1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sưu Tầm Tổng Quát Võ Thuật Việt Nam

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vobinhdinh, 10/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Chú em làm ơn đừng phát biểu cái gì về võ Việt nữa, tội nghiệp võ Việt lắm . Võ Ta đâu làm ơn vô đây giải thích bài quyền Tứ Hải ... Giai Huynh Đệ cho cậu này hiểu dùm, mệt wá . Tôi wá chán mấy người ko biết rồi vô forum phát biểu như con nít . Còn "mê vân" là "mây mờ" đó, còn thiết tảo, thiết ko có nghĩa là sắt mà gần nghĩa như là "Thiết Tảo" = "Sẽ Tảo Thanh" mây mù . Chú em ko biết hay làm bộ ko biết .
  2. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
    Di sản truyền thống thượng võ, bất khuất của dân tộc VN
    Võ sư Trần phú Hữu
    Con người nguyên thủy từ thời Cổ Ðại, sinh sống dựa trên thu lượm, nhặt hái các thức ăn có sẳn ở thiên nhiên và săn bắt thú rừng là chủ yếu. Những động tác, cách thức rình rập, rượt đuổi đánh giết dần trở thành quen thuộc hàng ngày.
    Tiếp đến là những trường hợp phải xữ trí trong quan hệ giữa người và vật trong săn bắn, giữa người và người để tự vệ, để chiến đấu gìn giữ các vật thực do thành quả lao động, hoặc quyền sở hữu miếng đất, khoảnh rừng đang sinh sống.
    Tất cả các động tác, các cách thế đó, từ đơn giản đến phức tạp, đã là cội nguồn của các đòn thế, bài bản của các trường phái võ thuật trên thế giới.
    Qua quá trình gian khổ dựng nước và giữ nước, từ thời khai nguyên dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, giữ yên bờ cõi, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Người dân Việt trưởng thành từ vùng đất châu thổ sông Hồng đã tự hình thành, phát triển và đúc kết được những kinh nghiệm quý báu về kỹ thuật chiến đấu cá nhân và những cách thức, sách lược trong
    vận dụng và huy động lực lượng quân sự vào cuộc chiến đấu tập thể: "Chiến Tranh"

    Kỹ thuật chiến đấu cá nhân, cơ sở cho một đội quân tự vệ quốc gia đó chính là nguồn gốc sâu xa, đích thực của một nền võ học cổ điển, phong phú và đa dạng của đất nước Việt Nam
    anh hùng, bất khuất.

    Ðặc thù của nền võ học cổ điển Việt Nam :
    Nước Việt là một vùng đất hẹp, người thưa,ở sát cạnh một quốc gia phong kiến phương Bắc khổng lồ, luôn chực chờ cơ hội để thôn tính và đồng hóa thành một quận huyện của họ.
    Một ý thức quốc gia độc lập, tự chủ và một truyền thống dân tộc bất khuất, một tinh thần thượng võ cao độ đã hình thành một cách sâu sắc trong huyết thống của người dân Việt thể hiện qua những cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ ngoại xâm :

    " Muốn thoát ách nô lệ lầm than cơ cực, nhục nhã thì phải chiến thắng kẻ thù xâm lăng "
    Trước những đòi hỏi luôn luôn cấp bách và thiết thực cho vận mệnh đất nước như thế, hơn ai hết, người Việt luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo những cách đánh riêng biệt, độc đáo,phù hợp với đặc điểm của đất nước và con người với trình độ phát triển kỹ thuật , sinh hoạt xã hội và kinh tế nhất định. Những phương cách chiến đấu đủ sức đương đầu, ngăn chận bước chân xâm lược tàn ác, bạo ngược của ngoại bang.
    Vó ngựa hung hãn của đoàn binh mã Mông Cổ ngạo nghễ giày xéo một cách man rợ bao lãnh thổ từ Âu sang Á, lập nên một đế quốc rộng lớn, mênh mông từ bờ biển Hắc hải đến bờ biển Thái bình Dương, nhưng rồi đã phải quỵ ngã ở dãy đất nhỏ bé này !
    Câu chuyện tưởng chừng như hoang đường, nhưng đó đã là sự thật !
    Và sự thực đó đã được kiên quyết khẳng định khi đoàn quân bách chiến bách thắng Mông Cổ quay lại tiến công phục thù lần thứ 2 và lần thứ 3, mỗi lần quay lại là một lần lớn hơn, mạnh hơn, nhưng cuối cùng đã phải nuốt hận và bỏ chạy lấy thân một cách nhục nhã, thảm thương !
    Người dân đất Việt anh hùng đã dõng dạt nói lên lời quyết chiến, quyết thắng, chấp nhận mọi hy sinh. Những chiến công hiển hách, lẫy lừng đó đã là của toàn dân.
    Với ý chí sắt thép " Sát Thát " và với những cách đánh dũng mãnh, mưu trí, đoàn chân đất đã ngoan cường chiến đấu và giành lấy những chiến thắng oanh liệt, viết lên những trang sử vẽ vang trong lịch sử gần 5 ngàn năm lập quốc kiêu hùng của dân tộc Việt Nam.
    Từ một thực tế chiến đấu vô cùng nghiệt ngã đó, những cách đánh sáng tạo, tài tình , độc đáo của
    dân Việt đã được khẳng định là đúng đắn, thích hợp và có hiệu quả.
    Nội dung tinh thần của những nét đặc thù đó là :
    Võ thuật cổ truyền Việt Nam là " Võ Trận ".
    Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện cho ý chí sắt đá,
    xả thân, vì nước quên mình của dân quân đất Việt.
    Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện của tinh thần :
    Nhu chế cương.
    Ðoản chế Trường.
    1/ Võ thuật cổ truyền Việt Nam là " Võ TRẬN "

    Võ thuật cổ truyền Việt Nam được gọi là " Võ trận " với ý nghĩa là võ thuật để dùng trong chiến đấu chống giặc giữ nước. Thể hiện đầy sinh động trong tính cách quyết chiến, quyết thắng : đó là một lối đánh tiêu diệt, dứt khoát một mất một còn, không khoan nhượng của cả một dân tộc để giữ yên bờ cõi, bảo vệ biên cương tổ quốc.
    2/ Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện cho ý chí sắt đá,
    xả thân, vì nước quên mình của dân quân đất Việt .

    Cuộc kháng chiến hào hùng của dân quân nước Việt từ ngàn xưa trước một đối phương phương Bắc rộng lớn tựa như một hình tượng đầy sinh động sau đây :

    " Nực cười châu chấu đá xe. . . . . "

    Thế nhưng, những con người ở vùng đất châu thổ sông Hồng nhỏ bé đã chứng minh một sự thực
    oanh liệt, bao lần đậm nét trong những trang sử hào hùng của dân tộc :

    " Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng . . . ."
    Hiện thực đó chỉ có thể có được với một tinh thần thượng võ cao độ, đầy sức thuyết phục :
    " Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Ðem chí nhân để thay cường bạo " . . . . . ( 1 )
    ( 1 ) Nguyễn Trãi, Bình Ngô Ðại Cáo.

    Và một truyền thống bất khuất, sắt đá :
    " Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình
    ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ,
    chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người " . . . . .( 2 )

    ( 2 ) Lời Bà Triệu .
    Chấp nhận thử thách, đương đầu với gian khổ, mất mác đau thương .
    Người dân Việt đã chấp nhận hy sinh tất cả để giành lấy quyền sống tự do, độc lập cho đất nước :
    " Ta thà làm quỷ nước Nam ,
    Còn hơn làm Vương đất Bắc .". . . . ;( 3 )

    ( 3 ) lời của Tướng Trần Bình Trọng trong buổi tiệc đầu người nơi trại giặc .
    Tất cả là thể hiện một đặc thù nổi bật nhất về ý chí quên mình, xã thân cho đại nghĩa dân tộc của võ thuật vổ truyền Việt Nam hình thànn trong quá trình dựng nước và giữ nước .
    3/ Võ thuật cổ truyền Việt Nam là một thể hiện thực sự cho tinh thần
    Nhu chế Cương, Ðoản chế Trường .
    Trong thực tế chiến đấu, làm sao có thể lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh ?
    Người dân Việt, lấy cá nhân mà xét, lấy tập thể mà tính, là yếu kém hơn nhiều so với các thế lực phương Bắc. Nếu chỉ thuần dựa trên ý chí và tinh thần mà không có được một sách lược đối phó thích hợp, một phương cách đối trị hữu hiệu, làm sao có thể ngăn cản được các âm mưu xâm lược thâm độc
    của giặc ngoại xâm ?
    Dân tộc Việt Nam đã có được những kinh nghiệm quý báu qua thực tiển chiến đấu giành lấy quyền sống còn , cởi bỏ xiềng xích nô lệ ngoại bang với những thể hiện sáng tạo trong võ thuật cổ truyền, một trang bị không thể không có cho đoàn dân quân nước Việt, áp dụng linh động và triệt để 2 nguyên lý
    căn bản :
    a. NHU chế CƯƠNG .
    Vì yếu hơn nên không thể dùng " lực đối lực "
    Dân quân nước Việt luônluôn phải đối phó với một lực lượng quân sự phương Bắc đông đảo gấp bội, về chiến thuật cũng như chiến lược, vì ít hơn nên ta phải làm sao nhanh chóng giải quyết chiến trường, tiết kiệm sức lực, bằng cách luồn lách, tránh né, mềm dão, hư thực. Trong công có thủ, trong thủ đã tiềm ẩn thế tấn công vào nơi địch sơ hở, bỏ trống .

    b. Ðoản chế Trường .
    Áp dụng cho cá nhân người chiến sĩ và cho cả tập thể lực lượng kháng chiến, chống giặc giữ nước, người dân nước Việt luôn xử dụng những chiến thuật thần tốc, chớp nhoáng, không mất thì giờ và công sức để triệt phá sức tấn công của đối phương mà chỉ cần nhanh chóng tránh né, tiếp cận, khám phá những sơ hở nhất định của chúng để dứt khoát, dũng mãnh tấn công tiêu diệt ngay chính tiềm năng của sức tấn công ấy : đó là ý nghĩa của tinh thần dùng " Ðoãn chế Trường "
    Võ thuật cổ truyền Việt Nam là những tinh hoa kế thừa bao kinh nghiệm xương máu và tim óc của
    tổ tiên bao đời : đó là một sự thực hiển nhiên không thể phủ nhận được và đừng bao giờ khinh suất
    coi thường .
    Cùng với quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế với nước ngoài. Người dân Việt cũng luôn tìm hiểu và học hỏi những tinh hoa cốt lõi nhất của họ để có được những cách đánh năng động, sáng tạo và có hiệu quả nhất đối với giặc xâm lược :
    Học lấy cái hay của địch để có thể tìm ra được cách đánh thích hợp nhất chế ngự được địch,
    đó là cách " Dỉ độc trị độc " hoặc còn có thể gọi là : " Gậy ông đập lưng ông ".

    Dung hợp những điều hay của địch thành những kinh nghiệm quý báu của mình, giúp cho
    kho tàng truyền thống đất Việt thêm phong phú, đa dạng, nhưng vẩn luôn hài hòa thuần phác,
    đó là tinh thần của " Tri kỷ tri bỉ " ( biết người biết ta trăm trận trăm thắng ).

    Võ thuật cổ truyền Việt Nam luôn thắm đượm tinh thần cao đẹp đó và đã thể hiện trọn vẹn
    bản sắc độc đáo, anh hùng của dân tộc .

    Bề dầy lịch sử anh hùng gần năm ngàn năm dựng nước và giử nước cho phép chúng ta hiểu được
    như vậy và khẳng định tầm vóc vô cùng to lớn đó.
    Ðừng bao giờ nhầm lẩn, chớ khi nào quên cội nguồn sâu xa đó .
    Hãy ra sức giử gìn và kế thừa sao cho xứng đáng !
  3. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Võ Ta, Võ Tàu - Võ Nào Hay Hơn?
    VS Hồ Tường
    Bên cạnh những môn võ nước ngoài mà ngày nay gần như trở nên quen thuộc với tất cả mọi người, như: Taekwondo, Judo, Karate, Aikido..., trong dân gian Việt Nam còn có hai từ "Võ Ta" và "Võ Tàu" dùng để chỉ chung các môn võ có nguồn gốc tại Việt Nam (võ Ta), và Trung Quốc (võ Tàu). Đề cập đến sự hữu dụng của hai môn võ này, có người cho rằng võ ta chắc chắn phải hay hơn, bằng chứng là suốt quá trình chiến đấu chống ngoại xâm, võ ta đã luôn mang lại chiến thắng sau cùng cho dân tộc Việt. Trong khi đó, một số người khác lại nói võ Tàu nhất định phải hay hơn võ ta, bởi lẽ Thiếu Lâm, Vịnh Xuân... đều "lừng danh bốn cõi". Vậy sự thật như thế nào?
    Võ ta là các môn võ có xuất xứ từ Việt Nam, do chính con người Việt Nam sáng tạo, một mặt đáp ứng nhu cầu chiến đấu để sinh tồn, mặt khác vừa để rèn luyện sức khỏe cũng như hun đúc tinh thần thượng võ. Trước đây, người ta thường chia võ ta làm hai loại chính: Võ kinh và võ lâm. Võ kinh là loại võ ta được các triều đại phong kiến đúc kết lại dể huấn luyện và khảo thí cho binh lính ở kinh đô, kết hợp với binh thơ, đồ trận, nhằm phục vụ công cuộc bảo vệ và mở mang bờ cõi. Còn võ lâm là loại võ phổ biết trong nhân dân cả nước. Sỡ dĩ gọi võ lâm là vì ngày xưa, ngoài kinh đô là làng mạc tiếp giáp với rừng rậm, cho nên võ của dân chúng sử dụng chủ yếu là nơi rừng rậm, mà rừng còn gọi là lâm theo chữ Nho. Cả võ kinh và võ lâm đều bao gồm đủ các môn: quyền cước, binh khí, vật và công phu.
    Quyền cước của võ ta bao gồm những đòn tay, đòn chân tấn công hay phòng thủ, cộng với việc sử dụng các bộ phận khác của cơ thể như: dầu, vai, hông, mông... theo chiều hướng khác nhau để tạo thêm hiệu quả - hầu hết các môn võ ta đều có những bài tập tổng hợp toàn bộ các căn bản nói trên gọi là bài quyền (hay quờn, thảo) theo từng trình độ thấp lên cao. Binh khí của võ ta vô cùng phong phú, cũng đủ loại trường đoản khác nhau. Có người nói rằng võ ta có 18 loại binh khí giống như võ Tàu, và gọi là thập bát ban võ nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế, số lượng binh khí của võ ta xem ra nhiều hơn 18 loại; trong đó có nhiều loại khá đặc sắc, như: sợi dây thừng, chiếc khăn dài... Võ ta còn có vật. Môn vật trong võ ta cũng có đủ các tư thế vật như các môn Judo, Sambo, Sumo. Đặc biệt, trong võ ta, môn vật đã phát triển mạnh và trở thành một bộ môn riêng. Riêng môn công phu trong võ ta, cho đến nay, vẫn chưa thể thống kê được là có bao nhiêu môn. Một số môn vẫn thường được nhắc tới như: xỉa mũi bàn tay xuyên thủng qua thân cây chuối, nhảy cao lên ngang (hay vượt qua) nóc nhà tranh...
    Võ ta phát triển suốt chiều dài lịch sử, từ Bắc vào Nam, tạo nên những vùng đất võ khá nổi tiếng như: Yên Thế ở Bắc bộ, Bình Định ở Trung bộ, Tân Khánh Bà Trà ở Nam bộ... Tuy vậy, võ ta ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những bài quyền, bài binh khí giống nhau từ tên gọi, bài thiệu (tức những câu thơ chỉ tên đòn thế trong bài) cho đến các đòn thế kỷ thuật chính yếu trong bài. Chẳng hạn như các bài: Ngọc Trản Quyền, Lão Mai Quyền, Siêu Xung Thiên... Đặc biệt, từ năm 1938, một môn võ ta mới được hình thành bằng cách lấy võ và vật Việt Nam làm nòng cốt, hóa giải và thái dụng một số tinh hoa của các môn võ khác để cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên tắc Cương Nhu Phối Triển, đó là môn Vovinam - Việt Võ Đạo. Đặc trưng kỹ thuật của môn võ ta mới này là các đòn đá bay dùng hai chân kẹp cổ đối phương để quật ngã.
    Trong khi đó, võ Tàu dùng để chỉ các môn võ có gốc gác từ Trung Quốc du nhập sang Việt Nam. Võ Tàu có rất nhiều môn phái, bên cạnh hai môn Thiếu Lâm và Võ Đang, còn có các môn khác như: Vịnh Xuân, Đường Lang, Thái Lý Phật, Hồng Quyền, Hồng Gia Quyền, Thái Gia Quyền... Riêng về môn phái Võ Đang mà nhiều người cho rằng biểu trưng của nó là Thái Cực Quyền, thực ra thì bản thân Thái Cực Quyền đã phân chia ra vô số hệ phái: Trần gia, Dương gia, Trịnh gia, Triệu gia, Ngô gia... với những kỹ thuật đặc trưng hầu như khác nhau hoàn toàn.
    Ngoài ra, võ Tàu còn có một môn khá mới mà nhiều người hâm mộ võ thuật của thế giới đều biết - đó là Wushu. Môn võ mới này tập trung tất cả những tinh hoa của võ thuật Trung Quốc với các bài quyền, bài binh khí (gọi là Taolu) cũng như kỹ thuật đối kháng (gọi là Shanshou hay tán thủ.
    Cũng như võ Ta, các môn phái của võ Tàu đều có vô số những bài quyền, bài binh khí các loại hoàn toàn khác nhau. Mỗi bài như vậy cũng có những bài thiệu ghi tên đòn thế như trong võ ta. Về mặt kỹ thuật, mỗi một môn phái trong võ Tàu có những dặc trưng riêng thể hiện trong các bài quyền, bài binh khí của môn phái đó. Chẳng hạn như hầu hết các trường phái Thái Cực Quyền đều thể hiện bài quyền và bài binh khí của mình thật chậm rãi và vô lực, trong khi đó Hồng quyền thì đặc biệt chú trọng đến việc nén khí trong ***g ngực kết hợp với các dộng tác vận chuyển những cơ bắp ở tứ chi khi thi triển quyền pháp... Bên cạnh các kỹ thuật quyền cước, binh khí, võ Tàu còn nổi tiếng với các môn công phu như: khí công, nội công, ngoại công, điểm huyệt.. mà trong võ ta ít nghe nói tới.
    Thế thì võ ta và võ Tàu khá nhau ra sao? Việc nhận diện những điểm khác nhau giữa võ Ta và võ Tàu khó có thể kể hết được trong phạm vi một bài viết ngắn. Trong bài này, với những kinh nghiệm bình thường của bản thân, chúng tôi xin nêu lên một vài điểm dị biệt giữa võ Ta và võ Tàu dễ nhận biết nhất. Đó là:
    - Các bài thiệu của võ Ta thường là một bài thơ (tứ tự, ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, song thất lục bát), trong khi đó bài thiệu của võ Tàu là các nhóm từ gọi tên đòn thế, nằm rời rạc, không bắt vần nhau.
    - Bài quyền và bài binh khí võ Ta thường chỉ triển khai chủ yếu theo một đường thẳng; trong khi đó các bài võ Tàu phát triển theo khá nhiều hướng (ba hướng, bốn hướng, tám hướng...)
    - Kỹ thuật ra đòn trong bài quyền hay bài binh khí của võ Ta thường liên hoàn, tạo thành các mắt xích liền nhau. Còn kỹ thuật ra đòn trong các bài võ Tàu hầu hết đều có những điểm dừng nhất định, như để tạo hình cho từng đòn thế và thể hiện sự phát lực.
    Vậy giữa võ Ta và võ Tàu, môn nào hay hơn? Phải nói ngay rằng cả hai môn võ đều có những kỹ thuật hay, vì nếu không thì chúng đã không tồn tại đến ngày nay, mà đã bị loại bỏ theo qui luật đào thải của xã hội loài người. Còn việc so sánh để xem môn nào hay hơn môn nào thì thực ra trong lãnh vực võ thuật, không ai có khả năng thực hiện được, bởi mỗi một môn võ được hình thành và phát triển từ những con người và hoàn cảnh xã hội, địa lý khác nhau. Người ta chỉ có thể so sánh một người học võ Ta với một người khác học võ Tàu hơn hay kém nhau do mức độ luyện tập và phản ứng của người này hơn hay kém người kia!
    Tóm lại, không thể nào so sánh môn võ này hơn môn võ kia được, mà chỉ có người học môn võ này hay hơn, hay kém hơn người học võ kia, do kỹ thuật và kinh nghiệm của chính bản thân người này hơn hay kém người kia mà thôi!
  4. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    HUỲNH LONG KIẾM PHÁP
    Diện tiền bái tổ kính sư.
    Hồi thân thủ bộ vẽ người hiên ngang.
    Kiếm ôm theo bộ xung thiên.
    Tả hữu song chỉ mình nghiên thế chào.
    Phụng đầu thế kiếm dương cao.
    Thối lui hạ bộ nhập vào chém ngang.
    Chém rồi bên tả tránh sang.
    Hữu môn thượng mã kiếm ngang chân mày.
    Kiếm loan long ẩn vân phi.
    Sơn đầu hạc lập đâm ngay hạ đàn.
    Rút về phong tỏa đôi bên.
    Dùng đoàn hạc tấn tiến lên chớ chầy.
    Xà hành nghịch thủy cho hay.
    Tàng đầu lộ vĩ chém bay qua đầu.
    Thối hồi đơn phụng quang châu.
    Chân theo xà tấn kiếm hầu *****.
  5. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Thủ pha''p căn bản của võ nghệ miệt vườn là Ngũ Hành, không phải quy luật Ngũ Hành trong Lão Giáo TQ, mà là 5 thế ?ohành? động, hoặc thực ?ohành?: Ngũ Hành; Xả, Đâm, Kiền, Lòn, Bứt
    Xả: Chém, bổ, bủa xuống bằng cạnh tay (cương đao)
    Đâm: Xỉa mũi tay ra theo thế cương đao
    Kiền: Giũ lại, che, chắn
    Lòn: Né, luồn lách để nhập nội, phản công
    Bứt: Chận , kéo, đẩy, hay bung ra
    Còn thủ pháp căn bản của võ Ta vùng Thanh Hóa, Nghệ An là: Đấm (Thôi Sơn), Đao (Cương Đao), Chưởng (Tát, Vả), Xà (Ngón tay, Cổ tay, mô phỏng các thế của loài trăn phổ thông vùng Thanh, Nghệ), Trảo (Hơi giống tay đao, nhưng ngón cái chỉa ngang như cựa gà), Chỏ
    Cước pháp căn bản là: Thiết cước ( Ống quyển), Lôi Cước (Gót chân), Chỉ Cước ( Ngón chân), Đao Cước ( Cạnh bàn chân ) Chùy cước ( Đầu gối )
    (sưu tầm)
  6. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Năm đòn căn bản, hay Ngũ Hành của thủ pháp: Xả Đâm Kiềng Lòn Bứt . Công dụng là luyện tập các bộ gân trên cánh tay lưng và ngực. Kèm theo là 5 bài chân quyền cơ bản của nắm đấm, cạnh bàn tay, cùi bàn tay, ngón tay, và cùi chỏ .
    Về bộ pháp có 8 tấn căn bản: đó là Hổ Tấn (Trung Bình), Long Tấn (Đinh Tấn), Mã Tấn (Chảo Mã), Xà Tấn, Phụng Tấn, Kê Tấn, Nhạn Tấn, Hạc Tấn . Các tấn này chiếm ngự tám cung của đồ hình bát quái . Kèm theo đó là 8 bộ chân quyền căn bản của thân pháp để luyện tập các bộ gân của phần dưới cơ thể . Tám bài đó là: Huỳnh Long, Hồng Hổ, Hội Phụng, Thanh Xà, Kim Kê, Lạc Nhạn, Bạch Hạc, Hắc Hầu . Tám bài quyền căn bản không những luyện bộ pháp và thân pháp đồng thời còn luyện cước pháp . Có 5 cách xử dụng đôi chân để tấn công, đó là, đầu gối, ống quyển, gót chân, cạnh bàn chân, và ngón chân . Nên trong võ Ta vùng Bình Định có câu: "Song Thủ Ngũ Hành Vi Bản, Lưỡng Túc Bát Bộ Vi Căn" hoặc "Ngũ Hành Vi Thủ, Bát Bộ Vi Căn".
    Ở trên là tên gọi của những bài căn bản của võ học vùng Quảng Nam xưa (gồm có Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định bây giờ). Những nơi khác thì tên gọi tuy hơi khác nhưng căn bản tương đồng . Sự luyện tập của họ vẫn không ngoài 10 mục tiêu: Thủ, Nhãn, Thân, Yêu, Bộ , Thức, Đảm, Khí, Kình, Thần .
    - sưu tầm -
  7. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Hội Vật Làng Nha - Bắc Ninh
    Nguyễn Văn Long
    Xuôi theo đê sông Hồng, cách cầu Chương Dương chừng ba, bốn cây số là đến làng Nha. Xưa kia, làng này thuộc tổng Cổ Linh, xã Cổ Ninh, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Sau năm 1945 thì thuộc về Hà Nội. Hằng năm, cứ đến ngày mồng mười tháng giêng âm lịch, làng mở hội tưởng nhớ thánh Lóa (thánh Linh Lang - đời nhà Lý) có công đuổi giặc ngoại xâm.
    Hội kéo dài nhiều ngày, trong đó có thi đấu cờ và đấu vật. Bãi vật ở cạnh đình và chỉ là một bãi cỏ xanh bằng phẳng được dọn sạch. Trai trong vòng, ai có sức khỏe thì tham gia, không phân biệt làng này hay làng khác. Cũng chẳng vẽ vòng tròn làm gì, chỉ cần mấy cây tre rào xung quanh để người xem đừng chen lấn, xô ngã nhau khi cuộc đấu đang diễn ra.
    Đấu sĩ quấn hai vòng khổi dài 12 vuông vải. Trong lúc chuẩn bị tỉ thí, trọng tài - người từng đoạt giải trước đây, nắm vững luật chơi - tay cầm trống con dặn dò vắn tắt về luật và giới thiệu các cặp đấu. Hai đô vật vào sới, lừa nhau để ôm được đối thủ và nhấc bổng lên khỏi mặt đất là thắng, không nhất thiết phải vật cho đối thủ ngã lưng chạm đất. Người thắng cuộc mỗi keo được thưởng một oản nếp to và ba quả chuối. Vào dịp hạn hán, hội vật thường tổ chức cầu dẻo, vật kéo dài vài ba ngày là thường và được gọi là vật tái đảo.
    Chuyện kể rằng, năm nọ ở làng bên có một đô vật nặng đến 70 kg được coi như quán quân trong vùng nên tự cao tự đại, đến làng Nha thách đố. Một người bé nhỏ làng Nha nặng chỉ hơn phân nửa, ông ta sẵn sàng ứng phó vì đã từng theo dõi các trận đấu của đô vật kia, biết hết các yếu điểm - hay ỷ vào sức mạnh - muốn thắng ông ta phải dùng mẹo.
    Vào cuộc, mọi người lo lắng cho tay đô vật nhỏ con sẽ thua. Nhưng không ngờ anh chàng nhỏ nhắn đó đã nhanh nhẹn lừa thế, cúi xuống luồn vào bụng đội bổng người đô vật to xác kia trong sự ngạc nhiên của mọi người. Sau trận thua đó, đô vật to con kia về uất lên mà ốm và ít lâu sau thì mất.
    Hội vật của làng Nha cũng như nhiều lễ hội khác bên sông Hồng mang đậm phong thái thượng võ, đậm bản sắc dân tộc, một nét chấm phá độc đáo trong văn hóa dân gian.
  8. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Đấu Vật
    Vật là một hoạt động vui khoẻ thi tài của nam giới giữa hai đối thủ gọi là đô vật. Cuộc thi tài này còn có tên gọi là đấu vật, đánh vật, chơi vật rất phổ biến ở nhiều hội xuân miền Bắc, miền Trung. Những đô vật nổi tiếng, hay bậc thầy được tôn là "Trạng vật". ở những nơi có nhiều đô vật giỏi, hoặc có lò đào tạo được nhiều đô vật, có thầy dạy hẳn hoi, gọi là lò vật.
    Trước đây, hầu như tỉnh nào cũng có lò vật: Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hoá...có nơi vật là một tiết mục của hội, có nơi thi đấu vật là toàn bộ nội dung của hội làng như hội Vật võ Liễu Đôi (Nam Hà). Khoẻ để bảo xây dựng làng, giữ nước là một yêu cầu quan trọng, nên dần dần vật võ trở thành một môn thể thao truyền thống mang tinh thần thượng võ cao, hấp dẫn như đấu côn, đấu kiếm, đua thuyền... nhưng vật không chỉ cần có sức khoẻ mà còn phải biết cách đấu gọi là"thế" và"miếng". Nơi diễn ra cuộc đấu vật thường là sân rộng, bãi cỏ mịn, bãi đất phẳng trước sân đình, được gọi là"sới vật". Trang phục của đô vật rất đơn giản: họ thường đóng khố màu (nay là quần đùi) thân trần hoặc quấn khăn đầu rìu...
    Vào sới vật, các đô vật tài hoa thường đi các miếng vừa đẹp mắt, mà vẫn quyết liệt, nghiêm túc. Có thể theo dõi hội vật Liễu Đôi để thấy rõ các miếng võ truyền thống của địa phương trong môn thi đấu này. Người thắng cuộc phải cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng" hoặc nhấc bổng khỏi mặt đất. Giải thưởng cho đô vật có nhiều loại, có giải chính, giải phụ, giải cho từng hiệp đấu và giải chung cuộc cho người thắng suốt trong những ngày mở hội. Nếu giữ giải nhất mà không ai dám phá thì được lĩnh "giải cạn"...
    ở đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, nổi tiếng hội vật làng Mai Động (quận Hai Bà Trưng). Tục truyền, bà Lê Trân nữ tướng tiên phong của Hai Bà Trưng, xưa đã mở hội vật để tuyển binh, tuyển tướng. Đô vật Nguyễn Nam Trinh, người Thanh Hoá, tới Mai Động, thấy đất vượng nên ở lại mở lò dạy võ, rồi gặp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đẫ tuyển quân cùng tới xin tụ nghĩa, đánh quân xâm lược. Nên hội vật làng Mai Động tổ chức
    hàng năm là để tưởng niệm đô sư tướng quân Nguyễn Tam Trinh.
    Miền Trung có hội vật làng Sình rất nổi tiếng. Hàng năm vào ngày 10 tháng giêng, tại đình Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, làng mở hội, bao giờ cũng có trò đấu vật. Sau khi tế thần xong, ở đây có tục "thả ***g giấy". Khi đốt đèn, hơi nóng trong ***g đẩy ***g lên cao như quả khinh khí cầu bay lơ lửng trên không. Khi ***g giấy bay lên rồi thì hội vật làng bắt đầu bằng một tràng pháo hiệu. Giống như hội vật võ Liễu Đôi (Nam Hà), hội vật làng Sình bao giờ cũng để các thiếu niên thi vật trước, sau đó mới tới các đô vật lớn tuổi dự đấu. Đây là một mỹ tục mang ý thức truyền nối, kế thừa nghề nghiệp và truyền thống văn hoá của cha ông.
    Sưu Tầm
  9. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Thủy Hỏa Ẩn Quyền (dòng võ Ta ở miền Nam)
    Thiệu:
    Bái tổ khai thức
    Phi hổ bình dương, bạch long hổ chiến
    Bạch long thu châu, hồng mã hoành vị
    Lưỡng mã ngọa địa, sơn hạc bach khấu
    Nhị mã bạch khấu, hắc xà qui lâm
    Tiền hổ bán viên, bạch hạc tầm giang
    Bạch hạc truy hổ, mã giáng long thăng
    Thanh mã tâm giang, thanh mã ẩn phong
    Hoàng mã phân thủy, bạch long xuyên vân
    Thanh long uyển phúc, thanh long loan bối
    Hổ khẩu khai thiên, hắc hổ khai sơn
    Bạch hổ tẩy diện, nhị bộ hắc hổ khai sơn
    Lưỡng hổ bạch lâm, hồi đầu bái tổ
    Ca Quyết:
    Thổ cùng thuỷ hoả ẩn quyền
    Tam tài ghi nhớ thảo quyền nước ta
    Ba mươi thức thế diễn ra
    Tiền thất nhị hậu tiền ba cận khề
    Hậu phương thập nhất đi về
    Tả phương hữu dực ai chê nhị hành
    Tiền phương tứ khúc tranh giành
    Kim hành bái tổ tập tành lâm biên
  10. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Thiệu võ Giáng Long Quyền
    Giáng long tùy thế phong vân vũ
    Tả hữu liên khai khí lực bình
    Phong lôi vân vũ long giáng thế
    Đã phá khai sơn tróc hổ cầm
    Quá hải tầm ngư quấy long hải
    Thăng sơn mãnh lực vũ uy quyền
    Phát túc liên khai giang độc thủ
    Kình phong phản nộ giáng long quyền
    Phi chuyển thăng sơn tam liên chiến
    Bình thân bái tổ lập như tiền
    Ngũ Hình Tâm Pháp (Hóa Quyền Đạo, Phakwondo)
    Nhân thử danh báo hình
    Kỳ trí thắng ngoan liệt
    Dung diện hạc xà long
    Ðầu trảo cộng trửu tất
    Khú thế chiếm kỳ trung
    Báo hình ổn như hung
    Nhân thử danh hổ hình
    Kỳ dũng khả khắc ngoan
    Kiên yêu thượng hạ lạc
    Lực pháp dũng vô tiền
    Cầm nã cấu đàn giác
    Hổ hình tòng phiên bạc
    Nhân thử danh hạc hình
    Kỳ tĩnh năng chế động
    Tiến thối bộ liên hoàn
    Khuyên trầm hượt thái lậu
    Nghi thần động lý phiên
    Hạc hình trầm trảo trửu
    Bát Quái Côn (Liên Đoàn Võ Cổ Truyền TPHCM)
    Phát bản linh thủ, xà vươn khai môn.
    Long du điền hải, điểu thủy đăng thiên.
    Xuyên sơn định trận, nhất tướng ngũ môn.
    Bát quái đồng thần, lưỡng kê linh thủ.
    Vạn phụng như hoa, bát phương loạn xạ.
    Ðiểu trá yên phi, thạch thân xuất thế.
    Tứ tướng hồi môn, lão hầu loạn đả.
    Triều bàn bát quái, độc giác chiến xa.
    Bạch xà long trận, đơn phụng triều dương.
    Kim thương trá thủ, phi xa yên thạch.
    Hoành sơn mạng nhện, thần ngư võ thủy.
    Trung hải nhất trụ, độc linh yên bái.

Chia sẻ trang này