộ này có các bài võ danh tiếng như Hùng Kê Quyền của Đông Định Vương Nguyễn Lữ, Nghiêm Thương của vua Quang-Trung, Song Phượng Kiếm của nữ tướng Bùi Thị Xuân, Không Tiên của đô đốc Tây sơn Nguyễn Văn Lộc v.v.
    Bộ thứ hai là Lục Tướng Tằng Vương Phổ Minh Binh Thư Chiêu Pha?Tp, sao chép lại ca?Tc bài bản võ thuật của các triều đại từ đời Hậu Lê về trước. Do Hư Minh Thiền Sư ( Sáng tổ của môn phái Long Hổ Không Hồng ) biên soạn vào thời Hậu Lê ... Trong bộ này có nhiều bài võ cổ truyền từ thời nhà Đinh như U Linh Kiếm, Động Địa Thủy Tiên của Đinh Tiên Hoàng . Môn kiếm thời Lý là Tru Hồn Kiếm, sau này là sở trường của Lê Lợi . Tây Quy Kinh Môn Tiên của Lý Công Uẩn . Lôi Long Đao của Trần Quang Khải . Mai Hoa Quyền (khác hẳn với Mai Hoa quyền của Thiếu Lâm, trùng tên) của Phạm Ngũ Lão . U Linh Thương thời Hậu Lý, Chấn Lôi Âm Tiên thời Hậu Lê v.v. Trong sách có hơn 150 bài võ, những tác phẩm của nhiều danh tướng Việt Nam.
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bác đừng thêm chữ "Giai Huynh Đệ" vào bài Tứ Hải. Tội nghiệp nó lắm, nó không mang nổi trọng trách này đâu. À mà bác giải thích dùm chữ "mê" và chữ "thiết" trong câu thiệu đầu của bài này đi.

Chia sẻ trang này