1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sưu Tầm Tổng Quát Võ Thuật Việt Nam

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vobinhdinh, 10/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    15 bài thi quan võ của triều đình Huế:
    1) Ngọc Trản Quyền (Mộc Thiếu Quyền)
    2) Song Chỉ Quyền
    3) Thái Âm Đấu Thái Dương Quyền
    4) Tứ Chi Quyền
    5) Độc Lập Sinh Hoa Quyền
    6) Roi Ngũ Môn
    7) Roi Trực Thủ
    8) Roi Tất Nhất (Ô Du )
    9) Trường Côn Đấu Thế Pha?Tp
    10) Bài Trường Kiếm
    11) Bài Song Kiếm
    12) Siêu Xung-Thiên
    13) Long Đao Pháp
    14) Đằng Bài Pháp (thuật lăn khiên)
    15) Việt Phủ Pháp (thuật đánh búa rìu)
  2. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Những Ông Thầy Nghề Võ Khét Tiếng Ở Trung Việt
    Nói đến nghề võ ta ở Trung Việt, dưới thời Pháp thuộc, là cả một điều tủi nhục. Vì không bao giờ, pháp luật lại cho các thầy võ tự do tụ tập võ sinh học hành một cách công khai . Bởi thế, nên môn võ ta lại càng lu mờ đi với thời gian.
    Mặc dầu họ bị bắt bớ, nhưng các thầy võ và võ sinh cũng vẫn le?Tn lu?Tt học hành trong những đêm khuya khoă?~t.
    Đo?T là lẽ thư?T nhâ?Tt khiê?Tn môn võ quyền của ta lu mờ đi . Lẽ thư?T hai, ca?Tc võ sư không bao giờ thành tâm thật y?T truyền lại cho đệ tử hết các ngón võ bí hiểm ?onhà nghề? của mình. Hỏi tại sao vậy ? Họ bảo rằng võ sinh bao giờ sau khi học thành nghề, cũng đem lòng phản thầy, nghịch bạn. Nên ông thầy võ lu?Tc nào cũng giữ lại trong người một vài thê?T bi?T quyê?Tt hộ thân, hầu một ngày mai dẫu co?T trò nào đa?Tnh trả lại thầy, thì ông đem ra ư?Tng pho?T .
    Hai lý lẽ mà người viết dẫn chứng ra ở trên để bạn đọc rõ môn võ nghệ ta vì thế mà lu mờ lần đi .
    Đem võ ta, võ Tàu, và võ Nhật ra so sánh thì võ Nhật, sở dĩ ngày nay được thông dụng khắp hoàn cầu, nhờ người Nhật khéo canh cải trong các thể thức.
    Đã làm một thầy võ danh tiếng, bao giờ cũng phải biê?Tt qua môn học thuật nhâm cầm độn toa?Tn, một triê?Tt ly?T huyền bi?T mà chu?Tng tôi sẽ bàn giải về sau .
    Ở Trung Việt, hầu khắp ca?Tc tỉnh từ Thanh Hóa trở vô đến Phan Thiết, không tỉnh nào người dân lại không biết qua nghề võ .
    Dân Bình Định, làng An Vinh, An Thái, từ trai đê?Tn ga?Ti, ai cũng biết nghề võ . Một người chồng, trong cơn giận, rầy la người vợ, xốc lại tát tai thì chị đã lẹ làng gạt ra, rồi hai vợ chồng thi nhau một đường quyền mà kết cuộc không ai hơn ai mơ?Ti thôi .
    Những người ghe bầu Bình Định bán tỉn, đồ sứ, hàng vải trầu cau ... là những người râ?Tt tinh thông võ nghệ .
    Từ Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên, ra đến Quảng Bình là những tỉnh co?T nhiều thầy võ tiê?Tng tăm, sống về nghề dạy võ.
    Chu?Tng tôi xin no?Ti đê?Tn tỉnh Quảng Bình mà thôi, vì nơi sanh trưởng, lý tức nhiên được biê?Tt rõ nhiều hơn các nơi kha?Tc.
    Võ Sư Khóa Chương
    Họ Võ, tên Chương, người ta thường gọi là Khóa Chương, quê làng Thượng Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình .
    Từ Huế, Quảng Trị và Quảng Bình, không người nào lại không biê?Tt tên Kho?Ta Chương; thầy võ có tiếng về trường côn, nhảy cao, đá lẹ, phi thân .
    Một đời ông ta, kể ra, dạy được nhiều võ sinh trong ba tỉnh mà người viết vừa nói trên .
    Ba người vợ của ông và bốn đứa con trai đều biê?Tt nghề võ . Nhưng môn phi thân thì ông vẫn giấu nghề, không truyền lại . Ông chỉ dạy cho những đệ tử nào mà ông xem tươ?Tng mạo trung thành, sô?Tng chê?Tt vơ?Ti ông . Song những đệ tử của võ sư Kho?Ta Chương mà chu?Tng tôi thâ?Ty, đều đem môn học thuật cao quy?T này ra phụng sự cho nghề trộm cươ?Tp . Bởi thê?T ở Quảng Bình lu?Tc bâ?Ty giờ, tại vùng Lệ Thủy người ta gọi là hai huyện, nơi nhiều lu?Ta gạo, giàu co?T ở Trung Việt, đều bị trộm cươ?Tp .
    Co?T một đêm tại làng Xuân Bồ, dân chu?Tng nổi đèn lên sa?Tng rõ, bao vây bă?~t trộm .
    Trong những ?ođạo chi?Tch? đo?T, không lạ, toàn là thầy trò ông Kho?Ta Chương .
    Bị động, thầy trò phải tha?To lui trươ?Tc đa?Tm đông dân làng cầm dao, ma?Tc, dùi, tầm vông ... bủa tơ?Ti, mà một mình ông co?T vỏn vẹn trong người ca?Ti khăn lông dài làm vật hộ thân để ra khỏi trùng vây trong đêm khuya tô?Ti .
    Bao nhiêu tầm vông của dân làng xô?Tc tơ?Ti đều bị ca?Ti khăn lông của ông đỡ gạt, dọn đường cho ông tha?To lui, lại gặp phải con sông nhỏ, ông liền cặp na?Tch một môn đệ, nhảy qua sông râ?Tt dễ dàng . Nhưng, vừa qua sông lại bị đa?Tm dân bên ki a khi nghe tiê?Tng kêu cư?Tu bên này, lại tủa ra đa?Tnh bă?~t . Hai thầy trò ông đã ra sư?Tc chô?Tng cự hằng giờ, nhận thâ?Ty mỗi lâu, dân chu?Tng mỗi đông, nên ông và đệ tử phải nhảy lên no?Tc nhà kê?T cận mà chạy tha?To lui .
    Người viê?Tt cần lặp lại một lần nữa, phần nhiều võ sinh của Kho?Ta Chương đều là kẻ trộm cươ?Tp, không phải là lời no?Ti ngoa .
    Một người tài giỏi như ông về môn phi thân, nhảy từ no?Tc nhà này qua no?Tc nhà kia, từ me?T sông này qua bờ sông nọ một ca?Tch dễ dàng . Nhưng rồi một đời, đô?Tng xương tàn, không làm được chuyện gì hữu i?Tch cho làng xo?Tm!
    Không rõ ông đã thọ gia?To vơ?Ti võ sư nào mà lỗi lạc đê?Tn thê?T?
    Đã từng sô?Tng trong lu?Tc đo?T, người viê?Tt thâ?Ty trộm cươ?Tp càng ngày càng nhiều . Cụ Vương Tứ Đại, một tuần phủ thanh liêm đã ra lệnh tập nã, bă?~t giam Khóa Chương .
    Trong lu?Tc ngồi tù ở lao Đồng Hới, thường ngày hai buổi, co?T li?Tnh dẫn đi làm xâu .
    Kho?Ta Chương đã tỏ ra người biê?Tt ăn năn hô?Ti cải . Nhưng mâ?Ty thầy chu?T, luôn luôn chăn bên cạnh ông ta không rời một bươ?Tc, lại còn năn nỉ ông ta là đằng kha?Tc, vì sợ ông ta trô?Tn thoa?Tt, phải tội vơ?Ti nhà nươ?Tc .
    Co?T một hôm, thầy cai Xinh, từng nghe tiê?Tng Khoa?T Chương, hôm nay được thâ?Ty liền bảo:
    - Tôi nghe danh tiê?Tng ông là thầy võ giỏi, song nay mơ?Ti thâ?Ty con người ông ô?Tm o như thê?T, làm gì nhảy cao đa?T lẹ, đa?Tnh nổi 100 người ?
    - Dạ! Tôi nhìn nhận lời thầy là phải . Nhưng trời sanh ra như thê?T, biê?Tt làm sao ?
    - Nê?Tu phải là Khóa Chương, một thầy võ co?T tiê?Tng tăm, thì nhảy lên ngồi trên vách cái Lũy Thầy này chơi .
    - Muô?Tn tôi nhảy lên trên cho?Tt tường này, thầy cần phải coi chừng co?T quan chư?Tc nào đi ngang qua bâ?Tt ngờ trông thâ?Ty, lại để họa cho thầy thì tôi không muô?Tn .
    - Được, anh cư?T nhảy đi, tôi cho người coi chừng . Nhưng anh làm gì được, tường cao lă?~m, từ chân tường lên trên tơ?Ti 20 thươ?Tc tây lận, chơ?T phải thâ?Tp đâu!
    Vừa dư?Tt lời thầy cai, Kho?Ta Chương liền vỗ tay pho?Tc lên ngồi trên cao, đa?Tnh diêm đô?Tt thuô?Tc hu?Tt . Nhưng trong lu?Tc đo?T lại co?T hai viên quan Pha?Tp đi lại, trông thâ?Ty về làm giấy đưa qua cụ Tuần gia thêm Kho?Ta Chương 3 tháng tù nữa .
    Còn thầy cai Xinh phải 15 ngày tù . Trong lúc ngồi tù các đệ tử ở ngoài lén lút đi trộm cướp hết làng này qua làng kia.
    Tứ Linh
  3. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Thăng Long Võ Đạo - hiện thực của một huyền thoại
    Trong lịch sử võ Việt Nam, các vùng được coi là cái nôi của võ thuật đất Bắc là Thăng Long, Hà Bắc, Sơn Tây... Những vùng đất này đã ny sinh nhiều anh hùng hào kiệt, Trạng nguyên, Bảng nhãn, Cử nhân võ thuật. Nhiều huyền thoại trong làng võ cũng được lưu truyền từ đây. Thăng Long võ đạo là một môn phái võ mang trong mình huyền thoại đẹp, lấp lánh tinh thần yêu nước và thượng võ
    Chuyện Lưu Danh Làng Võ
    Hà thành thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết. Một võ tướng của ông là cụ Cử Tốn - vị cử nhân cuối cùng của triều Nguyễn - lui về ở ẩn, mở lò dạy võ ở khu vực phố Trần Quý Cáp bây giờ. Trong lòng viên tuỳ tướng của vị quan giữ thành bất khuất đau đáu một tâm nguyện khi Tổ quốc cần sẽ lại cùng môn sinh phò vua giúp nước. Giặc Pháp coi cụ như cái gai trước mắt. Chúng hãm hại làm cụ mù hai mắt. Song, những bí kíp võ công của cụ đã được lớp truyền nhân tinh hoa như Mùi Đen, Tư Côi, Lý Đen... lĩnh hội.
    Để triệt hạ lò võ giàu tinh thần yêu nước này, giặc sắp sẵn mưu gian lập đ lôi đài treo thưởng cho võ sư ba xứ Bắc - Trung - Nam và toàn cõi Đông Dưng đánh thắng thầy trò Cử Tốn sẽ được thưởng Bắc Đẩu bội tinh. Biết được âm mưu thâm độc muốn gây cnh nồi da nấu thịt trong làng võ và để cho một số võ sư và dân chúng quên đi kẻ thù chính là giặc Pháp nhưng thầy trò cụ Cử Tốn cũng rất khó xử: không tham chiến thì quân hùng chê cười, không bo vệ được danh dự môn phái mà thượng đài thì không tránh khỏi cnh đầu ri máu chy, ân oán giang hồ. Cụ Cử cùng các môn sinh suy nghĩ lung tâm, càng đến gần ngày hạn định lòng họ càng như lửa đốt. Cuối cùng, vỏ quýt dày đã gặp móng tay nhọn...
    Hồi đó Bách Thú Hà Nội có con hổ cụt đuôi khét tiếng hung dữ. Hôm thi đấu, trước sự chứng kiến của các quan chức thực dân và Nam triều một đệ tử chân truyền của cụ Cử Tốn đã vào chuồng cọp đực diễn lại tích Võ Tòng đ hổ. Mùi Đen tay không vào chuồng cọp đực, sau một hồi ác chiến đã đánh gục cọp đực, tóm gáy, bẻ chân đưa sang chuồng cọp cái và ngược lại. Những kẻ tưởng mình có mưu sâu kế hiểm đành bất lực, quần hùng ba xứ và Đông Dưng thêm kính trọng cái nhân, cái trí, cái dũng của thầy trò cụ Cử Tốn.
    Hậu Duệ Tài Năng
    Người có c duyên với nghiệp võ ngay từ thời niên thiếu là võ sư Chưởng môn Nguyễn Văn Nhân, là một thầy võ nổi tiếng vùng Lưng Yên (Hà Nội). Năm 1944, ông gia nhập Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu. Tháng 8/1945, ông phụ trách đại đội quân báo của Trung đoàn E41 ở Liên khu 3. Anh bộ đội 25 tuổi này đã biểu diễn những công năng đặc dị để quyên tiền giúp đồng bào. Trong hai cuộc chiến, võ sư Văn Nhân làm công tác huấn luyện cho các đn vị đặc biệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ.
    Nước nhà thống nhất, do yêu cầu chung và phong trào phát triển của võ học nước nhà, lão võ sư đã tinh lọc và đúc kết nên một phưng pháp rèn luyện võ thuật phù hợp với tính cách và thể tạng người Việt. Phưng pháp đó dựa trên vốn liếng căn bn là tinh hoa võ thuật của dòng tộc cùng kinh nghiệm hàng chục năm ròng chiến đấu và huấn luyện võ thuật trong quân đội cũng như tiếp cận võ thuật hiện đại. Ông đã lấy tên Hà Nội cổ xưa để đặt tên cho môn phái của mình, đó là Thăng Long võ đạo.
    Thăng Long võ đạo lấy Nhu - Hoà - Nhân - Trí làm gốc, suy tôn vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vưng Trần Quốc Tuấn làm Thánh tổ và lấy ngay 20/8 (âm lịch) làm ngày giỗ Tổ. Các bài bn được hệ thống hoá trên c sở khoa học có tính đến những kiến thức y, lý. Thăng Long võ đạo lấy Bát bộ làm bộ pháp, Yên tự xà hành làm thân pháp, Thôi sn quyền làm thủ pháp, thuật cường thân được áp dụng để luyện nội lực. Trong thập bát ban binh khí, kiếm pháp của Thăng Long võ đạo là lợi hại nhất, thật không hổ danh là "Thăng Long đệ nhất kiếm pháp". Ngoài quyền cước, môn sinh của Thăng Long võ đạo còn được truyền dạy và luyện tập tinh thông thập bát ban võ nghệ và các loại binh khí đặc dị của môn phái. Bên cạnh những bài quyền mang tính đối kháng cao, trong chưng trình huấn luyện của Thăng Long võ đạo còn có những bài quyền dưỡng sinh chữa bệnh và các phưng pháp khí công nhập định nhằm tu dưỡng nhân cách.
    Với chương trình huấn luyện có hệ thống, có mục tiêu rõ ràng, Thăng Long võ đạo đã nhanh chóng phát triển rộng rãi trên địa bàn c nước cũng như ở nước ngoài. Dưới sự dạy dỗ của vị cố vấn Liên đoàn võ thuật cổ truyền Hà Nội, đồng thời là chưởng môn, cố vấn của các võ đường Thăng Long võ đạo Nguyễn Văn Nhân, các đệ tử của ông như: Bác sĩ - võ sư Nguyễn Văn Thắng (con trai), các võ sư Bùi Hoàng Lân, Anh Tuấn... đã làm rạng danh môn phái bằng nhiều tấm huy chưng cao quý gặt hái được từ các kỳ đại hội, hội diễn và thi đấu võ thuật cổ truyền tại thủ đô và toàn quốc. Họ cũng chính là những người đang tích cực truyền bá Thăng Long võ đạo đến với lớp thanh thiếu niên và những người hâm mộ võ thuật.
    Phương Đông
  4. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Thiết Địch Thần Phong - Bài Võ Sáo Độc Đáo Đất Hà Bắc
    Nguyễn Văn Long
    Hà Bắc (Kinh Bắc) xưa kia là một vùng biên ải quan trọng phía Bắc Việt Nam, nơi đã có nền văn hóa và võ thuật phát triển toàn diện, lưu lại nhiều di sản vô giá, với các bài danh quyền, kiếm nổi tiếng.
    Tại đây xin giới thiệu bài võ sáo "Thiết địch thần phong" hay còn gọi là bài "Ngọc tiêu diệu khúc" (Cây sáo sắt mạnh như gió thần và tiếng tiêu du dương tuyệt diệu) được sưu tầm tại rừng Phe - Tam trấn (Yên Thế, Hà Bắc), và đã công diễn nhiều nơi trong vùng.
    Bài này do cụ Triệu Úy, trưởng bản rừng Phe, truyền lại cho nhóm sưu tầm. Còn cụ Úy học được từ một lão tướng già của bản làng.
    Kết cấu của bài gồm ba đoạn. Đoạn một tập trung tả cảnh trăng với chín đường mở đầu. Đoạn hai có sáu mươi thức; bắt đầu bằng đường "Tiên nhân chỉ lộ", "Tam hoàn sáo nguyệt"... và kết thúc ở "Thượng bộ hiệp địch". Các thức kết hợp cùng hai bài sáo: Lý hoài nam và Người ơi! Người ở đừng về.
    Đoạn ba là các đường tả cảnh ngược lại với thể thứ nhất, và bài sáo "Người ơi! Người ở đừng về" ngân vang. Trong đêm trăng sáng, bên sườn núi, một bóng ảnh chợt mờ trong sương đông, bóng sáo loang loáng, tiếng sáo vút cao... ngân vang nối tiếp.
    Bài võ Sáo với tính chất lãng mạn, bay bổng, đưa con người - cảm nhận - thoát khỏi cái mặc cảm, vút cao thoát lên đưa con người hòa nhịp với trăng sao.
    Ngoài yếu tố lãng mạn, ở đây bài võ Sáo thể hiện phong độ công lực của người đánh. Trước đây nghe nói tại vùng Tiên Sơn còn có người đi các đường Sáo phát ra những âm trầm đệm cho giọng Quan Họ nữa. Bài võ Sáo đưa ta trở về với phong cách vùng đồi núi Yên Thế, nơi gắn liền và có đặc điểm vừa đánh, vừa thổi nhạc, như vờn, như khuyên, kiêu hãnh thanh thoát, với các đường tiển, băng, xí, khuấy, áp, điểm... đều theo một nguyên tắc võ thuật.
    "Thiết địch thần phong" là một bài võ đứng giữa rừng võ mênh mông. Nhưng rõ ràng mang sắc thái riêng biệt của một vùng quê Việt Nam thượng võ, một miền sơn cước hoang vu, giàu đẹp, không giống bất kỳ bài võ Sáo nào khác, là đặc trưng của xứ Kinh Bắc, là nguồn gốc văn hóa dân tộc, thể hiện phần nào chân lý thoát tục.
  5. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Việt Vũ Đạo
    L. Ba Linh
    Việt Vũ Đạo là một môn võ cổ truyền Việt Nam tại Pháp với các bài bản và phương pháp luyện tập vẫn còn thấm đượm những nguyên lý gốc từ ngàn xưa.
    Võ phục của Việt Vũ Đạo (áo trắng, quần đen) nói lên nguồn gốc nông dân cũng như thể hiện những nguyên lý triết học phương Đông (âm dương, trời đất, ngày đêm, sáng tối...)
    Sau một quá trình xây dựng, hiện nay võ phái Việt Vũ Đạo đã phát triển đến Mỹ, châu Phi và khắp châu Âu. Đặc biệt là ở Pháp vì Pháp và Việt Nam đã có lịch sử quan hệ với nhau từ lâu. Pháp là đất nước đã đón nhận nhiều người Việt Nam đến sinh sống. Một số lớn người Pháp gốc Việt đã đến Pháp vào cuối những năm 50 và 60. Trong số họ, nhiều người tài giỏi đã thành đạt trong nhiều lãnh vực khác nhau: khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật.
    Võ thuật cổ truyền Việt Nam cũng đã pháp triển tại Pháp bởi những võ sư tài giỏi như Nguyễn Đức Mộc, Nguyễn Dân Phú, Hoàng Nam. Thế hệ võ sư tiếp nối truyền thống dạy võ cổ truyền Việt Nam ở Pháp là những người đã có quá trình khởi đầu từ những năm 60. Một số võ sư như Phan Toàn Châu, Phạm Xuân Tòng, Nguyễn Công Tốt, Ngô Thiết Hùng, Michael Nguyễn... điều khiển nhiều võ đường nổi tiếng.
    Đứng đầu cơ cấu tổ chức Việt Vũ Đạo là một ban chấp hành gồm võ sư Nguyễn Công Tốt - chưởng môn sáng lập môn phái Việt Vũ Đạo ở Pháp, võ sư Nguyễn Hữu Đức, giám đốc kỹ thuật, và tam hùng cao thủ là Jean Luc Moni Nghĩa, Christian Ajmar Minh, Alexis Quillio Tươi. Ban chấp hành này có toàn quyền điều hành về nhân sự và tổ chức các cơ cấu trên dưới của Việt Vũ Đạo ở mọi miền của nước Pháp.
    Những cơ cấu bên dưới gồm 60 CLB với gần 100 võ đường (vũ đạo và khí đạo) chịu sự quản lý và chỉ đạo của Liên đoàn Việt Vũ Đạo quốc gia Pháp do Chủ tịch Max Moni lãnh đạo. Những vấn đề về kỹ thuật tập trung nghiên cứu và giải quyết bởi U"y ban đại diện quốc gia.
    Năm 1998 là năm có những cố gắng liên kết và hợp nhất những võ phái cổ truyền ở Pháp, Việt Vũ Đạo đã được xem là một trong 5 võ phái lớn và quan trọng nhất ở Pháp (căn cứ vào môn sinh và võ đường mang tên).
    Việt Vũ Đạo luôn cố gắng phát huy hơn nữa những thành công để chuẩn bị bước sang những năm 2000 với tinh thần bảo tồn những nguồn gốc cổ xưa của võ cổ truyền.
    Sự hòa hợp giữa cổ truyền và hiện đại, giữa tinh thần và thể xác, nghệ thuật và thể thao, triết lý và hiện thực luôn được đặt nặng và coi trọng.
    Những bài quyền, tài sản do các bậc tiền bối truyền lại, giữ một vị trí quan trọng trong việc giảng dạy và tập luyện Việt Vũ Đạo. Những kỹ thuật nguyên thủy được kết thành bài, tiếp tục được học hỏi và lưu truyền không thay đổi trong võ phái.
    Bên cạnh những kỹ thuật cổ truyền, những người lãnh đạo Việt Vũ Đạo cũng bổ sung những tiến bộ, những phương pháp giảng dạy mới để hạn chế những nguy hiểm khi tập luyện và tăng tiến khả năng của các môn sinh.
    Việt Vũ Đạo những năm 2000 sẽ là một sự hài hòa giữa quá khứ và hiện tại, pha trộn giữa những nghi lễ cổ truyền với những tiến bộ hiện đại đồng thời loại bỏ dần những tập tục đã lỗi thời.
    Về đẳng cấp, võ sinh nhập môn sẽ mang đai màu trắng và phải trải qua 29 cấp mới lên được đai đen. Những môn sinh đai đen sẽ được các huynh trưởng giảng dạy, đào sâu thêm kiến thức và phải trải qua 4 cấp (tượng trưng cho tứ trụ). Đạt tứ đẳng được coi là một "cao thủ" của môn phái, có thể dạy cho các môn sinh.
    Mỗi một cấp bậc tương ứng với một trình độ võ thuật nhất định và một sự hiểu biết về tinh thần, thể xác, triết lý, kỹ thuật giao đấu...
    Càng lên cao, trình độ này càng được nâng cao, sự hiểu biết được đào sâu phong phú cho phép môn sinh trở thành một người có ích cho môn phái, gia đình và tổ quốc.
  6. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Võ sĩ A-du-bu (Abadou) là một võ sĩ hạng nặng của Pháp có lối tập võ rất dã man. Tương truyền mỗi ngày Abadou luyện lực đấm bằng cách dùng tay không đấm chết 12 bò mộng. Ông ta thông thạo võ truyền thống Savate của Pháp và Quyền Anh . Quả đấm của ông cực mạnh và cú tát Savate từng làm cho đối thủ trẹo quai hàm, ngoài ra cú đá Savate nhanh như chớp. Abadou đã từng làm mưa làm gió khắp các võ đài quốc tế. Ông ta đã từng qua Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, HongKong, đánh bại rất nhiều cao thủ Thiếu Lâm . Nhưng khi qua Nam bộ, Abadou đã gặp phải kình địch, đó là Năm Tường vốn là hảo thủ miền Nam từng bất phân thắng bại với Abadou . Trận đó lẽ ra Năm Tường thắng, nhưng ban giám khảo Tây thiên vị xử hòa .Tuy là đấu hòa, nhưng sau đó Abadou không dám nhận lời thách tái đấu của Năm Tường . Một số cao thủ miền Nam liên tục thách đấu với Abadou như mấy ông: Ba Phùng, Chín Kỳ, Phó Tuần Chẩn, Năm Nghĩa, Đoàn Phong v.v. nhưng Abadou từ chối giao đấu và đã rút lui khỏi đấu trường Đông Dương . Sau này giới võ thuật Sài Gòn cho rằng nhà cầm quyền Pháp ở Saigon không chấp nhận cuộc tỉ thí võ đài, vì sợ Abadou bị Năm Tường và các võ sĩ An Nam đánh hạ, mất mặt mẫu quốc.
  7. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Võ Nhất Nam
    Mai Văn Muôn
    Võ Nhất Nam là một phái võ trẻ nhất, mới chính thức ra mắt tại Hà Nội vào năm 1983. Tuy vậy, võ Nhất Nam lại có nguồn gốc vào loại xa xưa nhất ở Việt Nam. Đó là võ Hét của vùng châu Hoan, châu Ái xưa mà sau này trở thành xứ Thanh, xứ Nghệ. Trong số Tạo sĩ, Tạo toát thời Lê Trung Hưng, rất nhiều người quê ở các huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Hoàng Hóa, nhất là các huyện Kỳ Hoa, Tống Sơn, và Thạch Hà của vùng Thanh-Nghệ, trong số đó nổi bật lên các họ Vũ Tá, Nguyễn Đình, Ngô Phúc, Phạm Phúc, Văn Đình... có nhiều đời đỗ đạt cao.
    Võ sư Ngô Xuân Bính xuất thân trong gia đình võ, học võ ngay từ thân phụ và các võ sư khác trong vùng Thanh-Nghệ đã lĩnh hội một truyền thống võ thuật dân tộc lâu đời, muốn thống nhất, đồng nhất các chi phái, để cùng vun vén về cội nguồn, hy vọng quy tụ bầu đoàn võ của vùng sông Lam, sông Mã thành một điểm võ riêng dưới trời Nam, là một đứa con của làng võ Việt Nam, nên khi là Chưởng môn phái đã đặt tên cho môn võ mới là võ Nhất Nam.
    Là môn phái võ dân tộc có lịch sử lâu đời, võ Nhất Nam xuất phát trước hết từ đặc điểm của người Việt là tầm vóc nhỏ bé và cách sống nặng về tình mà trong thời gian dài lịch sử lại phải thường xuyên đối đầu với người phương bắc thế lực to khỏe và quyết chí cao do đó khó có thể đương lực ngang bằng theo lối đối đòn và trả miếng bằng sức mạnh cơ bắp. Muốn thắng phải tìm ra thế mạnh riêng. Xuất phát từ thể chất không cứng mạnh, võ sinh ta không thể tập theo lối cương cường, mà tập trung vào luyện công và môn công để khắc chế võ Tàu, cụ thể là tập nhiều về tránh né sao cho thật thuần thục để những đòn đánh của đối phương đều không đến được đích, rồi chọn cơ hội tấn công vào đúng điểm hở, điểm yếu của đối phương mà dứt điểm. Nói như các võ sư Héc là: "học đạt cái tinh để chế cái nhiều, cái tĩnh để chế cái động, cái đột để phá cái ì, cái cong để chống cái cứng, cái thẳng để chống cái vòng..." tất cả đều phải đạt độ quyền biến, tới mức thần quyền.
    Phương châm của võ Nhất Nam là né tránh, đánh nhanh, điểm đặt đòn chính xác, đúng chỗ hiểm, có hiệu quả cao. Do đó về võ thuật phải luyện thân pháp cực kỳ mau lẹ để luồn tránh được đòn của đối phương, còn về tấn pháp tập trung vào các thế tấn thật cơ động, biến ảo cao. Để đánh điểm huyệt đối phương và chữa chạy cho mình hữu hiệu nhất, võ Nhất Nam nghiên cứu kỹ hệ thống các huyệt trên cơ thể người và những bài thuốc lấy từ cây cỏ và những con thú sẵn có ở địa phương.
    Các võ sinh Nhất Nam được tập tinh thông thập bán ban võ nghệ, tức là ngoài quyền cước, võ sinh còn biết sử dụng thành thạo 17 loại vũ khí nữa. Quyền của Nhất Nam có 32 bài cơ bản, lại thêm 42 bài bổ trợ. Xuất phát của quyền theo quan niệm: "Biến tạo của trời đất có tất cả, từ cao đến thấp, chim muông, hoa lá, vạn vật, côn trùng... theo chúng kiến tạo, thêm cái hay để bảo tồn một giống hay nhiều giống. Trên đến chí cương, dưới đến chí âm, khắc nhu khắc cương, đấy là đạo của quyền". Điều đó có nghĩa là: Nhất Nam với mọi vật phỏng theo muôn vật, nghiền ngẫm để rút ra cái hay, cái đẹp, cái cứng, cái dẻo, cái biến hóa của muôn vật mà chế thành quyền. Bài quyền một chuỗi động tác, có thế công, thế thủ nhưng không chỉ là thế, là dũng mà phải là cái biến, cái khoáng đạt, tùy lúc. Nhất Nam bên cạnh những bài quyền chiến đấu, còn có những bài quyền dưỡng sinh chữa bệnh và những bài quyền nhập định nhằm tu dưỡng nhân cánh con người. Trong quyền, Nhất Nam tập đá nhiều, nhưng những đòn yểm trợ bằng tay vẫn được chủ yếu sử dụng và đạt hiệu quả cao, trong đó nổi bật lên 2 thế: tay xà và tay trảo. Tay xà là một thế mô phỏng động tác quăng, quật, luồn, cuộn của các loài trăng vốn rất phổ biến ở vùng Thanh-Nghệ, nó có độ nẩy, độ xiết, độ mở và độ uốn lượn rất linh hoạt. Tay trảo là thế đánh của tay chĩa ngang ngón cái như cựa gà chọi, còn các ngón kia khép lại chĩa thẳng thành mũi xỉa vào các huyệt của đối phương, thể hiện lối võ lấy yếu thắng mạnh, lấy nhẹ đánh nặng. Đặc biệt các bài Ma quyền, Ảo quyền, Hoa quyền đã kết tinh những kỳ bí của võ Nhất Nam.
    Về võ binh khí, Nhất Nam coi binh khí là phương tiện "nối" cho tay thêm dài, thêm sắc, thêm cứng, thêm dẻo và linh hoạt, nên đã từ thế thức trong các bài quyền mà sáng tạo ra những bài võ binh khí như Ma kiếm, Hoa kiếm, Vũ Chân kiếm... Nhất Nam ưa sử dụng loại gậy tre đặc hoặc gỗ cứng, nặng các cỡ khác nhau, các bài Lôi côn, Thiết côn, Vân Vũ côn gồm nhiều thế đánh khác nhau, kết hợp nhuần nhuyễn giữ công và thủ. Hiện nay, về vũ khí có 9 bài côn, 9 bài kiếm, 7 bài rìu, 3 bài chạc ba, 5 bài thương, 1 bài song nguyệt, 2 bài đoản thiên mộc, 3 bài câu liêm cán ngắn (đánh kèm với lá mộc), 1 bài đánh bằng dây lưng, đặc biệt có cả bài đánh bằng dải lụa.
    Binh khí của Nhất Nam cũng rất đặc sắc. Côn có tới 4 cỡ với độ dài bằng cánh tay, cao ngang mày, cao 1 đầu 1 gang tay và cao một đầu một với tay. Mộc bằng gỗ ken mây, bọc nhiều lớp da sống. Hai bên thân mộc còn lắp thêm 2 cái để khi đánh có thể xòe ra thành một lớn hoặc có thể gấp lại để che hai phía của thân mộc. Cây chạc ba như cây chạc ba đâm cá, có thể vừa đâm vừa ngoặc. Câu câu liêm là biến tướng của cây rựa đi rừng. Kiếm có sống và lưỡi, cong từ đoạn 2/3 ra mũi. Song nguyệt như cái liềm lưỡi sắt, hai đầu nhọn hoắt, một cặp nguyệt như bốn con dao vừa đâm vừa chém. Bài nhung thuật đánh bằng dải lụa dài 1-3 mét, đầu buộc vật nặng, cứng dùng để điểm, trói đối phương và quấn, giật vũ khí đối phương, có thể dấu kín nên dễ đánh bất ngờ.
    Võ Nhất Nam xưa có 12 đẳng ứng với 12 vạch, nhưng nay thất truyền chỉ còn 9 đẳng ở môn công thuộc đủ các bài quyền thuật, binh khí, ám khí, xoa bóp, châm cứu, dưỡng sinh. Trang phục của võ sinh Nhất Nam theo lối võ cổ truyền: đầu chít khăn, mình trần, đóng khố. Chưa dầu mươi năm hoạt động, võ Nhất Nam nhanh chóng thu hút được thanh thiếu niên trên địa bàn rộng thuộc các tỉnh Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hà Sơn Bình, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tuyên... đã có nhiều võ sinh có sách giáo khoa chính quy in thành 2 tập do chính người Chưởng môn phái biên soạn.
  8. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Thiên Môn Đạo
    Đây phái võ thuật gia truyền trong dòng họ Nguyễn Khắc ở Hà Tây, đến nay đã truyền được 5 đời chưởng môn. Tỵ tổ của môn phái là một tướng dưới triều Tây Sơn khi về quê đã truyền lại võ thuật cho con cháu, trước đây chỉ lưu truyền trong dòng họ mà không phát triển ra ngoai, mãi đến năm 2000 mới được phát triển ra bên ngoai để phát huy võ học truyền thống Việt Nam.
    Hiện nay chưởng môn đời thứ 5 là Võ Sư Nguyễn Khắc Phấn đang truyền dạy võ học tại nhiêu võ đường khác nhau ( chủ yếu là các võ đường ở Hà Tây).
    Các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về môn phái khi ban đến thăm võ đường của Thiên Môn Đạo.
    Địa chỉ liên hệ:
    Sư phụ trụ trì: Nguyễn Khắc Phấn
    Tel: 034 847128
    Mobile: 0912015699
    Võ đường: Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề
    290B - Quan Trung - Hà Đông - Hà Tây
    Quan-Long
  9. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Tân Khánh Bà Trà
    Võ Lê
    Lão võ sư Từ Thiện tên thật là Hồ Văn Lành, sanh năm 1914 tại làng Tân Khánh Bà Trà (nay là xã Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).
    Sinh ra và lớn lên trên một miền đất võ nổi tiếng ở Nam bộ, nên dù xuất thân trong một gia đình có truyền thống về Đông y, nhưng lão võ sư Từ Thiện đã đến với võ thuật ngay từ năm 14 tuổi do ông Võ Văn Phiên - một thầy võ nổi tiếng của làng võ Tân Khánh Bà Trà chỉ dạy. Chỉ sau mấy năm luyện tập, những bài võ nổi tiếng của xứ sở như: Đồng Nhi, Thái Sơn, Lão Mai, Ngọc Trản, Tấn Nhứt, Phụng Hoàng, Độc Long, Độc Kiếm, Song Kiếm, Tứ Môn Côn, Tấn Nhứt Côn, Ngũ Môn Côn, Giáng Hỏa Côn, Thái Sơn Côn, Roi Phụng Hoàng, Roi Thần Đồng, Siêu Thái Âm, Siêu Thái Dương... đã được ông thể hiện khá xuất sắc. Nhưng ông đã không dừng lại ở đó, mà còn tham gia trong đoàn võ sĩ Tân Khánh Bà Trà thường xuyên dự đấu những võ đài tổ chức khắp các địa phương ở miền Đông Nam bộ.
    Với thành tích bảy trận thi đấu võ đài toàn thắng, ngay từ những năm bước vào tuổi 20, lão võ sư Từ Thiện đã bắt đầu công việc huấn luyện võ thuật. Số lượng học viên của ông, lúc đó, ngày một đông, phần nhờ vào tiếng tăm, phần nhờ vào kết quả dụng võ trong đời sống thực tế của những học viên.
    Năm 30 tuổi, lão võ sư Từ Thiện tập thêm Thiếu Lâm Bạch Hạc và Vịnh Xuân với một võ sư người Hoa tên là Huỳnh Bá Phước. Các bài danh quyền: Ngũ Mai, Bạch Hạc, Tiểu Niệm Đầu... cùng hệ thống thủ pháp, bộ pháp của hai môn phái này đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thiện kỹ thuật của lão võ sư Từ Thiện.
    Năm 1954, lão võ sư Từ Thiện được một nhóm thanh niên hâm mộ võ thuật ở Sài Gòn mời dạy võ. Đây là một điểm mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động võ nghiệp của ông: gia nhập Tổng cục quyền thuậtViệt Nam, học hỏi thêm nhiều kỹ thuật đặc thù của các võ phái khác thông qua những võ sư bằng hữu, đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú đại diện xứng đáng cho môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà tham gia thi đấu ở các võ đài trong và quốc tế...
    Tính đến năm 1975, số lượng võ sĩ do ông đào tạo lên đến hàng trăm người có cả nam lẫn nữ, trong đó có những võ sĩ từng đoạt nhiều huy chương cũng như từng đại diện miền Nam thi đấu thắng lợi với võ sĩ vô địch các nước: Thái Lan, Lào, Campuchia, Hồng Kông, Indonesia... Đặc biệt năm 1969, lão võ sư Từ Thiện đã cùng một số võ sư có tâm huyết ở Sài Gòn thành lập Tổng hội Võ học Việt Nam với hoài bảo khôi phục những giá trị nền võ học dân tộc Việt Nam, trao truyền cho thế hệ trẻ.
    Từ năm 1979, lão võ sư Từ Thiện tham gia phong trào võ thuật dân tộc ở quận I, rồi quận Bình Thạnh. Khi Hội Võ cổ truyền TPHCM thành lập, ông được mời tham gia vào Ban Cố Vấn cho đến nay. Dù tuổi cao cũng như đã có nhiều môn đồ đang huấn luyện ở nhiều nơi, nhưng lão võ sư Từ Thiện vẫn còn dạy dăm ba học trò làm vui cũng như điều trị trật khớp miễn phí hàng ngày tại nhà riêng ở số 15/60 đường Cô Bắc, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1.
  10. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Võ phái Tân Khánh Bà Trà
    Võ phái Tân Khánh Bà Trà hình thành vào khoảng thế kỷ 17, khi những lưu dân người Việt vào khai phá vùng đất Nam Bộ trù phú. Những người đi mở đất đã mang vốn võ học để bảo vệ thành quả lao động trên vùng đất mới. Bên cạnh đó, cuộc sống thực tế trên vùng đất mới, lại phải chen vai thích cánh bên cạnh các dân tộc anh em đã là nguồn bổ sung cho vốn liếng võ học của những thế hệ đi khai hoang ngày thêm phong phú, từ đó hình thành nên võ phái mới ngay trên vùng đất Tân Khánh của đất Đồng Nai - Gia Định với những võ công đả hổ lừng danh của một thời. Đầu thế kỷ 19, khi vua Gia Long lên ngôi với chính sách tìm diệt cựu thần nhà Tây Sơn để trả thù, thì mảnh đất Tân Khánh đã đón tiếp một cựu thần nhà Tân Sơn họ Võ đến ẩn tích. Chính cơ hội này là sự thăng hoa cho võ phái của xứ Tân Khánh do sự tăng cường kỹ thuật võ Tây Sơn. Giữa thế kỷ 19, một hậu duệ của cựu thần nhà Tây Sơn là bà Võ Thị Trà đã từng hiên ngang chống lại quan lại địa phương từ căn cứ Truông Mây trên đất Tân Khánh. Từ đó, xứ Tân Khánh được mang tên là xứ Tân Khánh - Bà Trà (nay là thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên và xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương), và võ phái truyền thống tại đây được gọi là võ phái Tân Khánh Bà Trà cho đến ngày nay.
    Đặc trưng kỹ thuật của võ phái Tân Khánh Bà Trà là lối tấn công phối hợp và liên hoàn những kỹ thuật đòn chân và đòn tay, nhằm làm rối loạn sự phòng thủ của đối phương cũng như giúp cho sự công kích đạt hiệu quả tốt. Những đòn tay và đòn chân tung ra theo đường thẳng, có sức án ngự mọi sự tấn công đối phương được võ phái này chú trọng ngang với những đòn tay và đòn chân, cận chiến bằng kỹ thuật đầu gối, cùi chỏ, nắm đấm, cạnh bàn tay, ngón tay, ức bàn tay... Chính đặc điểm này đã giúp cho môn sinh của võ phái Tân Khánh Bà Trà có khả năng chiến đấu trong mọi tình huống. Về binh khí, võ phái Tân Khánh Bà Trà có đủ thập bát ban võ nghệ (tức mười tám loại binh khí), nhưng thiện nghệ nhất về roi và côn, là thứ binh khí làm từ nguyên liệu có sẵn tại địa phương như: tre, tầm vông, gỗ căm xe, gỗ mật cật... Nhiều bậc tiền bối của võ phái Tân Khánh Bà Trà từng nổi danh với những đường roi, đường côn tuyệt diệu làm "ngã ngựa" biết bao đối thủ khắp Nam Bộ. Ngoài ra, giống như võ cổ truyền Việt Nam từ bao đời, võ phái Tân Khánh Bà Trà còn có hệ thống quyền pháp từ thấp lên cao như: Thái Sơn, Tấn Nhất, Lão Mai, Thần Đồng, Ngọc Trản..., mà mỗi nhịp dạo quyền đều gắn liền với những câu thơ gọi là thiệu.
    Võ phái Tân Khánh Bà Trà có nhiều thế hệ anh tài nối tiếp nhau vang danh khắp Nam Bộ. Bà Võ Thị Trà, thường gọi tắt là Bà Trà, lẫy lừng một thời ở Tân Khánh, chống lại bọn tham quan ô lại, để rồi tên đất được gắn thêm tên người kể từ giữa sau thế kỷ 19. Các ông Võ Văn ất (Hai ất), Võ Văn Giá (Ba Giá) và bà Võ Thị Vuông (Năm Vuông) từng làm rạng danh võ phái Tân Khánh Bà Trà với bao phen đánh hổ. Quyền sư Võ Văn Đước (Hai Đước) phá tan thế trận Mai Hoa Thung bảo vệ thanh danh xứ sở. Đệ nhất côn Đỗ Văn Mạnh (Năm Nhị) phiêu bạt khắp đó đây với cây trường côn làm khiếp vía biết bao anh hùng hảo hán ở Nam Bộ.... Nối tiếp truyền thống hào hùng đó, lão võ sư Hồ Văn Lành (biệt danh Từ Thiện) đã rời quê hương lên Sài Gòn, phổ biến võ phái Tân Khánh Bà Trà cho giới hâm mộ võ thuật từ những năm 1950. Qua gần nửa thế kỷ phát triển, võ phái Tân Khánh Bà Trà, qua sự truyền bá của lão võ sư Hồ Văn Lành, đã trang bị cho hàng vạn môn sinh kỹ thuật đặc thù của môn phái. Trong đó, nhiều môn sinh đã trưởng thành, tiếp bước con đường truyền bá võ phái Tân Khánh Bà Trà cho các thế hệ nối tiếp ngay tại các quận, huyện của thành phố HCM, một số tỉnh thành Nam Bộ và cả ở nước ngoài. Một số môn sinh xuất sắc khác đã từng tham gia thi đấu võ đài, đạt được hai huy chương vàng, ba huy chương bạc, hai huy chương đồng trong các giải vô địch toàn quốc, và ba người đã từng được chọn đại diện cho toàn miền nam thi đấu bẩy trận toàn thắng trước các nhà vô địch của những nước: Thái-lan, Lào, Cam-pu-chia...
    Thượng Võ

Chia sẻ trang này